Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Toàn văn tham luận về Cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS TS Bùi Hiền »» Toàn văn tham luận về Cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS TS Bùi Hiền »»

Toàn văn tham luận về Cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS TS Bùi Hiền
»» Toàn văn tham luận về Cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS TS Bùi Hiền

(Lượt xem: 7.316)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Toàn văn tham luận về Cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS TS Bùi Hiền

Font chữ:

Cải tiến Chữ Quốc ngữ (Phần I)

(Đề nghị một phương án)

Ngày 18/9/1924, khi toàn quyền Đông Dương ký Nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ bắt buộc ở 3 lớp đầu cấp Tiểu học là lớp đồng ấu, lớp dự bị và lớp sơ đẳng trong toàn cõi Việt Nam. Tiếp sau đó là các trường dân lập như Đông Kinh Nghĩa Thục, Trí Tri…, và nhất là các tờ báo tiếng Việt, các nhà xuất bản, các hội văn học - nghệ thuật… đồng loạt sử dụng chữ quốc ngữ làm công cụ chủ yếu truyền tải thông tin chính trị - xã hội, tuyên truyền, phổ biến khuynh hướng văn hóa - tư tưởng của mình.

Đặc biệt thấy rõ được ý nghĩa và tác dụng của chữ quốc ngữ, những nhà hoạt động văn hóa - giáo dục tiến bộ đã nắm thời cơ xuất bản các tờ báo, tạp chí, mở các nhà xuất bản cho in sách báo tài liệu, thành lập Hội truyền bá chữ quốc ngữ để thúc đẩy nhanh chóng việc phổ cập chữ quốc ngữ trong mọi tầng lớp nhân dân...

Sau Cách mạng tháng Tám, chữ quốc ngữ mặc nhiên được Quốc hội và Chính phủ sử dụng như một loại chữ viết chính thức thống nhất trong cả nước, từ các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, thông tin - tuyên truyền đến các cơ sở văn hóa, giáo dục.

Trải qua gần một thế kỷ , chữ quốc ngữ vẫn giữ nguyên tự dạng và chức năng, giá trị của các con chữ buổi ban đầu, mặc dù không phải một lần được các nhà ngôn ngữ, học giả chỉ ra những nhược điểm, bất hợp lý, bất tiện của chữ quốc ngữ hiện hành.

Đồng thời, nhiều ý kiến, phương án đề nghị cải tiến, nhưng đều không được xem xét và chấp nhận. Song, thực tiễn tiếng Việt hiện đại vẫn đang phát triển và hàng ngày lại phát sinh các vấn đề rắc rối mới, đặc biệt là trong giai đoạn hòa đồng tiếng nói, chữ viết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và trong quá trình Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với cộng đồng ngôn ngữ các nước trên thế giới.

Những thay đổi trong cách viết tiếng Việt hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, thậm chí khá hỗn loạn, khiến cho công năng và hiệu lực của chữ quốc ngữ, công cụ văn hóa - trí tuệ sắc bén nhất và mạnh nhất của người Việt bị giảm sút tới mức cần báo động.

Thiết nghĩ không cần nêu dẫn chứng các hiện tượng lộn xộn về chữ in, chữ viết trong các văn bản của Nhà nước, các cơ quan báo chí, thư tín của công dân cho mất thì giờ…, vì tất cả đều đã thấy quá rõ.

Xin so sánh và tổng hợp để thấy bức tranh chữ quốc ngữ hiện nay:

Bảng chữ cái và cách thể hiện hệ thống ngữ âm tiếng Việt chính thống xưa nay:

Bảng chữ cái :

Tổng cộng: 29 chữ cái đơn:

A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y

31 âm vị cơ bản được biểu đạt bằng những 38 chữ cái đơn và tổ hợp 2-3 chữ cái :

A Ă Â B C CH D Đ E Ê G GH GI H I K KH L

M N NG NGH NH O Ô Ơ P Q R S T TH TR U Ư V X Y

6 thanh (bằng, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng).

Chỉ riêng trong nội bộ bảng chữ cái nguyên thủy này đã cho thấy có nhiều điểm bất hợp lý được thừa kế từ tập quán truyền thống của chữ La tinh, chữ Bồ Đào Nha và chữ Pháp do chúng có các mối liên hệ về nguồn gốc xuất xứ họ hàng, về nội hàm ý nghĩa với nhau trong cả hệ thống không thể thoát ra ngoài được.

