Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tin tức Phật giáo »» Chương trình Pháp Nhạc Âm Xuân Canh Tý 2020 - Theo Dấu Chân Phật »»

Tin tức Phật giáo
»» Chương trình Pháp Nhạc Âm Xuân Canh Tý 2020 - Theo Dấu Chân Phật

(Lượt xem: 7.168)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Chương trình Pháp Nhạc Âm Xuân Canh Tý 2020 - Theo Dấu Chân Phật

Font chữ:

“Ấm áp, thân tình nhưng không kém phần ấn tượng và hoành tráng.” Đó là nhận xét chung của nhiều người chúng tôi được gặp sau đêm nhạc Pháp Nhạc Âm vừa qua tại Saigon Performing Arts Center (16149 Brookhurst St. Fountain Valley, California). Chương trình do Viện Phật học Bồ-đề Phật quốc tổ chức từ 3 giờ chiều ngày 1 tháng 2 năm 2020 (nhằm ngày mồng 8 Tết âm lịch năm Canh Tý).

Không chỉ là một đêm nhạc theo ý nghĩa thông thường, chương trình này thực sự là một sự trình bày tổng hợp cả âm thanh và hình ảnh. Ngay từ bên ngoài khán thính phòng, khách tham dự đã được tiếp cận với 28 bức tranh điêu khắc gỗ được trưng bày rất thanh nhã trong một không gian ấm áp nhưng không kém phần trang trọng. Toàn bộ các tác phẩm điêu khắc gỗ này giới thiệu một cách hệ thống các điểm nhấn và sự kiện nổi bật trong lịch sử đức Phật Thích-ca, bao hàm trong đó cả những ý nghĩa sâu xa thâm diệu của những lời Phật dạy. Tương ứng với 28 tác phẩm điêu khắc này là 28 nhạc phẩm sẽ được trình bày trong đêm nhạc cùng với hình ảnh minh họa của chính các tác phẩm điêu khắc này trên màn ảnh rộng. Qua cách làm này, khán thính giả được được tiếp xúc đồng thời với cả âm thanh và hình ảnh nhằm chuyển tải một cách sinh động nhất những nội dung của chương trình.

Ban Tổ Chức đã vô cùng chu đáo khi bố trí các thiện nguyện viên để giúp khách tham dự tìm đến đúng số ghế ngồi của mình trong khán thính phòng rộng đến 600 chỗ ngồi. Ngay từ lúc khai mạc chương trình, khoảng hơn 2/3 số ghế ngồi đã được lấp kín. Toàn bộ hệ thống âm thanh và ánh sáng hiện đại cùng với thiết kế sân khấu hoành tráng đã tạo được ấn tượng hấp dẫn ngay từ đầu cho đông đảo người xem.

Liên Phật Hội

Khán phòng đã lấp kín ngay từ lúc khai mạc chương trình.

Điều khiển chương trình xuyên suốt từ đầu đến cuối vẫn là Thượng tọa Thích Huyền Châu, như trong Pháp Nhạc Âm vào mùa xuân năm Kỷ Hợi (2019). Thầy là trụ cột chính của chương trình trong ý nghĩa vừa là người sáng tạo vừa là người tổ chức thực hiện. Đến xem chương trình Pháp Nhạc Âm năm nay mới thấy thầy đã giữ được lời hứa của năm rồi là “năm tới sẽ tổ chức hoành tráng hơn”. Sự “hoành tráng hơn” không chỉ thể hiện ở các hình thức trang trí sân khấu được chuẩn bị một cách hiện đại, ấn tượng hơn, mà còn bộc lộ ở một nội dung hết sức đồ sộ: 28 nhạc phẩm và một vở hài kịch, được trình diễn suốt hơn 6 tiếng đồng hồ với khoảng nghỉ rất ngắn ở giữa chỉ chừng 15 phút. Chương trình chính thức bắt đầu trước 3 giờ 15 phút chiều và chính thức khép lại lúc gần 9 giờ 30 tối.

Ca sĩ Lê Hồng Quang mở đầu chương trình với nhạc phẩm Vô thượng Bồ-đề. Nam ca sĩ này cũng sẽ quay trở lại sân khấu với hai ca khúc sau đó là Hàng phục vọng tâm và Chuyển pháp luân.

Tiếp theo là Thúy An với ca khúc Giáng thần, mô tả sự sự kiện Bồ Tát Hộ Minh từ cung trời Đâu-suất đản sinh thế giới Ta-bà. Trong chương trình này, Thúy An còn trở lại trình bày hai nhạc phẩm khác nữa là Khoác áo cà-sa và Khổ hạnh Tuyết Sơn. Khoác áo cà-sa kể lại sự kiện quan trọng lúc đức Phật vượt thành ra đi trong đêm đến bên dòng A-nô-ma và cắt tóc, cởi áo bào giao cho Xa-nặc mang về trình lên vua cha, thể hiện ý chí quyết tâm ra đi tìm chân lý. Trong khi đó, Khổ hạnh Tuyết Sơn mô tả những năm đức Phật trải nghiệm pháp tu khổ hạnh trong rừng sâu để cuối cùng nhận ra đó không phải con đường dẫn đến sự giải thoát toàn diện những khổ đau của kiếp người.

