Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Trực Tâm là Tịnh độ của Bồ-tát »»

Tu học Phật pháp
»» Trực Tâm là Tịnh độ của Bồ-tát

Donate

(Lượt xem: 3.750)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Trực Tâm là Tịnh độ của Bồ-tát

Font chữ:

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm tịnh thì cõi nước tịnh”. Phật, Bồ-tát và cõi nước là ba thứ trang nghiêm thành tựu của Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Nói cách khác, công đức nơi cõi Cực Lạc tuy do Phật lực thành tựu, nhưng cũng do Bồ-tát trong cõi ấy góp phần. Vì sao? Vì Nếu A Di Đà Phật thành tựu một cõi nước thanh tịnh như thế mà tâm của chúng sanh chẳng tịnh, thì cõi nước ấy chỉ trơ trọi có một mình A Di Đà Phật ở thôi, chẳng ai có thể đến đó được, như thế thì làm sao có thể nói Phật A Di Đà ban cho chúng sanh cái lợi chân thật được chứ! Chúng ta hằng ngày tụng kinh, niệm Phật là tu tịnh nghiệp, là hằng ngày tu Giới-Định-Huệ và cũng chính là hằng ngày góp phần công sức xây dựng cõi Tịnh độ. Từ kinh Vô Lượng Thọ, chúng ta đọc thấy, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới được trang nghiêm bằng vô lượng công đức do A Di Đà Phật tu tập thành tựu trong vô lượng kiếp. Phàm người nào vãng sanh Tây Phương Cực Lạc cũng đều phải tu công đức trang nghiêm thanh tịnh tương tự như Ngài, có như thế mới tương ứng, mới có thể cảm ứng đạo giao. Nếu chúng ta không tu công đức tương tự như vậy, tâm hạnh của mình và tâm hạnh của Phật hoàn toàn khác biệt, thì chẳng có cách nào vãng sanh về cõi ấy được!

Trong Tịnh độ tông, người niệm Phật vô cùng đông đảo, nhưng vì sao người vãng sanh lại quá ít ỏi? Nguyên nhân là ở chỗ nào? Tuy mỗi ngày chúng ta đều niệm Phật, nhưng chỉ niệm Phật suông bằng miệng, tâm chẳng giống Phật, hành vi cũng chẳng giống Phật. Do tâm hạnh chẳng tương ứng với Phật, nên chẳng thể vãng sanh. Vì thế, chúng ta học Phật phải học theo cái tâm của Phật, học theo sự hành trì, xử sự, đãi người, tiếp vật của Phật. Nói cách khác, thân-ngữ-ý của chúng ta phải tương ứng với Phật, mới có cảm ứng đạo giao. Nếu không có cảm ứng đạo giao, thì chẳng thể nào thấy Phật đến tiếp dẫn vãng sanh. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy: “Pháp ta như thế nên nói như thế. Chỗ Như Lai làm cũng nên làm theo, tu trồng phước thiện, cầu sinh Tịnh độ”. Nếu chúng ta nghe Phật dạy như thế, hiểu như thế, tin như thế và làm đúng như thế, quyết định sẽ là thượng phẩm thượng sanh. Nếu chúng ta chưa thể làm được hoàn toàn mười phần, chỉ làm được chín phần sẽ là thượng phẩm trung sanh. Nếu chỉ làm được tám phần sẽ là thượng phẩm hạ sanh. Đối với hạ phẩm hạ sanh, chúng ta cũng phải làm được ở mức độ thấp nhất là hai phần. Đương nhiên, chỉ có thể làm được hai phần, thì chẳng thể bảo đảm vãng sanh, trừ phi kiếp trước đã tạo nhiều thiện căn, phước đức nhân duyên với A Di Đà Phật, mới hy vọng kiếp này có thể đới nghiệp vãng sanh vào hạng hạ phẩm hạ sanh. Nếu hai phần cũng chẳng làm được thì sao? Thì dù có niệm Phật rất chuyên, nhưng chỉ có thể kết duyên cùng Thế Giới Cực Lạc, không bị đọa trong ba đường ác đạo mà thôi, chẳng thể vãng sanh trong đời này.

