Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Phật Giáo Cho Người Vô Thần »» Phật Giáo Cho Người Vô Thần »»

Phật Giáo Cho Người Vô Thần
»» Phật Giáo Cho Người Vô Thần

(Lượt xem: 6.005)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Phật Giáo Cho Người Vô Thần

Font chữ:

Thống kê luôn luôn có một mức độ không chính xác. Xem các thống kê thời kỳ sắp bầu cử Hoa Kỳ tháng 11/2016 là biết: sai nhiều hơn là đúng. Nhưng đó là thống kê chính trị. Hy vọng, thống kê về tôn giáo tại Hoa Kỳ gần với hiện thực hơn, tuy rằng độ sai ít, có thể vì những người thống kê không tiếp cận đầy đủ các sắc dân thiểu số.

Một điểm nhận thấy: dân Hoa Kỳ ngày càng xa rời các định chế tôn giáo. Tuy xa chậm, nhưng xa chắc.

Một bản thống kê của Pew Research phổ biến ngày 3 tháng 11/2015 cho biết rằng, tính chung tất cả, có 36% dân Mỹ nói rằng họ đi dự lễ tôn giáo ít nhất một lần mỗi tuần, như thế là giảm từ 39% trong năm 2007.

Suy giảm như thế là vì tăng số người thành niên Hoa Kỳ nói rằng họ hiếm khi, hoặc không bao giờ dự lễ tôn giáo (từ 27% trong năm 2007 tăng tới 30% trong năm 2014).

Tuy nhiên, ngồi nhà không có nghĩa là không tu học. Bản tin Pew ngày 3 tháng 11/2015 nói rằng có 4/10 dân Mỹ nói họ thiền tập/cầu nguyện (theo các hình thức tôn giáo riêng của họ) ít nhất một tuần một lần. Như thế, con số 4/10 đông hơn con số 36% đi dự lễ tôn giáo.

Riêng về Phật giáo, thống kê vừa dẫn cho biết 2/3 Phật tử Hoa Kỳ (66%) nói rằng họ thiền tập ít nhất hàng tuần.

Một điểm đặc biệt của xã hội Hoa Kỳ: có 1/5 người vô thần/atheist (19%), với ¼ người chủ nghĩa bất khả tri/agnostics (24%) và 28% những người nói rằng họ chẳng theo tôn giáo nào cụ thể/“nothing in parcular” cũng nói rằng họ thiền tập ít nhất một lần một tuần. Những người trả lời bản thăm dò nói họ thiền tập thường xuyên có thể có hay có thể không mang một ý nghĩa tôn giáo; nhiều người thiền tập vì các lý do khác hơn là tôn giáo hay tâm linh (thi dụ, thiền tập vì sức khỏe).

Theo báo The Blaze ngày 12 tháng 7/2017, cuộc nghiên cứu mới của The Barna Group, một tổ chức truyền giáo Ky Tô bản doanh ở Ventura, California, đã liệt kê 10 thành phố Hoa Kỳ “hậu Ky tô” – tức là không đức tin vào Ky tô giáo, cho thấy nơi kém đức tin Ky Tô nhất ở Hoa Kỳ là: Portland-Auburn (tiểu bang Maine), nơi 57% thuộc tôn giáo khác hoặc vô thần.

Riêng tại California, đứng đầu về kém đức tin Ky tô giáo là khu vực San Francisco–Oakland–San Jose, Calif. (50% thuộc tôn giáo khác hoặc vô thần) – và 60% lại nói rằng họ “không đi lễ nhà thờ trong vòng 6 tháng qua.” Hiện tượng này dễ hiểu, vì khu vực Bắc Cali đông người gốc Á, và là trung tâm điện tử thế giới, nơi tập trung giới trẻ khoa học kỹ thuật, và ngay cả khi công ty Google dạy thiền tập trong công ty cũng hoàn toàn không mang ý nghĩa tôn giáo.

Viện Barna kết luận cuộc nghiên cứu rằng vai trò tôn giáo trong đời sống xã hội co cụm dần, và nhà thờ không còn đóng vai trò thẩm quyền văn hóa như những thập niên xa xưa.

Báo The Blaze cũng ghi rằng một cuộc khảo sát của Viện Gallup từ tháng 12/2016 cho thấy 21% dân Mỹ hiện nay không có căn cước tôn giáo – tăng từ 15% những người nói như thế hồi năm 2008. Thời thập niên 1940s và 1950s, chỉ 2-3% dân Hoa Kỳ không nói về căn cước tôn giáo chính thức.

Như thế, cũng co cụm số người là thành viên chính thức của nhà thờ. Barna nói rằng hồi năm 1973, có 73% dân Mỹ nói rằng họ là thành viên của một nhà thờ, trong khi chỉ 56% nói như thế hồi năm 2016.

Có một điều có thể suy đoán được: số lượng dân Mỹ ngồi thiền tại nhà đông hơn, hẳn là vì phương pháp Thiền tỉnh thức (Mindfulness meditation) đang được các bác sĩ và nhà giáo Hoa Kỳ khuyến khích áp dụng để chữa bệnh, để giữ sức khỏe, để giữ lòng hạnh phúc hơn. Nhằm áp dụng cho mọi thành phần xã hội như thế, ý nghĩa Phật giáo trong Thiền pháp này đã được gỡ bỏ để không gây tranh cãi, và để phù hợp Hiến pháp Hoa Kỳ -- đặc biệt là khi dạy Thiền trong quân đội hay trong trường học.

