Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Chế ngự căng thẳng »» Chế ngự căng thẳng »»

Chế ngự căng thẳng
»» Chế ngự căng thẳng

Donate

(Lượt xem: 6.761)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Chế ngự căng thẳng

Font chữ:

Tiến sĩ Lily De Silva đã theo học tại Đại học Ceylon, Peradeniya (Tích Lan). Tại đây bà đã nhận bằng cử nhân danh dự hạng nhất và giải Woodward về môn Pali, và học vị tiến sĩ vào năm 1967. Sau khi tốt nghiệp, bà ở lại đó dạy học nhiều năm, giữ chức Trưởng bộ môn Pali và Phật học cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 1994.

Căng thẳng (stress) là một từ trong môn khoa học kỹ thuật được khoa tâm lý học và y học chấp nhận. Stress trong khoa kỹ thuật có nghĩa là áp lực trên một khu vực. Cũng tương tự như trong thời hiện đại này chúng ta gặp vô số áp lực, và chúng ta thấy rằng rất khó để đối diện với những sức ép này, căng thẳng được gọi là “căn bệnh của nền văn minh”.

Phillip Zimbardo trong sách Tâm lý và Đời sống vạch ra bốn bậc có liên quan với nhau, mà tại thời điểm đó chúng ta phản ứng lại với áp lực xảy ra nơi môi trường xung quanh chúng ta. Bốn bậc đó là: Cảm xúc, hành vi, sinh lý, và nhận thức. Những hồi ứng cảm xúc đối với căng thẳng là buồn bã, chán chường, tức giận, khó chịu, và thất vọng. Những hành vi phản ứng là thiếu sự tập trung, hay quên, quan hệ cá nhân sai lạc, và năng suất làm việc kém. Những phản ứng sinh lý bao gồm thân thể căng thẳng, có thể dẫn đến nhức đầu, đau lưng, loét dạ dày, huyết áp cao, kể cả những căn bệnh chết người. Ở bậc nhận thức, một người có thể đánh mất lòng tự trọng và hy vọng. Tệ nhất người đó có thể tự tử.

Để hiểu được sự căng thẳng, chúng ta hãy xem xét những yếu tố môi trường khác nhau gây ra áp lực cho con người hiện đại.

Trong thời đại nguyên tử, sự sinh tồn của các loài đang bị đe dọa. Chiến tranh hạt nhân đe dọa nhân loại trên địa cầu, không phân biệt người đó sống ở đất nước có vũ khí hạt nhân hay không.

Sự bùng nổ dân số đe dọa con người cùng với sự thiếu thốn thực phẩm trầm trọng; ngay hiện tại, một phần lớn dân số nhân loại đang thiếu ăn, trong khi những kẻ khác đang bị chết đói và suy dinh dưỡng. Ô nhiễm môi trường gây ra nguy cơ cho sức khỏe, bệnh tâm thần và sự chậm phát triển. Những người có tay nghề cao bị mất việc là một vấn nạn toàn cầu đang gia tăng.

Nhịp sống bắt đầu quá rối loạn, con người chỉ gấp rút hoàn thành nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác mà chẳng có bất cứ thời gian nghỉ ngơi nào. Điều này thực là mâu thuẫn trong thời đại các thiết bị tiết kiệm sự lao động sẵn có, miễn phí và được sử dụng đến một mức độ chưa từng có. Sự cạnh tranh về giáo dục và những cơ hội việc làm thực quá nghiêm trọng, và nó đã phần nào đóng góp vào sự gia tăng tỷ lệ của việc tự tử. Sự hưởng thụ những khoái lạc giác quan đã tăng trưởng đến mức độ mê luyến và nó trở nên giống như uống nước biển để giải khát. Sự kích thích liên tục các giác quan hiện nay được xem như một nhu cầu, và như vậy máy phát thanh bỏ túi, kẹo cao su và mỹ phẩm được bày bán khắp mọi nơi. Sự kích thích các giác quan tiếp tục phát triển không chút dừng lại, nhưng sự thỏa mãn thì còn xa mới đạt được. Hèn gì con người bị kẹt cứng nơi đây, bị rối loạn và thất vọng một cách khủng khiếp, và cuộc sống con người trở nên căng thẳng một cách không chịu nổi. Đây là trường hợp mà Phật giáo miêu tả như “rối loạn bên trong và rối loạn bên ngoài, con người bị vướng mắc vào những rối loạn”.

