Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Chấm Dứt Sự Lạc Đường »» Chấm Dứt Sự Lạc Đường »»

Chấm Dứt Sự Lạc Đường
»» Chấm Dứt Sự Lạc Đường

Donate

(Lượt xem: 6.578)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Chấm Dứt Sự Lạc Đường

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Lời của Ta không thể nghĩ bàn, nên không một ai có thể thấy,
Nhưng lời của Ta là mọi sự, nên mọi người có thể hiểu được.
Đức Phật

Để đạt được trạng thái thuần tịnh của cõi Phật, thói quen của chúng ta phải được tịnh hóa. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta có quan điểm chấp nhận nền tảng phi thực thể của tâm. Vào ban ngày, một người có thể tắm rửa thân họ sạch sẽ, nhưng ban đêm, vẫn có thể mơ thấy họ bẩn. Thói quen không thể được tịnh hóa bởi những phương pháp vật thể. Chúng được tịnh hóa bằng những thực hành tâm linh.

Nếu tin rằng tâm là suối nguồn của mọi hình tướng có thật và không thật, chúng ta có thể quyết định chọn tâm là vô hạn và tin vào Phật tánh của mình gây cảm hứng cho chúng ta thực hành. Sau đó, do nhận ra ngay cả chỉ một tia lửa rõ ràng của tánh giác tự nhiên, tia lửa này có thể trở thành ngọn lửa vĩ đại thiêu đốt mớ hỗn độn nhầm lẫn của thói quen nhị nguyên và là khởi nguyên của hình tướng quang minh bao la của hư không giác ngộ vô lượng.

Giáo lý đạo Phật hiển lộ rằng tâm là nền tảng của vô lượng hiện tượng khác nhau, khuyến khích chúng ta tác động vào hiện tượng của riêng mình để có thể cố gắng tạo ra năng lượng tích cực qua mục đích tích cực nhằm vượt lên thói quen của mình và nhận ra tánh giác tự nhiên. Nhưng nhiều người có quan điểm dựa trên sự hiểu sai về Phật giáo, giống như mũi tên bắn đi trước khi tìm thấy mục tiêu. Điều này cản trở việc có thể nhận ra ý nghĩa thực sự của giáo lý đạo Phật, để cho sự mâu thuẫn không tỉnh giác xuất hiện.

Một số người nghĩ rằng Phật giáo là một loại triết học chứ không phải tôn giáo; nhưng đạo Phật chẳng phải là triết học đoạn kiến hay tôn giáo thường kiến. Đây là một điều sai lầm hoàn toàn mà nguồn gốc là việc đánh giá vật chất, tạo ra do những người cố tìm hiểu về Phật giáo nhưng chỉ chú tâm vào những đối tượng của nó, những khía cạnh vật chất vì thói quen vật chất của chính họ. Do chỉ chú ý vào những hình tướng bên ngoài và những hoạt động của các tổ chức và học giả Phật giáo, họ chỉ thấy những nghiên cứu và tranh luận của các Phật tử ấy mà không hiểu rằng mục đích của việc nghiên cứu nhằm dẫn đến việc thực hành và mở ra trí tuệ. Vì thế, khi quyết định cần phải nghiên cứu và tranh luận cái gì cũng tương tự như các lý luận được chắt lọc của học thuyết thế gian vi tế, họ tự biện hộ rằng các giáo lý tối thượng của Phật giáo phải là triết học. Họ không thấy được các thiền giả đang thực hành một cách kín đáo, và họ không thấy sự phát triển của các phẩm tính tâm linh, bí mật tự nhiên, không thể nghĩ bàn của các thiền giả, vốn không thể quan sát thấy được vì chúng vô hình.

Quan điểm của đạo Phật là nhận ra rằng chúng ta phải không trụ trong hiện tượng thông thường vì đi theo một triết học thế gian giới hạn theo những lý luận vật chất thông thường. Chúng ta phải quyết định tăng hiện tượng thanh tịnh bằng cách đi theo triết học tâm linh vượt lên những lý luận bình thường và dẫn đến giác ngộ. Triết lý của đạo Phật hoàn toàn thuộc về tâm linh. Mục đích nhằm bác bỏ quan điểm của hai cực đoan thường kiến và đoạn kiến bằng những phương tiện thiện xảo của trí tuệ, để giải thoát tất cả chúng sanh đến giác ngộ.

Một số người đoạn kiến nói riêng, nghĩ rằng Phật giáo chỉ là một loại triết học chứ không phải tôn giáo. Điều hiểu lầm này là kết quả của việc chấp giữ tư tưởng đoạn kiến vốn không chấp nhận những phẩm tính vô hình, không thể nhận thức của trí tuệ bất nhị có thể xuất hiện một cách vô hình hoặc hữu hình. Vì quan điểm đoạn kiến bị giam hãm bởi những lý luận của tâm nhị nguyên, thực tế không thể sử dụng nó để xác định hay đánh giá các phẩm tính của đạo Phật một cách sâu sắc và rõ ràng, bởi vì chúng vượt lên nhận thức thông thường. Ngay cả sự khác biệt giữa phẩm tính bình thường và phẩm tính tâm linh cũng không thể phân tích được

Nếu tất cả những gì nhận biết được là những gì được phản chiếu trong một tấm gương nhỏ như thể không có gì khác hiện hữu, nhiều hình tướng và màu sắc có thể xuất hiện mà không được thấy. Tuy vậy, giống như một mặt biển yên tĩnh mới có thể phản chiếu ánh sáng của vô số vì sao, Phật giáo có thể phản chiếu vô số quan điểm làm lợi ích cho chúng sanh, bao gồm nhiều loại triết học khác nhau, không bị giới hạn bởi bất cứ triết học cá biệt nào.

Cốt lõi của chủ nghĩa hư vô là không tin vào bất cứ những gì vượt lên hình tướng của hiện tượng vật chất có thể nhận thức được, vì không có sự tỉnh giác hay nhận biết của hiện tượng vượt lên thực tại và nhận thức của tri giác thông thường bị che ám. Sự hoài nghi này không chỉ giới hạn ở những người đoạn kiến hiện tại, bởi vì quan điểm đoạn kiến đã tồn tại từ khi loài người hiện hữu. Điểm khác nhau duy nhất giữa quan điểm đoạn kiến quá khứ, hiện tại và tương lai theo một cách đặc biệt là vật chất được sử dụng trong một hoàn cảnh không gian và thời gian nào đó.

Quan điểm đoạn kiến chỉ tin vào cuộc sống lúc này là kết quả của việc coi vật chất là thành phần nền tảng của mọi hiện tượng, vật chất ấy bao gồm thân thể chúng ta, chủ thể nguyên tố thô nặng, bất cứ những gì xuất hiện từ những nguyên tố thô nặng này và bất kỳ những gì có thể nhận thức. Có nhiều cách khác nhau để hiểu vật chất trong chân lý tương đối, vì có vô số chân lý tương đối. Chủ nghĩa hư vô có nghĩa bị nắm giữ trong mỗi hoàn cảnh tạm thời của chân lý tương đối và tin vào thực tại của nó, nên sự nhận thức về vật chất có vẻ có thật.

Từ quan điểm của đạo Phật, mọi sự hiện hữu trong luân hồi là vật chất. Khởi nguyên của vật chất là tâm nhị nguyên. Không có sự kết thúc đối với vật chất vì không có sự kết thúc đối với nhận thức của tâm nhị nguyên. Bất cứ khi nào Phật tánh của chúng sanh bị sai sử và tâm nhị nguyên xuất hiện, những tham dục thông thường và vô số hiện tượng của nghiệp nguyên tố phát sinh, đó là mọi tổng thể của vật chất.

Vật chất chỉ hiện hữu trong những hoàn cảnh đa hợp của chân lý tương đối như những hình tướng độc lập, tương đối. Nó không chỉ là kết quả của nhận thức; nó cũng có thể là nguyên nhân không thể nhận thức, vì tất cả những gì tạo ra vật chất là chính tự thân vật chất, giống như những khái niệm không thể nhận thức. Vật chất chỉ xuất phát từ khái niệm hoàn cảnh gốc của chủ thể và hoàn cảnh góp phần của thời gian, nơi chốn trong đó hiện tượng khách thể xuất hiện. Vì tâm chúng sanh là vô tận, chúng tạo ra vô số khái niệm nên tạo ra vô lượng vật chất.

Vật chất không chỉ là một phần của điều gì đó. Nó là toàn bộ hình tướng bao la của sinh tử hiện hữu, trừ phi nó được chuyển hóa thành hình tướng trí tuệ trong sáng, bao la, phi vật chất, vượt lên mọi hỗ tương nhân quả. Đây là ý nghĩa của phi vật chất. Trí tuệ phi vật chất là vô chướng ngại và tỏa khắp mọi nơi trong luân hồi và niết-bàn, là lòng bi tự thành tựu, phi khái niệm, nên nó có thể xuất hiện trong vật chất, nhưng không bao giờ trụ ở đó. Bản chất của nó luôn là phi vật chất, đó là phẩm tính của Đức Phật.

Phi vật chất có thể nhận ra từ những quan điểm khác nhau trong Phật giáo để vượt khỏi đoạn kiến. Những người theo Phật giáo Tiểu Thừa tin tưởng vào sự tách khỏi vật chất qua sự nhận biết của vô ngã. Đối với những người theo Phật giáo Đại Thừa, bất kỳ hình tướng vật chất nào cũng chỉ là thói quen và không có nền tảng thực tế, giống như hình ảnh của mặt trăng phản chiếu trong nước; nó chỉ là sự phản chiếu như huyễn của tâm, và tâm không hiện hữu vì tâm vượt lên sự tạo tác. Với những người theo Phật giáo Kim Cương Thừa thì vật chất thông thường là trong sáng tự nhiên, nên bất cứ những gì xảy ra đều thực sự là hình tướng thanh tịnh, và bất kỳ hình tướng thanh tịnh nào cũng đều là Bổn Tôn.

Một số người đoạn kiến nghĩ rằng có sự phù hợp giữa quan niệm của người Phật tử và người đoạn kiến, so sánh chúng nhằm cho thấy rốt ráo chúng như nhau. Nhưng cho dù có bao nhiêu sự tương đồng tạm thời có vẻ thấy được, những quan niệm đoạn kiến luôn nối kết trực tiếp hay gián tiếp đến đặc tính vật chất hữu hình, và những quan niệm của người Phật tử luôn nối kết trực tiếp hay gián tiếp đến những phẩm tính tâm linh vô hình. Phật giáo chỉ sử dụng quan niệm vật chất hữu hình và hiện tượng vô thường của vật chất một cách bề ngoài như một hỗ trợ để tạo sự nối kết với bản chất vô hình của chúng. Ngoài ra hư vô chủ nghĩa và Phật giáo luôn có một mục tiêu khác biệt. Mục đích của người đoạn kiến không bao giờ vượt khỏi giới hạn quan niệm tạm thời của vật chất. Mục tiêu của người Phật tử là tăng trưởng trí tuệ phi vật chất, là đại lạc an bình bất động. Trong đạo Phật, nền tảng của quan điểm, con đường thực hành, và kết quả của hành động luôn kết nối với sự giác ngộ không thể nghĩ bàn.

Trong lúc người đoạn kiến thấy chân lý tương đối là sự quy định, thực sự hiện hữu của một thực tại xác định, người Phật tử lại thấy chân lý tương đối như sự linh hoạt, như kết quả tạm thời của những hiện tượng riêng và chung của con người khác nhau. Vì mọi hiện tượng được thâm nhập vào tính chủ quan của chúng ta. Tín đồ đạo Phật tin rằng cả hai chủ thể và đối tượng là lừa dối chúng ta và mọi hiện tượng bao gồm chính ta thực tế là vô ngã.

Người đoạn kiến không bao giờ tin rằng ý thức và hoàn cảnh xuất hiện qua nghiệp được tạo ra bởi những thói quen đã gieo trồng trong thức a-lại-da, thức nền tảng của tâm. Họ nghĩ rằng ý thức hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất, khi cái chết xảy đến và hoàn cảnh của vật chất tan biến, tâm cũng biến mất. Mặc dù việc chấp nhận kết nối giữa vật chất và tâm này, sự kết nối chỉ tạo ra qua vật chất. Do đó, họ suy nghĩ rằng tâm hiện hữu chỉ vì hiện tượng có thật mà không nhận ra rằng hiện tượng có thật chỉ hiện hữu vì có tâm.

