Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Phiếm luận »» THẦY TUỆ SỸ TRONG DÒNG CHẢY SINH-MỆNH CUẢ VĂN-HOÁ VIỆT NAM »»

Phiếm luận
»» THẦY TUỆ SỸ TRONG DÒNG CHẢY SINH-MỆNH CUẢ VĂN-HOÁ VIỆT NAM

Donate

(Lượt xem: 750)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - THẦY TUỆ SỸ TRONG DÒNG CHẢY SINH-MỆNH CUẢ VĂN-HOÁ VIỆT NAM

Font chữ:

1. Về sự xây-dựng

Tôi muốn mở đầu bài phiếm-luận ngắn này với tác-phẩm – đúng ra là dịch-phẩm “Triết-học Tây-phương hiện-đại” mà thầy Tuệ Sỹ đã dịch của J. M. Bochenski, trong những ngày thầy còn trẻ tuổi. Dịch-phẩm này được nxb Ca Dao ấn hành năm 1969 tại Saigon và cho đến nay, trong mắt tôi, nó là một trong những bản văn về triết-học có chất-lượng nhất trong vũ-trụ học-thuật Việt-ngữ, theo cả hai nghĩa: i) sự chuẩn-xác và minh-bạch cuả các lập-luận triết-học được trình bày trong bản văn này và ii) một thứ cú-pháp Việt-ngữ mạch-lạc tinh-ròng với một í-thức cao-độ về việc xây-dựng ngữ-pháp Việt Nam và cả những tân-danh (thuật-ngữ mới) được thầy tạo ra một cách tế-nhị hài-hoà trong í-thức tôn-trọng cái lõi cuả ngữ-pháp Việt Nam và sự sử-dụng hợp-lí các tiếng-từ vay mượn từ China-ngữ, (mà một số người vẫn thường hay gọi một cách chưa hợp-lí là các ‘*từ Hán-Việt’).

Cho đến ngày nay, dịch-phẩm này vẫn còn được những người thực-sự học triết trên toàn cõi Việt Nam âm thầm tìm đọc và học hỏi, dẫu rằng từ ngày xuất thế cho đến nay nó vẫn chưa một lần được in lại.

Nếu chúng ta muốn nhấn mạnh đến cái gọi là vai-trò thì trong mắt chúng tôi, dịch-phẩm ‘Triết-học Tây-phương hiện-đại’ cuả Tuệ Sỹ sẽ là một trong những viên gạch nền móng để xây dựng toà nhà triết-học Việt Nam và, sự hiện-sinh cuả bản văn này cho đến ngày hôm nay đã tự nó là một minh-chứng cho nhận-định mà chúng tôi vưà nêu ở phần ngay trước trong chính câu viết đang hiển thị ở đây.

2. Về sở-học bao-la

Trong một bài viết ngắn cuả Gs. Trần Ngọc Ninh, được gửi cho hội-thảo ‘Phật-giáo trong thời-đại mới: Cơ-hội và thách-thức’ do GS. Lê Mạnh Thát chủ-trì cách nay khoảng mười năm, chúng tôi đọc thấy một khúc tiếng-từ ngắn: “không những là hiểu giáo-lí như TT. Tuệ Sỹ…” . Chúng tôi hiểu rằng đây là một lời khen ngợi từ kim-khẩu cuả một bậc thầy dành cho một bậc thầy; những người đã cùng đứng với nhau trong hàng-ngũ giảng-sư cuả một thời Viện Đại-học Vạn Hạnh, và tôi muốn gõ ngay xuống đây để hiện thành khúc ‘vang danh bốn bể’ khi nghĩ về bộ Tư Tưởng đồ-sộ với một vũ-trụ văn-hiến và những con người, những tinh-hoa cuả một dải đất hình chữ S mà không biết đến khi nào chúng ta mới có thể thấy lại, được chiêm ngưỡng phong-vận bình-dị siêu-phàm cuả chư-vị, như thầy Tuệ Sỹ, như triết-gia Phạm Công Thiện, như ni-sư Trí Hải, như Gs. Trần Ngọc Ninh…Chúng tôi xin chịu ngay cái lỗi rằng đã không thể kể hết tên các vị, những thiện-tri-thức bậc thầy trong những ngày tháng huy-hoàng ấy.

