Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tội ăn cắp »» Tội ăn cắp »»

Tội ăn cắp
»» Tội ăn cắp

(Lượt xem: 7.373)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tội ăn cắp

Font chữ:

Ðối với vật có chủ, dù ít hay nhiều, nếu chẳng cho mà lấy thì đều là trộm cắp. Hạnh trộm cắp vốn bắt nguồn từ tam độc (tham, sân, si). Các ác này hỗ trợ lẫn nhau thành ra tội trộm cắp. Người tham dục, keo kiết thì dễ sanh tâm trộm cắp.

Kinh nói, những người có địa vị lợi dụng quyền thế lươn lẹo, dung túng thuộc hạ bắt muôn dân đút lót, đoạt ngang của người, vơ vét, tổn người lợi mình, hại nước, hại dân… tạo đủ các thứ ác nghiệp, chính là người trộm cắp. Kinh nói, đấy là do nhà nước cầm quyền không sáng suốt, các quan lại và công chức không chánh trực nên mới có những việc trộm cắp này xảy ra ngay trong chính quyền nội bộ. Ăn hối lộ đã thuộc về hạnh trộm cắp, huống hồ là còn hay ganh ghét đố kỵ người hiền, hãm hại người trung lương để bảo vệ, che lấp tội ác trộm cắp của mình. Kẻ đó ắt lời nói xảo ngụy chẳng trung, a dua để cầu tự lợi, phỉ báng người lương thiện, vu oan tội cho người lành, tâm khẩu bất nhất. Những kẻ lọc lừa, mưu mô, dối trá này thường hay khéo nói lời nịnh bợ cho đẹp lòng người, nhằm lung lạc ý người để làm chuyện gian trá.

Những kẻ ác như thế, nào cần biết đến tôn ty, thượng, hạ, nội, ngoại, thân, sơ; đối với ai họ cũng đều dối trá, lừa lọc cả. Hai độc sân và si khiến tâm tham của họ càng thêm tăng trưởng. Ba ác (tham, sân và si) hỗ trợ lẫn nhau khiến tà dục càng thêm lừng lẫy, ham hố tài vật của người khác, chỉ muốn tom góp về cho riêng mình, biển dục sâu rộng chẳng biết chán đủ. Dẫu là tôn quý hay thấp hèn, dù là nghèo hay giàu, không ai lại chẳng mong tom góp, chộn rộn, bôn ba cầu cho được nhiều. Do tranh nhau lợi hại, tổn người ích mình nên lúc nào cũng tính toán hơn thua lợi hại; vì thế mà kết những nổi sân giận thành hận thù. Căm hận đến mức làm cho nhà tan, mạng mất, chẳng nề hà gì hết, chẳng chịu cẩn thận suy nghĩ nhân trước, quả sau.

Trước chẳng nề hà là việc làm và lời nói của mình đúng hay sai; sau lại chẳng quan tâm lời dạy dỗ, chê trách của các bậc hiền trí, cũng chẳng ngại quỷ thần ngầm quán sát và ghi chép. Hoặc trước chẳng quan tâm đến tội lỗi nơi ba nghiệp (thân, ngữ, ý) của chính mình, sau lại chẳng tính đến quả báo trong tương lai. Người như thế chỉ mong tranh thắng lợi về mình, chỉ cốt để khoái ý, chẳng sợ cả hai bên cùng thua thiệt, tổn thương lẫn nhau, chẳng quản ngại hết thảy, cứ mặc sức tạo đủ các chuyện ác.

Dẫu là kẻ giàu có, nhưng vì lòng tham lam, keo kiệt đã thành tánh nên chẳng chịu đem tài vật ra để bố thí cho người khác mà chỉ thích giữ rịt cho riêng mình. Tâm tham sâu nặng như thế nên trọn đời phải chịu khổ sở, nhọc nhằn; cho đến khi chết đi rồi cũng chỉ là một mình mình đến, một mình mình đi, chẳng mang theo được gì! Mọi thứ đều chẳng cùng đi theo lúc lâm chung, chỉ có mỗi cái nghiệp tùy thân cứ mãi theo đuổi bên mình như hình với bóng. Những nghiệp thiện/ ác đã tạo lúc sống và cái quả phước/ họa do nghiệp cảm thành chẳng hề lìa bỏ mình, cùng đi theo mạng căn đến chỗ mình sẽ sanh về. Bởi thế nên đời sau có lúc sanh vào chỗ vui (tức ba đường lành: người, a tu la, trời), hoặc có lúc phải sanh vào nơi khổ độc (tức ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).

Người đời thường thấy người làm thiện, không hâm mộ, bắt chước mà lại còn sanh tâm ganh ghét, hủy báng, những người như vậy chẳng có thiện niệm lẫn thiện hạnh, trong bụng ôm ấp toàn là những ý nghĩ tranh đua, xâm đoạt của cải, đất đai của người khác, luôn tìm cách tổn người lợi mình, mong mỏi hưởng cái lợi của người khác để cung cấp cho bản thân mình. Đó cũng chính là phạm giới trộm cắp!

Của bất nghĩa dễ dàng đạt được nên cứ mặc tình tiêu xài hoang đàng, cho nên nhanh chóng tiêu hết, hoặc bị kẻ khác cướp đoạt mất hết, chẳng thể giữ được bền lâu. Những điều như vậy, thần minh đều rõ biết, rốt cuộc lúc chết bị sa vào đường ác, chịu khổ vô lượng.

Thần minh là như bản kinh Hoa Nghiêm nói: “Người ta sanh ra, có hai vị trời thường theo sát hai bên. Một vị tên là Ðồng Sanh, vị kia tên là Ðồng Danh. Hai vị trời ấy thường thấy người đó, nhưng người đó chẳng thấy được trời.” Ðồng Sanh Nữ ở bên vai phải chép điều ác đã tạo. Ðồng Danh Nam ở bên vai trái chép điều thiện đã làm. Vì có thần minh ghi chép những điều thiện ác của mỗi người, nên báo ứng chẳng hề sai trật.

Cả hai nơi, bên trong là “nội thức” và bên ngoài là “thần minh,” đều ghi chép những việc thiện ác của mình rõ rành như nhau thì làm sao mà chối cải với vua Diêm La đây? Nên đành phải theo ác nghiệp của mình mà xoay vần trong tam đồ ác khổ, nhiều kiếp khó thoát ra, nổi đau đớn này không làm sao mà kể xiết!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1433 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.190.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (87 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...