Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Bước vào nhà Như Lai bằng hai cửa tín, huệ »»

Tu học Phật pháp
»» Bước vào nhà Như Lai bằng hai cửa tín, huệ

Donate

(Lượt xem: 6.076)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Bước vào nhà Như Lai bằng hai cửa tín, huệ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trong phẩm Cần Tu Kiên Trí của kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật Thế Tôn răn bảo: “Phải nên kiên trì, không được bỏ mất, không được khởi vọng, tăng giảm kinh pháp, thường nhớ không dứt, nhanh chứng đạo quả.” Chúng ta học tập pháp môn của A Di Đà Phật thì tất nhiên phải lấy Tỳ-kheo Pháp Tạng, tức tiền thân của A Di Đà Phật, làm tấm gương để noi theo. Vì sao Tỳ-kheo Pháp Tạng tu hành thành công? Vì Ngài tin, hiểu và ghi nhớ lời dạy của Thế Gian Tự Tại Vương chẳng sót một mảy may. Do tín huệ tràn trề như vậy, nên công phu tu hành mới vững chắc bất động vượt xa người bình thường. Người tu học theo kinh Vô Lượng Thọ chính là đệ tử truyền thừa của A Di Đà Phật, kinh gọi họ là đệ tử bậc nhất của Phật, chẳng phải Tiểu thừa, thì cũng phải thời thời khắc khắc thường luôn ghi nhớ kinh Vô Lượng Thọ hay kinh A Di Đà, lại còn phải thời thời khắc khắc thường luôn thực hiện, vận dụng những điều Phật chỉ dạy trong kinh vào cuộc sống của chính mình, áp dụng vào việc xử sự, tiếp vật, đãi người, mới xứng đáng là đệ tử bậc nhất của Phật. Nếu chúng ta chẳng thể ghi nhớ lời Phật dạy, cũng chẳng thực hành được những điều Phật nói trong kinh thì sao có thể gọi là đệ tử bậc nhất của Phật được chứ?

Hơn nữa, niệm Phật có nghĩa là niệm giác mà chẳng mê. Nếu người niệm Phật chẳng biết dùng trí huệ chân thật để phát khởi tín nguyện chân thật thì sao có thể gọi là niệm giác mà chẳng mê được? Nói cách khác, người không có chân thật huệ dù có tin Phật nhưng niềm tín ấy vẫn chẳng phải là chánh tín, dù có phát nguyện nhưng nguyện ấy chẳng phải là nguyện chân thật. Vì sao chẳng thật? Vì sẽ có một lúc nào đó bị thoái chuyển, hoài nghi, đánh mất tín tâm, vong thất thệ nguyện lúc ban đầu của chính mình. Do vậy, một đạo tràng niệm Phật nhất định phải giảng kinh mỗi ngày để giúp mọi người đoạn nghi, sanh tín. Một khi đã có sự tin hiểu, ghi nhớ về pháp môn mình tu một cách rõ ràng, vững chắc rồi thì nhất định sẽ được vãng sanh Cực Lạc, được Bất Thoái Chuyển đến Vô thượng Bồ-đề. Nói cách khác, một khi chúng ta tin hiểu, ghi nhớ kinh này không dứt, sẽ nắm vững Tây Phương Tịnh độ, quyết định chẳng có vấn đề nào có thể chướng ngại chuyện vãng sanh của mình, chắc chắn sẽ được tự tại vãng sanh, một đời thành Phật, đúng như lời kinh Phật dạy: “Thường nhớ không dứt, nhanh chứng đạo quả!” Nếu một đạo tràng chẳng đồng thời kiện toàn hai điều niệm Phật và giảng kinh thì đại chúng vẫn phải tu hành một cách lao chao, bất định, tu hành như thế khó thể thành tựu.