Một số người thường kiến nghĩ rằng đạo Phật là một dạng của hư vô chủ nghĩa. Thường vì họ tin rằng Phật giáo không có thượng đế, có nghĩa là họ nghĩ người Phật tử không lệ thuộc vào những gì tương tự như đa thần hoặc đi theo những truyền thống hữu thần như người thường kiến. Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng một số người dường như là người thường kiến có thể thực sự có quan điểm gần gũi với chủ nghĩa hư vô mà không nhận ra điều đó, nếu niềm tin của họ xuất phát từ và lệ thuộc vào những quan niệm có thật. Họ có thể chỉ đi theo truyền thống thường kiến mà không thực sự nối kết tâm họ với sự tin tưởng này. Theo cách đó, niềm tin của họ chỉ có thể là vẻ có thật bên ngoài và giống như bất kỳ ảo tưởng đoạn kiến nào khác của thực tại. Mặc dù những hình tướng tâm linh có thể xảy ra trong cả hai hình thức hữu tướng và vô tướng, những phẩm tính tâm linh không thể được nhận biết chỉ do chấp nhận những sắc tướng của truyền thống thường kiến, đa thần, và tin tưởng với một quan điểm vật chất.

Ngoài ra, một số người thường kiến nghĩ rằng Phật giáo là một dạng của chủ nghĩa hư vô vì họ hoàn toàn hiểu sai ý nghĩa quan điểm đại rỗng rang của đạo Phật, và đặc biệt là quan điểm đại rỗng rang của giáo lý Trung Quán. Cái thấy của tánh không của người Phật tử bị hiểu lầm là chân không, sự không có gì cả của người đoạn kiến. Đó là một phủ nhận về mọi hiện tượng và một sự vô cảm không có thượng đế. Sự hiểu sai này được tạo ra do thiếu nghiên cứu xuyên suốt quan điểm của Đại Thừa như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã hiển bày, và nhiều vị thầy siêu phàm, bao gồm tổ Long Thọ đã giải thích.

Trong giáo lý Đại Thừa, theo nền tảng, cái thấy vô ngã của sự vô ngã của bản ngã cá nhân và sự vô ngã của hiện tượng được thiết lập thoát khỏi hoạt động tâm thức để không bám chấp vào hiện tượng hoặc gây ra những chủng tử luân hồi. Nhưng cho đến khi tâm nhị nguyên biến mất vào tâm tỉnh giác bất tận của riêng hành giả qua thiền định, sự giác ngộ bao la, không thể nghĩ bàn của Đức Phật vẫn hiện hữu một cách khách quan như sự phản chiếu của Phật tánh chủ thể. Do vậy, theo con đường, không trụ trong sự không có gì cả, sự thực hành của đại dương tích lũy công đức và trí tuệ được hoàn tất, biển sinh tử của chúng sanh được chín muồi vào quả giác ngộ, và đại dương các cõi tịnh độ được đạt đến, để hợp nhất chủ thể Phật tánh và khách thể chư Phật, trở thành phẩm tánh vô lượng của giác ngộ. Theo kết quả, sự hiện hữu khách thể của vô lượng, không thể nghĩ bàn chư Phật giác ngộ được hợp nhất với chủ thể Phật tánh trở thành tính thống nhất của hiện tượng luôn vô lượng, không thể nghĩ bàn của vị Phật giác ngộ. Chư Phật không thể nghĩ bàn này luôn vượt khỏi sự trống không của người đoạn kiến và tất cả chư thần trong tưởng tượng của người thường kiến.

Đại rỗng rang trong sáng của hư không là Pháp Thân, bất khả phân với Sắc Thân, đó là hiện tượng thanh tịnh của Báo Thân và Hóa Thân. Vì phẩm tính của Pháp Thân luôn trong sáng, chưa từng rơi vào thuyết thực thể của thượng đế người thường kiến. Ngoài ra, vì nó trong sáng, nó là sự vô chướng ngại tự nhiên, bất khả phân với sự xuất hiện không thể nghĩ bàn, bất tận, không thể sai lầm của Sắc Thân. Thế nên, nó chưa từng rơi vào chỗ "không có gì cả" của thuyết hư vô. Điều này cho thấy một sự phủ nhận hiện tượng không hiện hữu trong nền tảng, con đường và kết quả của Đại Thừa. Ý nghĩa của điều này là sự giải thoát vĩnh viễn khỏi hai cực đoan của thuyết hư vô và vĩnh cửu, đó là thân hình tướng của Pháp thân.

Lòng bi của chư Phật là hình tướng tự nhiên của Pháp Thân giác ngộ đại rỗng rang, là bằng chứng Phật giáo không phải là thuyết đoạn kiến. Chư Phật làm lợi ích chúng sanh một cách liên tục và bất tận như một kết quả của sự tích lũy của cầu nguyện và khao khát cho chúng sanh của chư Bồ Tát trước khi các Ngài đạt Phật quả. Thậm chí khi chư Phật giác ngộ, lợi ích này vẫn tiếp tục, mặc dù với chư Phật, không còn đối tượng chúng sanh để làm lợi ích hay chủ thể làm lợi ích. Chư Phật không có mục đích nhị nguyên ban những mong ước của chúng sanh. Tuy vậy, sự lợi ích tự nhiên không nỗ lực vẫn xảy ra, giống như ngọc quý xuất hiện tự nhiên trên cây như ý. Tất cả giáo lý của chư Phật là sự hiển lộ vô mục đích của trí tuệ cộng hưởng vô chướng ngại. Vì vậy, không có bất kỳ cách nào để hiểu sai Phật giáo là thuyết hư vô.

Một số người nghĩ rằng Phật giáo là một dạng của thuyết vĩnh cửu. Qua sự hiểu sai, họ không nhận ra rằng khi những tín đồ đạo Phật cầu nguyện, thờ cúng, cúng dường đến bất cứ những khía cạnh tối thượng nào của chư Phật hoặc những hình tượng hữu hình hay vô hình của các Ngài, đó cũng không phải là quan điểm của thuyết vĩnh cửu.

Cốt lõi của quan điểm vĩnh cửu chung là thượng đế và cõi trời có một cuộc sống vĩnh cửu, phân biệt với hiện tượng riêng. Thượng đế mà người thường kiến tin tưởng được chuyển thành đối tượng, hoặc những vị thần này được xem là hiện hữu có thân tướng, hay vô hình, như một vị thần độc nhất hoặc đa thần. Đây là vì bản tánh cốt tủy của tâm bị tách khỏi bản tánh cốt tủy của vị thần. Mặc dù quan điểm thường kiến dường như có thể nối kết người thờ phượng với những vị thần của họ, những vị thần này không được nhận ra như sự phản chiếu của tâm. Vì người đoạn kiến không có quan điểm rằng Phật tánh sẵn có trong chúng ta, họ luôn liên quan với những vị thần của họ như sự hiện hữu độc lập khởi nguyên từ chính tâm họ. Mục tiêu của người Phật tử là vượt lên tính nhị nguyên này bằng cách chuyển hóa sự phân biệt của bản ngã với người khác thành Bổn Tôn vô hình, đó là sự giác ngộ. Người Phật tử tin rằng Bổn Tôn chỉ xuất hiện như kết quả của nhận thức thanh tịnh của chính họ, và chỉ qua nhận thức này tâm nhị nguyên được vượt lên.

Ngay cả trong Phật giáo, một số người theo giáo lý Tiểu Thừa nghĩ rằng Phật giáo Đại Thừa là thường kiến vì sự hiểu sai giáo lý Đại Thừa của họ, về sự xác quyết của hình tướng Báo Thân quang minh luôn biểu hiện. Tuy nhiên, tính chất xác quyết luôn xuất hiện của Đại Thừa không phải là thường kiến vì sự xuất hiện này chỉ là sự tự biểu hiện, chưa từng tách khỏi đại rỗng rang. Nó là sự tự nhiên, trong sáng rực rỡ của hư không, thoát khỏi thực tại của bất cứ đối tượng thượng đế vĩnh cửu nào. Nó không bao giờ được cụ thể hóa thành đối tượng vĩnh cửu.

Từ quan điểm của Đại Thừa, mỗi chúng sanh đều có tiềm năng Phật tánh từ vô thủy. Vì vậy, mục đích thực hành là để đánh thức tánh giác không thể chia cắt của hành giả với bản tánh sẵn có này. Từ quan điểm của Phật giáo Kim Cương Thừa cao cấp, chưa có ai đã từng cách biệt với tất cả chư Phật. Đó là lý do tại sao thậm chí thực hành của Kim Cương Thừa sử dụng kết quả của các mandala chư Phật như con đường. Vị Phật thanh tịnh chưa từng cách biệt với biểu hiện của tánh giác tự nhiên, đó là vượt lên tính nhị nguyên. Nhưng chừng nào người Phật tử còn hiện tượng nhị nguyên, họ thờ phượng đối tượng Bổn Tôn một cách khách quan để tịnh hóa tính nhị nguyên này bằng việc chuyển hóa nhận thức thông thường của chủ thể và đối tượng thành hiện tượng đức Phật không mâu thuẫn. Như một kết quả của thực hành tịnh hóa những che ám và gia tăng tự tín, tín đồ đạo Phật tin rằng họ có thể trở thành một với Bổn Tôn và cõi tịnh độ.

Trong thế gian thực hữu này, khi một người sống trên một châu lục không thể thấy những châu lục khác không có nghĩa rằng những châu lục khác không hiện hữu. Tương tự, những Phật tử tin rằng vô lượng cõi tịnh độ phản ánh hiện hữu của tâm ngay cả khi do thiếu nhận thức và niềm tin, họ không thể thấy chúng vì đại dương nghiệp che chướng của họ. Không thể nhận biết cõi tịnh độ mà không nhận ra căn nguyên của sự phản ánh thiêng liêng, là tâm trí tuệ của mỗi cá nhân. Thế nên, người Phật tử thực hành để tịnh hóa những nhận thức thông thường và thấy những gì tự nhiên ở đó.

Theo giáo lý của nhiều học giả thông tuệ và các vị thánh, Bổn Tôn và cõi tịnh độ của các Ngài có thể dường như hiện hữu xa cách chúng ta chừng nào chúng ta còn dựa trên chân lý tương đối. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng chúng ta phải du hành với thân nghiệp của mình để đạt tới các Ngài. Chừng nào còn tâm nhị nguyên, chúng ta không thể tránh khỏi dính mắc vào những đối tượng vô hình hay hữu hình của sự tưởng tượng chúng ta. Thế nên, ngay cả nếu tự xem chính mình là Phật tử, chúng ta không thể phớt lờ mạnh mẽ và bất kính hay vô lễ với những đối tượng tích cực cho đến khi nào chúng ta siêu vượt lên sự phân chia giữa chủ thể và đối tượng.

Khi chúng ta bất khả phân với cõi tịnh độ và Bổn Tôn của cõi tịnh độ thì không còn sự phân biệt giữa việc Bổn Tôn và cõi tịnh độ sẽ tìm đến chúng ta hay chúng ta đi đến đó. Không có cách biệt nào giữa sự hiện hữu bên ngoài và bên trong, bởi vì thói quen nhị nguyên tan biến vào cái một bất hoại và mọi thứ trở nên bất khả phân. Điều này không giống như suy nghĩ của con người đã phân chia nguyên tố bên ngoài và bản chất bên trong. Cõi tịnh độ là tâm trí tuệ, và tâm trí tuệ là cõi tịnh độ. Cung điện của Bổn Tôn là Bổn Tôn, và Bổn Tôn là cung điện của Bổn Tôn. Tính bất khả phân này được gọi là đại hợp nhất.

Theo con đường giác ngộ, khi Phật tử tích lũy công đức bằng việc quán tưởng và thờ phụng chư Phật Bổn Tôn trí tuệ vô thượng một cách khách quan, họ tịnh hóa mọi nhận thức sinh tử bằng cách không trụ liên tục trong chủ thể thông thường theo thói quen của bản ngã họ, vốn là nguyên nhân đau khổ. Sau đó, dần dần họ sẽ đạt được bất khả phân trong đại hư không vô chướng ngại của vô lượng cúng dường của sự tự hiện. Cũng giống như sự phản chiếu trở lại của chính mình trong một gương không tì vết, người cúng dường, người nhận cúng dường, và tự thân sự cúng dường là không khác biệt. Đó là lý do tại sao nói rằng trí tuệ là sự phô diễn của trí tuệ.

