Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Luận bàn Phật pháp »» Xây Chùa và Xây Đạo Tràng »»

Luận bàn Phật pháp
»» Xây Chùa và Xây Đạo Tràng

Donate

(Lượt xem: 5.886)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Xây Chùa và Xây Đạo Tràng

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Có nên xây chùa lớn? Hay chỉ nên xây chùa nhỏ? Những câu hỏi như thế đang được thảo luận. Bài viết này không có ý thảo luận (và tranh luận), duy chỉ muốn nêu lên vài khía cạnh bên lề -- những hình ảnh rời rạc về các ngôi chùa trong ký ức, và chép lại lời Đức Phật dạy trong Kinh SA 805.

Thực ra, chuyện xây chùa lớn vượt ngoài tầm nhìn của một người đứng từ thật xa như tôi. Đó là cuộc thảo luận của các chuyên gia nhiều lĩnh vực. Thí dụ, các nhà kinh doanh về du lịch. Hiển nhiên là, một ngôi chùa khổng lồ, hay một vòng cung du lịch tâm linh nhiều chùa sẽ tạo ra việc làm cho hàng chục ngàn người. Các thành phố ven biển như Nha Trang, Vũng Tàu… không cần làm gì cũng thu hút du khách tới. Nhưng các làng xã nơi góc núi vắng, người dân có thể đang mong đợi các ngôi chùa lớn có thể tạo ra việc làm cho nhiều người, kể cả anh chạy xe ôm, chị bán nước mía… Không cần bao nhiêu kỹ năng, nhưng là việc làm suốt đời; đó là hy hữu trong thời robot. Nhưng cũng cần ý kiến từ các chuyên gia kế toán (và kiểm toán) xem xét, vì tiền chùa, từ nhận vào tới chi ra đều nên tránh tham nhũng đục khoét, vì đất là của chính phủ (hình như nhiều chùa không thuộc sở hữu của GHPGVN?). Đó là chưa kể tới nên nghe ý kiến các chuyên gia xã hội học, xem tác dụng xây chùa lớn đối với các thị trấn quanh chùa (thí dụ, nếu bên cạnh chùa lớn lại có casino như có bản tin từng nêu ra, thì hỏng; nếu thêm nhiều khóa thiền tập, nhiều lớp về Phật pháp thì tốt).

Trước tiên, tôi nghĩ rằng nên xây nhiều chùa. Dĩ nhiên, nên trong phạm vi hợp lý của hoàn cảnh kinh tế và xã hội địa phương. Lý do đơn giản: thời thơ ấu nếu không quen nhìn thấy mái chùa (dù là các chùa nhỏ, không phải những kiến trúc có thể gây kinh ngạc các nhà mỹ thuật), nếu không thỉnh thoảng nghe tiếng kinh kệ (dù lúc đó không hiểu gì)… thì không chắc gì tôi đã có say mê với Phật pháp như hiện nay.

Gia đình tôi thời đó sống trong xóm Chuồng Bò, nơi đường Nguyễn Thông nối dài. Vào thời kỳ hơn sáu thập niên về trước, nơi đó kể như hoàn toàn là miệt quê. Trong ký ức tôi về thời thơ ấu là các ao rau muống, các rặng tre xanh hai bên đường. Rạng sáng là nghe tiếng xe thổ mộ, vó ngựa gập ghềnh. Có một thời tôi bị bệnh ghẻ, thuốc nào uống cũng không hết. Má tôi đưa ra một bác sĩ ở đường Lê Văn Duyệt, chỗ gần nơi về sau có rạp hát Thanh Vân, chích thuốc mấy lần cũng không hết. Thế là ghẻ hành, ngứa quá, đêm ngủ khóc hoài thôi. Má tôi bắt hai dì đi xin đủ thứ lá, hễ nghe nói lá nào trị ghẻ là bắt đi xin liền; cứ mỗi chiều là nấu một nồi khổng lồ, rồi má tắm cho tôi.