Nếu nói đến hạnh cũng phải từ trí khởi hạnh thì hạnh ấy mới là diệu hạnh. Trí ví như cái đầu, nếu một người không có cái đầu thì có thể làm được gì chứ? Vì vậy, trước hết chúng ta phải thật sự hiểu rõ Tây Phương Tịnh độ, hiểu rõ lý sự ở hai cõi Sa-bà và Cực Lạc, thì đó mới là đại triệt đại ngộ trong pháp môn Tịnh độ. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, phu nhân Vy Đề Hy thật sự đại triệt đại ngộ cảnh giới của hai cõi Sa-bà và Cực Lạc, bởi vì bà trọn nếm đủ hết thảy mùi vị khổ vui trong thế giới Sa-bà. Bà thật sự biết rõ cái vui cùng cực của một vị đế vương cũng chính là cái khổ chẳng ai sánh bằng. Bà lại được Phật cho thấy cái vui vĩnh hằng của thường, lạc, ngã, tịnh trong cõi Cực Lạc chẳng gì sánh bằng, bởi vì cái vui nơi ấy không có nhân tạo nghiệp khổ. Do phu nhân đại triệt đại ngộ cảnh giới của hai cõi Sà Bà và Tịnh độ như vậy nên bà mới quyết tâm muốn mau chóng rời khỏi Sa-bà, đi đến thế giới Cực Lạc. Ngay trong lúc thâm tâm của bà đã thật sự buông xả tất cả, chỉ còn lại vỏn vẹn một niệm cầu sanh Tịnh độ, chẳng hề thay đổi, bà liền tức thời được Nhất tâm, đắc quả Bất Thoái Chuyển. Sau khi đã đại triệt đại ngộ rồi, bà chỉ cần niệm một câu Phật hiệu thì cảnh giới nhất tâm liền được viên mãn; đây mới chính thực là diệu hạnh. Diệu hạnh thật sự đơn giản như thế đó, thế mà chẳng có mấy ai làm được. Vì sao chẳng thể làm được? Vì chẳng có tín huệ chân thật.

Một khi đã có tín huệ chân thật trong pháp môn Tịnh độ rồi thì cảnh giới tu hành sẽ là như Ngài Liên Trì Đại sư nói: ”Tam Tạng mười hai bộ, nhường cho kẻ khác ngộ,” chỉ cần một mực tu một pháp môn Tịnh độ, chỉ khăng khăng niệm một câu Phật hiệu, chỉ nhiếp giữ lấy một bộ kinh Di Đà hay kinh Vô Lượng Thọ là đủ rồi, quyết định sẽ đạt được Thượng Phẩm Thượng Sanh, tám vạn bốn ngàn hạnh môn xin nhường cho người khác hành, chẳng còn cần thiết nữa; đấy mới là diệu hạnh! Tu hành xen tạp đủ thứ hạnh môn là tạp hạnh, tạp tấn, hậu quả của nó là tạp tâm loạn xạ. Nếu cái tâm cứ mãi so đo, chụp giật, toan tính học pháp này, pháp nọ, chẳng khăng khăng một mực niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, thì dẫu có tu vạn hạnh vẫn chẳng phải là diệu hạnh. Nếu kẻ ấy gặp các duyên khác, liền bị thoái chuyển, liền thay lòng đổi dạ, hạnh tu kiểu đó nhất định chẳng phải là diệu hạnh. Vì sao chẳng diệu? Vì lúc lâm chung, tứ đại phân ly, ý niệm thay đổi liên tục theo thối quen hằng ngày, không thể giữ nổi câu Phật hiệu và chí nguyện vãng sanh, bèn lập tức rơi vào ba ác đạo.