Trong khi những nhận xét ở trên được thành lập từ quan điểm của những nghiên cứu, và điều kiện hiện đại, Phật giáo cũng có những nhận xét tương tự từ quan điểm tâm lý. Con người kinh nghiệm căng thẳng và đau khổ bởi vì năm trạng thái tâm lý được toàn thể cá tính của con người bao bọc. Các trạng thái được gọi là “nivarana” bằng tiếng Pali, nghĩa là chướng ngại. Chúng ngăn chặn hạnh phúc và che mờ tầm nhìn về bản thân của con người với môi trường xung quanh, và sự tương tác giữa hai bên. Những chướng ngại này dày hơn và mờ đục hơn, thì kinh nghiệm đau khổ và căng thẳng của con người càng lớn hơn. Những chướng ngại này mỏng hơn và rải rác hơn, thì đau khổ của con người sẽ ít hơn và hạnh phúc tương ứng gia tăng. Năm chướng ngại này là sự khao khát thú vui nhục dục, sự tức giận, lười biếng, âu lo và nghi ngờ. Kinh điển Pali minh họa ảnh hưởng của những chướng ngại này bằng năm ví dụ có tính cách hùng biện. Tâm thức bị chế phục bởi ham muốn thú vui nhục dục được so sánh với nước có màu ngăn chặn việc phản ảnh trung thực của sự vật trong nước. Như vậy, con người bị mê luyến với ham muốn thú vui nhục dục không thể nhận thức rõ ràng về bản thân hoặc người khác hoặc môi trường xung quanh. Tâm thức bị đè nén bởi sự phẫn nộ được so sánh với nước đang sôi, không thể nào nhìn thấy được phản ảnh chính xác. Con người bị sự phẫn nộ áp chế không thể nào phân biệt được sự việc một cách chính đáng. Khi tâm thức bị kềm kẹp trong sự lười biếng, nó giống như nước bị rêu bao phủ: ánh sáng không thể nào chạm đến nước và không thể phản ảnh. Người lười biếng không có bất cứ sự cố gắng nào để hiểu biết đúng đắn. Khi lo âu, tâm thức giống như lốc nước, cũng không thể nào có được sự phản ảnh chính xác. Người âu lo luôn luôn bất an, không có khả năng đánh giá đúng đắn một vấn đề. Khi tâm thức ở trong trạng thái nghi ngờ được so sánh với nước bùn đặt trong bóng tối không thể phản ảnh. Do đó, tất cả năm chướng ngại tước đoạt tâm thức khỏi sự hiểu biết và hạnh phúc và gây ra nhiều căng thẳng và đau khổ.

Phật giáo đề xuất một kế hoạch hành động có phương pháp cho việc dần dần loại bỏ căng thẳng và sự gia tăng hạnh phúc và hiểu biết. Trong bản kế hoạch này, bước đầu tiên được kiến nghị là gìn giữ Ngũ giới, bao gồm kiêng cữ việc sát hại, trộm cắp, gian dâm, nói láo và uống rượu, sử dụng các chất kích thích. Sự căng thẳng tăng trưởng nhiều bởi cảm giác tội lỗi, và Ngũ giới giúp cho con người giải thoát ý thức khỏi cảm giác tội lỗi. Kinh Pháp cú (Dhammapada) nói rằng người làm việc xấu ác sẽ đau khổ đời này và ở những đời sau, người làm những việc thiện sẽ hạnh phúc đời này và ở những đời sau.