Ở đây, chúng ta phải biết, tuy cõi nước Cực Lạc là do A Di Đà Phật thành tựu, nhưng cõi ấy cũng do chúng sanh tu tịnh nghiệp góp phần công đức. Vì sao? Vì tâm tịnh thì cõi sẽ tịnh! Cho nên, người tu học pháp môn Tịnh độ phải chú trọng tu tâm thanh tịnh, chẳng thể chấp vào cách tu nơi hành vi, cũng chẳng thể niệm Phật suông mà hòng vãng sanh Cực Lạc. Trong cuộc sống hằng ngày, bất luận ở trong hoàn cảnh nhân sự hay vật chất nào, lúc xử sự, đãi người, tiếp vật chính là lúc đang tu học tâm thanh tịnh. Chẳng thể nói tôi mỗi cuối tuần đều vào chùa, vào đạo tràng tụng kinh, niệm Phật mới là tu tâm thanh tịnh. Chùa chiền, đạo tràng giống như trường học, nếu những thứ học được trong trường chẳng thể đem ra áp dụng trong cuộc sống đời thường, thì chuyện đến trường học mỗi ngày, mỗi tuần có ích lợi gì đâu? Trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử trải qua năm mươi ba lần tham học với năm mươi ba thiện tri thức trong năm mươi ba loại cảnh giới khác nhau để làm gì? Chính là để tu luyện tâm thanh tịnh trong mọi hoàn cảnh nhân sự và vật chất khác nhau. Chỉ cần giữ được tâm thanh tịnh trong mọi cảnh giới, liền giống như Phật. Tâm Phật là tâm thanh tịnh vĩnh hằng, chẳng hề thay đổi. Nếu tâm mình cũng là thanh tịnh đến tột bậc như vậy, bèn gọi là thành Phật. Thành Phật là thành tựu tâm thanh tịnh vì tâm tịnh thì cõi sẽ tịnh!

Bát-nhã Tâm Kinh nói: “Bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm” là nói đến cái tâm bình đẳng. Tâm bình đẳng là tâm thanh tịnh tuyệt đối. Nếu tâm chẳng bình đẳng thì sự thanh tịnh ấy chỉ là tương đối, chỉ là tạm thời, lúc gặp thuận cảnh thì thanh tịnh, lúc gặp nghịch cảnh bèn chẳng thanh tịnh. Tâm thay đổi là tâm vô thường, chẳng phải tâm thanh tịnh bình đẳng, nên chẳng thể tương ứng với Phật tâm. Kinh Di Đà lấy Nhất tâm Bất loạn làm mục tiêu tu học, vì chỉ có nhất tâm mới là tâm thanh tịnh bình đẳng tuyệt đối, vĩnh viễn chẳng thay đổi. Một khi tâm thật sự thanh tịnh bình đẳng trong mọi cảnh giới, đạt tới cảnh giới Nhất tâm Bất loạn, thì tâm đại từ đại bi liền xuất hiện. Tâm đại từ đại bi của chư Phật, Bồ-tát khác với lòng nhân từ bác ái của phàm nhân. Nhân từ bác ái còn có phân biệt, còn có bất bình đẳng, nên có giới hạn, chẳng rộng lớn bao dung. Đối với người này từ bi, đối với kẻ khác chẳng từ bi, thì chẳng phải là đại từ đại bi của Phật, Bồ-tát. Đại từ đại bi là bình đẳng như nhau, chẳng phân biệt oán thân, ác thiện, nên gọi là Vô Duyên Đại Từ Đồng Thể Đại Bi. Đại từ đại bi như vậy mới là đại từ đại bi thật sự. Chúng ta phải thật sự biết rõ tâm thanh tịnh của Phật là bình đẳng đến mức rốt ráo, tột bậc như vậy đó, thì mới có thể tu luyện tâm thanh tịnh. Nếu chẳng biết rõ thế nào là tâm thanh tịnh thật sự của Phật thì sao? Thì sẽ nhận lầm! Lúc công phu có được một phần thoải mái, sảng khoái, vui vẻ nào đó, bèn tưởng nhằm là chính mình đã đắc thanh tịnh tâm. Lúc làm được chút ít việc thiện, bèn tưởng nhằm là chính mình đã phát được đại bi tâm. Đấy là trật rồi! Do chẳng thật sự biết Bồ-đề tâm là cái tâm như thế nào, nên nhận lầm. Bồ-đề tâm bao gồm trực tâm, thâm tâm và đại bi tâm.

