Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hoài niệm »» Chiều Đông »»

Hoài niệm
»» Chiều Đông

Donate

(Lượt xem: 7.389)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Chiều Đông

Font chữ:

(Kính tiễn Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ)

Một ngày tháng 8 năm 1992, tôi nhận được một bài thơ của một người bạn tin cẩn gởi từ trong nước. Anh chép tám câu thơ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ nhưng không có tựa.

Tôi đọc và rất cảm động. Qua từng câu thơ tôi hình dung cảnh cô đơn, trống vắng, quạnh hiu mà Thầy đang sống trong thời gian lưu đày ở Thái Bình trong một buổi chiều đông.

Sau 1975, giữa lúc gần hết mọi người đều đi theo chiều gió, Thầy cố bước ngược chiều để mong cứu vớt những gì còn sót lại sau những điêu tàn, đổ nát. Tinh thần vô úy của đạo Phật đã giúp Thầy vượt qua bao thử thách, cực hình, đày đọa.

Trong đêm tối giữa nhà lao Phan Đăng Lưu hay trong buổi chiều mưa tầm tã tay dắt bà mẹ già 90 tuổi trên đường lưu đày từ Sài Gòn ra Vũ Đoài, Thái Bình, Thầy vẫn một tấm lòng son sắt với quê hương và đạo pháp.

Chúng ta sống trên đất tự do, dễ dàng nói với nhau về yêu nước, yêu đạo, dễ dàng nói với nhau về hy sinh, đại nguyện. Nhưng nếu chúng ta sống một đêm, một đêm thôi, trong đau thương trăn trở giữa ngục tối Hàm Tân như HT Thiện Minh, một đêm mang nặng ưu tư đau nhức tại nhà tù Phan Đăng Lưu như HT Quảng Độ, một đêm trầm mặc suy tư trên mỗi bước thiền hành ở Quảng Ngãi như HT Huyền Quang, chắc chắn chúng ta sẽ hiểu ra rằng Bồ Tát giống tất cả chúng ta nhưng chúng ta không phải dễ dàng là Bồ Tát.

Ngày đó không có mạng xã hội Facebook như bây giờ. Chúng tôi là một nhóm vài trăm người sinh hoạt với nhau trong giai đoạn Internet còn rất phôi thai.

Tôi gởi bài thơ cho cả nhóm đọc. Nhưng bài thơ thì phải có tựa. Tôi không nói với ai, chỉ im lặng và mạo muội đặt tựa là Chiều Đông, phía dưới viết tên tác giả HT Thích Quảng Độ. Luôn dịp, tôi họa lại bài thơ của Thầy, đặt tựa Tấc Lòng Son, và sau đó in trong tập Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười xuất bản lần đầu tại San Jose cuối năm 1992.

Trước ngày Thầy bị bắt và tôi chưa rời Việt Nam, mỗi tuần tôi thường gặp Hòa Thượng đi bộ từ chùa Giác Minh trên đường Lý Thái Tổ xuống ngã sáu Trần Quốc Toản, để từ đó đón xe Lam qua Thanh Minh Thiền Viện giảng thiền học. Dáng Thầy thanh cao, vầng trán rộng, miệng Thầy luôn mỉm cười như chúng tôi thường bắt gặp trong những ngày trước 30-4-1975 ở Đại Học Vạn Hạnh. Phải chăng ngay cả trong lúc mang nặng ưu tư về tiền đồ dân tộc và đạo pháp, tâm Hòa Thượng Quảng Độ vẫn an nhiên, tự tại?

Thầy dạy Triết Đông và tư tưởng Phật Giáo cho sinh viên các khoa Khoa Học Nhân Văn và Phật Khoa. Tôi không trực tiếp được học Thầy. Nhưng những buổi giảng chuyên đề của các thầy thường mở rộng cho sinh viên các ban khác. Ngày đó tôi còn nhỏ nhưng may mắn được nhiều lần ngồi nghe các thầy dạy bảo. Hòa thượng Quảng Độ, Hòa thượng Minh Châu, Hòa thượng Mãn Giác, Hòa thượng Thuyền Ấn v.v... Mỗi thầy một nét. Cao siêu nhưng gần gũi. Giản dị nhưng thâm trầm.

Những hạt giống nhân duyên các thầy gieo xuống tâm hồn tôi nay đã lớn lên. Kỷ niệm không bao giờ chết. Kỷ niệm lớn như cây. Nếu biết chăm sóc, kỷ niệm cũng nở hoa như những loài hoa tươi đẹp khác.