Để nhận ra điều này và để Phật tánh của mình nở rộ, chúng ta phải có niềm tin vào tất cả chư Phật và những bậc siêu phàm hiện hữu khắp mọi nơi cho đến khi trở thành sự rộng mở bất khả phân của giác ngộ. Nếu không có niềm tin vào chư Phật bên ngoài, đó là một dấu hiệu không tin vào Phật tánh bên trong của mình. Chừng nào còn không tin vào Phật tánh trong chính chúng ta, những phóng chiếu quỷ thần của tâm thông thường sẽ xảy ra và chúng ta sẽ nghĩ rằng họ có một thực tại khách quan, một cách biệt.

Nếu đôi lúc người ta có những hoàn cảnh khách quan với năng lượng tiêu cực mà họ định danh như những ma quỷ siêu nhiên đặc biệt từ chính thói quen tiêu cực phóng chiếu qua nhiều kiếp của họ, họ xây dựng những phản chiếu của năng lượng tiêu cực. Họ cảm thấy những ma quỷ này đang làm hại họ nên cố gắng ngăn chận chúng, thoát khỏi chúng, hay trục trừ chúng. Do không nhận ra Phật tánh, họ không thấy rằng những ma quỷ này được tạo ra bởi chính tâm họ và phản chiếu lại họ.

Nếu đôi khi họ có những hoàn cảnh tích cực mà họ định danh là những nam thần và nữ thần siêu nhiên từ thói quen tích cực phóng chiếu trong nhiều kiếp của họ, họ xây dựng sự phản chiếu của năng lượng tích cực. Họ cảm thấy chư thần nam, nữ này đang lợi ích cho họ và cố gắng hình dung, thấy được, và thờ phụng các vị ấy. Do không nhận ra Phật tánh, họ không thấy rằng chư thần nam, nữ này được tạo ra bởi chính tâm họ và phản chiếu lại họ.

Do vậy, bất cứ khi nào sự tiêu cực đã tạo ra trong nhiều kiếp quay trở lại với những người tin vào thượng đế bất tử, họ nghĩ rằng thượng đế của họ đã phụ lòng tin và họ đã phản bội lại thượng đế. Họ thờ cúng thượng đế để nhận được những hiện tượng và hoàn cảnh tốt đẹp, nghĩ rằng điều này sẽ làm cho họ sống thành công phát đạt trong đời này và sau khi chết họ có thể lên thiên đường. Nhưng nếu những hoàn cảnh tiêu cực đột nhiên xảy đến như bệnh tật, chiến tranh, thiên tai, hay bất cứ những gì làm cho họ đau khổ, họ không nhận ra rằng những hoàn cảnh này là nghiệp kết quả mà họ đã tạo ra từ những thói quen nhị nguyên trong nhiều kiếp. Lỗi lầm này được tạo bởi những người không tin vào Phật tánh hoặc không tin tưởng vào sự giác ngộ. Vì không biết về hệ thống nghiệp và thiếu nhận thức rằng mọi hiện tượng được tạo ra bởi tâm, họ luôn luôn hướng ngoại.

Vì những người này không thể giải thích những hoàn cảnh xấu của mình, họ nghĩ rằng chính thượng đế của họ tạo ra những hoàn cảnh đó, mà thực tế là chính họ đã tạo ra. Do vậy, tin rằng thượng đế của họ là xấu vì tạo ra tiêu cực, họ từ bỏ Ngài. Điểm then chốt của lỗi lầm này, mặc dù nó được tạo ra bởi thường kiến, trong thực tế lại là thói quen đoạn kiến muốn được thưởng công nhanh chóng, cụ thể. Điều này luôn gây ra sự tự hủy hoại.

Theo Phật giáo, tiêu cực không do thượng đế tạo ra. Thậm chí nếu người ta sẵn sàng từ bỏ thượng đế của mình khi hoàn cảnh xấu phát sinh, họ không thể thực sự làm điều này trừ phi tâm nhị nguyên được từ bỏ, giống như họ không thể từ bỏ cái bóng của mình trừ phi từ bỏ thân thể họ. Họ phiền trách thượng đế vì tin tưởng thượng đế là đấng sáng tạo. Tuy ý tưởng thượng đế là đấng sáng tạo xuất phát từ sự sáng tạo nhưng lại là do chính tâm của họ. Những người này nghĩ rằng đối tượng sáng tạo phản bội lại chủ thể sáng tạo, vì họ nghĩ rằng thượng đế của họ đã tạo ra họ và những hoàn cảnh, sau đó làm họ đau khổ và trừng phạt họ. Nhưng việc từ bỏ thượng đế chỉ là chủ thể sáng tạo phản bội lại đối tượng sáng tạo. Không có bằng chứng của việc ai phản bội ai, và những đối tượng này chỉ liên tục xoay vòng giữa những phản bội với những thói quen thường kiến và đoạn kiến cùng dẫn đến trạng thái đơn điệu buồn tẻ.

Phật giáo không gây ra sự phản bội giữa chủ thể và đối tượng, mà dạy cách làm thế nào đi vượt lên chủ thể và đối tượng qua việc sử dụng sự chảy ngược của hiện tượng tích cực, năng lượng tích cực để đạt được giác ngộ.

Những người có niềm tin vào Phật giáo Đại Thừa đều hoàn toàn tin tưởng vào Phật tánh của mỗi chúng sanh và tin rằng mọi người đoạn kiến và thường kiến đều có tiềm năng giác ngộ. Vấn đề duy nhất của chúng sanh là họ khăng khăng tiếp tục lựa chọn, chấp giữ những thói quen thường kiến và đoạn kiến qua nhiều kiếp trong sự sinh tử chắc chắn của họ, và không tin vào Phật tánh.

Từ quan điểm của đạo Phật, không có sự tách biệt, hiện hữu độc lập của thường kiến hay đoạn kiến, vì Phật tánh thâm nhập khắp tâm thức của mỗi chúng sanh. Bất kỳ ai có tâm, bao gồm đoạn kiến và thường kiến, đều có Phật tánh, và có thể giác ngộ tương tự như Đức Phật. Thuyết hư vô và vĩnh cửu chỉ là những khía cạnh của tâm, được tạo ra bởi sự sai lầm nhị nguyên. Ngay cả dù người thường kiến và đoạn kiến không chấp nhận tiềm năng của Phật tánh, không thắc mắc rằng vào một lúc nào đó cuối cùng thì họ có thể nhận ra nó qua hoàn cảnh gốc của Phật tánh họ gặp gỡ trợ duyên là của giáo lý đức Phật.

Những thói quen của thuyết đoạn kiến và thường kiến chỉ là sự lưỡng lự tạm thời của tâm. Khi một thói quen ngủ yên, thói quen khác dễ nhận thấy, giống như nước sông, khi thủy triều lên thấy được một ít cục đá và khi thủy triều xuống, nhiều cục đá xuất hiện. Trong một tâm duy nhất, đôi khi thói quen đoạn kiến bày tỏ ra ngoài, và thỉnh thoảng thói quen thường kiến lại được thấy rõ, nhưng bản chất tâm mỗi chúng sanh là Phật tánh. Trong thực tế, mọi thuyết hư vô và vĩnh cửu đều tương tự như Phật giáo nếu họ tự hiệu chỉnh và rộng mở để trở thành như họ vốn là. Chỉ qua sự ngộ nhận của tâm, thói quen của một quan điểm khác được hình thành và một vị trí được chiếm chỗ, được định danh là thường kiến hay đoạn kiến. Hơn thế nữa, những cõi khác nhau của thuyết hư vô hoặc vĩnh cửu không hiện hữu. Do vậy, để không hao tốn tâm mình vì trạng thái của luân hồi, chúng ta phải tin vào giáo lý siêu phàm của Phật giáo đến khi đạt tới niềm tin tự hiệu chỉnh nhằm đạt được giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh.

Một số học giả nghĩ rằng chỉ có Giáo Pháp Tiểu Thừa là Phật giáo chính thống. Hoặc họ nghi ngờ giá trị của Giáo Pháp Đại Thừa và Kim Cương Thừa hoặc họ nghĩ rằng hai thừa này là thường kiến. Qua sự giải thích mô phạm của họ về một số bản văn nào đó, những học giả này nghĩ rằng họ có bằng chứng lịch sử để xác định giáo lý nào là chính thống. Nhưng sự chứng minh thông thái của họ không chứng minh được bất kỳ điều gì. Nó chỉ làm che chướng Phật tánh của họ nhiều hơn khiến họ không thấy bản tánh bao la, sâu thẳm của giáo lý chư Phật và lạc mất sự nối kết của họ với tinh túy không thể sai lầm của Phật giáo. Điểm chính yếu của Phật giáo có thể bị bỏ lỡ qua thói quen đoạn kiến của sự quy chiếu, ý niệm thông tuệ, vội vàng nhìn thoáng qua những bản văn đặc biệt để tìm câu trả lời cần thiết cho những thắc mắc về những phẩm tính phi vật chất siêu phàm, và không nhìn kỹ vào bản tâm. Phật giáo không thể định nghĩa hay hiểu được chỉ nhờ sách vở dài dòng, mà cần phải xây dựng một quan điểm sâu xa với niềm tin, ân phước, giáo lý trí tuệ, và sự thực hành thiền định để có thể tìm hiểu ý nghĩa thâm sâu của Phật giáo.

Một số người nghĩ rằng chỉ có những bản văn của Phật giáo Tiểu Thừa được viết bằng Phạn ngữ là giáo lý Phật giáo chân xác. Họ tin rằng đang tinh luyện Phật giáo với niềm tôn kính vĩ đại bằng cách chỉ chấp nhận giáo lý đức Phật có thể được công nhận có giá trị với tài liệu hiển nhiên, tính lịch sử của những bản văn Phạn ngữ chính thống. Nhưng luận điểm này là thiếu tôn kính thực sự. Qua nền tảng vô minh về những phẩm tính không thể nghĩ bàn của giáo lý chư Phật, nó phỉ báng ngữ của đức Phật và làm người khác lầm đường do tự ý thêm vào quan điểm hiểu sai của nó. Do cố gắng giới hạn sự vô biên của giáo lý đức Phật thành một dạng đặc biệt để có thể làm vững chắc bằng tài liệu chứng minh theo hiện tượng chung, và hiện tượng thông thường, nó bác bỏ những khía cạnh rộng mở khác làm lợi ích chúng sanh với những khả năng sắc bén. Chấp giữ cái thấy này là mâu thuẫn ngay cả với viễn cảnh của riêng nó, và là một dấu hiệu không tin vào sự toàn giác của chư Phật, những bậc có thể hiển lộ những giáo lý vô hạn.

Ngay cả dù những người này không thể có nghiệp may mắn gặp được giáo lý Đại Thừa và Kim Cương Thừa thì đã có bản văn Đại Thừa hay Kim Cương Thừa được viết theo tiếng Phạn cũng như tiếng Pali và những ngôn ngữ khác. Dĩ nhiên, tiếng Phạn là ngôn ngữ quý báu vì Đức Phật Thích Ca đã giảng dạy bằng tiếng Phạn. Tuy nhiên, không chỉ tiếng Phạn được dùng để viết Giáo Pháp, mà những ngôn ngữ khác cũng có thể dùng bởi các chúng sanh để liên hệ với ân phước của chư Phật. Chẳng hạn như, nhiều bậc siêu phàm đã dịch Giáo Pháp ra tiếng Tây Tạng theo ý nghĩa, để tiếng Tây Tạng có một sự phát triển độc nhất trong các thuật ngữ Phật giáo. Từ sự ban phước của những bậc siêu phàm này, những từ trong Giáo Pháp bằng tiếng Tây Tạng trở nên đầy thực chất.

Đức Phật có dạy trong kinh rằng sự phản chiếu của Ngài tương ứng với thời gian, địa điểm và khả năng của chúng sanh, vì thế điều này có nghĩa là không chỉ có một sự phản chiếu được đặt ra bởi một tâm cứng ngắc. Ngữ trí tuệ của Đức Phật là vô chướng ngại. Như đã được viết trong kinh điển:

Ta sẽ giảng dạy với âm thanh của chư Thiên, với âm thanh của rồng, với âm thanh của dạ xoa, với âm thanh của càn thát bà, và với âm thanh của con người. Dù có bao nhiêu loại âm thanh của chúng sinh hiện hữu, ta sẽ dạy bấy nhiêu loại âm thanh.

Trong Kinh Ánh Sáng Vô Nhiễm cũng nói rằng:

Không biết được âm thanh của tất cả chúng sanh,
Chỉ giảng dạy bằng một góc nhỏ của âm thanh đó là tiếng Phạn,
Như vậy há chẳng phải Đức Phật đã bị làm cho nhỏ bé sao.

