Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tùy bút »» Đường đạo thênh thang lại gặp thầy »»

Tùy bút
»» Đường đạo thênh thang lại gặp thầy

(Lượt xem: 5.761)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Đường đạo thênh thang lại gặp thầy

Font chữ:

Đến tận giây phút này, giờ phút ngồi trước máy tính gõ bàn phím, khi tóc đã bạc sương vào tuổi sáu mươi của đời người ngắn ngủi, tôi vẫn còn nhớ như in buổi học môn Văn của lớp 9/5.

Thầy, tôi nhớ không lầm là thầy dạy thế, tạm thời đứng lớp thay cho thầy Xuân mới chuyển công tác, nên cái duyên kết dính với lớp của tôi rất mỏng manh. Buổi học đó thầy giảng đến bài “Các thể loại Thơ”, cứ mỗi thể thơ nhắc đến đều được thầy đưa ví dụ một bài thơ tiêu biểu, và đến thể thơ “Ngũ ngôn” thì thầy đọc ngâm:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua…”

Đọc chừng hai đoạn, thầy nói:

“ Đó là bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ… của nhà thơ…”

Thầy bỏ lửng, nhìn khắp lớp, chờ đợi, ý để cả lớp cùng hô lên tên tác giả, những cả lớp nín lặng trong khoảnh khắc, để gương mặt của thầy lộ ngay vẻ thất vọng. Ngay lúc đó, tôi buột miệng:

“Vũ Đình Liên!”

Thầy nhìn xuống chỗ vừa phát lên tiếng đáp, chỗ tôi ngồi ở đầu bàn cuối lớp, mắt sáng lên và vui vẻ khen:

“Đúng rồi. Nhà thơ Vũ Đình Liên. Em giỏi lắm!”

Tất cả các bạn ngồi ở những dãy bàn trên, và tất cả các bàn trong lớp, đều quay đầu lại nhìn tôi với lòng “ngưỡng mộ”, với ánh mắt đều nói lên hai tiếng “cảm ơn” vì tôi đã cứu cả lớp một bàn thua trông thấy!

Năm 1998, tức là 23 năm sau, khi có dịp đến Phòng Giáo Dục liên hệ chuyện chuyển trường đúng tuyến con gái, tôi gặp lại thầy đang ngồi trong một phòng riêng, thấy vậy biết vậy chứ tôi cũng không dám làm phiền thầy.

Chừng vài năm sau, khi tôi dự các lễ lớn, đại tang, kỵ nhật… ở các tự viện trong thành phố, tôi đều thấy thầy chụp ảnh hộ chùa, biết chắc thầy là một Phật tử thuần thành đang phụng sự đạo pháp ở tuổi về hưu. Tôi còn đọc được nhiều tin bài của thầy trên các báo Phật giáo trong nước, cũng như các trang báo mạng, lòng tôi vui mừng lắm vì mình có thêm một đạo hữu, một đồng nghiệp “thông tin báo chí” trên đường Đạo. Đến lễ khánh thành tôn tượng Phật A Di Đà phóng quang lộ thiên lớn nhất Việt Nam ở chùa Tòng Lâm Lô Sơn (Vĩnh Phương- Nha Trang), năm 2012, tôi lại gặp thầy đứng dưới bóng mát nghỉ ngơi sau gần một buổỉ chụp ảnh xách theo chân máy quần mọi ngóc ngách quanh chùa quanh lễ, tôi tiến lại kính lễ thầy và tự giới thiệu:

“Thưa thầy, em là Tâm Không Vĩnh Hữu…”

“Ồ, vậy à? Tôi có đọc nhiều bài viết của em, bây giờ mới biết mặt…”

“Thưa thầy, chắc thầy không thể nhớ em đâu, vì thầy có quá đông học trò qua bao thế hệ, nhưng em thì luôn nhớ thầy, vì em là học trò của thầy , năm em học lớp 9 ở trường cấp II niên khóa 1975-1976…”

“Ồ vậy sao? Thật vui khi biết vậy!”

Thầy đã động viên khích lệ tôi tiếp tục sử dụng khả năng viết lách chuyên môn của mình để đóng góp phụng sự Phật pháp…

Sau lần gặp gỡ đó, tôi và thầy như cùng song hành trên các trang báo mạng Phật giáo: Giác Ngộ Online, Tu Viện Quảng Đức, Phật Giáo, Phật Tử Việt Nam, Thư Viện Hoa Sen… cũng như cùng có mặt ở các buổi lễ lớn ở các chùa trong tỉnh. Trên Facebook, tôi và thầy cũng đã kết nối với nhau. Và cũng từ sự kết nối này, gần đây tôi mới biết xưa kia, khi còn là một thanh niên, thầy là một người xuất gia, mang họ Thích, pháp danh Trí Bửu, và sau này thầy lấy pháp danh đó làm bút hiệu ký dưới những tin bài về Phật giáo.

Thầy chính là đạo hữu Nguyễn Thừa của tôi, vị đạo hữu mới vừa vỗ vai tôi trong buổi lễ “Khai mạc &Thắp sáng Hoa Đăng” bên bờ Sông Cái dịp đại lễ Vesak 2019 mớí rồi, đã khen tôi:

“Giỏi lắm đó nghen. Tiếp tục đi em!”

Hai lần thầy khen ngợi học trò cách nhau 44 năm, ngẫm quả là nhân duyên kỳ diệu.

Nam mô Phật!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


Phật pháp ứng dụng


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.213.99.37 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...