Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Luận bàn Phật pháp »» Lậu tận thông »»

Luận bàn Phật pháp
»» Lậu tận thông

Donate

(Lượt xem: 9.137)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lậu tận thông

Font chữ:

Chư thiên và thiên ma trong tam giới, do quả báo cũng tự nhiên cảm được năm thứ thần thông trước. Thậm chí các loài quỷ thần, nhân và phi nhân cũng có chút ít năm thứ thần thông này, nhưng họ chẳng có được loại thần thông thứ sáu là Lậu Tận thông, chỉ có các bậc thánh từ A-la-hán trở lên mới có Lậu Tận thông. Vì sao? Bởi vì chỉ khi nào chúng sanh đoạn hết sạch kiến tư phiền não thì mới được gọi là lậu tận.

Thông thường thế gian chúng sanh đều không dứt bỏ được ý niệm tình ái nam nữ, nặng lòng ham muốn vinh hoa phú quí, danh văn lợi dưỡng, tự tư tự lợi v.v... nên không thể đạt được Lậu Tận thông. Vì vậy, nếu muốn đạt được Lậu Tận thông thì không phải là chuyện dễ dàng. Cũng chính vì lẽ đó, chúng ta nhận thấy, người tu Tịnh độ thời nay tuy số lượng tăng lên rất nhiều; nhưng thật ra, người biết niệm Phật cho xứng hợp với tam mật của Như Lai (Phật thân, Phật ngữ và Phật tâm) thì không nhiều, nên dù miệng có niệm Phật rất nhiều nhưng tâm vẫn trái nghịch với Phật tâm. Vì thế, người niệm Phật cần phải có trí tuệ mới có thể niệm Phật được công phu đắc lực.

Bát-nhã Tâm kinh bảo: “Bồ-đề tát đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn.” Bồ-tát vì có trí tuệ Bát-nhã nên dứt trừ được các lậu hoặc, không còn khởi tâm động niệm, vọng tưởng phân biệt chấp trước nữa; đó gọi là Lậu Tận thông! Mục đích của việc niệm Phật là để dứt sạch các lậu hoặc trong tâm mình, để được tâm thanh tịnh, tâm từ bi và trí tuệ Bát-nhã xứng hợp với Phật tâm và Phật trí, nhờ đó mà cảm ứng được với chư Phật mà tiếp nhận được diệu lực gia trì của Phật.

Kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Lại nữa còn có hạnh nguyện thù thắng, cùng sức niệm huệ, tăng thượng tâm mình, vững chắc bất động, tu hành tinh tấn, khó ai sánh kịp.” Phật dạy chúng ta dùng câu Phật hiệu để thu nhiếp sáu căn, đừng để cho nó chịu ảnh hưởng bởi các nghiệp lực bên trong lẫn bên ngoài thì mới có thể giữ tâm mình trong trạng thái tịch tịnh, không loạn động. Từ nơi trạng thái này, chúng ta mới có thể đạt đến chỗ Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác mà Tịnh tông gọi là Nhất Tâm Bất Loạn hay Niệm Phật tam muội. Lại nữa, người niệm Phật với tâm buông xả vạn duyên thì không bị các thứ nghiệp lực và ấm ma khống chế nữa, nên có thể thuận theo tín lực, nguyện lực và niệm lực của mình mà tự tại vãng sanh Cực Lạc. Nếu người niệm Phật với tam mật thân, khẩu và ý tương ứng với nguyện lực gia trì vô cùng thanh tịnh và từ bi của Phật A Di Đà, thì ngũ căn (tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn) và ngũ lực (tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, huệ lực) của họ sẽ tăng trưởng rất nhanh. Ngũ căn phát sanh ngũ lực, ngũ lực lại hổ trợ làm tăng trưởng ngũ căn; cho nên thiện căn của họ thăng tiến rất nhanh so với người tu các pháp môn tự lực khác.

Phật nghĩa là giác mà không mê, niệm Phật là niệm sự giác ngộ chớ chẳng phải niệm sự mê lầm, vọng tưởng. Đối với Phật pháp mà còn mê thì vẫn bị đọa, huống gì là bị mê hoặc bởi những thứ khác. Do đó, dù cho chúng ta có tai nghe âm thanh, mắt thấy hình sắc gì cũng chẳng nên khởi tâm động niệm, những chuyện xấu tốt, ngon dở, phải trái gì cũng xem là bình đẳng như nhau thì sẽ liền xứng hợp với Phật tâm. Do xứng hợp với Phật tâm nên thấy được sự gia trì của chư Phật, Bồ-tát. Còn nếu như tâm mình trái nghịch với Phật tâm thì không thể nào nhận biết được sự gia trì của Phật. Vì sao? Bởi vì khi tâm mình phát khởi vọng tưởng thì nó đã mê mất rồi, làm sao nhận ra cảnh giới trí tuệ thường chiếu soi của Phật. Vậy, khi chúng ta thấy tâm mình đang khởi vọng tưởng thì phải liền buông bỏ nó xuống ngay, lập tức niệm câu Phật hiệu A Di Đà để trở về với bổn tánh vốn rỗng lặng, thanh tịnh, thường minh của mình.