Lại nữa, dẫu người ấy có nhân phẩm, đạo đức, học vấn, phước báo tốt đẹp cách mấy, nhưng một khi tâm đã thoái chuyển, họ liền quay lại phỉ báng, phá hoại pháp môn Tịnh độ, phá hoại công án của người tu Tịnh độ, nên lúc lâm chung vẫn bị đọa trong ba ác đạo. Chúng ta đã từng chứng kiến hoặc nghe đến biết bao nhiêu kẻ mưu đồ phá hoại pháp môn Tịnh độ rồi, chớ đâu phải là không biết. Người không biết pháp môn Tịnh độ phá hoại pháp môn Tịnh độ thì tội nhỏ, nhưng người biết pháp môn Tịnh độ lại đem cái tâm thoái chuyển của mình đế phá hoại Tịnh độ, bèn rơi thẳng vào tam ác đạo. Cho nên, ngay trong nguyện “Mười Niệm Tất Vãng Sanh”, A Di Đà Phật đã nói rõ: “Duy trừ ngũ nghịch phỉ báng Chánh pháp.” Vì sao A Di Đà Phật trừ họ ra? Vì họ bị đọa vào địa ngục vô gián rồi, dễ gì mà thoát ra. Kẻ ấy thấy người ta niệm Phật vài chục năm, đến nay tuổi đã già yếu, chẳng khuyến khích họ tiếp tục kiên trì niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, lại đem pháp khác ra nói làm người ta nghi ngờ, mất tín tâm nơi pháp mình đang tu, chẳng thể vãng sanh, đó chẳng phải là đã phá hoại công phu tu hành mấy mươi năm của người ta rồi đó ư? Kẻ phá hoại công phu tu hành của người khác ắt sẽ bị đọa trong địa ngục A-tỳ.
Lại có những người niệm Phật được vài chục năm, đến lúc tuổi già bổng dưng tự mình sanh tâm thối chuyển, đổi sang học Thiền, học Mật, làm cho những người học đạo khác trông thấy hành vi này, bèn nghĩ: Người này đã tu hành nhiều năm đến ngần ấy mà lại bỏ Tịnh sang Thiền, sang Mật; như vậy Tịnh độ chẳng có gì hay, chẳng đáng trông cậy. Chúng ta thấy đó, sự thoái chuyển của mình đã làm ảnh hưởng tới tín tâm của bao nhiêu người khác, làm cho người khác cũng thoái chuyển theo mình. Thử hỏi ai sẽ là người lãnh trách nhiệm nhân quả này đây? Đây là một trong những cảnh trạng mà Phật đã cảnh báo: “Như người mù hằng đi trong tối, không thể mở đường cho kẻ khác.” Kẻ mù dẫn đám người đui đi trong đêm tăm tối, phiền phức nẩy sanh là từ chỗ này đây! Người học Tịnh độ vài ngày rồi chuyển sang học pháp khác, chẳng phạm lỗi lầm to tát cho lắm. Còn người học Tịnh độ đã lâu năm, nhưng sau đó chuyển ý niệm, lại còn xúi dục người khác thoái chuyển theo mình thì hậu quả đáng sợ lắm! Vấn nạn này là do thiếu trí huệ nên tự mình chuốt lấy tội nghiệp.