Thế rồi, má tôi sốt ruột, đưa thằng nhóc ra ngôi đền thờ Mẫu, nhờ ông thầy pháp hầu đồng nơi đó mặc áo xanh đỏ tím vàng, cầm nhang vẽ lên không trung đủ thứ mà người ta gọi là bùa, rồi buộc dây ngũ sắc vào cổ tôi. Nhưng cả tuần sau, khắp người tôi vẫn còn ghẻ và vẫn ngứa. Không hiểu sao hồi đó, tôi còn rất nhỏ, có thể là mới 2 hay tối đa là 4 tuổi, nhưng các hình ảnh dị thường đó vẫn in vào ký ức. Thế rồi đột ngột, tự nhiên, tới một ngày là hết ghẻ. Mấy bà dì mới kể công, là nhờ hái lá ổi, nấu nước tắm mới hết ghẻ cho thằng Chít (tên hồi nhỏ, trong nhà). Bác sĩ xịn ở ngoài chợ Hòa Hưng, Chí Hòa cũng thua lá ổi. Thầy pháp cũng thua vậy, tương tự. Nhưng cũng có bà bạn má tôi, nói thế là đền Mẫu linh thiêng đấy nhé.

Thực tế là, ngôi đền Mẫu xa nhà tôi, so với một ngôi chùa lúc đó chỉ cách nhà tôi một khoảng sân cát lớn, đưa chân chỉ sải vài chục bước. Về sau, lòng tôi thắc mắc: tại sao má tôi không đưa thằng nhóc qua chùa nhờ ông sư chữa bệnh. Có thể, má tôi chưa bao giờ thấy thầy chùa chữa bệnh? Mà không lẽ, má tôi bước sang chùa để nhờ, Thầy ơi, xin Thầy tụng kinh cho thằng Chít hết ghẻ? Nếu có chuyện như thế, mấy pho tượng Phật sẽ cười tới sập chùa.

May mắn thời đó, nhiều người đi tới đền Mẫu hát chầu văn hay xiên lình (sợ lắm, ngó là sợ), vẫn là Phật tử đi chùa. Cho nên, hồi nhỏ, tôi không thấy gì dị thường. Và rồi, hình ảnh thời thơ ấu của tôi vẫn là mái chùa không có kiến trúc gì đặc biệt đó, trong khi ký ức thoảng khi cũng là tiếng xe thổ mộ hòa lẫn tiếng chuông mõ… Kể lòng vòng như thế, để thấy rằng tất cả những cậu bé đều cần có ký ức thơ mộng về những ngôi chùa. Đôi khi tôi hình dung rằng, nếu thời thơ ấu của mình không gần ngôi chùa, thì không biết bây giờ ra sao.

Về sau, tới lớp 11 (hồi đó, gọi là lớp Đệ nhị), tôi lại vào Chùa Xá Lợi, ngồi lê lết các góc trong khuôn viên chùa để cắm đầu, cắm cổ vào sách học thi. Hãy hình dung thêm, rằng nếu lúc đó không có Chùa Xá Lợi cho bọn học trò như tôi vào ngồi học thi, có thể tôi sẽ vào Nhà Thờ Kỳ Đồng hay vào Thư Viện Phục Hưng của các linh mục để ngồi học thi.

Kể như thế, để thấy rằng, cần rất nhiều chùa. Bởi vì có nhiều chùa (chưa nói về khái niệm chùa lớn), Phật pháp mới gắn liền với đời sống người dân. Dĩ nhiên, không phải tất cả các vị tăng, các vị ni đều là mô phạm điển hình; nhưng giới hạnh nghiêm túc hay không lại là chuyện khác, để Giáo hội giải quyết.

Câu hỏi tới đây là, Đức Phật có khuyến khích xây nhiều chùa hay không?

Thời kỳ đầu, khi các sư chưa vững vàng, Đức Phật luôn luôn bảo các sư hãy tới góc rừng, ven núi mà ngồi; thời kỳ sau, Đức Phật khuyến khích các vị sư đã vững vàng, hãy vào làng, hãy tiếp cận với người dân (có thể hiểu theo thời này, là hãy xây nhiều chùa).

Trong Tạng A Hàm, Kinh SA 805, bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ, Thích Đức Thắng kể rằng, một nhà sư trong vườn Cấp Cô Độc, được Đức Phật khen ngợi, vì thiền tập đúng như lời Đức Phật dạy, nhưng Đức Phật cũng nói rằng có vị sư khác vi diệu hơn, vì cũng thiền tập như thế, nhưng điểm hơn là "nương vào làng xóm, thành ấp mà ở"... hiểu là, không còn ngồi gần Đức Phật nữa, mà đã hòa lẫn vào xã hội người dân "để xây chùa..." Kinh này trích:

"Phật bảo Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra:

“Ông tu tập thế nào An-na-ban-na niệm mà Ta đã giảng dạy?”