*

Melvin McLeod, Chủ bút tạp chí Lion's Roar, trong ấn bản ngày 6 tháng 7/2017, có một bài viết nhắm vào những mảng dân số xa lìa tôn giáo đó. Bải viết nhan đề “Are You Spiritual But Not Religious? 10 Reasons Why Buddhism Will Enrich Your Path” (Bạn có quan tâm về tâm linh, nhưng không tôn giáo? Có 10 lý do Phật giáo sẽ làm bạn phong phú hơn).

Mảng dân số “không tôn giáo gì hết” chiếm 1/5 dân số thành niên Hoa Kỳ, trong đó có 72% là thế hệ trẻ - tức là Generation Y (còn gọi là thế hệ Millennials) định nghĩa là những người sinh sau thế hệ Generation X. Định nghĩa năm sinh của thế hệ Y không chính xác, ước chừng là họ có năm sinh vào đầu thập niên 1980s tới đầu thập niên 2000s.

Những người trẻ đó là tương lai Hoa Kỳ. Là thế hệ con em của những người đọc được tiếng Việt sành sõi tại Hoa Kỳ hiện nay. Xã hội tương lai của họ hoàn toàn khác với xã hội chúng ta đã trưởng thành tại VN, và cả khác với thế hệ đầu tiên gốc Việt trưởng thành tại Hoa Kỳ.

Melvin McLeod giải thích với mảng dân số xa lìa tôn giáo nhưng có quan tâm về tâm linh rằng, Phật giáo thích nghi tuyệt vời cho họ với 10 lý do:

1. Không hể có Thượng Đế Phật Giáo. Phật Giáo nói rằng có cõi chư thiên, nhưng nói rõ rằng không hề có Đấng Sáng Tạo.
2. Phật Giáo nói không có chuyện cứu độ. Phật Giáo nói rằng có Phật Tánh, nhưng nói rõ rằng tất cả là thiện tâm nơi tự tâm mỗi người. Chỉ cần bạn nhìn thẳng vào tâm, lặng lẽ, buông xả mọi thứ vướng bận, và bản tâm thanh tịnh sẽ hiển lộ.
3. Vấn đề là khổ, là bất như ý. Câu trả lời, tức là đáp số, là tỉnh thức, là giác ngộ.
4. Phương pháp không có gì xa, chi là nơi tự tâm của bạn; nhìn kỹ sẽ thấy nơi tâm bạn đã tự lặng lẽ, tự tỉnh thức, tự hoàn hảo.
5. Không ai có thể làm thay bạn. Bạn phải tự làm việc với tâm của bạn. Có thiện tri thức, có thầy, có huynh đệ, có bạn hữu… nhưng cốt tủy là nơi bạn.
6. Có một thực tại tâm linh, một thực tại vô sắc (There is a spiritual, nonmaterial reality). Chỗ này, bạn nên tự khám phá trong tâm bạn.
7.Nhưng bạn không phải làm bất cứ chuyện gì về đức tin. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Phật Giáo phải từ bỏ những tin tưởng nào mà khoa học chứng minh không có.
8. Phật Giáo cung cấp nhiều phương tiện thiện xảo cho nhiều nhu cầu, thành phần khác nhau.
9. Phật Giáo cởi mở và không định chế. Cộng đồng Phật Giáo tại Hoa Kỳ đa dạng, chống kỷ thị chủng tộc và tính phái (hiểu là cởi mở với cả đồng tính).
10. Và Phật Giáo hiệu quả (it works).

Như thế, khi bạn gặp thế hệ trẻ tình cờ rơi vào mảng dân số chủ trương vô thần, hay chủ trương bất khả tri, bạn có thể hy vọng rằng các em có thể sẽ tiếp cận Phật Giáo theo cách khác hơn bạn. Và hãy nói về 10 thích nghi tuyệt vời trên.

*

Tuy nhiên, có thể vì các em sẽ không thể nhớ hết những thích nghi tuyệt vời đó, và cũng không chắc sẽ kiên nhẫn để nghe bậc trưởng thượng nói dài dòng... Trường hợp như thế, bạn chỉ cần nói một điều cốt tủy trong Phật giáo thôi: rằng thực sự không hề có một pháp nào để làm.

Để hấp dẫn các em, bạn nên nói theo hình thức một truyện kể... May quá, đã có nhà sư Ajahn Brahm (sinh tại Anh năm 1951, và tu học theo truyền thống Thái Lan, hiện là viện chủ một Tu Viện ở Úc và thuyết pháp ở nhiều quốc gia khác) kể về cốt tủy này trên YouTube.

Chuyện như sau, trích:

“Một Phật tử điện thoại tới tu viện, xin gặp Thiền sư: Cung thỉnh Thầy tới ban phép lành cho căn nhà mới của con.
Nhà sư đáp: Rất tiếc, Thầy đang bận.
Phật tử hỏi: Thầy đang bận làm gì, con giúp được không?
Nhà sư đáp: Thầy không đang làm gì cả, và không làm bất kỳ một pháp nào chính là pháp cốt tủy của một nhà sư, và con không giúp gì được thầy đâu.
Do vậy, sáng hôm sau, Phật tử điện thoại tiếp: Thầy ơi, con mời Thầy tới ban phước cho căn nhà con.
Nhà sư đáp: Rất tiếc, Thầy đang bận.
Phật tử hỏi: Thầy đang bận gì vậy?
Nhà sư đáp: Thầy không đang làm gì cả.
Phật tử hỏi: Nhưng đó là Thầy đã làm hôm qua như thế.
Nhà sư đáp: Đúng vậy, Thầy chưa xong mà...” (hết trích)

Như thế, từ 10 thích nghi tuyệt vời, bạn có thể nói với giới trẻ khoa học kỹ thuật rằng chỉ cần một thôi...



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Học đạo trong đời


Đừng bận tâm chuyện vặt


Thắp ngọn đuốc hồng


Những Đêm Mưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.206.248.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...