Phật bảo: “Không có cái khổ nào bằng cái khổ ngu si,” Liên Trì Đại sư cũng nói: “Cho đến khi thành Phật, vẫn luôn cậy vào trí.” Nói chung, Tín, Nguyện, Hạnh đều phải nương cậy vào trí huệ chân thật. Nếu chẳng có trí huệ chân thật thì dù có tu muôn vạn thiện pháp, rốt cuộc rồi tất cả đều biến thành ma nghiệp rất đáng sợ! Huống gì hiện tại chúng ta đều là phàm phu đầy dẩy vọng nghiệp, lại không chịu nương vào Phật huệ thì làm sao thoát khỏi luân hồi? Như vậy, từ lúc sơ phát tâm tu hành Phật pháp mãi cho đến lúc thành Phật, chúng ta đều phải nương vào trí huệ. Nhưng, trí huệ do đâu mà có? Kinh Kim Cang nói: ”Tín tâm thanh tịnh bèn sanh Thật tướng.” Thật tướng là chân thật trí huệ. Tín tâm thanh tịnh là chẳng có mảy may hoài nghi, chẳng có mảy may đắm nhiễm. Như vậy, trí huệ nhất định phải phát xuất từ tín tâm thanh tịnh! Hết thảy chúng ta đều phải vượt qua hai cánh cửa “cửa tín tâm thanh tịnh” và “cửa trí huệ” để vào nhà Như Lai. Kinh Vô Lượng Thọ gọi chung hai cánh cửa này là “cửa tín huệ.” Các kinh thường nói, thân người khó được như cây sắt trổ hoa hoặc như đất trong móng tay. Thế mà, kinh này lại bảo: “Thân người khó được, Phật khó gặp. Tín Huệ nghe pháp khó trong khó;” tức là người có được tín huệ nghe kinh pháp này còn khó hơn là có được thân người. Đấy đã cho chúng ta thấy “cửa tín” và “cửa huệ” không phải dễ vào như chúng ta lầm tưởng. Do vậy, từ lúc vừa mới phát tâm học Phật cho đến khi thành Phật, chúng ta đều phải cậy vào trí huệ, tức là phải cậy vào kinh Vô Lượng Thọ để phát sanh tín huệ. Vì sao? Vì kinh này giúp chúng ta khai triển trí huệ trong Tự tánh, phát sinh niềm tin chân thật không cấu nhiễm. Kinh này chính là “cửa tín huệ” để bước vào nhà của Như Lai mà được vãng sanh thành Phật. Do đó, có trí huệ thông suốt nguồn nhân, thấu triệt nhân duyên quả báo, chính là đạo trọng yếu để thành tựu từ đầu tới cuối, chớ chẳng phải chỉ riêng hàng sơ phát tâm mới cậy trí huệ để tín giải Phật pháp.

Phật nói, kinh Vô Lượng Thọ là pháp rất khó tin, người tin ưa kinh này là điều khó nhất trong tất cả các điều khó, còn khó hơn có được thân người, khó hơn thấy Phật, khó hơn nghe pháp và cũng khó cũng hơn gặp thiện tri thức. Do đó, nếu chúng ta chẳng cậy vào kinh này để có trí huệ Bát-nhã bậc nhất thì làm sao vào được nhà của Như Lai? Lại nữa, nếu không có trí huệ chân chánh thì dù có nghe kinh này cũng chỉ là vô ích, chỉ là học Phật ngoài da, chớ chẳng phải là thâm nhập pháp tạng của Như Lai, nên vẫn chưa vào được nhà của Như Lai. Tóm lại, từ đầu tới cuối chúng ta đều phải cậy vào trí huệ! Nếu ai nấy nghe kinh này đều phát sanh tín huệ, hiểu rõ thật pháp, phát lòng tin tưởng không cấu nhiễm, thì làm sao Đức Phật có thể nói đây là pháp khó tin? Làm sao Đức Phật có thể nói tín huệ nghe được pháp này còn khó hơn có được thân người, khó hơn thấy Phật, khó hơn nghe pháp và cũng khó cũng hơn gặp thiện tri thức? Vì thế, chư cổ đức mới nói: “Sáng được nghe kinh pháp này, tối chết cũng an lòng;” đó cho ta thấy, kinh này chẳng phải dễ gặp, dễ tin, dễ hiểu. Thật sự là rất khó gặp, khó tin và khó hiểu lắm! Thậm chí có nhiều Bồ-tát còn không tin nổi kinh này kia mà, huống gì là người bình thường; cho nên, chúng ta chẳng thể xem thường phụ bỏ kinh này hoặc học kinh một cách hời hợt. Lại nữa, có những người tu pháp môn Tịnh độ rất nhiều năm, có tiếng tăm lẫy lừng trong Tịnh độ tông, thế mà vẫn chẳng thể tin ưa nổi kinh này. Thế mới biết chỉ có những người hữu tu, hữu học, hữu đức, những người thật sự thông suốt pháp môn Tịnh độ, mới có đủ tín huệ nghe được kinh này. Những điều như vậy đã được nêu ra rất rõ ràng, minh bạch trong kinh Vô Lượng Thọ rồi, chúng ta nhất quyết không nghi ngờ lời Phật nói, đấy mới là “y pháp, bất y nhân.”