Kinh Duy Ma dạy: “Trực tâm là Tịnh độ của Bồ-tát”. Vậy, trực tâm là tâm gì? Trực là ngay thẳng, chẳng có cái tướng mảy may cong vẹo. Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh gọi cái tâm ngay thẳng, chẳng cong vẹo ấy bằng một cái tên khác là “chí thành tâm”. Kinh Vô Lượng Thọ giải thích ý nghĩa của trực tâm hay chí thành tâm là: “Cung kính Tam Bảo, phụng sự sư trưởng, tâm không dối trá, nịnh bợ cong queo”. Hễ thật sự cung kính thì lẽ nào lại dối trá, nịnh bợ, cong queo! Khi chúng ta thật sự cung kính, chẳng dối trá, nịnh bợ, cong queo, tâm bèn thành, nên gọi là “chí thành tâm.” Thành cái gì? Cầu cái gì liền được cái đó, thì gọi là thành. Vì sao thứ gì chúng ta cầu cũng đều chẳng thành? Vì tâm địa chẳng chí thành, chí kính, vẫn còn dối trá, cong queo. Vì thế, kinh bảo cõi này là “cầu bất đắc khổ”. Vậy, cái khổ mà ta đang vương mang đều là do cái tâm của chính mình gây ra. Dẫu tâm con người có thành đi chăng nữa, cũng chẳng thành đến mức viên mãn, nên dù vận dụng hết tâm lực, trí lực và sức lực để làm một chuyện gì đó, rốt cuộc rồi cũng cảm thấy có chút khiếm khuyết, chẳng thành đúng theo lòng mong muốn của mình. Vậy, chúng ta phải làm như thế nào mới cảm thấy viên mãn đây? Cổ nhân dạy: “Một niệm chẳng sanh bèn gọi là thành”. Nói cách khác, nếu trong tâm có một niệm khởi sanh, bèn chẳng thành. Do vậy có thể biết, trực tâm hay chí thành tâm chính là chân tâm. Chỉ có Chân tâm mới thật sự ly niệm, chẳng có vọng niệm. Vậy, một niệm chẳng sanh thì gọi là thành! Hễ có niệm, niệm ấy bèn là vọng, là cong queo, là chẳng chánh trực bình đẳng, nên việc gì cầu cũng chẳng thành. Cầu không thành thì cảm thấy rất buồn khổ phải không?

Trong tâm chẳng có niệm là Chân tâm, Chân tâm vĩnh viễn chánh trực bình đẳng, nên gọi là trực tâm hay chí thành tâm. Phẩm Suối Ao Công Đức ghi: “Tâm ta thanh tịnh, chẳng chút phân biệt, chánh trực bình đẳng, thiện căn thuần thục”. Câu kinh văn này đã nêu rõ ý nghĩa: Hễ một khi tâm mình ly niệm, thì mọi căn lành liền thành thục đến mức viên mãn. Vì sao? Vì trong tâm chẳng có một niệm, thì sáu căn đối trước sáu loại cảnh giới bên ngoài bèn hiểu rõ ràng, rành mạch, Phật môn gọi đó là “linh quang riêng chiếu, vượt thoát căn trần”. Nói theo Thiền tông, thì đó gọi là “Chân tâm hiển lộ”. Quán Kinh gọi tâm ấy là chí thành tâm, Vô Lượng Thọ Kinh gọi tâm ấy là tâm chánh trực bình đẳng, các kinh khác thì gọi tâm ấy là Chân tâm v.v… Kinh Duy Ma dạy: Hãy lấy cái tâm ấy làm đạo tràng vì tâm ấy chính là Tịnh độ của Bồ-tát. Chân tâm, trực tâm hay chí thành tâm là cái tâm liễu liễu thường minh, sáng suốt hiểu rõ minh bạch hết thảy các pháp, nhưng một niệm cũng chẳng sanh. Tâm ấy chính là Tịnh độ của Bồ-tát! Nếu trong tâm thứ gì cũng chẳng có, đối với bên ngoài thứ gì cũng chẳng biết, thì đó chẳng phải là Chân tâm, mà đó gọi là vô minh.