Phật giáo tin tưởng một cách vững chãi rằng việc xấu ác gia tăng sự căng thẳng, trong khi đó việc thiện lành gia tăng hạnh phúc. Thêm vào việc giữ gìn Ngũ giới xuyên suốt cuộc sống, Phật giáo chủ trương việc các Phật tử tham gia định kỳ vào Bát quan trai. Các giới luật được bổ sung thử thách huấn luyện con người hướng đến một cuộc sống đơn giản, phục vụ nhu cầu thiết yếu hơn là thỏa mãn lòng tham của con người. Theo Phật giáo, một cách sống cần kiệm có ít nhu cầu và dễ dàng hài lòng được nhiệt liệt khen ngợi.

Bước kế tiếp trong quá trình luyện tập là điều khiển các giác quan. Khi các giác quan chúng ta bị điều khiển, chúng ta trải nghiệm sự căng thẳng nghiêm trọng. Đầu tiên chúng ta phải hiểu về các giác quan bị điều khiển có nghĩa gì. Khi con người với đôi mắt nhìn thấy một hình dạng đẹp, con người liền bị vật đẹp ấy hấp dẫn; khi thấy một vật khó chịu, liền sanh lòng ghét bỏ. Tương tự như vậy với các giác quan khác. Do đó con người không điều khiển được các giác quan của mình, và liên tục bị hấp dẫn và khó chịu bởi các dữ liệu của giác quan, cũng như trong cuộc sống khi chúng ta thức, các dữ liệu của giác quan liên tục tác động đến chúng ta. Khi bị lôi kéo vào những định hướng khác nhau bởi các kích thích của giác quan, chúng ta trở nên rối loạn và đau khổ.

Các giác quan của chúng ta có những lĩnh vực hoạt động và đối tượng khác nhau, và mỗi giác quan là chúa tể của lĩnh vực riêng nó, và chúng có thể thống trị con người một cách tập thể và nghiêm khắc. Nếu chúng ta cho phép các giác quan thống trị chúng ta, chúng ta sẽ bị rối loạn kinh khủng. Nếu chúng ta khẳng định bản thân và điều khiển các giác quan, chúng ta có thể có được niềm vui thuần khiết, được gọi như vậy bởi vì niềm vui này không bị ô nhiễm. Trong khi dục vọng gia tăng căng thẳng, loại niềm vui tâm linh làm giảm đi sự căng thẳng và gia tăng tinh thần an lạc.