Tỳ-kheo bạch Phật:

“Đối các hành quá khứ con không luyến tiếc, các hành vị lai không sanh ra hoan lạc, đối với các hành hiện tại không sanh ra đắm nhiễm; khéo chân chánh trừ diệt những tưởng về đối ngại bên trong và bên ngoài. Con đã tu tập An-na-ban-na niệm mà Thế Tôn đã giảng dạy như vậy.”

Phật bảo Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra:

“Ông thật sự đã tu An-na-ban-na niệm mà Ta đã giảng dạy, chứ chẳng phải không tu. Song có Tỳ-kheo đối với chỗ tu tập An-na-ban-na niệm của ông lại còn có phần vi diệu hơn, vượt trội hơn. Những gì là An-na-ban-na niệm vi diệu hơn, vượt trội hơn những gì An-na-ban-na niệm tu tập? Tỳ-kheo nương vào làng xóm, thành ấp mà ở, như đã nói ở trên… cho đến, quán sát diệt thở ra, phải khéo học. Này Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra, đó gọi là An-na-ban-na niệm vi diệu hơn, vượt trội hơn những gì An-na-ban-na niệm mà ông tu tập.”..." (1)

(Bản Anh dịch Lapis Lazuli Texts:

The Buddha said to Ariṣṭa, “Bhikṣu, you truly cultivate ānāpānasmṛti as I have expounded it. It is not uncultivated. However, bhikṣu, in regard to your cultivation of ānāpānasmṛti, there is still that which is superior, surpassing, and higher. What is it that is superior and surpasses the cultivation by Ariṣṭa of ānāpānasmṛti? This bhikṣu, if he depends upon a city or village... as previously stated in detail... up to skillfully training breathing out, contemplating cessation. This, Ariṣṭa Bhikṣu, is superior and surpasses your cultivation of ānāpānasmṛti.”) (1)

Nghĩa là, nhà sư sau khi tu học vững vàng, phải vào thành phố, vào làng, sống dựa vào chúng sinh để làm phước điền, để hoằng pháp. Còn nhà sư ngồi nơi cốc vắng, cho dù tu giỏi cỡ nào, tuy được Đức Phật khen ngợi, vẫn không thể vi diệu như nhà sư bước vào cõi bụi mà mở chùa.

Có nghĩa là, chùa là gạch, cát, xi măng… Nhưng nơi đây nên hiểu lời Đức Phật dạy rằng, khi nhà sư vào thị trấn, vào làng, không có nghĩa là dựng lên bốn bức tường để ngồi, nhưng chỉ có nghĩa là, phải tiếp cận chúng sinh để lập đạo tràng.

Chùa là cái nhìn thấy được. Trong khi đạo tràng là vô hình, khó nhìn thấy, thoắt hiện, thoắt ẩn.

Tại Việt Nam đang có những đạo tràng lớn nhỏ khác nhau, có khi chỉ mươi người, có khi vài ngàn người.

Hãy hình dung về một sân chùa tại Sài Gòn, hay tại Huế, hay tại Hà Nội: lúc 8 giờ sáng, có năm trăm (chúng ta chọn con số 500 cho có không khí Kinh Phật) Phật tử tới ngồi Thiền, tụng kinh, nghe chư tôn đức Tăng Ni thuyết pháp; tới 4 giờ chiều, nhóm 500 Phật tử đó lui về nhà. Sân chùa vắng trở lại. Đạo tràng như thế là lúc hiện ra, lúc biến mất. Tuy không thấy được như ngôi chùa xi măng, nhưng chính đạo tràng mới xây dựng con người, mới là sức mạnh của dân tộc.

Nếu có chùa, mà không có đạo tràng… rồi sẽ hỏng.

Nếu không chùa, mà có đạo tràng… rồi tới lúc sẽ hưng thịnh lại được.

Nếu có chùa, và có cả đạo tràng… sẽ là tuyệt vời.

Thực tế xây chùa dễ, xây dựng đạo tràng mới khó.

Trong Kinh SA 805, Đức Phật muốn nói là vị sư hiểu đạo rồi, nên vào thị trấn, vào làng là để xây dựng đạo tràng. Hẳn là, không có ý muốn nói tới chuyện xây chùa xi măng, nhưng đây lại là phương tiện…

GHI CHÚ:

(1) Kinh SA 805, bản Việt dịch: https://suttacentral.net/sa805/vi/tue_sy-thang

Bản Anh dịch: https://lapislazulitexts.com/tripitaka/T0099-LL-0805-arista




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1499 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giai nhân và Hòa thượng


Kinh Kim Cang


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.14.88 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...