Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Hiện tại Phật đang thuyết pháp »»

Tu học Phật pháp
»» Hiện tại Phật đang thuyết pháp

Donate

(Lượt xem: 7.553)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Hiện tại Phật đang thuyết pháp

Font chữ:


Người xưa nói: “Lúc Phật tại thế, ta trầm luân ở trong ác đạo, chẳng được gặp Phật. Nay, ta được thân người thì Phật lại diệt độ, chẳng còn trụ thế nữa. Đấy đều là do ta có quá nhiều nghiệp chướng, nên chẳng thể thấy thân kim sắc của Như Lai.” Người xưa thương cảm cho thân phận mình không có nhân duyên được gần gủi Thích Ca Mâu Ni Phật, nhưng họ chẳng biết Thích ca Mâu Ni Phật có thị hiện diệt độ, còn A Di Đà Phật chẳng bao giờ thị hiện diệt độ. Nay, chúng ta gặp được kinh Vô Lượng Thọ mới biết được một sự thật là chỉ cần niệm Phật được vãng sanh sẽ được thân cận Phật. Thế mà phần đông chẳng tin, chẳng nguyện vãng sanh, chỉ buồn rầu tưởng nhớ suông đến Phật Thích Ca Mâu Ni đã tịch diệt, chẳng chịu tưởng nhớ đến vị Phật A Di Đà trong hiện tại, thì có ích lợi chi đâu? Thân cận A Di Đà Phật chẳng phải là chuyện khó khăn, mỗi người đều có thể làm được, vấn đề là chúng ta có thật sự muốn vãng sanh hay không mà thôi? Nếu thật sự muốn vãng sanh Cực Lạc thì nhất định phải xả bỏ cái tâm Sa-bà, vì sao? Vì chúng ta chẳng thể mang cái tâm địa Sa-bà sang Tây Phương Cực Lạc. Vì thế, trong phẩm Lễ Phật Hiện Quang, Phật bảo A Nan: “Các ông muốn thấy, Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác và chư vị Bồ-tát, các A-la-hán, cõi nước đang ở, nên hướng về Tây, phía mặt trời lặn, cung kính đảnh lễ, xưng niệm Nam Mô A Di Ðà Phật.”

Phật bảo Ngài A Nan nên hướng về phương Tây, phía mặt trời lặn, cung kính đảnh lễ, xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, cũng chính là bảo hướng về A Di Đà Phật mà cầu chánh giác. Vì sao? Bởi vì danh hiệu A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác, nếu ai muốn cầu sự Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác thì Thích Ca Mâu Ni Phật bèn bảo họ nên hướng về phương Tây, tức là hướng về Phật A Di Đà mà cầu. Hơn nữa, Phật A Di Đà là nơi phóng đại quang minh trí tuệ, hễ Phật trụ nơi nào thì nơi ấy đều gọi là phương Tây. Nói như vậy, Phật thật sự đang trụ nơi nào? Chư Phật hiện hữu ở khắp mọi nơi, thân Phật bằng với hết thảy các quốc độ, ở đâu cũng có Phật, trong thế gian này cũng có Phật, trong địa ngục a-tỳ cũng có Phật, ngay cả trên cọng cỏ, cành cây cũng có Phật, chớ chẳng phải chỉ riêng ở phương Tây mới có Phật. Thật thà mà nói, kinh Vô Lượng Thọ chính là ứng hóa thân của Phật A Di Đà. Cho nên, nếu ai muốn cầu sự giác ngộ chân chánh thì Đức Thế Tôn bảo họ phải nên an trụ tâm trong kinh này mà cầu Phật huệ. Vì thế, trong phẩm Chẳng Phải Là Tiểu Thừa mới nói: “Do Như Lai kia gia trì uy lực hay đặng pháp môn quảng đại như thế, nhiếp giữ thọ trì sẽ được rộng lớn Nhứt Thiết Trí Trí. Ở trong pháp đó rộng giải thù thắng, đặng hoan hỷ lớn.” Kinh lại nói, người từ kinh này cầu Phật trí chính là đệ tử bậc nhất của Phật trong Nhất thừa Phật pháp. Cho nên, những ai đang thọ trì kinh điển này chính là đang trụ ở nơi hết thảy các Đức Phật để cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, là đệ tử bậc nhất của Phật trong Nhất thừa Phật pháp, chớ chẳng phải Tiểu thừa.

Trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử tham học nơi Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi. Bồ-tát bảo Thiện Tài: “Ngươi hãy đi về phương Nam để tham phỏng thiện tri thức.” Nói như vậy chẳng lẽ các vị thiện tri thức đều ở phương Nam, chẳng có ai trụ ở phương Đông, phương Tây, phương Bắc và các phương khác hay sao? Chẳng phải vậy, phương Nam được nói trong kinh Hoa Nghiêm là biểu thị pháp; phương Nam thuộc hỏa, hỏa tượng trưng cho quang minh chiếu sáng. Ngài Văn Thù bảo Thiện Tài Đồng Tử đi về phương Nam để cầu pháp, tức là bảo hãy hướng về thiện tri thức mà cầu trí tuệ. Thiện tri thức là nơi phóng đại quang minh trí tuệ, hễ thiện tri thức trụ nơi nào, thì nơi ấy đều gọi là phương Nam. Thế nhưng, thiện tri thức phải là người như thế nào? Thiện tri thức phải là người có chánh tri chánh kiến đối với kinh Phật, là người cung kính thực hành Phật pháp, chớ chẳng phải là người có trí thông minh của thế tục. Thiện tri thức phóng đại quang minh, phát huy Phật trí, khiến người nghe đạt được sự giác ngộ chân thật trong Phật chánh đạo. Thế nhưng, hiện nay chúng ta đang sống trong thời Mạt pháp, tà sư thuyết pháp nhiều như số cát trong sông Hằng, bản thân ta lại vô minh tăm tối, không đủ trí tuệ để phân minh chánh tà, tốt xấu, thì là sao nhận ra ai là thiện tri thức chân chánh để cầu đạo đây? Bởi do vấn nạn này, Thích Ca Mâu Ni Phật mới bảo hết thảy chúng sanh trong thời Mạt pháp phải nên hướng về A Di Đà Phật hiện tại đang nói pháp mà cầu chánh giác.

A Di Ðà Phật có nghĩa là Vô Lượng Giác, chỉ có Phật mới là bậc Vô Lượng Giác có thể ban cho chúng sanh sự giác ngộ chân chánh, nên Thích Ca Mâu Ni Phật mới bảo Tôn giả A Nan: “Nên hướng về Tây, phía mặt trời lặn, cung kính đảnh lễ, xưng niệm Nam Mô A Di Ðà Phật.” Một khi chúng ta hiểu được thâm ý này của Phật, liền liễu ngộ thế nào là “Tự tánh Di Đà, Duy tâm Tịnh độ.” “Tự tánh Di Đà, Duy tâm Tịnh độ” là theo chiều ngang trải khắp mười phương, theo chiều dọc cùng tột ba đời. Kinh nói: “Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến” có nghĩa là toàn bộ hết thảy cảnh giới bao gồm Cực Lạc Thế giới đều do Tự tánh biến hiện ra. Phật chẳng hề có ý bảo chúng ta phải vượt qua chốn xa xôi vời vợi phía mặt trời lặn để đi tìm Cực Lạc Thế giới, mà chỉ bảo hãy ngừng cái tâm động loạn lại, hãy lìa khỏi mười ác, tám tà, thực hành thập thiện và bát chánh đạo để quay trở về Chân tâm Bổn tánh của chính mình. Chỉ có Chân tâm Bổn tánh mới là Di Đà Tịnh Độ thật sự, một khi chúng ta hồi đầu phản tỉnh, Chân tâm Bổn tánh bèn lưu lộ, theo chiều ngang trải khắp mười phương, theo chiều dọc cùng tột ba đời, vậy có nơi nào chẳng phải là Tự tánh Di Đà? Có nơi nào chẳng phải là Duy tâm Tịnh độ? Đích xác là không có nơi nào chẳng phải là Tây Phương Cực Lạc Thế Giới! Câu “hướng về Tây, phía mặt trời lặn, cung kính đảnh lễ, xưng niệm Nam Mô A Di Ðà Phật” trong kinh Vô Lượng Thọ nói lên ý nghĩa như vậy đó!