Nhất Thiết Trí là trí huệ của A-la-hán, Đạo Chủng Trí là trí huệ của Bồ-tát, Nhất Thiết Chủng Trí là trí huệ của Phật. Ba trí này tu từ nơi đâu? Đều là tu từ Nhất tâm! Kinh Vô Lượng Thọ có đề tựa là Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác. “Thanh Tịnh Bình Đẳng” là Nhất tâm, mà Nhất tâm cũng chính là Giác tâm. Cho nên, Thanh Tịnh tâm, Bình Đẳng tâm và Giác tâm là một không hai, cũng không ba. Nhà Phật nói trí huệ chân chánh là do giới sanh định, do định khai huệ. Định là tâm thanh tịnh, là trực tâm. Tâm chẳng thanh tịnh, chắc chắn chỉ có vọng tưởng, chỉ có dối trá, nịnh bợ, cong queo, chớ chẳng có trí huệ thật sự. Đức Phật nói khẳng định trí huệ của phàm phu chúng sanh toàn là vọng tưởng, chẳng phải là trí huệ chân thật. Phật gọi trí ấy Thế Trí Biện Thông, bởi vì trí ấy phát sanh từ tâm ý thức (vọng tưởng, phân biệt, chấp trước), chẳng phải từ trực tâm.

Thanh Lương Đại sư mới nói: “Đọc kinh mỗi ngày bèn tăng trưởng tà kiến, không đọc kinh là tăng trưởng vô minh”. Trong Phật môn hiện thời, không ít đồng tu thường xuyên đọc kinh, nhưng chúng ta đạt được gì từ kinh Phật? Thật thà mà nói, tuyệt đại đa số đạt được Thế Trí Biện Thông, chớ chẳng phải là trí huệ chân thật. Rốt cuộc là chuyện như thế nào? Nếu chúng ta chẳng hiểu phương pháp tu hành, chỉ tu hành nơi hành vi, chẳng dùng trực tâm, thì càng tu càng tăng trưởng tà kiến và vô minh. Người thông thường đọc kinh là tăng trưởng tà kiến, còn kẻ không đọc kinh sách, hằng ngày chỉ biết lạy Phật, lễ sám, niệm Phật là tăng trưởng vô minh. Vì vậy, muốn hiểu phương pháp tu hành thì nhất định phải dùng chí thành tâm để đọc kinh, chẳng nên mong cầu hiểu nghĩa, mong cầu hiểu nghĩa bèn sanh tà kiến, vì nghĩa của Như Lai chỉ hiện ra từ chí thành tâm, mà chí thành tâm lại chính là một niệm chẳng sanh. Khi chúng ta đọc kinh mà chẳng thông qua tâm ý thức (vọng tưởng, phân biệt, chấp trước), thì lúc đọc đến chỗ nào đó, bổng dưng ý nghĩa của chính mình hiện tiền, phá tan vọng tưởng, tà kiến của chính, thì đó gọi là ngộ xứ. Chữ “xứ” ở đây có nghĩa đạo lý. Khi thấy một cảnh giới nào đó hiện tiền, trong tâm bổng dưng ngộ đạo, tâm trở về với trạng thái chánh trực bình đẳng, không còn buồn lo nữa, thì đó cũng gọi là ngộ xứ. Một, hai ngày sau chúng ta đọc lại kinh, ý nghĩa khác tinh tường hơn, sâu sắc hơn lại lộ ra, khiến trí huệ càng thêm tăng trưởng. Khi cảnh giới trí ấy hiện tiền, căn bản là chúng ta chẳng nên để ý tới nó, cũng chẳng sanh tâm hoan hỷ, vẫn cung kính niệm niệm, như vậy thì mới gọi là biết đọc kinh bằng chí thành tâm.