Nếu là người thật sự có nghiên cứu Phật pháp thì từ kinh Hoa Nghiêm sẽ thấy rõ ràng rành rẽ hơn nữa, Văn Thù, Phổ Hiền, Thiện Tài đồng tử cùng bốn mươi mốt Pháp thân Đại sĩ, ai nấy đều niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Vì sao vậy? Vì chư vị này đều là đại trí huệ, đều có đầy đủ tín huệ trong hết thảy Phật pháp, nên các Ngài mới chọn lấy con đường thẳng tắp, rốt ráo nhất để thành Phật. Trong câu chuyện Tây Du Ký, sau mấy mươi năm viễn du tìm tới chỗ Phật thỉnh kinh, khi đến nơi Tôn Ngộ Không bổng nhớ lại mọi chuyện trong quá khứ đều là giả, trong lòng chợt cảm thấy bàng hoàng, xót xa, bở ngỡ mà than thở rằng: “Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du.” Chúng ta cũng vậy, sau bao nhiêu kiếp viễn du khắp lục đạo từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cho đến các cõi trời để học đạo, rốt cuộc rồi mới gặp được pháp môn Tịnh độ mà hiểu rõ hết thảy những sự vi diệu trong pháp môn này, rồi cũng phải than thở: “Ta đau đớn cho vô lượng kiếp lưu đài trong lục đạo.” Vì sao gặp pháp môn vi diệu này rồi mà lại còn than thở? Bởi vì nếu chúng ta gặp được pháp môn Niệm Phật vãng sanh thành Phật này sớm hơn thì đâu phải tốn công hao sức, chịu nhiều khổ đau trong vô lượng kiếp. Các vị Long Tượng thông đạt cả Tông lẫn Giáo như là Liên Trì, Ngẫu Ích, Mã Minh, Long Thọ, Thiên Thân, Trí Giả, Vĩnh Minh cũng vậy, sau mấy mươi năm tham Thiền, học Giáo, rốt cuộc rồi cũng phải buông xả hết, hướng về phía Tây chắp tay đảnh lễ xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để cầu vãng sanh Cực Lạc. Đấy gọi là tín huệ! Một khi tín huệ trong Phật pháp đã viên thành, các Ngài bèn biết rõ chỉ có con đường niệm Phật vãng sanh mới sớm thành Phật, mới có thể thành tựu được Tứ Hoằng Thệ Nguyện mà các Ngài đã phát.

Thật ra, tuy kinh Hoa Nghiêm và kinh Thủ Lăng Nghiêm sâu rộng bao la, nhưng cũng chỉ là tự phần dẫn nhập vào kinh Vô Lượng Thọ mà thôi. Vì sao kinh Vô Lượng Thọ cần phải có pháp đại quy mô như Hoa Nghiêm và Thủ Lăng Nghiêm để dẫn nhập vào? Bởi vì kinh Vô Lượng Thọ là pháp rất khó tin, nên Phật phải nói kinh Hoa Nghiêm và Thủ Lăng Nghiêm để làm pháp dẫn nhập, nhằm giúp chúng sanh phá trừ mọi nghi lự, có đầy đủ tín huệ trước khi tiến nhập vào kinh Vô Lượng Thọ. Do vậy, sau này chư cổ đức mới đem hai bộ kinh này vào Tịnh độ tông, lập thành Tịnh độ Ngũ kinh. Nay, nếu chúng ta đã thật sự tin tưởng kinh Vô Lượng Thọ rồi thì hai bộ Đại Kinh kia xin nhường cho người khác nghiên cứu, chúng ta không cần đến chúng nữa, chúng ta nhất định đem hết công phu, sức lực, tu học chỉ một bộ kinh Vô Lượng Thọ, không xen tạp với bất cứ một bộ kinh nào khác, thì đó mới đúng với ý nghĩa của câu “tín huệ nghe pháp khó trong khó.” Mười Đại Nguyện Vương của Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm và Niệm Phật Viên Thông của Đại Thế Chí trong kinh Thủ Lăng Nghiêm đều là những pháp dẫn về Cực Lạc, đều là chỗ quy túc cuối cùng để trở về kinh Vô Lượng Thọ. Vì thế, sau câu “Thân người khó được, Phật khó gặp, Tín huệ nghe pháp khó trong khó,” Đức Phật liền bảo: “Nếu các hữu tình sẽ làm Phật, Vượt hạnh Phổ Hiền lên bờ giác. Thế nên rộng nghe chư Trí sĩ, Nên tin ta dạy lời như thật. Diệu pháp như thế may được nghe, Phải thường niệm Phật mà sinh hỷ. Thọ trì rộng độ dòng sinh tử, Phật nói người này thật bạn hiền.”