Nếu xét về mặt sự, từ vô lượng kiếp trước xa xôi, quả thật là có một vị Thế Nhiêu Vương nghe Thế Gian Tự Tại Vương Phật thuyết pháp, phát khởi lòng cảm động sâu xa, chẳng cần đến ngôi vua nữa, xuất gia tu đạo, hiệu là Tỳ-kheo Pháp Tạng. Khi ấy, Tỳ-kheo Pháp Tạng đối trước Phật Thế Gian Tự Tại Vương cùng các hàng trời người phát thệ nguyện rất lớn, lại dùng thời gian năm kiếp tu hành để kiến lập một cõi Phật Tịnh độ chuyên tiếp dẫn chúng sanh niệm Phật trong mười phương đến đó tu hành, chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Cho nên về mặt sự, quả thật ở về phía Tây mười vạn ức cõi Phật hay trăm ngàn câu chi na do tha cõi nước Phật, có một vị Phật hiệu A Di Đà và cõi nước của Ngài có tên là Tây Phương Cực Lạc. Trong cõi đó, xác thực là có Đức Phật A Di Đà hiện đang nói pháp, chớ chẳng phải là cảnh giới tỷ dụ hay huyền thoại. Ở đây chúng ta phải đặc biệt chú ý hai câu kinh văn: “Có Thế giới Cực Lạc” và “Trong thế giới ấy có một vị Phật, hiệu là A Di Đà, hiện đang thuyết pháp.” Chữ “hiện đang thuyết pháp” ở đây nhằm hiển thị rõ ràng cho chúng ta thấy, A Di Đà Phật chẳng phải là quá khứ Phật hay vị lai Phật mà là Hiện Tại Phật. Ngày hôm qua là hiện tại của ngày hôm qua, ngày hôm nay là hiện tại của ngày hôm nay, ngày mai là hiện tại của ngày mai; trải qua ba đời quá khứ, hiện tại và vị lại, Đức Phật ấy đều luôn tồn tại trong cõi Cực Lạc và thường luôn thị hiện trong mười phương cõi khác, chẳng lúc nào mà chẳng vì chúng sanh thuyết kinh giảng đạo; đấy là ý nghĩa của câu “hiện đang thuyết pháp.” Nhưng nếu xét theo lý tánh, cõi ấy chẳng xa chẳng gần, chẳng trên chẳng dưới, cũng chẳng phải là chính giữa hay bên cạnh, cõi ấy chính là cõi “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến.” Một khi hiểu rõ đạo lý này thì lý và sự đều viên dung, phù hợp với nhau một cách vô ngại; khi ấy mới có thể dứt đoạn hoài nghi, phát lòng tin tưởng nơi sự. Lý tánh là thật, sự tướng cũng là thật, lý cũng chính là sự, sự cũng chính là lý, đúng như lời kinh Hoa Nghiêm đã nói: “Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại.” Nếu chấp lý phế sự, hoặc chấp sự phế lý, thì cái hiểu biết đó chẳng qua chỉ là cái hiểu biết của phàm phu, chớ chẳng phải là cái hiểu biết của một người thật sự khai ngộ trong Phật pháp.

Lại nữa, nếu xét theo mặt sự, ngay trong lúc hiện tại này đây, Thích Ca Mâu Ni Phật đã khuất bóng, Di Lặc Phật còn chưa hạ sanh; như vậy, chúng ta phải đến đâu tìm Phật để thân cận? Thật sự ngay trong lúc hiện tại, chúng ta chẳng thể tìm ra Thích Ca Mâu Ni Phật của quá khứ, cũng chẳng thể thấy Di Lặc Phật trong tương lai. Cho nên lúc còn tại thế, trước khi nhập Niết-bàn, Thích Ca Mâu Ni Phật đã giới thiệu cho chúng ta một vị Phật hiện tại đang ngự trong Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Ngài hết sức hoan nghênh chúng ta đến thân cận vị Phật ấy. Đây là cơ hội hy hữu khó có trong đời Mạt pháp. Nhưng làm sao chúng ta có thể tìm thấy Phật A Di Đà ở trong thế gian này để cầu pháp? Kinh Vô Lượng Thọ này chính là tấm bản đồ dẫn dắt chúng ta tới chỗ A Di Đà Phật để được thân cận và nghe Ngài nói pháp. Nếu ai thật sự có tâm thanh tịnh và lòng chân thành cung kính đối với giáo pháp của A Di Đà Phật, thì ngay trong lúc hiện tại, ở bất cứ chỗ nào, họ cũng đều được nghe A Di Đà Phật thuyết pháp. Từ bản tâm chân thành cung kính và thanh tịnh, họ có thể nghe A Di Đà Phật thuyết pháp ngay trong tâm tưởng của họ bất cứ lúc nào. Mỗi khi người ấy đối diện với hoặc, nghiệp và khổ trong cuộc đời, chính là lúc được nghe Phật thuyết pháp, khiến lìa khổ được vui, buông bỏ được các hoặc, nghiệp và khổ, mau chóng khai ngộ. Phật pháp mà người ấy học là từ tâm Phật truyền sang tâm họ, chẳng cần thông qua ngôn ngữ, văn tự, âm thanh; pháp đó gọi là Dĩ tâm Truyền tâm!