Khi chúng ta niệm Phật thì không sợ vọng niệm khởi lên mà chỉ sợ vọng niệm đó là niệm liên tục, vì sao? Vì vọng niệm liên tục sẽ tạo thành ác nghiệp. Khi vọng niệm thứ nhất vừa khởi lên, ngay lập tức chuyển niệm thứ hai thành niệm A Di Đà Phật, thì vọng niệm sẽ không đủ lực để tạo thành ác nghiệp. Nói cho rõ ràng hơn, khi vọng niệm vừa khởi lên, liền dùng câu Phật hiệu đánh tan mọi tạp niệm, đem tất cả những ý niệm không cần thiết, không liên quan, quét sạch sẽ bằng câu Phật hiệu, thì nghiệp chướng chẳng có cơ hội để phát sanh. Đấy mới gọi là biết niệm Phật! Chúng ta cũng nên biết, cách thức niệm Phật như là lớn tiếng, nhỏ tiếng, nhanh chậm, âm điệu, đi đứng nằm ngồi, nghi thức gỏ mõ, đánh khánh, cúng kiến v.v... đều không có liên quan gì đến công phu niệm Phật vãng sanh. Đó chỉ là những hình thức bên ngoài mà thôi. Cái liên quan mật thiết với việc niệm Phật vãng sanh thật sự hoàn toàn chỉ là đoạn tận ác niệm, tạp niệm trong tâm mình để có thể nhất tâm chuyên chú vào câu Phật hiệu cầu sanh Cực Lạc, thì đó mới là chánh niệm niệm Phật, niệm Phật như vậy mới có thể đạt được Lậu Tận thông xứng hợp với Phật tâm. Nếu chúng ta niệm Phật suốt một đời mà vẫn không thể buông xả được những duyên xấu ác trong thế gian, tạp niệm vẫn chưa thể dứt đoạn được thì đó gọi là không biết niệm Phật. Niệm Phật như vậy chỉ là uổng phí công phu. Vì sao? Vì câu niệm Phật của mình biến thành câu niệm vọng tưởng, mà vọng tưởng tạo ra nghiệp lực trái nghịch với Phật tâm thì làm sao có công phu chân thật được chứ!

Nếu chúng ta niệm Phật với chí thành tâm, thâm tín tâm và chí nguyện vãng sanh Cực Lạc tha thiết để thành Phật cứu độ chúng sanh, thì lực niệm Phật ấy và nguyện lực gia trì của Phật A Di Đà bèn có sức hấp dẫn lẫn nhau một cách tự nhiên, không cần phải tạo tác, khiến chúng ta tự nhiên nhập vào trong Nhất thừa Nguyện Hải của A Di Đà Phật, tiếp nhận được lực gia trì của A Di Đà Phật làm tăng thượng tâm mình. Do lực gia trì của Phật A Di Đà phát xuất từ Pháp thân Phật nên nó là lực vô tác vô cùng mãnh liệt, và do thể tánh của Phật lực gia trì là tịch tịnh, chẳng có tạo tác nên nó tùy thuận Chân như mà phát ra diệu lực chiếu soi hết thảy vạn hữu chúng sanh, cho nên được gọi là Vô tác Diệu lực. Khi chúng ta nỗ lực tu hành, niệm Phật, gìn giữ Chân tâm tinh khiết, an lạc tịch định, dứt sạch các lậu hoặc nơi tâm mình và phát khởi chí nguyện vô thượng, thì tự nhiên tiếp nhận được Phật lực gia trì vô cùng thù thắng. Diệu lực gia trì phát xuất từ A Di Đà Phật vô cùng thanh tịnh và bình đẳng, chẳng cần phải cầu mà có, hễ ai niệm Phật với tâm tương ứng với Phật thì tự nhiên tiếp nhận được diệu lực gia trì của Phật mà thân tâm được thanh tịnh an lạc, hoàn cảnh sống và tu hành tự nhiên chuyển biến một cách hòa mỹ, tâm tâm lại thường luôn nhớ Phật, niệm Phật cho đến khi thấy Phật, vãng sanh Cực Lạc; đấy đều là sự gia trì của Phật được nói trong phẩm Chánh Nhân Vãng Sanh. Lại nữa, do vì kinh Vô Lượng Thọ chính là A Di Đà Phật, nên người tinh tấn tu hành theo kinh điển này tất nhiên là xứng hợp với Di Đà bổn nguyện. Còn nếu chúng ta tu hành ngược lại với lời chỉ dạy của Phật, hoặc phát sanh ra những thứ vọng tưởng làm tăng giảm kinh pháp của Phật, thì đương nhiên là trái nghịch với Phật, xứng hợp với ma, làm con cháu của ma, phản nghịch với Phật.