Sự-kiện hoà-thượng Nhất Hạnh xác nhận về sở-học bao-la cuả thầy Tuệ Sỹ đã được một tác-giả nhắc lại trong ‘Kỉ-yếu tri-ân’ thầy Tuệ Sỹ, nên ở đây chúng tôi không nhắc lại để tiết kiệm thì-giờ quí-báu cuả quí độc-giả.

Với sự xúc-động đang vần vũ trong tâm-trí, chúng tôi nghĩ ngay đến một trong những dòng Kinh: “Một chúng-sinh duy-nhứt | Một con người phi-thường …”

2. Về huyền-thoại

Trong ‘Huyền-thoại Duy-ma-cật’, một áng văn-chương tuyệt vời mang phong-vận siêu-phàm cuả một khối kiến-văn đã đến lúc chín muồi, trôi chảy hài-hoà với một nội-lực tri-kiến thâm-hậu đến mức mỗi dòng được viết ra, đâu đâu cũng là châu ngọc; thầy Tuệ Sỹ có viết đại-í rằng những huyền-thoại là những dạng-hình tiêu-biểu được xây dựng ngay trên hay i-cứ trên những con người thực có. Những huyền-thoại phải thực có, nếu không thì thế-gian này đã thành một cõi đêm đen địa-ngục với đầy ma-quái. Điều này là một điều xác-quyết và chính lịch-sử đầy huyết-lệ cuả mấy nghìn năm nhân-loại sẽ là chứng-lí. ‘Huyền’ trong ‘huyền-thoại’ có thể được xem là một tiếng-từ đóng vai-trò cận-từ cho tiếng-từ ‘thoại’ vưà có những nét N|danh-từ lại vưà có những nét V|verb|diễn-thuật-từ, nó có vai-trò bổ trợ và phụ-thích về í-nghĩa cho tiếng-từ ‘thoại’. ‘Huyền’ có thể là u-huyền, có thể là huyền-nhiệm, mà cũng có thể là ‘huyền chi hựu huyền’. Phạm Công Thiện khi giảng về danh-từ ‘huyền-thoại’ cũng như từ-nguyên-học cuả tiếng-từ này đã có lúc gọi nó là ‘huyễn-thoại’. Do vậy, đến một lúc nào đó, tiếng-từ ‘huyền’ có thể đứng riêng thành một tiếng-từ độc-lập mà không cần phải nối kết với tiếng-từ ‘thoại’ bằng một cái dấu vạch nối (-) như chúng tôi đang trình hiện nó trong bản phiếm-luận này. Bản-í sâu-xa cuả thầy Tuệ Sỹ khi lưạ chọn nhan-đề cho tác-phẩm rồi sẽ là một trong những điển-phạm cuả nền học-thuật Việt Nam có lẽ cũng là như vậy, như cái cách thầy đã giảng. Do vậy, về nhan-đề cuả tác-phẩm, nay chúng tôi xin được trân-trọng viết là ‘Huyền thoại Duy-ma-cật’ để tiết kiệm bớt một cái dấu vạch nối.

Duy-ma-cật là một con người thực có, với tài-lực, thế-trí, biện-tài và một nhân-cách phi-thường, trong suốt chiều dài lịch-sử văn-minh nhân-loại. Huyền-thoại Duy-ma-cật là một mẫu-hình lí-tưởng mà những người cư-sĩ có thể đời đời hướng để tự định hướng cho dòng sinh-mệnh cuả chính mình trong chuỗi trầm-luân vô-tận trong ba cõi.

Thầy Tuệ Sỹ đã là một con người thực có, với tất-cả những sự trác-việt mà những người có lòng đều công nhận. Thầy đã xả bỏ thân tứ-đại, Tuệ Sỹ sẽ thành một huyền-thoại và phải thành một huyền-thoại. Điều này là một sự-kiện, là một sự thực; thực đến nỗi những lời dèm-pha cũng chỉ như những hạt vi-trần không bao-giờ có đủ thời-gian để bám trên một khối vàng ròng hay một khối kim-cương.

3. Về di-sản

Thanh-văn-tạng sẽ là một di-sản lớn-lao mà GHPGVNTN với sự đại-diện cuả thầy Tuệ Sỹ đã để lại không những cho Phật-giáo Việt Nam mà còn hơn thế nưã, cho nền văn-hoá văn-minh Việt Nam. Điều này là một sự-kiện rồi sẽ đi vào lịch-sử và tôi đang nói về thời vị-lai, rồi cái thời chưa tới sẽ chứng minh cho điều mà ngày hôm nay tôi và nhiều vị nưã đều suy nghĩ.