Dĩ tâm Truyền tâm là pháp như thế nào? Khi xưa, lúc Đức Phật truyền tâm ấn cho Tôn giả Ca Diếp làm Sơ tổ của Thiền tông, hội chúng đông đảo nơi ấy chẳng ai nghe được, chỉ riêng mình Tôn giả Ca Diếp nghe Phật đọc kệ: “Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết-bàn Diệu tâm, Thật tướng Vô tướng, là pháp vi diệu, chẳng lập văn tự, truyền dạy riêng biệt, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật. Nay ta phó chúc cho ngươi.” Cũng giống như vậy, hiện tại Phật A Di Đà cũng dùng phương pháp Dĩ tâm Truyền tâm để truyền pháp cho những ai có tâm thanh tịnh, chân thành cung kính. Vì thế, sau khi Ngài A Nan nghe lời Phật dạy, liền tuân mệnh, từ chỗ ngồi đứng dậy, mặt hướng về Tây, chắp tay đảnh lễ, rồi bạch Phật rằng: “Con nay nguyện thấy Thế giới Cực Lạc, Phật A Di Ðà, phụng sự cúng dường, trồng các căn lành.” Ðang khi đảnh lễ, Ngài A Nan bổng dưng được thấy Phật A Di Ðà. Tôn giả A Nan là Nhị Tổ của Thiền Tông, được Sơ tổ Ca Diếp truyền cho pháp Thật tướng Vô tướng Niết-bàn Diệu Tâm, nên Ngài mới có đủ căn lành thân cận A Di Đà Phật để nghe thuyết pháp và phụng sự cúng dường, trồng các căn lành. Còn bọn phàm phu chúng ta thì sao? Tâm địa của chúng ta chẳng thanh tịnh, cũng chẳng chân thành cung kính, nên chẳng được thân cận A Di Đà Phật để được nghe pháp, phụng sự cúng dường, trồng các căn lành. Do vậy, kinh Hoa Nghiêm mới bảo chúng ta phải nên hướng về phía Nam cầu thiện tri thức, phải nên nương vào quang minh chiếu sáng của thiện tri thức mà cầu sự giải ngộ chân chánh. Khi nào chúng ta phá trừ được những phiền não vọng tưởng, phân biệt chấp trước từ nơi nội tâm của mình rồi, thì cũng được thân cận A Di Đà Phật, được nghe Ngài giảng pháp. Lúc ấy, A Di Đà Phật sẽ truyền pháp từ tâm Ngài sang tâm ta, chẳng cần thông qua văn tự, ngôn ngữ, âm thanh.

Vì sao kinh lại nói A Di Đà Như Lai chẳng phải là Phật quá khứ, chẳng phải là Phật hiện tại, cũng chẳng phải là Phật tương lai? A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ, cũng có nghĩa là vô thủy vô chung. Đã là vô thủy vô chung thì tất nhiên là không có khởi đầu cũng chẳng có kết thúc, thì làm gì có quá khứ, hiện tại và vị lai! Một khi chúng ta vãng sanh đến chỗ Ngài, thọ mạng của chúng ta cũng là vô lượng, cũng là vô thủy vô chung, cũng sẽ là một vị Diệu Âm Như Lai. Như Lai có nghĩa là chẳng từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu; nếu là chẳng đến nơi nào cũng chẳng đi về đâu thì làm gì có quá khứ, hiện tại, vị lai. Đích xác là trong các thế giới của mười phương chư Phật chẳng tìm được điều này, chỉ riêng Tây Phương Cực Lạc Thế Giới mới có! Cho nên, Đại kinh này luôn dùng những từ ngữ như là: không thể nghĩ bàn, thù thắng siêu việt, lạ lùng bậc nhất để tán thán A Di Đà Phật và cõi nước Cực Lạc. Chỉ vì đáp tạ chí nguyện phổ độ chúng sanh trong khắp cùng cửu giới, nên hiện tại Phật A Di Đà biến hiện trong vô tận pháp giới để thuyết pháp độ sanh. Lại nữa, cũng do vì lời thệ nguyện của A Di Đà Phật là vô tận, nên Ngài biến hiện ra một thế giới ở Tây Phương để đưa chúng sanh về đó tu hành với Ngài, mau chóng chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, có đồng một danh hiệu là Diệu Âm Như Lai. Như vậy, Tỳ-kheo Pháp Tạng chỉ là tướng thị hiện thành Phật, Thế giới Cực Lạc chỉ là một cõi nước thị hiện để độ sanh, cho đến tất cả cảnh giới trong cùng khắp mười phương thế giới cũng đều là tướng thị hiện của A Di Đà Phật để thuyết pháp độ sanh. Khi chúng ta hiểu được như vậy thì lý và sự đều trọn đủ, chẳng phải là có lý thiếu sự hoặc có sự thiếu lý.