Tâm rỗng không, một niệm không sanh, không phải là chẳng biết gì hết ráo, mà lại chính là cái tâm sáng suốt, biết rõ ràng rành mạch mọi thứ, nhưng chẳng giữ lại ấn tượng của bất cứ thứ gì cả, thì đó mới đúng là thành. Ví như tấm gương soi thấy mọi vật trước mặt nó, nhưng khi vật rời khỏi, gương chẳng lưu giữ lại hình ảnh của vật. Niệm kinh bằng cái tâm rỗng không, một niệm không sanh, giống như tấm gương soi thấy vật mà chẳng lưu lại hình ảnh của vật, thì sẽ thành tựu công đức tương ứng với Tự tánh, tương ứng với Tam Học Giới-Định-Huệ, tương ứng với năm phần Pháp thân. Đây là cách tu Ba Trí: Nhất Thiết Trí, Đạo Chủng Trí và Nhất Thiết Chủng Trí trong một pháp Nhất tâm. Tam Đế: Tục đế, Chân đế và Trung Đế cũng do Nhất tâm tạo ra. Tam Chỉ, Tam Quán, tất cả đều từ Nhất tâm mà hiển hiện. Do vậy, có thể biết Nhất tâm trọng yếu đến dường ấy!

Tu học trong Tịnh độ tông là trực tiếp tu Nhất tâm, một dao chém thẳng tới đích. Vì thế, chúng ta niệm một câu Phật hiệu nhắm chém thẳng tới mục đích Nhất tâm Bất loạn, thì đó mới gọi là thành. Nếu tu tịnh nghiệp mà chẳng nhắm chém thẳng tới mục đích Nhất tâm Bất loạn thì sẽ là gì? Là chẳng phải chí thành tâm mà là tâm hư dối, cong vẹo. Nếu cứ thích tu theo kiểu cong cong, vẹo vẹo, chẳng chịu chém thẳng tới mục tiêu Nhất tâm Bất loạn, thì cái kết quả đạt được chỉ là tà kiến và tà định mà thôi. Vì thế, Ngài Thanh Lương Đại sư mới nói: “Đọc kinh mỗi ngày bèn tăng trưởng tà kiến, không đọc kinh là tăng trưởng vô minh”. Khi chúng ta chẳng niệm kinh, chẳng niệm Phật, đầu óc sẽ suy nghĩ loạn xạ. Một ngày không đọc kinh, không niệm Phật là một ngày suy nghĩ loạn xạ, một ngày sống trong mê hoặc điên đảo. Suy nghĩ loạn xạ là căn bệnh rất nặng, là tà kiến, vọng tưởng, nhất định chẳng tương ứng với Phật tâm, thì làm sao có thể vãng sanh Cực Lạc, liễu sanh thoát tử cho được? Lại nữa, khi chúng ta chẳng suy nghĩ bèn hôn trầm, thì đấy lại là vô minh. Nếu chúng ta chẳng biết rõ nền tảng căn bản của phương pháp học Phật, thì dù chẳng đọa bên vọng tưởng, cũng sẽ đọa bên vô minh, chuyện này thật là rắc rối!