Liên Phật Hội

Ca sĩ Ngọc Hạ với nhạc phẩm Bảy bước xưng tôn.

Một khuôn mặt nổi bật khác trong đêm nhạc này là ca sĩ Ngọc Hạ, xuất hiện lần đầu với ca khúc Bảy bước xưng tôn và sau đó lần lượt quay lại sân khấu với các ca khúc Vô thường, Gia tài bậc Thánh và Tìm trăng cõi mộng. Với chất giọng đặc trưng vừa trong sáng vừa mạnh mẽ, tươi trẻ cùng với cách thể hiện sinh động, Ngọc Hạ đã chinh phục người nghe qua các giai điệu tươi sáng và đặc biệt pha chút vui nhộn như trong Gia tài bậc thánh, khi cô nhập vai La-hầu-la ở tuổi thiếu niên một cách xuất sắc.

Được biết, Ngọc Hạ đã từng thể hiện thành công nhạc phẩm “Bảy bước xưng tôn” một lần trước đây ở San Jose, và nhân duyên với Phật giáo đã đưa cô quay trở lại với chương trình này.

Nguyên Khang với chất giọng mạnh mẽ đầy nam tính đã thu hút khán thính giả ngay khi anh trình bày nhạc phẩm đầu tiên là Ngựa hoang. Hình ảnh con ngựa hoang được ví như tâm thức hoang dại chưa điều phục của chúng sinh được anh thể hiện rất thành công trên sân khấu. Sau đó, Nguyên Khang đã lần lượt quay lại trình bày 4 nhạc phẩm khác trong chương trình là Thành đạo, Nhớ bóng tăng y, Nhân quả và Lời dạy cuối, tất cả đều có giai điệu mạnh mẽ phù hợp với chất giọng của anh. Nguyên Khang và Quỳnh Vy là hai ca sĩ thể hiện nhiều ca khúc nhất trong đêm nhạc này, với mỗi người đã hát đến 5 ca khúc.

Liên Phật Hội

Nam ca sĩ Nguyên Khang trình bày nhạc phẩm Ngựa hoang.

Quỳnh Vy là giọng nữ cũng khá mạnh mẽ và nhiều biến tấu nhanh, phù hợp với các nhạc phẩm được viết lời xen lẫn các câu thần chú. Cô đã trình bày nhạc phẩm đầu tiên là Sư tử hống, sau đó là Tán lễ Tây phương, Thần chú qua bờ, Nữ nhân xuất thế và Thần chú Chuẩn-đề. Dường như cách thể hiện của Quỳnh Vy đặc biệt phù hợp với các giai điệu lặp lại nhanh, mạnh và đầy hùng tráng của những câu thần chú, nên trong một chừng mực nhất định, giọng hát của cô như thực sự truyền được sức mạnh từ những câu thần chú đến với người nghe trong cả thính phòng.

Một giọng nữ khác trong chương trình này là ca sĩ Mai Thiên Vân, mở đầu với nhạc phẩm Duyên xưa, một nội dung rất khó thể hiện vì mô tả một mối lương duyên vượt thoát ra ngoài mọi ý niệm thế tục thông thường, chính là mối duyên tình qua nhiều đời nhiều kiếp giữa Thái tử Tất-đạt-đa và Công chúa Gia-du-đà-la. Nội dung nhạc phẩm này dựa theo những ghi chép trong Kinh tạng về lời thệ nguyện của cả hai người từ muôn kiếp xa xưa, rằng trong mỗi kiếp tái sinh họ đều sẽ nên duyên chồng vợ để cùng hỗ trợ cho nhau trên con đường tu tập.

Mai Thiên Vân còn trình bày 3 nhạc phẩm khác nữa là Về đi thôi, Chuyện chàng Vô Não và Thuyền về bến mộng.

Giọng ca xuất hiện muộn nhất trong chương trình là nam ca sĩ Thiên Tôn. Anh xuất hiện lần đầu với ca khúc Lặng nhìn lần cuối, xếp thứ 8 kể từ đầu chương trình, và sau đó còn trở lại với các ca khúc Con đường an vui, Quét sạch và Hạnh độc cư của Thế Tôn.

Liên Phật Hội

Ca sĩ Thiên Tôn và ca khúc Lặng nhìn lần cuối.