Một số người nghĩ rằng chỉ có một truyền thống của Đạo Phật là đúng và những truyền thống khác là sai. Loại chủ nghĩa bè phái phản đối những truyền thống Đạo Phật khác này cho thấy rằng trí tuệ đã không được nhận ra. Nếu tâm không được sử dụng để tạo ra trí tuệ bản ngã nhị nguyên mạnh mẽ bị ám ảnh bởi việc lấy và bỏ, gây ra thù hận đối với những người khác và tạo nên sự bám luyến theo cách của chính họ, đó chính là nền tảng của chủ nghĩa bè phái. Dĩ nhiên, kiên định và tin tưởng vào truyền thống của chính mình là tốt, nhưng không được đánh giá và gây ra thù hận đối với các truyền thống khác, thích hợp với những người có hiện tượng khác.

Chủ nghĩa bè phái dựa trên căn bản sự kiêu mạn sai lầm của ảo tưởng mạnh mẽ của bản ngã nhị nguyên. Nó không được tác động bởi ân phước trí tuệ. Khi thuyết bè phái chiếm chỗ, họ xây dựng sự kiêu mạn khổng lồ. Thậm chí nếu không nói như thế, họ nghĩ rằng cái thấy của chính họ là tốt nhất và họ hạ mình khi chiếu cố đến người khác. Thật nguy hiểm khi để cho họ giảng dạy, vì những đệ tử sẽ bắt chước và nhiều thế hệ sẽ đi theo quan điểm sai lầm của họ. Điều này chỉ gây ra năng lượng tiêu cực và tạo ra những tranh luận lặp lại không cần thiết cho mục đích của bản ngã tự cho mình là đúng.

Mặc dù những môn phái có thể xem là nghiên cứu những giáo lý tâm linh, nhưng chỉ là những suy nghĩ trá hình của tâm nhị nguyên với một vẻ tâm linh bên ngoài. Lý do của sự nghiên cứu những giáo lý tâm linh là để điều phục bản ngã thông thường và mở ra tâm trí tuệ. Bất kể nghiên cứu truyền thống nào, mục tiêu của nghiên cứu là vượt lên cái thấy môn phái. Khi tâm trí tuệ mở ra, một cách tự động sẽ hoàn toàn mất sự quan tâm đến bên ngoài, nghiên cứu thông tuệ và chủ nghĩa bè phái, vì tri kiến bao la của trí tuệ rộng mở xuất phát từ kho tàng tâm trí tuệ. Nếu tâm trí tuệ mở ra không có nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu vẫn đạt được, đó là sự xuất hiện của trí tuệ đức Phật. An trụ trong tâm trí tuệ là không hệ phái.

Một số người nghiên cứu Giáo Pháp không học hỏi khắp những viễn cảnh khác nhau của nó, mà chỉ xem thường và chỉ nhìn phớt qua xem chúng giống như điều gì. Mặc dù họ không hiểu ngay cả viễn cảnh của một truyền thống một cách rõ ràng và sâu sắc, họ sử dụng sự diễn tả đầy tự phụ của thuyết không hệ phái. Thế nên, do thói quen bình lủng đáy của mình, họ trộn lẫn những quan niệm không đầy đủ mà họ đã thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Thay vì tạo ra một dòng sông tinh khôi làm êm dịu và nuôi dưỡng tâm bằng hiện tượng bố thí tích cực, họ lại tạo ra một hầm chứa ô uế dơ bẩn của sự nhầm lẫn và ngồi trong đó cho hết kiếp sống của họ, nghĩ rằng nó là trạng thái phi hệ phái.

Nói chung, thật khó đánh giá ai là người có hệ phái và không hệ phái. Ví dụ, một số người thật sự không hệ phái có thể dường như có hệ phái vì họ không kết hợp với những người của truyền thống khác trong những hoạt động tâm linh giả tạo. Mà điều này có thể vì họ tập trung chủ yếu vào bên trong, cố gắng trưởng dưỡng những gì họ biết qua những giáo lý truyền thống của chính họ để mở ra trí tuệ bất nhị, hơn là cố gắng được xem là tốt một cách bề ngoài trước những người khác. Họ không quan tâm đến những gì người khác nói hay suy nghĩ về họ, thậm chí nếu bị buộc tội là có hệ phái, vì họ không muốn tự giới hạn mình và người khác bằng việc tạo ra một phô bày của người không hệ phái.

Nhiều người nghĩ và nói rằng mọi người được cho rằng rộng mở, nhưng qua cánh cửa của miệng họ mở rộng, cánh cửa của tâm bị đóng chặt với then cửa sắt bị han rỉ của bản ngã họ. Thái độ không hệ phái giả tạo này thực sự nuôi dưỡng cái tôi. Thường những người này chỉ muốn sử dụng những quan niệm của Giáo Pháp để xây dựng quan điểm tự đề cao hơn là để giác ngộ. Tuy nhiên, một học thuyết không hệ phái là không chấp giữ bất cứ quan điểm này hay quan điểm kia. Ngay cả dù những người này tự gọi họ là không hệ phái, họ cố gắng hỗ trợ vị trí chính họ bằng trí tuệ hóa sự hiểu sai của mình, thể chế hóa những khao khát và tin tưởng của họ, giảm bớt những phẩm tính siêu phàm đến bình thường, một nghệ thuật có thể mua bán, và sử dụng Giáo Pháp như vốn liếng.

Có nhiều loại không hệ phái bề ngoài, nhưng hầu hết có thể bao gồm trong ba phạm trù. Phạm trù thứ nhất được những hệ phái thực tế tạo ra dùng kỹ thuật phô bày một diện mạo không hệ phái qua khả năng của họ với Giáo Pháp sáng suốt hiệu quả. Điều này được làm để thu hút và quyến rũ nhiều người có cái bình lủng của sự tự mãn mà không làm họ sợ hãi. Mục tiêu của họ là lôi kéo người khác và làm mạnh mẽ năng lực vật chất của hệ phái họ. Sự lừa gạt này thật nguy hiểm cho những người trong sạch, ngây thơ thật sự ước muốn là người không hệ phái, vì nó làm cho khó nhận ra quan điểm của hệ phái hiện hữu đằng sau những gì được phô bày. Mục tiêu của loại không hệ phái này không gì khác hơn một tham vọng đảng phái chính trị bên trong chính quyền liên kết nhiều đảng phái hạn chế người dân với một bề ngoài phô bày hợp nhất trong khi thực tế chỉ tạm thời cộng tác với những đảng phái khác nhằm xây dựng quyền lực vật chất cho mối quan tâm của chính họ.

Phạm trù thứ hai của không hệ phái bề ngoài đạt căn bản trên sự không khác với thuyết đoạn kiến, và bao gồm những người không tin tưởng hay quan tâm về quan điểm giác ngộ hoặc niềm tin đi theo bất cứ học thuyết của truyền thống nào với lòng tôn kính. Họ chỉ sử dụng những quan niệm của tôn giáo cho bất cứ những gì sẽ có lợi trong cuộc sống hiện tại của họ. Điều này cũng giống như việc chạy đua buôn bán, với việc mua và bán Giáo Pháp như một sản phẩm văn hóa cho sự thành đạt thế gian tạm thời.

Phạm trù thứ ba dựa trên sự trì độn của lãnh đạm, không quan tâm. Bao gồm những người nghĩ rằng chấp nhận mọi truyền thống tâm linh là tuyệt vời mà lại không có bất kỳ lợi ích nào cho họ vì không thực hành bất cứ truyền thống nào. Điều này giống như một đứa bé cố gắng nắm lấy nhiều ngôi sao vào ban đêm nhưng không thể có được dù chỉ một cái.

Người ta có thể trở thành thực sự không hệ phái nhờ học hỏi nhiều học thuyết với nhiều vị thấy thông tuệ, thật sự thể nhập những giáo lý của các Ngài, điều phục được bản ngã của mình, tăng trưởng tính công bằng qua thực hành, an trú trong bình thản không mâu thuẫn với tâm trí tuệ. Người ta cũng có thể trở thành không hệ phái mà không cần học nhiều học thuyết với nhiều vị thầy nếu đã có tâm năng khiếu và sùng mộ to lớn như một kết quả của sự tích lũy công đức từ những kiếp trước. Do vậy, trong đời này người ta có thể được hướng dẫn trực tiếp đến tâm trí tuệ bằng trí tuệ của vị thầy qua giáo lý Upadesa. Bằng cái thấy của tâm trí tuệ bất nhị qua cầu nguyện, thực hành, thiền định, người ta có thể trở thành không hệ phái đích thực như những bậc siêu phàm thời trước đã làm mà không trụ vào những định kiến của khái niệm hóa.

Thuyết không hệ phái dựa căn bản trên mục tiêu đạt được giác ngộ nhờ nhận thức, phát triển, và luôn an trụ trong trí tuệ bất nhị với những ân phước của vị thầy. Điều này có nghĩa rằng sự bóp méo và không quân bình của bám luyến và sân hận đến những quan điểm và học thuyết khác nhau đã được tịnh hóa. Điều này bao gồm sự tịnh hóa những thói quen trước của những học thuyết vật chất gây ra khái niệm nhị nguyên và đau khổ, mà lại trá hình như hiện tượng tâm linh. Trí tuệ không có bất kỳ học thuyết nào vì nó không có bất cứ quan điểm nhị nguyên nào. Đây là sự thanh thản, và là lý do tại sao nó được gọi là không hệ phái.

Những vị thầy trí tuệ luôn an trụ trong tâm trí tuệ bất nhị nên các Ngài thực sự không hệ phái. Các Ngài không thấy bất kỳ phân biệt nào về những phẩm tính cao hay thấp trong hiện tượng của Pháp vì nhận ra rằng mọi hiện tượng là sự biểu hiện vô chướng ngại và thanh tịnh bình đẳng của chính các Ngài. Ngay cả dù những khía cạnh phân biệt của Giáo Pháp phát sinh, các Ngài đều thấy bình đẳng như trí tuệ biện biệt. Thay vì tạo ra những đối tượng của sự phân biệt với vũng lầy của quan niệm vật chất, mọi hiện tượng trở thành sự trang hoàng pha lê của chính tâm các Ngài. Biết rằng không có lý do nào để khuấy động tâm các Ngài với vết nhơ của thuyết hệ phái do sử dụng sai Giáo Pháp làm gây ra sự bất thiện, nên các Ngài không mong muốn người khác trở thành người bè phái.

Những vị thầy trí tuệ không hệ phái luôn thấy sự thanh tịnh vì tâm các Ngài vô nhiễm với những mâu thuẫn của sự chọn lựa thuộc trí phân biệt. Qua sự rộng mở của trí tuệ, các Ngài thấy vô số khía cạnh của tri kiến như sự diễn tả của một bản chất. Thế nên, các Ngài có thể dẫn dắt những chúng sanh khác nhau theo mong muốn và khả năng của họ qua những truyền thống khác biệt, hướng đến mục đích tối thượng của giác ngộ, giống như hàng trăm sông, suối đều chảy về cùng một biển cả bao la.

Một số người chỉ muốn tin vào những đấng siêu phàm xuất hiện mà họ có thể nhận thức, những hình dạng lịch sử trong thực tại của thế gian này. Nhưng do chỉ tin vào những hình tướng có thể nhận biết của các bậc siêu phàm, những bậc có thể xuất hiện trong cả hai thân tướng có thể nhận biết và năng lượng không thể nhận biết, người không có niềm tin vào những phẩm tính không thể diễn tả của chư Phật, là những đặc tính của giác ngộ, vượt lên thói quen của thân tướng của thực tại vật chất. Nếu chúng ta chỉ chấp nhận sự hiện hữu của những gì thích hợp với những ảo tưởng thông thường của mình thì việc đặt niềm tin vào sự giác ngộ là điều không thể, mà đó là hiện tượng thanh tịnh không thể sai lầm của bất cứ vị Phật nào và vượt lên thực tại thông thường của chúng ta.

Một số người sử dụng sự khác biệt giữa những mô tả của những bậc siêu phàm đặc biệt để tranh cãi chân lý về sự hiện hữu của các Ngài. Nhưng trước khi tạo ra bất kỳ đánh giá nào chỉ qua những bằng chứng lịch sử với tâm chật hẹp cứng nhắc và không có sự thấu thị đặc biệt nào, nên nhớ rằng ngay cả những lịch sử khác nhau của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng khác nhau và có thể hiểu theo nhiều cách. Ví dụ, có những bản dịch khác nhau trong truyền thống Tiểu Thừa và Đại Thừa về sự sinh ra, cuộc sống của Đức Phật, về việc chuyển Pháp luân. Những khác biệt này phản ánh những khả năng riêng biệt của chúng sanh và khả năng hiểu biết khác nhau của chúng sanh.