Lúc người niệm Phật bắt đầu tin tưởng, phát nguyện, trì danh hiệu Phật, giữ gìn trọn đủ ba thứ Tín, Nguyện, Hạnh thì đấy là thành thỉ; đến lúc vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, chứng Bất Thoái Chuyển, một đời thành Phật, thì đó là thành chung. Từ thành thỉ đến thành chung, người niệm Phật nhất nhất đều phải cậy vào trí huệ; giống như Phật A Di Đà lúc tu nhân cho đến khi thành Phật cũng đều cậy vào trí huệ! Thế mới biết vì sao trong kinh Di Đà, Đức Phật chẳng gọi người khác mà cứ mãi gọi tên của Ngài Xá Lợi Phất ra để giảng kinh. Mọi người học Phật đều biết Ngài Xá Lợi Phật là đại biểu cho trí huệ bậc nhất, tức là tự nhiên trí trong Tự tánh. Trong kinh Di Đà, Phật luôn gọi tên Xá Lợi Phất là để nhắc nhở người nghe kinh phải dùng trí huệ chân thật mới có thể hiểu rõ thông suốt lời Phật giảng. Như vậy, nếu chúng ta dùng tâm ý thức, tâm phân biệt chấp trước để học kinh thì chẳng thể nào hiểu được chân thật nghĩa của Như Lai.

Chuyện cấp bách của chúng ta hiện nay là tu hành thành tựu, được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, được sự giải thoát và tự tại. Người khác không tin Phật, không chịu buông xả vạn duyên, nhất tâm niệm Phật cầu vãng sanh thì họ đành phải ở lại cõi Sa-bà, chờ khi nào chúng ta vãng sanh trước rồi, sẽ quay trở lại độ họ. Chúng ta không thể vì họ ở lại đây mãi để cùng nhau đọa lạc trong ngũ thống, ngũ thiêu, thì đó mới là thượng sách. Trí tuệ và thành tích tu hành đạo Bồ-tát là ở chỗ này đây! Chúng ta phải biết tự tại, tùy duyên giúp đỡ người khác, chẳng thể hành xử giống con để đột, tức là con vật có hai cái sừng đụng đâu hút đó, chẳng biết lợi hại. Chúng ta phải tự mình khắc phục phiền não của chính mình mới có được công phu niệm Phật sâu hơn, bảo đảm được vãng sanh. Khi nào mình vãng sanh Cực Lạc, đạt được cảnh giới Nhất tâm Bất loạn, vĩnh viễn đoạn dứt căn bản vô minh, thì khi ấy mới biết làm sao có thể độ một chúng sanh mà tâm mình chẳng bị đục ngầu. Thật sự mà nói, khi nào mình thành Phật rồi, mới có thể vĩnh viễn đoạn dứt căn bản vô minh. Ngay cả Đẳng giác Bồ-tát do vẫn còn một phẩm sanh tướng vô minh chưa đoạn nên chẳng thể làm được giống như Phật. Vậy, chúng ta cần gì phải gấp gáp trong việc độ người khác khi chính mình vẫn còn chưa được độ?



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1485 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Quy nguyên trực chỉ


Vua Là Phật, Phật Là Vua


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 98.82.140.17 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước ... ...

Việt Nam (257 lượt xem) - Hoa Kỳ (37 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...