Trong pháp hội Vô Lượng Thọ, A Di Đà Phật hiện tướng lành, dung nhan quảng đại, sắc tướng đoan nghiêm, như ngọn núi vàng cao vượt hơn hết tất cả thế giới, để chứng minh lời nói của Thích Ca Mâu Ni là thành thật. Thật sự có một thế giới ở phương Tây tên là Cực Lạc, có một vị Phật hiệu là Vô Lượng Thọ hiện tại đang thuyết pháp, chúng sanh trong thế giới Sa-bà nên lắng nghe lời Thích Ca Mâu Ni Phật nói. Trong khi Phật Thích Ca đang thuyết pháp trong cõi này thì Phật Di Đà cũng đang thuyết pháp bên cõi kia, có nghĩa là chẳng phải A Di Đà Phật thuyết pháp trong quá khứ hay thuyết pháp trong tương lai mà đang thuyết pháp trong hiện tại. Hễ khi nào tâm ta thanh tịnh, chân thành cung kính, liền tức thời được nghe A Di Đà thuyết pháp ngay ở trong tâm mình. Thật thà mà nói, được nghe chính A Di Đà Phật thuyết pháp chẳng có chướng ngại gì cả, cái chướng ngại là ở nơi chúng ta có biết dùng cái tâm thanh tịnh, thật thà và cung kính để nghe hay không mà thôi. Tâm thanh tịnh, thật thà và cung kính nghe pháp là cái tâm như thế nào? Kinh lập đi lập lại hai chữ “ngày đêm” để nói lên cái tâm ấy. Những câu như là “Ngày đêm nghĩ tưởng cõi đó và công đức Phật nơi đạo vô thượng,” “Nhất tâm niệm con, ngày đêm không dứt,” “Nghe kinh điển này, thọ trì đọc tụng, biên chép cúng dường, ngày đêm không ngừng, cầu sinh Cực Lạc,” “Muốn đặng độ thoát, ngày đêm thường niệm,” “Ngày đêm tinh tấn cầu đạo không dừng” v.v… đều nhằm nêu rõ cái tâm chân thành, cung kính cầu đạo nơi Phật A Di Đà là như thế nào, chúng ta chỉ cần ngày đêm làm đúng như vậy, ắt sẽ có lúc được nghe A Di Đà thuyết pháp ngay ở trong tâm mình bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào mình mong muốn. Sự thật này chứng minh A Di Đà Phật vĩnh viễn là Hiện Tại Phật hiện tại đang nói pháp!