Bước thứ ba trong việc khống chế căng thẳng là sự nuôi dưỡng tinh thần lành mạnh xuyên qua việc thiền định. Như chúng ta chăm sóc và nuôi dưỡng cơ thể với thực phẩm thích hợp và sự thanh khiết, tâm thức cũng cần sự nuôi dưỡng thích hợp và thanh tịnh hóa. Tâm thức bất an nhất khi nó ở trạng thái chưa thuần phục, nhưng một khi nó được huấn luyện và trở nên vững chãi hơn, nó sẽ mang lại hạnh phúc lớn. Phật giáo quy định hai phương thức thiền định căn bản cho việc thuần phục tâm thức được gọi là thiền định (samatha) và thiền minh sát (vipassana), sự tĩnh lặng và thấu hiểu sâu sắc. Thiền định là phương thức tịnh hóa tâm thức bất an, trong khi thiền minh sát là phương thức hiểu rõ bản chất thật của hiện tượng thân thể và tinh thần. Cả hai phương thức đều hữu ích rất nhiều cho việc khắc phục căng thẳng. Kinh Sa-môn quả giảng giải bằng năm sự so sánh thích hợp như thiền định làm giảm sự căng thẳng được gây ra bởi năm chướng ngại. Người thực tập thiền định sở hữu được cảm giác nhẹ nhàng và đây là cảm giác gánh nặng được bỏ xuống như sự so sánh được minh họa. Năm so sánh như sau: Một người gom tiền để kinh doanh bằng cách mượn nợ, việc kinh doanh phát đạt, họ trả hết nợ và ngày ngày quản lý dễ dàng tài chính kinh doanh của mình. Người như vậy trải nghiệm qua cảm giác nhẹ nhàng. Sự so sánh thứ hai miêu tả một người đau khổ rất nhiều với căn bệnh mãn tính. Sau cùng anh ta bình phục, thức ăn trở nên ngon hơn và anh ta lấy lại sức khỏe. Người này trải nghiệm qua cảm giác nhẹ nhàng. Sự so sánh thứ ba nói về cảm giác nhẹ nhàng mà một tù nhân hưởng thụ sau khi ở tù rất lâu và được thả ra. Sự so sánh thứ tư như người nô lệ được giải thoát khỏi chế độ nô lệ. Sự so sánh thứ năm nói về một người giàu có bị lạc trong sa mạc đáng sợ không có thức ăn. Khi đến được nơi an toàn, ông ta trải nghiệm được cảm giác nhẹ nhàng. Khi năm chướng ngại gây ra căng thẳng bị tiêu trừ khỏi tâm thức, niềm vui to tát và sự hân hoan xuất hiện tương tự như cảm giác nhẹ nhàng đã được miêu tả trong các so sánh. Phương thức tốt nhất và hữu hiệu nhất để khắc phục căng thẳng là thiền định hoặc nuôi dưỡng tâm thức. Nhưng ít nhất khúc nhạc dạo đầu phải là việc giữ gìn Ngũ giới.

Việc nuôi dưỡng các cảm giác tích cực như từ (metta), bi (karuna), hỷ (mudita) và xả (upekka) là một cách để chinh phục căng thẳng. Các mối quan hệ cá nhân là một trong những nguyên nhân thường gây ra căng thẳng trong cuộc sống gia đình và nơi công sở. Từ là thái độ lành mạnh tích cực mà con người có thể nuôi dưỡng với lợi ích cho bản thân và những người khác trong các mối quan hệ cá nhân. Bi là cảm xúc mà con người có thể quan sát và giúp đỡ những người khốn khổ. Hỷ là khả năng vui cùng với niềm vui của người khác. Đây là việc làm khó khăn cho một người có cá tính xấu, vì niềm vui của người khác chỉ mang lại sự ganh tỵ cho người này. Nơi nào có sự ganh tỵ thì nơi đó chẳng có sự đồng lòng, và nơi nào chẳng có sự đồng lòng nơi đó chẳng có tiến bộ. Việc nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực này đại diện cho hai sự tiến bộ về vật chất và tâm linh.

Sự trầm tĩnh là thái độ cần được chấp nhận khi đối diện với những thăng trầm trong cuộc sống. Có tám cách thức tự nhiên của thế giới mà chúng ta phải đối diện trong đời. Đó là được và mất, hữu danh và vô danh, lời khen và tiếng chê, hạnh phúc và đau khổ. Nếu con người luyện tập bản thân để gìn giữ cá tính trầm tĩnh mà không cần phấn khởi hoặc phiền muộn khi đối diện với những thăng trầm trong cuộc sống, con người có thể tránh được căng thẳng và có cuộc sống đơn giản an lành và hạnh phúc. Chúng ta không thể thay đổi thế giới để nó mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi thái độ của chúng ta đối với thế giới, như vậy chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng được phát huy bởi những dữ kiện xảy ra xung quanh chúng ta. Phật giáo giảng dạy cho chúng ta một phương thức để mang lại sự thay đổi lành mạnh cho hành vi của chúng ta.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1500 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vì sao tôi khổ


Nắng mới bên thềm xuân


Nguyên lý duyên khởi


Giọt mồ hôi thanh thản

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.173 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (203 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...