Chúng tôi mong sao Thanh-văn-tạng có thể đi vào đời sống, làm chất-liệu nuôi dưỡng cho phẩm-cách và sinh-mệnh cuả quốc-dân Việt Nam, cho nền học-thuật Việt Nam. Chúng tôi tin rằng, điều này cũng là một ước-nguyện cháy bỏng cuả những con người hữu-học hữu-tâm còn quan hoài đến vận-mệnh cuả nước Việt; cho dù là những nước Việt Nam đang ở ngoài nước Việt Nam.

Ước-vọng về một Đại-tạng-kinh Việt-ngữ là một ước-vọng mà chắc hẳn tất-cả những vị muốn nối chí thầy đều muốn thực hiện…và, ngày mà Đại-tạng-kinh Việt-ngữ hiện thành, chúng tôi tin rằng ngày ấy sẽ phải tới.

4. Về ngữ-lí-học

Nhân đây, chúng tôi cũng muốn giới thiệu đến tất-cả học-giới về ngữ-lí-học|*ngôn-ngữ-học và nhất là các bạn trẻ đang học về ngữ-lí-học; toàn-bộ các trước-tác cuả thầy Tuệ Sỹ là một mỏ quặng vô-cùng lớn, một khối corpus khổng-lồ, một vũ-trụ ngôn-ngữ mà nếu chịu khó tìm cầu, quí-vị có thể tìm thấy được nhiều thứ để làm hành-trang cho mình trong lĩnh-vực ngữ-lí, ít ra có thể là răm-ba đề-tài để làm Tiến-sĩ ngữ-lí-học dầu là trong nước hay ngoài nước. Tôi viết dòng này với sự xác-chứng là một chút sở-học nhỏ-nhoi bé-mọn cuả chính mình về lãnh-vực ngữ-lí và tôi tin vào điều mình đã viết ra.

Thưa chư-vị, cái giỏi nhất cuả những bậc thầy, trước-tiên và đầu-tiên, là ngôn-ngữ. Không phải ngẫu-nhiêu mà thầy Tuệ Sỹ đã viết một tiểu-luận nhan-đề ‘ Cơ-cấu ngôn-ngữ cuả Michel Foucault ‘ trên tạp-chí Tư Tưởng, thực ra nó là vấn-đề mà thầy thường-trực quan-tâm với tác-phẩm trọng-yếu là ‘Triết-học về tánh Không’. Những biến-cố và sự nguy-nan cuả thời-thế đã không cho phép thầy quay lại để khai-triển tác-phẩm này thành một kinh-điển dày-dặn hơn; với tôi, đây là một sự mất-mát lớn cuả ngôn-ngữ Việt Nam và nền học-thuật Việt Nam.

Chúng ta hãy thử đọc một đoạn ngắn mà thầy đã viết cho bản dịch thơ Hoàng Cầm sang Pháp-ngữ: “ Mỗi từ-ngữ là một cá-thể trong thiên-nhiên và xã-hội, mà ngữ-pháp cuả nhiều loại-hình ngôn-ngữ phân phối vị-trí cuả chúng theo quan-hệ chức-năng được qui-ước bằng các dấu-hiệu và những biến-đổi hình-thái tuỳ theo í-tưởng cần được diễn đạt. Tiếng Pháp là một trong những loại-hình đó. Mối quan-hệ chức-năng này không có qui-ước cố-định trong tiếng Việt. Từ này đứng cạnh từ khác, như những cá-thể trong thiên-nhiên không biến đổi hình-thái theo chức-năng quan-hệ. Trong chuỗi từ-ngữ Pháp nếu xoá đi những dấu-hiệu quan-hệ chức-năng và những biến-đổi hình-thái cần-thiết, từ đó không xuất hiện một thế-giới nào cuả tạo-vật, cuả con người hay cuả cây cỏ, sỏi đá. Những từ-ngữ Việt đứng cạnh nhau như những viên sỏi vô-tri, tuy vậy, từ đó xuất hiện một hay nhiều thế-giới, từ siêu-hình đến hiện-thực."

Nó là gì: ngôn-ngữ, thi-ca, dịch-thuật, sự tri-nhận, các diễn-trình cảm-ngộ thi-ca…?