Chư vị Tiểu thừa Thanh văn dựa vào bốn căn bản Thiền định, tức là Tứ thiền của Sắc giới, để chứng đắc năm thứ thần thông đầu trước, nhưng vẫn chưa đắc được Lậu Tận thông. Bồ-tát tu pháp Ðại thừa phải nương vào hết thảy tám thứ định; đó là Tứ thiền của Sắc giới và Tứ vô sắc định của Vô Sắc giới mới có thể đắc được Lậu Tận thông. Thế mà những người vừa vãng sanh về nước Cực Lạc liền đắc được hết thảy sáu thứ thần thông; đấy chẳng phải là do tự lực tu hành của họ mà được; đó là do họ phát Bồ-đề tâm một dạ chuyên niệm A Di Đà Phật, được vãng sanh Cực Lạc, nhận được sự gia trì của Phật A Di Đà, nên mới có đầy đủ sáu thứ thần thông vượt xa thần thông do sức Thiền định của tự mình. Vì vậy, kinh Vô Lượng Thọ mới nói: “Lại nữa còn có hạnh nguyện thù thắng, cùng sức niệm huệ, tăng thượng tâm mình.”

Chư cổ đức trong Tịnh tông bảo: “Lấy sức bổn nguyện của Phật Di Ðà làm tăng thượng duyên,” và Sách Sự Tán cũng bảo: “Tam minh tự nhiên nương Phật nguyện; chắp tay giây lát đắc thần thông.” Như vậy, thần thông của trời người ở cõi Cực Lạc chẳng cần phải do tu tập mà chứng đắc, chẳng đợi phải tu mới có được mà là tự nhiên được thành tựu. Hơn nữa, thần thông của trời người ở cõi Cực Lạc có được là sức thần thông của Ðại Thừa nhờ vào sức bổn nguyện của Phật Di Ðà, nên chẳng giống với thần thông của phàm phu hoặc Tiểu thừa trong các cõi nước khác. Bởi thế, người biết tu pháp môn Niệm Phật là biết nương theo giáo pháp của Phật Di Đà để tu đức, lấy đó làm nhân và nương vào sức bổn nguyện của Phật Di Ðà mà thọ hưởng quả đức an lạc tự nhiên và hạnh phúc mỹ mãn ngay trong cuộc sống đời thường, đến lúc lâm chung lại được vãng sanh Cực Lạc, chứng sáu thứ thần thông tự tại, mau chóng thành Phật. Sự thật này, người tu pháp môn Tịnh độ phải nên thâm nhập vào kinh Vô Lượng Thọ để quán chiếu mà nhận biết rõ ràng cảnh trí tăng thượng của chính mình trong thời gian tu tập, có như vậy mới có thể tự mình chứng nghiệm nội dung của kinh này là sự thật, là sự hiển thị của chân thật tế.

Kinh này nói: “Pháp ta như thế, nên nói như thế, chỗ Như Lai làm phải nên làm theo, tu trồng gốc thiện cầu sanh Tịnh độ.” Ý là: Người niệm Phật y theo kinh Vô Lượng Thọ chính là lấy quả đức của A Di Đà Phật làm nhân tâm của mình để tu đức. Do đó, pháp của Phật dạy trong kinh này như thế nào thì chúng ta cứ nghe theo mà làm đúng y như thế đó, chẳng nên sanh nghi hoặc mà khởi lên các ý niệm điên đảo, vọng tưởng làm tăng giảm giáo pháp của Phật thì mới có thể cảm nhận được quả đức vô cùng thù thắng và vi diệu phát xuất từ nguyện lực vô tác của A Di Đà Phật. Đó chính là cái hoa báo của việc tu đức nương vào sức bổn nguyện gia trì của Phật Di Ðà. Đến lúc lâm chung lại được vãng sanh Cực Lạc, cứu cánh Phật quả thì đó mới chính là quả báo viên mãn của việc tu đức này.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1499 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.168 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...