Kinh Vô Lượng Thọ nói, khoảng cách từ Sa-bà đến Tây Phương Cực Lạc tuy là trăm ngàn câu chi na do tha nước Phật, nhưng cũng chỉ như là khoảng cách trong một tầm tay, cũng chỉ như là hiện ra ngay ở trước mắt. Thích Ca Mâu Ni Phật ở cõi Sa-bà thấy Tây Phương Cực Lạc Thế Giới rõ ràng như vậy đó! A Di Đà Phật ở Tây Phương Cực Lạc đang nói gì, Thích Ca Phật đều nghe rõ ràng minh bạch như mặt đối mặt. A Di Đà Phật thấy thế giới Sa-bà cũng rõ rệt như thấy lằn chỉ trong lòng bàn tay của Ngài. Thật thà mà nói, Thích Ca Mâu Ni Phật hiện đang giảng pháp gì, Phật Di Đà hiện đang giảng pháp gì, hết thảy chư Phật trong mười phương cũng đều nghe thấy rất rõ ràng; thế mà tại sao chúng ta chẳng thể nghe, chẳng thể thấy? Đó là do chính cái tâm mình chẳng thanh tịnh, Tự tánh bị ngăn che, chẳng thể nghe thấy giống như chư Phật. Chư Phật nghe thấy bằng Tự tánh, mà Tự tánh bao trọn khắp cả các quốc độ của hết thảy chư Phật, chẳng bỏ sót thứ gì, nên có thể nhận biết tất cả như thấy khuôn mặt của chính mình trong gương. Còn chúng ta do dùng lỗ tai, con mắt thịt để nghe thấy nên chẳng thể nhận biết được những gì ngoài tầm của nó.

Tuy Thích Ca và Di Đà đều được gọi là Hiện Tại Phật, nhưng có khác biệt. Thích Ca Mâu Ni là Hiện Tại Phật của hơn hai ngàn năm trăm năm về trước, nay đã là Quá Khứ Phật; còn A Di Đà Phật mãi mãi vẫn là Phật hiện tại của hiện tại. Trong Hiền Kiếp, có tất cả một ngàn vị Phật xuất thế. Thích Ca Mâu Ni Phật là vị Phật thứ tư đã thị hiện thành Phật trong thế giới này, Di Lặc sẽ là vị thứ năm thị hiện thành Phật trong tương lai. Phật Thích Ca thị hiện trong thế gian này, thọ mạng tám mươi tuổi chẳng khác với người bình phàm trong thế gian. Chánh pháp của Ngài trụ thế mười hai ngàn năm sau khi Ngài thị hiện tịch diệt tại rừng Sa La Song Thụ. Tuy thời đại hiện tại vẫn là thời đại của Thích Ca Mâu Ni Phật, nhưng nay đã là thời đại Mạt pháp. Trong thời Mạt pháp, chúng ta chẳng được gặp Thích Ca Mâu Ni Phật, chỉ có thể thấy hình tượng của Ngài, nghe danh hiệu cao đẹp của Ngài để thỏa lòng ngưỡng mộ mà thôi, còn A Di Đà Phật thì ngay trong hiện thời, ở ngay trong cõi ấy, hiện đang thuyết pháp. Do đó, Thích Ca là vị Phật quá khứ của hiện tại, còn Di Đà mãi mãi là vị Phật hiện tại của hiện tại. Nói cách khác, Thích ca Mâu Ni Phật có thị hiện diệt độ, còn A Di Đà Phật chẳng bao giờ thị hiện diệt độ. Lại nữa, ý nghĩa của câu “A Di Đà Phật hiện tại thuyết pháp” mà Phật Thích Ca nói ở đây rất sâu xa, rất huyền ảo, nó mang ý nghĩa xuyên suốt trước sau, mãi mãi vô tận đời về sau đều là hiện tại Phật đang thuyết pháp. Trong kinh điển này, chúng ta đọc thấy A Di Đà Phật đã thành Phật tại Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đến nay đã mười kiếp. Mỗi ngày trong mười kiếp ấy, A Di Đà Phật đều là hiện tại đang thuyết pháp. Khi Thích Ca Mâu Ni Phật chưa xuất thế, A Di Đà Phật đã đang thuyết pháp bên đó, cho đến sau khi Thích Ca Phật diệt độ, A Di Đà Phật vẫn còn đang thuyết pháp, thông suốt trước sau đều là như vậy, bất luận lúc nào, bất cứ thời đại nào, kiếp nào, A Di Đà Phật cũng đều đang thuyết pháp, nên Thích Ca Mâu Ni Phật mới nói: “A Di Đà Phật hiện tại thuyết pháp.”