Vì những bậc siêu phàm là kỳ diệu, lịch sử các Ngài không thích hợp trong thực tại bình thường và phi tâm linh, những lý lẽ của trí phân biệt. Một số người không thể chấp nhận những lịch sử này vì thấy mâu thuẫn và phi luận lý, nên họ không thể chấp nhận sự hợp lý của bất cứ lịch sử kỳ diệu nào của hàng ngàn chư Phật, bao gồm Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng như tất cả những học giả siêu phàm, những đại thành tựu giả thời xưa, thậm chí ngay cả chính vị guru của họ. Lịch sử của những bậc siêu phàm có thể không bao giờ hạn chế trong ranh giới của sinh tử vì sự giác ngộ không bao giờ có thể thích hợp với tâm thức thông thường và những toan tính tầm thường của nó.

Để mở ra tâm trí tuệ của chính chúng ta, chư Phật phải được nhận thức là những bậc siêu phàm. Phật có nghĩa sự rộng mở phi chướng ngại của những phẩm tính trí tuệ, làm lộ ra cách thức tâm trí tuệ trở thành nguồn gốc của những phẩm tính vô tận và thân lưu xuất bao la của chư Phật.

Thay vì phát sinh nghi ngờ đối với bất kỳ vị Phật nào, ta phải có niềm tin và lòng trung thành như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói:

Những ai nghĩ tưởng đến đức Phật,
Đức Phật sẽ ngự ngay trước họ,
Luôn ban ân phước
Và tiêu trừ mọi chướng ngại.

Một số người nghĩ rằng chư Phật chỉ xuất hiện trong những thân tướng đặc biệt. Nhưng không thể nói rằng những bậc siêu phàm luôn có một hình tướng nhất định bởi vì họ có thể xuất hiện dưới bất kì hình tướng nào và thân lưu xuất của các Ngài là kỳ diệu vô chướng ngại. Nếu chúng ta mong đợi những phẩm tính của các bậc siêu phàm tương ứng với định kiến về thực tại của chúng ta thì sẽ không bao giờ có thể thay đổi thói quen đoạn kiến của mình thành sự toàn giác chiến thắng vinh quang.

Trên con đường giác ngộ, chúng ta không thể phạm trù hóa những thân tướng khác nhau của các bậc siêu phàm xuất hiện. Ví dụ, trong hiện tượng chung, đức Phật Thích Ca Mâu Ni có vẻ bên ngoài là một tu sĩ tự thọ giới. Nhưng khi Ngài giảng dạy cho Vua Indrabodhi, Ngài chuyển thành mandala của Guhyasamaja theo khả năng sắc bén của nhà vua. Trong vẻ ngoài đó, đức Phật không khác với đức Kim Cương Trì (Vajradhara) và không giữ thân tướng một tu sĩ rõ ràng. Ngoài ra, đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) xuất hiện như một tu sĩ và một học giả thông tuệ cũng như trong vẻ ngoài của một bậc Kim Cương Sư tối thượng. Tương tự, Ngài Saraha, Long Thọ (Nagajurna) và tám mươi bốn vị đại thành tựu giả khác đã thành tựu trạng thái giác ngộ biểu hiện không bị hạn chế bởi bất kỳ vẻ ngoài đặc biệt nào.

Tám mươi bốn vị đại thành tựu giả ám chỉ những bậc chú tâm cúng dường ganachakra bởi vị thánh Vajrasana, và một ngàn vị Phật được xem là những Bồ Tát đã gặp gỡ và cùng nhau tụ hội và cầu nguyện để đạt Phật quả, như đã nói trong Kinh của Kiếp Huy Hoàng. Tuy nhiên, có nhiều vị Phật và thánh nhân hơn những vị đang trong hai đại tụ hội này. Vì những xuất hiện của chư Phật là vô chướng ngại và Phật tánh của vô số chúng sanh sẵn sàng mở ra, vô số vị thánh và chư Phật đã xuất hiện trong quá khứ và sẽ xuất hiện trong tương lai y theo giáo lý đức Phật.

Chư Phật chưa từng trụ trong bất kỳ một vị trí hoặc bị giới hạn trong một thân tướng đặc biệt nào, vì các Ngài không có thân nghiệp, mà chỉ là thân ánh sáng vô chướng ngại của sự giác ngộ, không thể bị giới hạn bởi một lịch sử thông thường, có thể nhận thức, chắc chắn. Điều này tạo cảm hứng cho chúng ta thực hành để đạt được cùng trạng thái.

Thật là không khôn khéo khi để bị ảnh hưởng bởi những quan niệm thông thường về vẻ ngoài của một bậc siêu phàm. Ví dụ, thật khờ dại khi nghĩ rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ là một ngươì dân Nepal vì Ngài sinh ra ở Lumbini (Lam-tỳ-ni), thay vì tin tưởng rằng Ngài xuất hiện trong tướng Hóa thân như một biểu hiện vô chướng ngại của Pháp thân không thể nhận thức. Sự giác ngộ không bị giới hạn với bất kỳ xứ sở, hình tướng, hay thời điểm nào. Như đức Phật đã nói:

Vì không có tâm bám chấp,
Nên không có những vị trí khác nhau trong hiện tượng của đức Phật.

Từ thời xưa cho đến nay, ngay cả những chúng sanh trong thế gian này cũng chưa có một thân chắc chắn nào, nên suy nghĩ rằng đức Phật lại xuất hiện một cách giới hạn hơn những chúng sanh là điều hết sức phi lý. Nhiều vị trong tám mươi bốn vị đại thành tựu giả đã xuất hiện từ một nơi chốn hay thời điểm hoặc xuất hiện trong một thân đặc biệt, nhưng cái thấy của các Ngài là bao la vượt lên khái niệm và không là một phần của nơi chốn, hay quy ước của bất cứ sự nông cạn hẹp hòi, văn minh thế gian nào. Chư Phật có thể xuất hiện từ Pháp Thân vô hình không thể sai lầm trong bất kỳ thân tướng nào để làm lợi ích cho người khác, bao gồm thân tướng của nhân loại và phi nhân với phẩm tính không thể sai lầm. Thế nên, cố gắng làm giảm các Ngài thành nhận thức về một dạng thân có thể sai lầm nào đó như của chính chúng ta là điều không đúng.

Suy nghĩ rằng chư Phật phải xuất hiện trong một vẻ ngoài cụ thể là không hợp lý, ngay cả nếu chỉ được xem là tùy theo chứng cứ của hiện tượng chính chúng ta. Vì đã được nói nhiều lần trong giáo lý của đức Phật rằng vô lượng hiện tượng đều là vô lượng hình tướng của chính chúng ta, vậy làm sao bất cứ vị Phật nào lại bị loại ra khỏi những khả năng vô tận này? Vì bất cứ những gì có thể hiện hữu, việc tranh cãi sự hiện hữu của bất kỳ xuất hiện đặc biệt nào của chư Phật là một dấu hiệu của việc không nhận ra hiện tượng của chính chúng ta là vô chướng ngại. Vì đó luôn là Phật tánh tích cực nên đè nén nó là không cần thiết và sẽ trở thành phi tâm linh. Chư Phật, qua lòng bi mẫn, cố gắng soi sáng Phật tánh của chúng sanh. khi hiện tượng vô chướng ngại tự nhiên của chúng ta bị giam hãm trong nhiều kiếp bởi bóng tối của vô minh, thì ánh sáng không thể được thấy, và nếu không có sự thấu suốt rõ ràng, chúng ta quyết định quá vội vàng về những gì để tin tưởng. Nhưng bất cứ ai có tâm thức của con người phải nhận ra rằng chúng ta không thể ngăn chặn bất cứ hiện tượng nào của chính mình. Như vị thánh vĩ đại Saraha đã hát:

Bản tánh cốt tủy duy nhất của tâm là suối nguồn của mọi hiện tượng.
Bất cứ nơi nào hiện hữu và giác ngộ xuất hiện,
Kết quả của bất cứ mong ước nào đều được ban.
Ta cúi đầu trước tâm, đó là viên ngọc như ý.

Sự khảo sát kỹ lưỡng cho thấy rằng không có gì hiện hữu ngay cả thực tại thông thường, đó là điều mọi người sẵn sàng đồng ý. Tương tự, trong Phật giáo, những giáo lý khác nhau đều thích hợp với hiện tượng và khả năng riêng khác nhau. Nếu chúng ta tin vào Phật tánh thì không có lý do làm nản lòng người khác vì có hiện tượng đức Phật khác với chính chúng ta. Thay vì sử dụng sự giới hạn, thói quen lý luận chắc chắn của thực tại thế gian để tranh cãi chống lại những vẻ ngoài đặc biệt chư Phật, thì tốt hơn chúng ta nên để Phật tánh tự biểu hiện. Sự áp đặt những quan niệm tiêu cực đã hoàn toàn làm chủ trong nhiều kiếp, chỉ làm che ám nhiều hơn Phật tánh của chính chúng ta.

Nếu không chấp nhận sự xuất hiện của chư Phật là vô tận, điều đó cho thấy chúng ta đã không nhận ra những phẩm tính vô chướng ngại của Phật tánh chính mình. Theo cả hai học thuyết về nhân và quả trong truyền thống Đại Thừa, tất cả chư Phật đều có thể xuất hiện từ Phật tánh của chính chúng ta.

Chấp nhận Phật tánh của chính mình là điều rất quan trọng và hãy để điều đó xuất hiện tỏa sáng một cách tự do với niềm tin qua hiện tượng thanh tịnh. Nếu chỉ đánh giá những gì xuất hiện theo vẻ ngoài mà không tự xem xét nội tâm, thì cho dù chúng ta đang sống với tất cả chư Phật cũng sẽ không có ý nghĩa gì cả, vì chúng ta sẽ không thấy được những phẩm tính của các Ngài, do nhận thức bất tịnh của chính mình. Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) đã sống với đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong nhiều năm, ông ta chỉ phóng chiếu sự tiêu cực của mình thay vì thấy được những phẩm tính phi thường của đức Phật.

Nếu ai đó xác định một thân tướng đặc biệt mà chư Phật sẽ xuất hiện, có nghĩa rằng họ không hiểu được ba thân, và nhất là không hiểu phẩm tính của Hóa Thân, xuất hiện trong bất cứ thân tướng kỳ diệu nào để có thể dẫn dắt chúng sanh. Những vị thầy trí tuệ trong tướng Hóa Thân có thể đảm đương bất kỳ vẻ ngoài nào tùy theo thời gian, nơi chốn và khả năng của chúng sanh, ngay cả dù theo chân lý tuyệt đối, chư Phật vượt lên mọi thời gian, nơi chốn và nắm giữ năng lực của những phẩm tính trí tuệ không thể nghĩ bàn. Hoá Thân là sự huyền diệu bất định của thời gian, nơi chốn và vẻ ngoài, đó là hình tướng huyền diệu của trí tuệ.

Thay vì làm nản lòng người khác từ sự tin vào Phật tánh chính họ, chúng ta phải khuyến tấn sự nở hoa Phật tánh của chính mình và người khác. Bất kể chư Phật xuất hiện ra sao, người nào biết được thực nghĩa của lịch sử đạo Phật sẽ chấp nhận có vô số vẻ ngoài những Hoá Thân xuất hiện của chư Phật. Chẳng hạn, không cần thiết phải thấy có mâu thuẫn giữa việc tin rằng đức Di Lặc (Maitreya) đã xuất hiện trong thân tướng một Bồ Tát vào thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và tin vào Đức Di Lặc trong cõi Trời Đâu Suất (Tusita) sẽ xuất hiện trong thân Phật sau lúc kết thúc thời buổi suy hoại này, để đạt giác ngộ dưới cội cây bồ-đề, nhằm dẫn dắt chúng sanh đi vào thời đại hoàng kim.

Một số người, qua sự che ám của họ, tạo ra sai lầm và những khái niệm tiêu cực do cố phân biệt giữa chư Phật và những Bổn Tôn. Họ nghĩ rằng hoặc chư Phật tốt hơn hoặc những Bổn Tôn tốt hơn, và nói với người khác nên tin vào chư Phật hoặc nên tin vào Bổn Tôn theo những gì họ tin và không tin. Đương nhiên, mỗi người có thể chọn vẻ ngoài của chư Phật và Bổn Tôn cho riêng mình. Nhưng không thích hợp cho người bình thường cố gây ảnh hưởng đến người khác về những gì họ nên và không nên tin, do sự cụ thể hóa chư Phật, vì mọi người đều có nghiệp nối kết từ trước của họ với chư Phật và Bổn Tôn, mà điều này chỉ có thể được giới thiệu bởi những vị thầy siêu phàm.