Hết thảy các phương pháp và đường lối trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật pháp đều nhằm đối trị tật xấu. Niệm A Di Đà Phật cũng không ngoài lệ, cũng là phương pháp dùng để đối trị tật xấu. Một dao chặt đứt hết thảy tật xấu bèn thành. Một dao chém thẳng chính là: Suốt ngày từ sáng đến tối chỉ niệm một câu A Di Đà Phật, chẳng xen tạp vọng tưởng, nên không bị đọa vào hai bên tà kiến và vô minh. Trong tâm chỉ có một niệm A Di Đà Phật, trừ niệm này ra, ý niệm gì cũng đều không có, thì vọng tưởng tà kiến và vô minh ở đâu mà có. Trong tâm có một niệm A Di Đà Phật trọn chẳng phải là niệm gì cũng không có, nên không rớt vào vô minh. Mười phương hết thảy chư Phật, chẳng có vị Phật nào không tán thán A Di Đà Phật, chẳng có vị Phật nào không giảng kinh Tịnh độ và cũng chẳng có vị Phật nào chẳng khen ngợi công đức của người niệm Phật. Có thể thấy Tịnh Độ Tam Kinh là kinh bậc nhất trong Phật môn. Cho nên, niệm câu Phật hiệu chẳng những chỉ tương ứng với A Di Đà Phật, mà còn tương ứng với mười phương ba đời hết thảy Như Lai. Đây chính là một nhát dao chém thẳng!

Bồ-tát đã thành Phật, đương nhiên sẽ có quốc độ, đương nhiên sẽ hết sức hoan nghênh chúng sanh đến quốc độ của Ngài. Thế nhưng, Bồ-tát chẳng bao giờ siểm mị, bợ đỡ bất cứ một ai. Ai muốn đến thì cứ đến, ai muốn đi thì cứ đi. Ai không thích đến, các Ngài tuyệt đối chẳng cưỡng ép, chẳng tìm cách này cách nọ để lôi kéo, cũng chẳng xua đuổi đi nơi khác. Bởi lẽ, Phật pháp là tùy duyên, chẳng phan duyên, ai có duyên phận nấy. Tùy duyên, chẳng phan duyên chính là trực tâm của Bồ-tát. Nếu có phan duyên, có hy vọng thế này thế nọ, tức là trong tâm có cong vẹo, chẳng phải là tâm chánh trực bình đẳng. A Di Đà Phật hết sức hoan nghênh chúng sanh đến quốc độ của Ngài, nhưng Ngài tuyệt đối chẳng tìm cách này cách nọ để dụ dỗ chúng sanh đến cõi nước của Ngài. A Di Đà Phật chưa hề nói Ngài sẽ đến nơi nào đó để chiêu sinh, chẳng hề có! Vì lẽ đó, chính chúng ta phải phát tâm tin ưa, cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Nếu chúng ta phát tâm cầu tìm Ngài, chắc chắn Ngài chẳng cự tuyệt, Ngài rất hoan nghênh. Nhưng nếu chúng ta không cầu tìm Ngài, Ngài quyết định chẳng đến tìm đến chúng ta. Nói thật ra, đạo thầy trò trong thế gian cũng phải nên giống như thế, học trò đi tìm cầu học ở thầy là học trò có thành ý, nhất định có thể đạt được điều tốt lành gì đó. Thầy đi cầu trò để dạy là thầy cầu danh lợi. Về căn bản, học trò chẳng có thành ý mà thầy đến dạy, thì chỉ là uổng phí tinh thần, trò chẳng đạt được gì! Vì thế, đối với chuyện khai ngộ trong Phật pháp, chắc chắn là phải có tâm kiền thành, cung kính thì mới có thể thành đạt.