Ngôn bất tận í …

5. Ngày hôm qua – 231229-fri – lần đầu-tiên chúng tôi được đọc nguyên-bản thi-phẩm ‘Tống biệt hành’ cuả thi-sĩ Thâm Tâm, mới biết rằng không phải là ‘Ta biết người buồn sớm hôm trước’ mà phải là ‘Ta biết ngươi buồn sớm hôm trước’. Sự khác-biệt ở chỗ có hay không có dấu thanh huyền – thường được gõ bởi con chữ ‘f’ với mã Telex như tôi đang gõ – là cả một vấn-đề rất lớn về mặt xưng-hô. Tôi nhớ đến bài viết ‘Tiễn Thâm Tâm’ cuả thầy, một tản-văn mà như một bài thơ được viết để tưởng mộ một nhà thơ. Ngập tràn thi-tính.

Bài viết sẽ nối dài đến vô-cùng khi đề cập tới cõi văn-chương thi-ca nhạc-hoạ & nghệ-thuật làm câu đối cuả thầy nên tôi muốn dừng lại nơi đây như một khoảng lặng, và xin được nói theo cổ-ngữ, hãy đến để tự mình thấy.

Thí-dụ như cái cách mà thầy xưng-hô với đại-chúng và với các học-trò cũng như các đệ-tử, là cả một chương lớn mà cả quốc-dân Việt Nam nên học tập để xây dựng nền văn-hoá văn-minh Việt Nam.

6. Đôi khi, chúng ta bâng-khuâng tự hỏi, cái gì đã là lí-do chính-yếu để làm nên một tài-năng trác-việt và rồi, cũng chính ta sẽ ngẩn-ngơ trước câu hỏi ấy, khi nhìn vào một cơ-cấu nhân-duyên chằng-chịt đã vận hành đan-xen cùng nhau, tương chiếu và thúc đẩy lẫn nhau để hiện thành một con người. Nhìn vào gia-tài đồ-sộ mà thầy Tuệ Sỹ đã để lại cho nền Phật-học cũng như nền học-thuật Việt Nam, ta có thể thấy ngay trí-tuệ bát-ngát và sức làm việc phi-phàm cuả thầy, và ta cũng mường tượng được ngay cái bi-tâm lồng-lộng, lòng quan-hoài đến vận-mệnh Phật-giáo và tuổi trẻ Việt Nam …chính bi-tâm và từ-tâm ấy đã nâng-đỡ và làm nền-tảng cho trí-tuệ ấy, cho sức làm việc kiên-trì không mệt mỏi ấy.

Trong những video và những đoạn ghi âm ngắn mà quí-vị hầu-cận thầy đã lưu lại cho đời, chúng ta sẽ nhìn thấy bi-tâm bao-la mà thầy đã dành cho ngôi nhà Phật-giáo Việt Nam. Tôi lưu tâm đến một đoạn ghi âm ngắn mà một trong những thị-giả cuả thầy đã gửi cho chúng tôi. Lúc ấy có thể là vưà rạng sáng, thầy hỏi thầy thị-giả về lịch làm việc cuả ngày hôm ấy, xong rồi đột-nhiên thầy bàn bâng-quơ về công-việc giáo-dục và đào-tạo Phật-học, dành cho người trẻ cũng như những bậc lão-niên trưởng-thành; đột-nhiên thầy bâng-khuâng khi nhắc đến một vài vị nổi-tiếng cũng khoác tăng-bào, đại-í rằng “ Các vị ấy làm sai đấy, người khác thì có thể cười được, nhưng các ông và tui thì không thể cười được, giả tỉ như trong nhà chúng ta có một đưá con cướp cuả giết người, chúng ta vui được sao và có thể cười được sao? “. Thầy nói tiếp, đại-í rằng nó như thể một nỗi đau cho danh-dự và tôn-nghiêm cuả Phật-giáo Việt Nam.

Phật-giáo Việt Nam, trong lòng thầy, là một chỉnh-thể duy-nhất cơ-cấu mà thầy, như một trong những trưởng-tử, phải ôm ấp, gìn giữ và phát triển nó.

7. Thầy Tuệ Sỹ

Nơi đây, người gõ những dòng này, như một học-trò nhỏ chưa bao-giờ có vinh-dự diện kiến Thầy, xin đê đầu kính lễ Ngài.

Hôm nay là chung-thất.

~ Trần Đăng Thành | 30-12-2023, sat, 12h18m

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1499 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (221 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...