28 ca khúc được trình bày trong chương trình đều là những nét chấm phá nghệ thuật nhằm phác họa lên một toàn cảnh “theo dấu chân Phật”, với những chi tiết, sự kiện được ghi chép trong Kinh tạng và những ý nghĩa tu tập được truyền dạy trong các truyền thống khác nhau như Thiền, Tịnh, Mật. Chính vì vậy, việc tiếp nhận đòi hỏi ở người nghe không chỉ là cảm thụ nghệ thuật mà còn phải hiểu được những ý nghĩa liên quan đến Phật sử và giáo lý, do đó mà khán thính giả rất cần đến những lời dẫn giải chương trình của Thượng tọa Thích Huyền Châu. Trước khi trình bày mỗi nhạc phẩm, khán thính giả đều được xem qua tác phẩm điêu khắc tương ứng trên màn ảnh rộng, và sau đó là nghe thầy Huyền Châu giảng giải một phần về những ý nghĩa được gởi gắm trong nhạc phẩm sắp trình bày, đôi khi còn là những lời tâm tình về hoàn cảnh ra đời của nhạc phẩm hay những tình tiết thú vị có liên quan đến việc sáng tác nhạc phẩm đó.

Danh hài Bảo Quốc đã xuất hiện trong vở hài kịch ngắn “Chuyện chàng Vô Não”, được phóng tác dựa trên câu chuyện đức Phật hóa độ chàng trai Ahimsaka, một người vì tin theo tà kiến mà đã điên cuồng giết hại rất nhiều người, đến nỗi thiên hạ phải gọi anh ta bằng biệt danh là Vô Não. Dựa trên các tình tiết chính thể hiện được sự giáo hóa nhiệm mầu của đức Thế Tôn đối với một con người cực ác, nội dung của vở kịch được dàn dựng bằng cách bổ sung một số chi tiết hài hước, linh hoạt và hư cấu, mang đến cho người xem những tràng cười thoải mái nhưng đồng thời cũng là sự chiêm nghiệm sâu xa giữa thiện và ác, giữa sa đọa và giải thoát.

Liên Phật Hội

Danh hài Bảo Quốc trong vở hài kịch Chuyện chàng Vô Não.

Trong thực tế, câu chuyện đức Phật hóa độ Ahimsaka trong Kinh tạng là một minh chứng rõ rệt cho một sự thật là bất cứ ai trong cuộc đời này, cho dù đã từng lầm lạc sa đọa, nhưng nếu thật lòng cải hối và biết đi theo con đường Chánh đạo thì đều có thể đạt được mục đích sau cùng là sự giải thoát. Ngoài việc mang lại niềm vui cho khán thính giả, vở hài kịch “Chuyện chàng Vô Não” cũng đã chuyển tải được ý nghĩa chính yếu này.

Chương trình khép lại với nhạc phẩm “Lời dạy cuối” do ca sĩ Nguyên Khang trình bày, qua đó người nghe như được truyền lại âm vang trầm hùng của Đức Thế Tôn tự thuở nào khi ngài ân cần dặn dò chúng đệ tử trước lúc nhập Niết-bàn: “Hãy lấy giới luật làm thầy” và “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”.

Liên Phật Hội

Thượng tọa Thích Huyền Châu và các ca nhạc sĩ trên sân khấu.

Cuối chương trình là tiết mục trao đổi ngắn giữa Thượng tọa Thích Huyền Châu với các ca sĩ, nhạc sĩ tham gia chương trình, tạo điều kiện để mỗi người đều có thể nói lên cảm nghĩ của mình với khán thính giả trước khi chia tay.

Pháp Nhạc Âm lần này với chủ đề Thuyền Về Bến Mộng đã giúp người đọc trở nên quen thuộc hơn với một hình thái nghệ thuật mới, kết hợp đồng thời cả âm thanh và hình ảnh, âm nhạc và điêu khắc. Nhìn từ một góc độ sâu xa hơn nữa, có thể nói đây là nỗ lực sáng tạo một phương thức mới để đưa Giáo pháp đến với đông đảo đại chúng, thông qua sự cảm thụ và yêu thích nghệ thuật, một bản năng tự nhiên mà bất cứ ai cũng đều sẵn có, chỉ là ở các mức độ khác nhau mà thôi.

Phương thức mới này liệu có thực sự thành công, đạt được hiệu quả như mong muốn hay không, có lẽ vẫn còn quá sớm để đưa ra câu trả lời. Nếu chỉ xét ở mục tiêu tiếp cận đại chúng thì phương thức này rõ ràng có nhiều ưu thế vì thích hợp với nhu cầu cảm thụ của đa số con người. Nhưng ở một mục đích cao hơn là chuyển hóa tâm thức, hàng phục vọng tâm, dừng lắng vọng niệm, như chính trong nội dung một số nhạc phẩm của chương trình này cũng đã nêu ra, thì phải chăng chính âm thanh hình sắc sẽ trở thành những vật cản đáng kể, những tác nhân khuấy động? Nên chăng mỗi người cần đặt cho mình một điểm dừng thích hợp và tự thắp đuốc lên mà đi trên con đường tu tập mà đức Thế Tôn đã ân cần chỉ dạy.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Sen búp dâng đời


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Hạnh phúc là điều có thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.227.136.157 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...