“Chí thành tâm” là trọng tâm của Bồ-đề giác tâm, người không có chính thành tâm thì có tu cái gì, cầu cái gì cũng đều chẳng thành. Vì thế, Tổ Ấn Quang thường giáo huấn chúng ta: “Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Nếu chúng ta chẳng có tâm thành kính học Phật pháp, thì chỉ học được kiến thức thông thường về Phật học, tức là tri thức thế gian trong Phật giáo, chớ chẳng thể đạt được Tam Học Giới-Định-Huệ trong Phật pháp. Huệ trong Tam Học tuyệt đối chẳng phải là tri thức thế gian. Do đó, chữ “thành” trong chí thành tâm chính là tâm thanh tịnh, tâm kiền thành, tâm cung kính. Nói thật ra, nếu thật sự là thành, thì cũng chẳng cần phải biểu hiện ra bề ngoài. Dáng vẽ bên ngoài dẫu cung kính cách nào đi nữa, nhưng tâm địa chẳng thanh tịnh, cũng chỉ là vô dụng. Phật gọi đó là dối trá, nịnh bợ, cong queo. Người có tâm địa thanh tịnh thật sự, dù biểu hiện bề ngoài chẳng lễ kính, cũng chẳng sao cả. Phật vẫn hết sức hoan hỷ thừa nhận kẻ ấy là đệ tử thật sự của Phật. Phật không cần hình thức, cá nhân chúng ta tự mình tu hành cũng chẳng cần hình thức. Phật pháp trọng thực chất, chẳng trọng hình thức. Tuy nhiên, hình thức bề ngoài vẫn phải chấp hành và tồn tại. Vì sao? Vì Phật pháp dùng hình thức để tiếp dẫn chúng sanh.

Mỗi khi chúng ta bước vào Phật đường, trước hết là hướng về tượng Phật thành tâm, cung kính đảnh lễ ba lạy, hình thức này khởi tác dụng rất lớn, có ảnh hưởng đến người khác, khiến cho những kẻ chưa học Phật trông thấy bèn gieo thiện căn. Họ suy nghĩ: “Vì sao người này cung kính Đức Phật như thế? “ Họ bèn muốn tìm hiểu về Đức Phật. Đó là cơ hội để giới thiệu với họ về Đức Phật và Phật pháp. Khi người ấy đến thỉnh giáo, chúng ta có thể giảng giải cho họ nghe Phật pháp, đấy là cơ hội dẫn dụ người ấy nhập Phật môn, khiến họ gieo thiện căn nơi Đức Phật. Do đó, Đức Phật chẳng cần hình thức, người học Phật chân chánh cũng chẳng cần hình thức, nhưng Phật pháp vẫn phải có nghi thức long trọng, trang nghiêm, nhằm khởi gợi tâm ý của chúng sanh hướng về Đức Phật. Nếu chúng ta hiểu rõ ý nghĩa chân thật của nghi thức, sẽ không bị bó buộc trong nghi thức, thì việc học Phật mới thật sự sống động và tự tại. Người hiểu rõ Phật pháp biết khi nào cần phải nhấn mạnh nghi thức, khi nào chẳng cần nhấn mạnh nghi thức, nên lúc nào, chỗ nào cũng được vui vẻ, tự tại, không bị gò bó bởi giới luật và nghi thức một cách thái quá.

Có nhiều người quá coi trọng nghi thức mà thường hay nóng giận, bực tức đối với những người không chấp hành đúng nghi thức và giới luật. Người ta đi đứng không đúng điệu bộ, cắm một cây nhang, ngọn đèn không thẳng, chưng hoa quả không hợp ý v.v…, liền nổi máu nóng quở mắng. Đó là chấp tướng quá mức. Thật sự mà nói, những thứ ấy chẳng thuộc về giới luật chi cả, chỉ là nghi thức của thế tục. Nếu chấp trước đến mức như thế, chẳng những phá hỏng công phu tu tâm thanh tịnh của chính mình, mà còn phá hỏng hình tướng của Phật pháp. Người khác không chấp hành đúng giới luật, lễ nghi của Phật môn, nhưng tâm họ thanh tịnh, chẳng sân giận, còn bản thân ta giữ gìn giới luật, nghi thức nghiêm chỉnh đến mức nổi máu nóng, khiến người khác trông thấy bèn không muốn đến chùa hay đạo tràng tu học nữa, thì ta mới chính là người phá hỏng Phật pháp, chớ chẳng phải người khác. Vì thế, trong Phật pháp cao cấp thường nói: “Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại” thì mới là thật sự giải thoát tự tại.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1487 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vua Là Phật, Phật Là Vua


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 98.80.143.34 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (252 lượt xem) - Hoa Kỳ (24 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...