Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tản văn Phật giáo »» Quán niệm mùa Phật đản »»

Tản văn Phật giáo
»» Quán niệm mùa Phật đản

(Lượt xem: 3.671)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Quán niệm mùa Phật đản

Font chữ:

Quán niệm về sự mong manh vô thường của thế gian, nhìn ra thân và tâm, lẫn ngoại giới, không có chủ thế nhất định, không có sự thực hữu của một cái ngã cùng những thuộc tính của nó. Nhưng chính vì vô minh, nhận lầm có một tự ngã chân thật mà tạo nên biết bao khổ lụy cho mình, cho người. (1)

Quán niệm về nỗi thống khổ của chúng sinh, nhận chân tất cả đều bắt nguồn từ tham lam, sân hận, si mê (2). Quán niệm về những hệ quả chiến tranh, thù hận, kỳ thị (tôn giáo, sắc tộc, giai cấp), cho đến khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội... đều từ vô minh và lòng tham vô độ của con người.

Quán niệm sâu xa về thực trạng và nguyên nhân của cuộc đời (3), để thấy rằng cần nỗ lực thoát ly khổ não, đạt đến niềm an lạc hạnh phúc chân thật cho mình và tha nhân bằng sự thực hành các phương pháp hữu hiệu và hợp lý nhất (4).

Một cách cụ thể, mỗi người cần tỉnh thức trước những ảo mộng cuộc đời, giảm thiểu lòng tham muốn, biết bằng lòng với những gì hiện có thì cuộc đời sẽ bớt khổ não, âu lo. Giảm thiểu lòng tham là bước đầu để tiến đến dứt bỏ hoàn toàn tham vọng chiếm hữu, cưỡng đoạt—vốn là đầu mối của chiến tranh, thù hận và cuồng si vọng ảo.

Thực hành đạo lý từ bi giác ngộ, người con Phật nếu im lặng không lên án tham-sân-si thì cũng không cổ võ ủng hộ lòng tham, hận thù và vọng tưởng độc tài, độc tôn; không lên án chiến tranh, chiếm đoạt thì cũng không ca tụng ngợi khen sự khích động chiến tranh, giết người, tổn hại sinh mệnh và tài sản của kẻ khác.

Người con Phật suy nghĩ, nói năng và hành động cho lẽ thật, vì sự thật và vì lợi ích cho thế gian; không vì lợi dưỡng, danh vị cá nhân mà nói và hành động trái ngược đạo lý như thật; không vì niềm tin và lý tưởng của mình mà làm thương tổn kẻ khác, cũng không vì kẻ khác làm tổn thương mình mà khởi tâm hận thù, đố kỵ, gây chiến. Sống trong chánh pháp là sống trong tỉnh thức, an nhiên, bất bạo động. Người con Phật đi đến đâu mang lại phúc lạc hòa bình cho nơi ấy, không gieo rắc hận thù, không khơi mào mâu thuẫn, xung đột. Người con Phật phải như cam lộ thanh lương, tưới mát những tâm hồn trầm thống, giải thoát những mệnh đời khổ đau.

Tưởng niệm bậc Đại giác Thế Tôn nhân mùa Khánh Đản, người con Phật khắp nơi trên thế giới hân hoan xưng tán và tri ân sự giáng trần của ngài, đồng thời không quên hướng về tự tâm, suy nghiệm lời Phật, phát triển trí tuệ, khởi lòng đại bi; sao cho sự hiện diện của mình trong cuộc đời xứng đáng là những người thừa tự chánh pháp (5). Được vậy thì, đức Phật luôn đản sinh và ngự trị trong mỗi chúng ta.

Mùa Phật Đản năm 2022
Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

___________

(1) Theo kinh Tám Điều Giác Ngộ của bậc Đại nhân (Bát Đại Nhân Giác); điều giác ngộ thứ nhất.

(2) Điều giác ngộ thứ hai, thứ ba, thứ năm và thứ sáu (kinh dẫn thượng).

(3) Khổ và tập đế.

(4) Diệt và đạo đế.

(5) “Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật.” Cũng trong kinh này, Tôn giả Xá-lợi-phất thay Phật thuyết giảng cho các vị tỳ-kheo, nói về tham, sân và phương cách dứt trừ: “Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp, có một con đường Trung đạo diệt trừ tham và diệt trừ sân, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì - (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định...” (Trung Bộ Kinh, Kinh Thừa Tự Pháp, HT. Thích Minh Châu dịch)




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.226.25.246 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...