Theo giáo lý của Phật giáo Đại Thừa, mọi người đều phải đạt tới giác ngộ, chứ không phải chỉ một ít người trong một số nhóm đặc biệt có suy nghĩ trong cùng một cách. Do vậy, những vẻ ngoài của chư Phật đều không giới hạn với nhận thức giới hạn của một cá nhân. Nhất là nếu một ai đó muốn đạt giác ngộ, điều quan trọng là không tạo ra bất kỳ giới hạn vật chất nào về chư Phật, vì Phật nghĩa là giác ngộ. Giác ngộ thì vô chướng ngại, xuất hiện nhẹ nhàng, phi vật chất với phẩm tính của năng lực trí tuệ tích cực vô giới hạn. Đó là ý nghĩa của chư Phật, Bổn Tôn và những bậc siêu phàm.

Trong cả hai truyền thống Đại Thừa và Kim Cương Thừa, giác ngộ là trạng thái của ba thân. Thậm chí nếu chư Phật và Bổn Tôn được định danh khác nhau tùy theo con đường mà vô lượng phẩm tính của các Ngài được nhận thức, tinh hoa của các Ngài luôn là trí tuệ giác ngộ, đó là Pháp Thân, luôn bất khả phân với những biểu hiện vô chướng ngại của nó như những phẩm tính bao la của Báo Thân và Hóa Thân. Vì Pháp Thân là thanh tịnh, bất chấp những gì xảy ra, sự xuất hiện của các Ngài trong thân tướng phải là thanh tịnh. Điều này được gọi là Phật theo truyền thống Đại Thừa, và gọi là Bổn Tôn theo truyền thống Kim Cương Thừa.

Nếu một vị Phật hay Bổn Tôn đặc biệt được chọn lựa với sự thiên vị nhị nguyên và loại trừ những vị khác, nó ngăn trở và giới hạn sự nhận biết những phẩm tính bao la của Hóa Thân và Báo Thân. Đây là sự không thấy biết chư Phật và Bổn Tôn, mà chỉ là sự cụ thể hóa các Ngài bởi sự phóng chiếu và tạo tác của nhận thức thế gian của chúng sanh về thân tướng siêu nhiên. Vì tạo ra phân biệt nên không dẫn đến giác ngộ, vì bất cứ những gì bị phân chia đều là vật chất và luôn rơi vào sự suy giảm và tan rã.

Tất cả chư Phật và Bổn Tôn đều bao gồm trong một vị Phật và một Bổn Tôn. Ngoài ra, từ mỗi vị Phật và Bổn Tôn, vô lượng chư Phật và Bổn Tôn xuất hiện. Trong bầu trời của Pháp Giới, trí tuệ tỉnh giác luôn xuất hiện tự nhiên không nỗ lực.

Tất cả chư Phật là ba thân. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn trong Pháp Thân thanh tịnh, thế nên Ngài luôn an trụ trong vô lượng cõi tịnh độ của Báo Thân và luôn lưu xuất trong vô số vẻ ngoài khác nhau của Hóa Thân.

Pháp Thân là bất hoại và bất khả phân, vậy khi chúng ta quán tưởng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong thân tướng một tu sĩ thanh tịnh, những Đức Phật khác không thể bị loại trừ. Tất cả chư Phật, bao gồm mọi dakini trí tuệ, đều được bao gồm trong thân, khẩu, ý của Ngài. Theo hiện tượng chung, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đắp y như một tu sĩ, biểu tượng Ngài đã từ bỏ tất cả những tính chất đáng khao khát của thế gian, đó là suối nguồn và đối tượng của bám luyến theo quan điểm của Tiểu Thừa. Tuy nhiên, vì Ngài là Phật nên vô lượng chư Phật phải dung chứa trong Ngài. Điều này bao gồm cả những vị Phật mà phẩm tính dường như không hợp với vẻ ngoài tu sĩ của Ngài, như những dakini trí tuệ, nghe có vẻ khác lạ với những người bám chấp nghiêm ngặt vào một thân tướng chỉ là đạo đức vật chất. Dakini có nghĩa là tánh Không tinh khiết, đó là Pháp Thân. Vì Pháp Thân là thanh tịnh, nó xuất hiện tự do, nên nó là sự tôn vinh hoàn mỹ, nên nó là trí tuệ dakini. Trí tuệ là khởi nguyên của vô lượng phẩm tính và không bị giới hạn bởi một số thân tướng nào đó. Khi cúng dường mọi phẩm tính đáng khao khát đến tất cả chư Phật, chư dakini, chúng ta nhận được sự ban phước trí tuệ của các Ngài qua niềm tin của mình. Nếu thật sự muốn rộng mở tâm chúng ta để đạt giác ngộ, thì không có mâu thuẫn giữa vô số thân tướng của chư Phật. Hoặc Ngài xuất hiện thoát khỏi tham dục như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hoặc những phẩm tính đáng khao khát, hoàn toàn thanh tịnh như Báo Thân Bổn Tôn.

Theo quan điểm của Tiểu Thừa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từ bỏ bản ngã, đam mê và đạt được sự giác ngộ của tự an bình. Theo quan điểm Đại Thừa, Đức Phật đã tịnh hóa mọi che ám của đam mê và nhận thức và đạt giác ngộ hoàn toàn của toàn giác tối thượng. Theo quan điểm của Kim Cương Thừa, Đức Phật là bất hoại, giác ngộ từ vô thủy. Tất cả những khía cạnh khác trong đó Ngài đã giác ngộ hoặc mặc y tu sĩ hoặc trang hoàng bằng châu ngọc, với sự diễn tả phẫn nộ, hoặc sự diễn tả hiền minh, và dù nam hay nữ, đều là sự phản chiếu những khả năng của chúng sanh. Những phản chiếu này không là sự giới hạn của Đức Phật, bậc không có tâm sở hữu tự bám chấp vào những phẩm tính đặc biệt. Chúng đơn giản là những phẩm tính của thân trí tuệ vô chướng ngại của Đức Phật. Vì Phật là sự giác ngộ từ bất cứ quan điểm nào, Ngài có thể xuất hiện bất cứ những gì không cần ý định.

Tương tự, khi quán tưởng Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) trong vẻ ngoài của một Kim Cương Sư, chúng ta phải nghĩ rằng vô lượng chư Phật, bao gồm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được dung chứa trong thân, khẩu, ý của Ngài, vì Đức Liên Hoa Sanh là Pháp Thân, Báo Thân, và Hóa Thân, không cách biệt với tất cả chư Phật. Nếu có cái thấy này, chúng ta sẽ không gây mâu thuẫn giữa những xuất hiện của chư Phật, và chúng ta sẽ cảm hứng hợp nhất với tất cả chư Phật.

Theo giáo lý Đại Thừa, Phật tánh hiện hữu cho đến khi đạt được toàn giác. Những bậc mà Phật tánh nở hoa qua thực hành để đạt giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh được gọi là Bồ Tát. Khi đạt được toàn giác, thậm chí tên gọi của Phật tánh cũng không có, vì tâm bình thường không còn gì để có thể phân biệt với Phật tánh. Chỉ có Phật. Chư Phật tự nhiên không nỗ lực mà làm lợi ích mọi chúng sanh qua kết quả của sự nỗ lực vĩ đại ở những kiếp trước của các Ngài và mục đích rộng lớn như chư Bồ tát.

Theo giáo lý Kim Cương Thừa, Phật tánh được gọi là trí tuệ bổn tôn bẩm sinh. Bởi vì ngay cả dù chúng sanh tạm thời bị che ám bởi tâm thông thường và không nhận ra nó thì Bổn Tôn vẫn ở trong tâm chứ không ở đâu khác. Để tâm trí tuệ Bổn Tôn bẩm sinh được nở rộ, việc thực hành với trí tuệ và hiện tượng thanh tịnh của nó được tiếp tục cho đến khi đạt được toàn giác của mandala trí tuệ Bổn Tôn. Tâm trí tuệ Bổn Tôn bẩm sinh của các bậc được nở rộ qua thực hành để đạt toàn giác vì lợi ích cho tất cả chúng sanh được gọi là những yogi và yogini. Khi đạt được toàn giác, ngay cả tên gọi của Bổn Tôn bẩm sinh cũng không còn vì tâm bình thường không còn gì để có thể phân biệt với Bổn Tôn bẩm sinh. Chỉ là sự tự trang hoàng, vô lượng mandala Bổn Tôn trí tuệ.

Nếu không để trí tuệ Bổn Tôn vốn sẵn được sinh ra, đó là tâm thanh tịnh nở rộ qua sự hướng dẫn của các vị thầy trí tuệ để nó tồn tại trong nhiều kiếp, thì những khuynh hướng nhị nguyên sẽ mạnh lên. Năng lượng mạnh mẽ này gây ra nhiều hiện tượng thông thường có thật dường như đôi lúc kết quả trong hạnh phúc và đôi khi trong đau khổ. Việc liên tục tạo ra hy vọng này để được nhiều hạnh phúc có thật hơn và nỗi sợ hãi bị bất hạnh, liên tục tạo ra lấy, bỏ giữa chủ thể và đối tượng. Chúng ta tự làm tổn hại mình và người khác qua tính ích kỷ cố gắng phá hoại và đánh thắng người khác để tạo ra nhiều quyền lực và tự mình thực chất hóa và cụ thể hóa hơn bản ngã của ta. Sự che ám liên tục này gây ra những rối loạn. Nó là vô minh làm ngăn cản sự an bình và đạt giác ngộ. Nó không là vấn đề gì nếu chúng ta đôi lúc bị sinh vào những cõi thấp và đôi khi vào những cảnh giới cao; nói cách khác, việc giải thoát khỏi đau khổ bị ngăn cản bởi những định kiến của bản ngã thông thường. Trừ phi năng lực của Bổn Tôn bẩm sinh được mạnh mẽ qua nhận biết và thực hành để đạt giác ngộ, nếu không thì luôn là sự bất thiện tạo ra bởi năng lượng của bản ngã nhị nguyên. Qua sự lãng quên mọi phóng chiếu, phản ứng, và sự tái phóng chiếu có gốc rễ của bản ngã, sự bất thiện dường như xuất phát từ bên ngoài chúng ta như nhiều loại hình tướng và âm thanh khác nhau. Trên thực tế, sự bất thiện dường như chỉ có một độc lập, hiện hữu bên ngoài vì chúng ta quên những gì mà bản ngã ma quỷ của mình đã tạo ra, do xây dựng những thói quen xấu trong nhiều kiếp, không nhận ra những phóng chiếu của mình. Nếu tâm bất giác, nó không biết bất kỳ điều nào về những gì nó gây ra dù tạm thời hay tối hậu.

Nếu có thể, chúng ta nên thực hành và nhận ra trí tuệ Bổn Tôn bẩm sinh theo giáo lý của truyền thống mình cho đến khi đạt được niềm tin tự hiệu chỉnh, có nghĩa là không bị ảnh hưởng bởi thói quen tiêu cực thông thường trước đó hoặc bởi sự bất giác, những tinh linh nghịch chuyển trong hiện tại hoặc bất kỳ kiếp tương lai nào, cho đến lúc đạt được giác ngộ. Sự giác ngộ đầy đủ là sự loại bỏ hoàn toàn mọi năng lượng tiêu cực của vô số phóng chiếu của sinh tử, vì không có năng lực của tính nhị nguyên.

Bất cứ khi nào không nhận ra tâm trí tuệ, thì có vô số phóng chiếu của vô lượng chúng sanh với tâm nhị nguyên và những thói quen của nó. Cùng lúc, trong vô số tâm của chúng sanh là vô số Bổn Tôn trí tuệ bẩm sinh. Nếu tâm chúng ta trụ trong tính nhị nguyên thông thường, thì luôn có vô số hiện tượng thông thường của chúng sanh. Nhưng nếu trí tuệ Bổn Tôn bẩm sinh của chúng ta nở rộ qua sự nhận biết và thực hành, hiện tượng của chính những chúng sanh khác sẽ không hiện hữu, bởi vì chúng được chuyển hóa thông qua sự tự tôn sùng trí tuệ có sẵn của mỗi chúng sanh. Khi trí tuệ của chính chúng ta nở rộ, Bổn Tôn trí tuệ bẩm sinh của những chúng sanh khác cũng nở rộ. Do vậy, tất cả đều giác ngộ đầy đủ lập tức thành nhất như, thậm chí không còn một chúng sanh nào tồn tại. Từ sự nhất như, vô tận, bao la, thanh tịnh, xuất hiện mandala trí tuệ phi thực chất.