Thế nhưng, các chữ cái trong hệ thống chữ quốc ngữ của Việt Nam lại không có liên quan gì với nhau, mà chỉ là cách ghi âm ngẫu nhiên các âm vị của những phương ngữ (chí ít cũng là ngữ âm tiếng Đàng Ngoài và tiếng Đàng Trong) trong tiếng Việt. Vậy mà chữ quốc ngữ của chúng ta cứ phải lưu giữ và tuân thủ một cách máy móc những bất hợp lý đó :

- Dùng 2-3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu vần (theo ngữ âm cơ bản của tiếng thủ đô Hà Nội, tạm lấy làm ngữ âm chuẩn của tiếng Việt):

C - K - Q > [k] như cuốc - quốc; ca - kali

CH - TR > [c’] như cha - tra; chân - trân

D - GI - R > [z] như da - gia - ra; dải - giải - rải

G - GH > [g] như ga - ghi; gô - ghe

NG - NGH > [n,] như nga - nghe; ngư - nghìn

NH > [n’] như nhà - nhiên; nhông - nhanh

PH > [p’] như pha - phê; phông - phúc

S – X > [s] như sa - xa; súc - xúc

CH - TR > [c’] như cha - tra; chung - trung

- Dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt một số âm vị phụ âm đứng cuối vần như: CH, NG, NH như: mách, ông, tanh.

- Ngược lại cũng có trường hợp dùng một chữ cái để biểu thị các âm khác nhau như: ca - ceo, centimet, ga - gi, ra vào - ra đi ô, soda - adida, GDP - DDT, so sánh - laser, iso, composit…

Ngoài ra, trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt (Kinh) với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số có chữ viết đã La tinh hóa, đặc biệt là với một vài tiếng nước ngoài phổ biến thuộc khu vực chịu ảnh hưởng chữ viết La tinh như Anh, Pháp, Tây Ban Nha…, nhiều người tự ý dùng một số chữ cái hoặc tổ hợp các chữ cái của các thứ tiếng đó để bổ sung cho tiếng Việt trong bài viết của mình.

Đó là fi-lê, fim, sun-fat, Ja-va, ja-ket, jăm-bông, jin, ben-zen, Đăk Lăk, crôm, gra-nit, krưm, prô-tit, sta-to, stơ-re-sơ, trô-pi-can, H’mông, M’nông, Xrê-pốc, Plei-ku…, hoặc tự ý giữ nguyên giá trị của một vài chữ cái tiếng nước ngoài mà không thay đổi cho đúng với giá trị âm vị của chữ cái tiếng Việt như a-di-da, sô-da, radio, video, gen, lô gich, logistic,…

Tất cả hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào đã và đang gây khó khăn cho người đọc, cũng như người viết. Nhiều khi, nó còn khiến hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin.

Tình hình chứng tỏ bộ chữ cái hiện hành không còn đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu biểu đạt một cách chính xác, thống nhất, đơn giản các nội dung cần thiết trên văn bản của người viết và người đọc.

Thực tiễn đó đòi hỏi Nhà nước phải kiên quyết có giải pháp kịp thời nhằm lập lại trật tự đối với hệ thống chữ viết quốc gia để nó trở thành công cụ sắc bén và thực sự hữu hiệu trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục của toàn nước, toàn dân tại thời điểm nước nhà đang hội nhập sâu rộng với thế giới về mọi mặt.

Để góp phần giải quyết dứt điểm vấn đề bức xúc này, tôi xin kiến nghị phương án sau đây làm cơ sở để mọi người cùng tham khảo, góp ý kiến và tiến tới xác định một phương án tối ưu trình Nhà nước.

I- Những nguyên tắc chung:

1. Chữ quốc ngữ Việt Nam là chữ viết phiên âm chính thức duy nhất phù hợp với hệ thống ngữ âm chuẩn của tiếng Việt (tiếng dân tộc Kinh) dựa trên cơ sở tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn được ký hiệu hoá thành các dấu thanh: bằng, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, hoặc được mã hóa bằng 6 chữ cái tương ứng: - (o dấu) , s , f , r, x , j dùng để đánh máy trên bộ phím chữ cái tiếng Việt.

2. Số lượng ký tự trong bảng chữ quốc ngữ phải vừa đủ để biểu đạt hết các âm vị của tiếng Việt theo yêu cầu mỗi chữ (ký tự) chỉ biểu đạt một âm vị, ngược lại mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.

II - Những quy tắc tạo lập bảng chữ cái cải tiến:

1. Tận dụng toàn bộ bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành: A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y.

2. Bổ sung một số chữ cái tiếng La tinh: F, J, W, Z.

3. Bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt.

4. Thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên: Cc > ch, tr ; Dd > đ, Gg > g, gh, Ff > ph, Kk > c, k, q , Qq > ng, ngh, Rr > r, Ss > s, x , Xx > kh, Ww > th, Zz > d, gi, r.