Ba mươi tháng Tư, 1975, chúng tôi như bầy chim bay tán loạn bốn phương trời. Dù phải sải cánh bao xa, chúng tôi đều mang theo trong tâm hồn mình những bóng mát của một thời tuổi trẻ. Thời của tuổi mười tám với buồng phổi căng đầy sức sống. Bóng mát đó là các thầy. Bóng mát đó là thiền viện, thư viện, giảng đường, và bóng mát đó là lý tưởng Duy Tuệ Thị Nghiệp.

Hành trình đầy bi tráng của Thầy trong suốt 10 năm bị bắt giam, tra tấn và lưu đày cùng với bà mẹ già 90 tuổi ở Thái Bình đã để lại một niềm thương yêu và kính phục sâu xa, không những trong lòng nhiều triệu Phật Giáo đồ Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà cả trong cộng đồng nhân loại.

Bài thơ của Thầy:

CHIỀU ĐÔNG

Nghe lòng xa vắng những chiều đông
Nhìn nước mênh mông khắp mặt đồng
Bát ngát núi xa mờ bóng cọp
Thăm thẳm trời cao bặt cánh hồng
Bao độ cà tan cà nở nụ
Mấy mùa lúa rụng lúa đơm bông
Năm tháng mỏi mòn đầu đã bạc
Còn chút lòng son gởi núi sông

(HT Thích Quảng Độ, Thơ Tù HT Thích Quảng Độ, trang 265)

TẤC LÒNG SON

Lời thầy vang vọng giữa chiều đông
Hương ngát vô ưu rót tận lòng
Mây nước muôn trùng tan với hợp
Quê hương ngàn dặm có mà không
Tóc xưa dẫu bạc lòng không đổi
Áo cũ dù phai giữ đạo đồng
Mười năm trải một lòng son sắt
Tiếng vọng ngàn thu với núi sông.

(Trần Trung Đạo, Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười, trang 126)

Cách đây vài năm, khi nhận được thi tuyển Thơ Tù của HT Thích Quảng Độ lần đầu, tôi hồi hộp đọc phần mục lục trước để xem Thầy đặt tựa bài thơ là gì.

Tôi rất vui và cảm động khi biết Thầy cũng đặt tựa bài thơ là Chiều Đông. Tôi thầm cám ơn Thầy đã cho phép tôi được sống trong cùng một tâm cảm với Thầy.

Thầy là rừng, tôi chỉ là chiếc lá nhưng nhờ có nhân duyên lá và rừng được sống với nhau trong một chiều đông.

Sáng hôm qua, trong lúc đang đi bộ trên đường nhỏ trong xóm tôi nhận một tin nhắn của một Phật tử tin cẩn từ trong nước “Hòa thượng Quảng Độ vừa viên tịch”. Tôi lặng người. Không phải vì Thầy ra đi sớm nhưng vì Thầy ra đi.

Đại Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch chấm dứt một chương dày 45 năm trong lịch sử đầy thăng trầm của Phật Giáo Việt Nam. Những chương mới sẽ mở ra nhưng sẽ khác hơn nhiều.

Trong tất cả tôn đức chịu đựng tù đày, Thầy là vị đã sống trong tù lâu nhất. Từ tháng 6, 1977 cho đến khi viên tịch, Thầy vẫn là một tù nhân của chế độ CS tại Việt Nam.

Chín mươi năm từ khi tiếng gậy trúc của chư tổ vang lên ở các tổ đình khởi đầu cho công cuộc phục hưng Phật Giáo. Trong thời gian đó, bao nhiêu đổi thay đã xảy ra cho đất nước Việt Nam và cho Đạo Phật tại Việt Nam. Hôm nay, một trong những vị còn lại của thế hệ phục hưng Phật Giáo vừa viên tịch. Con thuyền đạo pháp như Thầy nhấn mạnh sau 1975 vẫn còn chênh vênh và niềm trăn trở cho quê hương của Thầy vẫn còn trăn trở.

Nhưng áng mây bay đi sẽ mang về những giọt nước cho cánh đồng khô. Không có gì còn hay mất. Chỉ là những dạng khác nhau trong một cuộc vận hành. Cành mai Quảng Độ vừa rơi xuống nhưng như Thiền Sư Mãn Giác đời Lý viết, sáng mai đây, những cành mai khác lại sẽ nở ra.

Bước chân của Thầy không còn nghe nhưng tình yêu của Thầy dành cho quê hương vẫn sáng như ánh trăng rằm, đậm đà như mùi hương của đất và dạt dào như lời thơ Thầy viêt trong một Chiều Đông năm đó.

Từ nước Mỹ xa xôi, con cúi đầu đảnh lễ giác linh Thầy.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1485 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 44.201.97.138 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách ... ...

Việt Nam (233 lượt xem) - Hoa Kỳ (33 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...