Một số người hiểu sai những hoạt động phẫn nộ của việc hàng phục, tiêu trừ, và mudra (ấn khế) chiến thắng trong những lịch sử và nghi quỹ Bổn Tôn tantric Phật giáo, cho rằng các Ngài gây hại. Tuy nhiên, theo hiện tượng của chư Phật, sự phẫn nộ chỉ là hoạt động của trí tuệ. Vì chư Phật không có hiện tượng nhị nguyên, nên không có đối tượng bị tổn hại và không có chủ thể phẫn nộ.

Nếu một khán giả xem một nhà ảo thuật giết người trên sân khấu trong một rạp hát, khán giả biết màn ảo thuật của ông ta chỉ là sự biểu diễn không có thực. Nhưng đôi khi, ngay cả những người trong khán giả biết rằng màn ảo thuật không giết bất kỳ ai, có thể họ vẫn sợ qua thói quen của thực tại chính họ và phản ứng như thể có thực. Trong thực tế, nhà ảo thuật không có bất kỳ khái niệm giết hại nào, hoặc thậm chí bất cứ hiện tượng ảo thuật nào.

Trí tuệ huyền diệu không có tâm bám chấp. Nó chỉ là sự xuất hiện đến những người tin vào hiện tượng của thực tại, phô bày những gì xuất hiện là những hoạt động của thực tại để dẫn dắt họ vượt lên thực tại và phi thực tại. Khi những bậc siêu phàm xuất hiện trạng thái phẫn nộ, đó chỉ là sự phô diễn tự nhiên, vô hạn của tâm trí tuệ, xảy ra như những hình tướng phản chiếu của những chúng sanh trước họ. Do vậy, qua những hình tướng phẫn nộ hay hiền minh của sự phô diễn giác ngộ, chúng sanh có thể nối kết với trí tuệ và một ngày nào đó sẽ đạt được giác ngộ.

Để loại trừ bất cứ hiện tượng nhị nguyên nào, chúng ta phải hàng phục những thói quen nhị nguyên của mình. Người hàng phục là trí tuệ và đối tượng của sự hàng phục là hình tướng nhị nguyên. Theo hiện tượng của chư Phật thì không có đối tượng để hàng phục, vì trí tuệ không có thói quen nhị nguyên. Nhưng theo hiện tượng riêng của mình, chúng ta phải loại bỏ thói quen nhị nguyên qua trí tuệ nhờ thực hành. Ý nghĩa của điều này là cố gắng tiêu trừ mọi khái niệm để giải thoát khỏi sinh tử. Những hình tướng nhị nguyên xảy đến như ma quỷ, chúng ta loại bỏ chúng với cái thấy của trí tuệ Bổn Tôn.

Điều gây hại thông thường thuộc về hiện tượng thực tại của chúng sanh. Trong sự phẫn nộ thanh tịnh của pháp tánh, thậm chí không có một mảy may cơ hội cho sự xen vào của suối nguồn mọi tổn hại và khái niệm nhị nguyên. Chỉ có sự phẫn nộ tự nhiên của Pháp Thân, mà đó là sự an bình nhất. Từ phẩm tính bất nhị tự nhiên này, những xuất hiện vô chướng ngại có thể xảy ra như vô lượng Báo Thân phẫn nộ và Bổn Tôn hiền minh, mà thay vì gây ra đau khổ, lại đầy đủ vô lượng cõi Phật cao quý. Từ trạng thái đó, xuất hiện sự hiền minh để hài hòa với chúng sanh an lành, xuất hiện những phẩm tính đáng khao khát để thỏa mãn chúng sanh nhiều dục vọng, hay xuất hiện phẫn nộ để hàng phục chúng sanh xấu ác. Những Bổn Tôn này chỉ làm lợi ích để dẫn dắt vượt lên an lành, dục vọng hay phẫn nộ. Đây là khởi nguyên phẫn nộ của sự giác ngộ phẫn nộ, hiền minh không thể nghĩ bàn.

Thế nên, ý nghĩa những hoạt động phẫn nộ của Bổn Tôn là để hàng phục chúng sanh bởi những phản ứng của chính họ, hướng dẫn những khái niệm tiêu cực của họ để khuất phục họ qua vẻ ngoài phẫn nộ tích cực của các Ngài. Ý nghĩa là không làm tiêu tan thực tại người khác trong thực tại của chủ thể và đối tượng. Cũng vậy, sự hiền minh và nối kết hợp nhất với phối ngẫu đáng khao khát cũng là những biểu hiện của chính chúng ta, và phải xảy ra với sự phản chiếu của chính chúng sanh.

Do thiếu nhận thức và niềm tin trí tuệ phẫn nộ và hiền minh của tâm giác ngộ thực tế các Ngài, và qua bám chấp, chúng sanh tạo ra những vẻ ngoài phẫn nộ và hiền minh trong thực tại, luôn là nguyên nhân đau khổ của thực tại. Do không trụ trong trạng thái phẫn nộ tự nhiên của Pháp Thân, đó là sự an bình nhất, sự xuất hiện những phẩm tính hiền minh trở thành sự bám luyến của chủ thể và đối tượng, và sự xuất hiện của những phẩm tánh phẫn nộ trở thành sự ác cảm của chủ thể và đối tượng, nên luôn có bám luyến và thù ghét trong sinh tử. Như mọi người đều biết, chúng sanh luôn không tránh khỏi việc làm hại lẫn nhau, dù trực tiếp hay gián tiếp. Luôn liên kết việc gây tổn hại bằng vũ khí vật chất là không cần thiết. Nếu có người cảm thấy hay nói rằng ông ta bị hại, có nghĩa là ông ta cảm thấy bị ai đó làm hại. Từ những chấn thương nhỏ cho đến sát nhân và chiến tranh mà không có bất cứ đối trị nào từ một quan điểm trí tuệ thì sự tổn hại vẫn còn tiếp tục.

Trong nhiều lịch sử của các bậc siêu phàm và trong những nghi quỹ, sự tiêu diệt những tinh linh xấu ác đều được nhắc đến. Ý nghĩa của hoạt động này hoàn toàn khác với sự tổn hại thông thường. Nó là sự kết thúc việc tiếp tục tạo ra nghiệp tiêu cực bởi những tinh linh xấu sẽ dẫn họ xuống những cõi thấp để chịu đau khổ, và thay vào đó hướng dẫn họ đến giác ngộ với lòng bi vô hạn. Thật là khờ dại khi hiểu sai rằng những hoạt động của trí tuệ phẫn nộ là tạo ra tiêu cực của tôn giáo. Hiển nhiên là chừng nào còn có hiện tượng của chủ thể và đối tượng trong vũ trụ thì luôn có tổn hại tại những nơi chốn và thời điểm khác nhau. Sự khác biệt duy nhất là dù nó tạm thời xuất hiện hay không xuất hiện theo nghiệp quả. Ngay cả nếu người ta không tin vào sự tổn hại để loại bỏ thói quen nhị nguyên, những hoạt động tiêu cực hiện hữu không thể tránh khỏi trong phạm vi hiện tượng của con người. Ví dụ, mọi xứ sở của nhân loại, dù lớn hay nhỏ, có văn hóa hay không văn hóa, luôn có những bậc bảo vệ canh giữ chống lại tổn hại. Điều này luôn như vậy, cho thấy những tổn hại đã luôn xảy ra và không phải là một điều bịa đặt hoặc của truyền thống Phật giáo.

Tất cả tôn giáo đều có một số hình thức thiền định, thậm chí dù quan điểm của họ khác nhau, có nghĩa là họ muốn chấm dứt đau khổ và họ nhận ra rằng đau khổ được gây ra bởi quan niệm. Do không để quan niệm phát sinh trong thiền định, mọi quan niệm sẽ dừng lại trong thanh thản. Trong thực tế, đây là sự cố gắng làm tiêu tan quan niệm, thậm chí dù nó nghe có vẻ lạ lùng vì cách diễn tả khác lạ. Tóm lại, sự thực hành có nghĩa làm tiêu tan đau khổ của sinh tử mà con người đã tạo ra bằng quan niệm nhị nguyên. Nếu không muốn làm tiêu tan quan niệm, thì chúng ta chẳng thể thiền định, vì thiền định là sự ngừng dứt quan niệm của tâm bám chấp, đó là đối tượng thực tế của việc tiêu trừ. Không làm điều này, chúng ta thực sự tiếp tục làm tiêu tan thực tại vì tiếp tục gây ra thói quen nhị nguyên.

Khi những Bổn Tôn phẫn nộ hay bán phẫn nộ phô bày việc uống máu từ một chén sọ người trong những bức tượng hay hình vẽ, ý nghĩa không làm hại thực tại của những chúng sanh do dùng máu của họ thay cho sự thờ phụng. Ý nghĩa của chén sọ người đựng máu là sự đau khổ của sinh tử. Những Bổn Tôn trí tuệ uống máu của đau khổ sinh tử này như một cử chỉ giải thoát chúng sanh trong luân hồi khỏi thói quen sinh tử đến sự bất khả phân của tính bất nhị cao quý. Chúng ta phải cầu nguyện có đủ may mắn được nghe loại giáo lý bao la này, hơn là có một quan điểm sai lầm hoặc hoang tưởng. Không có cái thấy vĩ đại này thì không thể giải thoát những kết tập của sinh tử. Thực hành có nghĩa là giết chết mọi sinh tử. Nếu điều này được làm với đôi mắt thanh bình trong đại định của những Bổn Tôn hiền minh hoặc với đôi mắt nhìn chòng chọc trong đại định của những Bổn Tôn phẫn nộ thì không có vấn đề gì. Quan điểm chính là loại trừ sinh tử vô tận.

Đôi khi những xác chết được phô bày dưới chân những Bổn Tôn phẫn nộ đang giẫm đạp lên chúng. Tùy thuộc nghi quỹ, đôi lúc những xác chết này là biểu tượng cho ngũ uẩn thông thường của chúng ta bị hủy diệt; tâm thức chúng ta trở thành Bổn Tôn, và thói quen sắc tướng thông thường trở thành xác chết bất lực. Đôi lúc những tử thi biểu tượng những thần thánh thế gian siêu nhiên rất hùng mạnh nhưng không lợi ích giải thoát chúng sanh đến giác ngộ. Thậm chí dù những vị thần thế gian này có năng lực ban cho một số tất địa (thành tựu) thông thường, họ chỉ có thể tạo ra quyền lực thế gian gây đau khổ vì họ không có tâm trí tuệ vô ngã. Những tử thi của họ cho thấy rằng họ bị hàng phục bởi trí tuệ Heruka.

Ngoài ra, một số tranh tượng được tạo theo lịch sử hay nghi quỹ, trong đó những Bổn Tôn tantric của Phật giáo đang nắm giữ đầu của những vị trời trường thọ trong tay các Ngài. Điều này không có nghĩa những vị trời trường thọ bị giết bởi thù hận, dù một số người hiểu theo nghĩa đen của những hình ảnh này và nghĩ rằng những Bổn Tôn Phật giáo phô diễn việc sát hại những vị trời của họ. Ý nghĩa ở đây là chẳng còn vị trời trường thọ nào nữa, đó là sự kết nối với bản ngã. Nếu đó là bản ngã, bao gồm bản ngã siêu nhiên, thì những chúng sanh khác có thể bị tổn hại. Nếu không có trí tuệ vô thượng, những vị trời siêu nhiên này có thể gây ra xung đột năng lực, tạo ra bản ngã siêu nhiên thay vì trí tuệ, và tạo ra đau khổ thay vì giải thoát. Sự giác ngộ không có bản ngã. Bản ngã có thể làm hại chúng sanh, nên nó phải được loại bỏ. Đó là lý do tại sao khi thực hành, chúng ta đi theo ý nghĩa lời dạy của Ngài Rigdzin Jigmed Lingpa:

Ta, một yogi thực hiện hành động vô úy
Nhờ duy trì sự hiểu biết của thanh thản tỏa khắp luân hồi và niết bàn.
Nhảy múa trên những vị trời siêu nhiên và sự bất thiện của tâm bám chấp,
Và tiêu diệt ma quỷ bám chấp nhị nguyên thành tro bụi.