5. Tạo thêm một chữ cái mới cho âm vị còn lại là [N’, n’] (Xem dưới).

Riêng chỉ có âm vị [N’ n’] là thiếu ký tự sẵn có nên phải tạo ra một cái mới dựa trên cơ sở gắn kết 2 ký tự cũ thành một ký tự NH nh bằng cách cắt bỏ một nét sổ dọc của chữ H n:

Tổng cộng có 31 chữ cái (thay vì 38 đơn vị như hiện nay) biểu thị đúng 31 âm vị của tiếng Việt được dùng làm chất liệu để tạo nên các đơn vị chữ viết từ cấp độ âm vị, âm tiết trở lên đến cấp độ văn bản truyền thống của tiếng Việt.

Tuy nhiên, do nhu cầu biểu đạt chính xác hơn một số yếu tố ngữ âm ngoại lai từ các tiếng dân tộc và tiếng nước ngoài như các tổ hợp 2-3 phụ âm đứng đầu âm tiết (blôk, Brâu, Bru, Bru-nây, Bra-zin, Hrê, Krưm, glu-cô, gra-nit, pla-tin, Plei-ku, prô-tê-in, sta-to, stres…), hoặc các phụ âm đứng cuối âm tiết (fi-nal, la-ser, dis-co…) đã được dùng khá phổ biến trong thực tế, vì vậy nhất thiết cần phải đưa các trường hợp như trên thành các quy định trong Bản quy tắc chính tả chính thức của tiếng Việt cải tiến.

Tóm lại, đề án cải tiến chữ quốc ngữ này có thể đem lại những lợi ích rõ ràng có thể ghi nhận như sau :

- Thống nhất được chữ viết cho cả nước khi trở thành CHỮ QUỐC NGỮ chính thức.

- Loại bỏ được hầu hết thiếu sót, bất cập, không nhất quán trước đây thường gây khó khăn cho người dùng và rất dễ dẫn tới những lỗi chính tả không đáng có cho mọi người viết, nhất là giúp cho học sinh chút bỏ được nỗi ám ảnh vì lo sợ phạm lỗi.

- Giản tiện được bộ chữ cái khiến cho mọi người tiết kiệm được thì giờ, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập văn bản trên giấy, trên máy tính.

- Rút ngắn hẳn thời gian cho mọi người bắt đầu học (nhất là học sinh, người dân tộc và người nước ngoài) có thể nắm chắc bảng chữ cái cải tiến, chóng thành thạo cách viết và đọc văn bản tiếng Việt mới.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người lớn dễ dàng chuyển đổi từ cách viết và đọc chữ quốc ngữ cũ sang chữ quốc ngữ mới (chỉ cần một buổi đến một ngày là có thể thuộc hết các chữ cái mới).

Xin cùng so sánh một văn bản được viết bằng hai kiểu chữ hiện thời và cải tiến (vì chưa có chế tác tự dạng mới theo mẫu trên cho âm vị "nhờ" nên tạm dùng ký tự "n’" thay thế):

Trích

LUẬT GIÁO DỤC

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần đảm bảo để người học được học liên tục và có hiệu quả.


LUẬT ZÁO ZỤK

Diều 7. Qôn qữ zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số; zạy qoại qữ.

1.Tiếq Việt là qôn qữ cín’ wứk zùq coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ wể về nội zuq záo zụk, Wủ tướq cín’ fủ kuy dịn’ việk zạy và họk bằq tiếq nướk qoài coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák.

2. N’à nướk tạo diều kiện dể qười zân tộk wiểu số dượk họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk mìn’ n’ằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sin’ qười zân tộk wiểu số zễ zàq tiếp wu kiến wứk xi họk tập coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếq nói, cữ viết kủa zân tộk wiểu số dượk wựk hiện weo kuy dịn’ kủa Cín’ fủ.

3.Qoại qữ kuy dịn’ coq cươq cìn’ záo zụk là qôn qữ dượk sử zụq fổ biến coq zao zịk kuốk tế . Việk tổ cứk zạy qoại qữ coq n’à cườq và kơ sở záo zụk xák kần dảm bảo dể qười họk liên tụk và kó hiệu kuả.


(Vì âm “nhờ” chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng ký tự ghép n’ để biểu đạt).

-------------------------------------------

Tài liệu tham khảo chính:

1. Hoàng Tiến. Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỉ 20. (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước - Kí hiệu: KX 06-17).

2. Bùi Hiền. Đề xuất phương án cải tiến chữ quốc ngữ. Giáo dục và Thời đại, số 72, 8/9-1995.



Ảnh chụp các trang tham luận Liên Phật Hội
Liên Phật Hội
Liên Phật Hội
Liên Phật Hội
Liên Phật Hội
Liên Phật Hội

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.230.84.106 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...