A Di Đà Phật lúc nào cũng thuyết kinh, nhưng ai là người được nghe? Thật thà mà nói, ít ai chính tai được nghe A Di Đà Phật thuyết pháp, nên ở trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Thế Tôn mới khuyên chúng sanh hãy ngày đêm tin tấn thọ trì đọc tụng, biên chép, cúng dường, vì người diễn nói kinh này với tâm thanh tịnh, không sanh ưu não, để trong tương lai có thiện căn được chính tai nghe A Di Đà thuyết pháp bằng một thứ diệu âm. Đương nhiên, diệu âm ấy không phải là tiếng nói hay văn tự, nên chẳng thể dùng các thân căn để nghe, mà phải dùng Tự tánh để nghe. Nói cách khác, để đạt tới cảnh giới ấy, trước hết chúng ta phải dùng kinh điển này làm duyên khởi, giúp trí huệ chân thật trong Tự tánh phát sanh, sau đó mới có thể nghe được tiếng diệu âm thuyết pháp của A Di Đà Phật. Hơn nữa, chữ “hiện tại” được nói trong kinh này, là xét theo Thích Ca Mâu Ni Phật đối với vị Phật ở thế giới bên kia; chớ thật ra A Di Đà Phật hiện tại cũng chính là Thích Ca Mâu Ni Phật hiện tại. Vì sao chúng ta biết? Kinh Hoa Nghiêm nói tới Ngũ phương Như Lai lưu xuất ra từ Pháp Giới Thanh Tịnh Trí của Tỳ Lô Giá Na Phật. Từ Đại Viên Minh Kính trí lưu xuất Đông Phương A Súc Phật, từ Bình Đẳng Tánh trí lưu xuất Nam Phương Bảo Sanh Phật, từ Diệu Quán Sát trí lưu xuất Tây Phương Vô Lượng Thọ Phật, từ Thành Sở Tác trí lưu xuất Bắc Phương Bất Không Thành Tựu Phật. Trí Giác Đại sư bảo, Pháp Giới Thanh Tịnh Trí chính là Tỳ Lô Giá Na Pháp thân Như Lai trụ ở trung ương, hóa ra Ngũ Phương Như Lai, Tứ Nhiếp và Bát Cúng Dường; mỗi vị Phật trong Ngũ Phương Như Lai lại biến ra Tứ đại Bồ-tát, nên có tất cả là ba mươi bảy vị Phật cùng thị hiện (5+4+8+5*4 = 37). Vì Bồ-tát, Tứ Nhiếp và Bát Cúng Dường đều đều là hóa thân do Tỳ Lô Giá Na Phật biến hiện ra, nên tất cả đều là Phật. Thí dụ: Nếu Tỳ Lô Giá Na Phật biến hiện ra một cọng cỏ, thì cọng cỏ ấy cũng chính là Phật; nếu Phật biến hiện ra cành cây thì cành cây ấy cũng là Phật! A Di Đà Phật là một trong ba mươi bảy vị Phật từ Tỳ Lô Giá Na Pháp thân biến hiện ra. A Di Đà Phật lại biến hiện ra Tây Phương Cực Lạc, ao suối, rừng cây, nhà cửa, điện đường, lầu gác, lan can, chim chóc, ánh sáng, hương thơm, âm thanh, mùi vị v.v…, chẳng có thứ nào chẳng phải là Hóa Thân của Tỳ Lô Giá Na Phật, nên chẳng có thứ nào chẳng thể gọi là Phật.

Tứ Nhiếp biến hiện ra từ Tỳ Lô Giá Na Pháp thân chẳng phải là Tứ Nhiếp Pháp thông thường mà chúng ta đã từng nghe qua; Tứ Nhiếp này là các món pháp khí dùng trong Mật Tông: câu (móc), tỏa (dây xích), linh (chuông lắc), sách (dây thừng), dùng để nhiếp thọ hết thảy chúng sanh, nên cũng được gọi là Phật. Mật giáo dùng Bát Cúng Dường bao gồm thiêu hương (hương đốt), tán hoa (rải hoa), đăng (đèn), đồ hương (hương bôi), hoa, man (tràng hoa), ca, vũ để cúng dường Phật và nhiếp thọ chúng sanh, nên cũng được gọi là Phật. Hoa Mạn Đà La cũng được chiếu theo ý nghĩa của ba mươi bảy vị Phật mà lập ra. Vì bốn món pháp khí và tám món cúng dường của Mật Tông đại biểu cho hóa thân Phật, nên đệ tử trong Phật môn khi gặp các món pháp khí và cúng dường ấy liền phát lòng cung kính, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Như vậy, Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà Phật bao gồm trong ba mươi bảy vị Phật biến hiện ra từ Tỳ Lô Giá Na Phật đích xác cũng chính là A Di Đà Phật!