Nhiều người hiểu sai vẻ ngoài của sự hợp nhất những Bổn Tôn vì cái thấy sai lầm của họ, thói quen bám chấp vào đạo đức và tạo ra bản ngã trì trệ cụ thể của họ gây ra sự vô đạo đức. Đó là lý do tại sao Đức Phật đã định danh là bản ngã đạo đức tự cho mình đúng. Nếu chúng ta bám chấp thái quá vào đạo đức, sẽ gây ra vô đạo đức vì bám luyến vào sự thanh tịnh của chính mình sẽ xây dựng nên bản ngã làm cho sinh tử lặp lại. Theo truyền thống tantric, sự hợp nhất của Bổn Tôn và cúng dường những phẩm tính đáng khao khát là những xuất hiện trong thân tướng cho thấy cách chấp nhận và nhận ra sự cao quý siêu phàm bao la. Ý nghĩa chính của hợp nhất là sự bất khả phân giữa tánh Không và cao quý, và biểu tượng của điều này là ấn hợp nhất của Bổn Tôn nam và nữ. Ngay cả trong tâm chính chúng ta có tánh Không và sự cao quý vì tâm không có bất cứ thực tại nào hoặc nguồn gốc đau khổ, vì không thể tìm thấy nguồn đau khổ, đó là khởi nguyên của sự cao quý. Do vậy, đôi khi sự cao quý xuất hiện như thân tướng Bổn Tôn nam, thỉnh thoảng như thân tướng của Bổn Tôn nữ, và đôi lúc như thân tướng hợp nhất nam và nữ Bổn Tôn, tùy theo khả năng và nghiệp nối kết của chúng sanh.

Không cần thiết phải nghĩ rằng chỉ có sự hợp nhất giữa nam và nữ, hay sự hợp nhất đó là tiêu cực. Bất cứ khi nào có hai sự vật, có nghĩa rằng chúng có thể liên kết với nhau. Không cần thiết phải đặc biệt không tán thành nam và nữ kết hợp với nhau. Sự hợp nhất thông thường luôn hiện hữu trong luân hồi. Ngoài ra, mọi tôn giáo đều dung chứa sự hợp nhất. Tôn giáo có một số hình thức thực hành, nếu không thì sẽ chẳng có mục đích, và bất kỳ thực hành tôn giáo nào đều kết hợp hai sự việc tạo ra hợp nhất. Hợp nhất có nghĩa là kết hợp với nhau để tạo ra sự hoan hỷ. Khi một người [tin vào thượng đế] cầu nguyện, đó là để nối kết với thượng đế của họ và nhận được ân phước. Ân phước là ban cho hoan hỷ, nếu nhận được hoan hỷ thì có nghĩa là hợp nhất. Nếu không tán thành sự hợp nhất giữa những Bổn Tôn của tôn giáo và cho đó là vô đạo đức, thì trước tiên chúng ta phải phản đối mọi hợp nhất giữa nam và nữ trong vũ trụ, vì sự hợp nhất của Bổn Tôn là hiện tượng của chúng sanh. Khởi nguyên của sự hợp nhất từ những Bổn Tôn không phải vô đạo đức mà là hiện tượng của chúng sanh, vậy nếu chúng ta muốn ngưng sự hợp nhất, trước tiên phải ngưng hiện tượng của chúng sanh qua thiền định, hoặc hợp nhất, đó là cách duy nhất.

Một số người nghĩ rằng mặc dù một người đã làm sạch hiện tượng sinh tử của họ do trở nên giác ngộ, nhưng hiện tượng sinh tử của người khác vẫn hiện hữu. Nhưng nếu người ta nghĩ rằng cách đó chỉ là dấu hiệu của việc không tin vào Bổn Tôn trí tuệ bẩm sinh của chính họ và lựa chọn việc giữ lại, quý mến thói quen nhị nguyên trong cách trước đó. Với những người đã giác ngộ, không có ngay cả mảy may khái niệm của con người, của thực hành, của một bản chất. Nhưng thậm chí dù không có đối tượng của hồi hướng, năng lực lòng bi vô chướng ngại của sự giác ngộ vẫn tự nhiên tỏa khắp vì nó là phẩm tính tự nhiên của trí tuệ.

Ý niệm của một bản chất hay của bất cứ những gì, đó là nội tại, bẩm sinh, vốn sẵn có, hay tiềm năng chỉ sử dụng theo nền tảng và con đường. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói trong kinh Chuỗi Âm Thanh Quang Vinh Của Sư Tử:

Khi thân trí tuệ đầy đủ của vị Phật chưa đâm chồi vì nhiễm ô tạm thời, nó được gọi là Phật tánh.

Ngoài ra, như Đức Long Thọ đã nói:

Vào mùa xuân,
Người ta nói nước ấm.
Trong mùa đông,
Họ nói nước lạnh.
Tương tự, khi Phật tánh bị che ám bởi hang ổ của tham dục,
Nó được gọi là chúng sanh,
Khi Phật tánh được tách khỏi tham dục,
Thì được gọi là Phật.

Khi giác ngộ đã đạt được, một bản chất hay bất kỳ phẩm tính sâu thẳm nhất nào không thể nói là hiện hữu vì điều này sẽ chỉ ra rằng một điều gì đó có thể phân biệt, rút ra, và tinh luyện từ một cái khác, hàm ý có tính nhị nguyên. Theo nền tảng và con đường, đó là tâm nhị nguyên và tâm bất nhị, nên chúng ta phải động viên tâm bất nhị mở ra, đó là tinh túy của chư Phật và Bổn Tôn. Nhưng theo kết quả, không có tinh túy nào bên trong, có nghĩa là có một điều gì khác, đó là bên ngoài. Vì chư Phật và Bổn Tôn không có bất cứ tính nhị nguyên nào hay bất cứ điều gì có thể tách biệt từ một điều gì khác, đó là không có gì để chọn lựa và cố gắng loại bỏ điều gì khác. Chư Phật và Bổn Tôn là sự duy nhất của giác ngộ, nên không có gì có thể tạo thành một bản chất có thể phân biệt. Thậm chí không có bất cứ thứ gì có thể chuyển hóa từ một trạng thái này thành trạng thái khác, vì bất cứ vẻ ngoài nào của Bổn Tôn xuất hiện cũng luôn là ba thân và không cần phải trở thành bất cứ điều gì khác.

Khi không có che ám và mọi hình tướng là trí tuệ, đó là Bổn Tôn thực tế. Hoặc chúng ta muốn tạo hiện tượng chính mình thành thói quen nhị nguyên hay hình tướng giác ngộ của Bổn Tôn trí tuệ xác quyết không ở bên ngoài, thì đó là sự lựa chọn của chính chúng ta.

Bổn Tôn Trí tuệ không bắt nguồn từ bên ngoài giống như những đối tượng bên ngoài hay từ một bản ngã chủ thể bên trong, mà xuất phát từ trí tuệ của chính chúng ta. Trong bất cứ thân tướng nào các Ngài xuất hiện đều là sự tự phản chiếu. Từ quan điểm này, tâm nhị nguyên thông thường thậm chí không được chấp nhận. Đó chỉ là sự che ám tạm thời của thói quen, dù không nhận ra tâm trí tuệ, nên chỉ gọi nó là tâm thông thường, nhưng nó không thực sự hiện hữu. Để đạt giác ngộ, là trạng thái của mandala trí tuệ, tâm chúng ta phải được nhận ra như hư không thanh tịnh bao la, không do bất cứ tạo tác nào, không bắt nguồn từ bất cứ đâu, không chỉ thỉnh thoảng xuất hiện mà luôn là trí tuệ vô điều kiện, không mục đích. Do thực hành nghi quỹ của mình theo quan điểm này nên không có suy nghĩ nhà cửa, thân thể, hay con người thông thường của mình, vì mọi căn nhà là cung điện của trí tuệ, mọi nguyên tố bên ngoài là những nguyên tố cao quý vô biên. Đây là trí tuệ đại lạc tự nhiên của Bổn Tôn, là trạng thái của Phật Kim Cương Trì trong đó vô lượng chư Phật được dung chứa trong vô lượng mandala trí tuệ.

Bổn Tôn trí tuệ là hư không thanh tịnh. Hư không là bất tử vì không có đối tượng để nắm giữ. Hư không là thanh tĩnh vì vô điều kiện. Hư không là tỏa khắp vì hoạt động ở khắp nơi vô chướng ngại. Bổn Tôn trí tuệ ở bất cứ đâu thì ở đó là cõi tịnh độ của giác tánh trong sáng và xuất hiện với trí tuệ đại lạc bất tử không cần nỗ lực.

Trong kriya tantra, nó được gọi là Bổn Tôn của Pháp Tánh vì thanh tịnh tự nhiên. Trong upa tantra, nó được gọi là hư không tuyệt đối vì hoàn toàn không giới hạn. Trong yoga tantra, nó được gọi là Bổn Tôn của vẻ ngoài hoàn toàn trong sáng của hư không vì nó là tánh giác của tâm, phẩm tính của trí tuệ tinh khiết bao la. Trong mahayoga nó được gọi là sự thanh tịnh vô lượng tỏa khắp vì nó là quang minh vô biên của trí tuệ tánh giác rộng mở.

Bổn Tôn trí tuệ tự hiện tối thượng là đơn giản như bầu trời. Nó là sự tự nhiên, không tạo tác, trí tuệ thanh tịnh từ khởi thủy và tự hoàn thiện của tất địa tối thượng. Trí tuệ không xuất phát từ bất kỳ điều kiện nào và luôn trong sáng nhẹ nhàng vì nó là vô chướng ngại. Bất cứ những gì xuất phát từ trí tuệ đều là viên ngọc tự như ý.

Ngay cả dù những thuật ngữ khác nhau được sử dụng theo những vẻ ngoài không thể tính đếm của phẩm tính Bổn Tôn, cốt tủy cái thấy của Bổn Tôn là tâm trí tuệ tỉnh giác bất nhị, vì nó không gây ra bất kỳ hiện tượng thực chất nào có thể giảm bớt mà chỉ là năng lượng trí tuệ không thể sai lầm, không thể diễn tả, với tính bất hoại, tịnh độ thiên đường. Bản tánh của nó là phi vật chất như bầu trời trong sáng không thể diễn tả, nên không có tên của cái chết vì nó chưa từng sinh. Ngoài ra nó không chỉ giống như bầu trời trống rỗng, vì nó luôn là sự bao la, vô chướng ngại, hình tướng trí tuệ thanh tịnh của thân, khẩu, ý, phẩm tính, và hoạt động trong sáng, và những cõi Phật thiên cung không thể nhận thức với những phẩm tính hoàn thiện của sự hoan hỷ.

Với một khoảnh khắc bất định, khi vay mượn thân người như nhà trọ này, chúng ta phải lợi dụng cơ hội may mắn thiện lành của mình và đi theo những bậc siêu phàm. Để không rơi vào vùng cát lún của sinh tử và để đánh thức trí tuệ, chúng ta phải học hỏi và lắng nghe những giáo lý và lịch sử của những bậc siêu phàm. Vì mọi lạc hướng khỏi thanh tịnh bổn nguyên đều bao gồm trong hai cực đoan của thường kiến và đoạn kiến, trừ phi chúng ta có thể nhận ra trạng thái của Phật Phổ Hiền, nếu không chúng ta chỉ liên tục đi tới đi lui giữa đôi lúc sinh ra với thói quen đoạn kiến và đôi lúc sinh ra với thói quen thường kiến. Vì lý do này, những thói quen thường kiến và đoạn kiến phải được nhận ra đúng thật như bản chất của chúng và phải tịnh hóa chúng. Để lợi ích tất cả chúng sanh, những thói quen nhị nguyên này phải được chuyển hóa thành tâm của Phật Phổ Hiền, giống như tâm của Ngài Kunkhyen Longchenpa. Đó là trí tuệ bất nhị giải thoát như hư không, để chúng ta có thể đạt được ý nghĩa của những lời này:

Chính ta và người khác là Phật Phổ Hiền,
Thường kiến và đoạn kiến là Phật Phổ Hiền.
Trong sự rộng mở của Phật Phổ Hiền,
Không có cái tôi, người khác, thường kiến hay đoạn kiến.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1490 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vì sao tôi khổ


Bhutan có gì lạ


Phúc trình A/5630


Hạnh phúc khắp quanh ta

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 44.222.134.250 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (244 lượt xem) - Hoa Kỳ (15 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...