Nếu chúng ta nhìn từ góc độ được nói trong kinh Phạm Võng sẽ thấy có một ngàn một trăm ức hóa thân Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện khắp tất cả thế giới trong mười phương, trong suốt ba thời quá khứ, hiện tại, vị lại. Do đó, chữ “hiện tại Phật” có thể dùng để chỉ chung cho hết thảy chư Phật chớ chẳng phải riêng mình A Di Đà Phật, vì sao? Bởi vì đối với các thân biến hóa của mỗi vị Phật, thân biến hóa này vừa diệt độ thì thân biến hóa kia liền hiện ra; như vậy, hiện tại Phật và quá khứ Phật cũng chỉ là một, chớ đâu phải là hai. Tỷ dụ: Trong phẩm Đều Nguyện Làm Phật của kinh Vô Lượng Thọ Thích Ca Mâu Ni Phật nói: “Thời Phật Ca Diếp, các vị ấy đều làm đệ tử ta, nay cùng gặp lại, đồng cúng dường ta.” Kinh đã nói rõ ràng, trong Hiền Kiếp, vị Phật thứ ba Phật Ca Diếp cũng chính là vị Phật thứ tư Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau khi Ứng Hóa Thân Ca Diếp Phật thị hiện diệt độ, lại biến thành Ứng Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật; cả hai vị Phật này chỉ là một, chớ chẳng phải hai. Tóm lại, A Di Đà Phật hiện tại cũng chính là Thích Ca Mâu Ni Phật hiện tại. Hiện nay, Thích Ca Phật đã diệt độ rồi, chúng ta chẳng có cơ hội thân cận Thích Ca Mâu Ni Phật nữa; nhưng khi chúng ta vãng sanh Tây Phương, thân cận A Di Đà Phật, thì chẳng khác gì đang thân cận Thích Ca Mâu Ni Phật, vì Thích Ca và Di Đà đều là hóa thân của Tỳ Lô Giá Na Phật. Do vậy, ý nghĩa của chữ “hiện tại” được nói trong kinh này rất sâu xa.

Kinh Vô Lượng Thọ nói, ở thế giới bên kia, Bồ-tát Cực Lạc đang cung kính vây quanh Phật A Di Đà nghe pháp, ở bên đây chúng sanh Sa-bà cũng đang cung kính vây quanh Thích Ca Mâu Ni Phật nghe pháp. Như vậy, Bồ-tát Cực Lạc và người Sà Bà đang cùng vây quanh một vị Phật để nghe pháp, chớ đâu phải hai. Thế mới biết, chư Phật nhiều đến ngần ấy, biến hóa khôn cùng, nhưng đều là cùng một Pháp thân của Tỳ Lô Giá Na Như Lai biến hóa ra, đúng như kinh luận thường nói: “Mười phương ba đời chư Phật, cùng chung một Pháp thân.” Nếu đã biết mười phương ba đời chư Phật đều cùng chung một Pháp thân, thì một vị Phật này là hiện tại, hết thảy các vị Phật kia cũng đều là hiện tại. Do vậy có thể biết, Phật há có thật sự nhập Niết-bàn chăng? Trên thật tế, Phật chẳng hề nhập Niết-bàn! Kinh nói Phật nhập Bát Niết-bàn là nói với người căn tánh trung hạ, tức là nói với Thanh văn, Duyên giác và Quyền Giáo Bồ-tát trở xuống; còn đối với Bồ-tát cấp cao, Phật chẳng nói như vậy, vì sao? Bởi vì Bồ-tát cao cấp thấy chẳng có sanh tử cũng chẳng có Niết-bàn thì làm sao Phật có thể nói nhập Niết-bàn. Vì vậy, trong kinh Đại thừa dành cho Bồ-tát cao cấp, Phật nói: “Vô trụ Niết-bàn, chẳng trụ sanh tử, chẳng trụ Niết-bàn.” Câu nói này hoàn tương đồng với câu nói trong kinh Vô Lượng Thọ: “Tự nhiên vô vi, hư không chẳng lập, đạm bạc an nhiên.” Như vậy, kinh Vô Lượng Thọ cũng chính là một bộ kinh dành cho Bồ-tát cao cấp tham học, người thọ trì kinh này chính đệ tử bậc nhất của Phật trong Nhất thừa Phật pháp!





    « Xem chương trước «      « Sách này có 1485 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 44.201.97.138 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách ... ...

Việt Nam (233 lượt xem) - Hoa Kỳ (33 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...