Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Thật thà niệm Phật »» Thật thà niệm Phật »»

Thật thà niệm Phật
»» Thật thà niệm Phật

(Lượt xem: 9.062)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Thật thà niệm Phật

Font chữ:

“Trong thời đại Mạt pháp, trăm triệu người tu hành hiếm lắm mới có một người đắc đạo, duy chỉ nhờ ở niệm Phật mà được độ.”

Trong thời đại Mạt pháp, dù có trong trăm triệu người tu hành cũng không nhất định có được một người đắc đạo, cũng may là có Pháp môn Niệm Phật mà có thể thoát khỏi vòng sanh tử, ly khổ đắc lạc, vãng sanh thế giới Tây Phương.

Chúng ta không may sanh vào thời ma cường pháp nhược, mạt pháp cách xa Phật quá lâu, nhưng trong cảnh bất hạnh lại gặp may mắn là có “Pháp môn Niệm Phật”. Pháp môn Niệm Phật vừa tiết kiệm tiền, lại không tổn phí tinh thần, vừa dễ dàng, lại còn thuận tiện, và niệm Phật sẽ thành Phật.

Vì sao niệm Phật sẽ thành Phật? Bởi vô lượng kiếp trước đức Phật A Di Ðà phát 48 đại nguyện. Trong 48 nguyện nầy, có nguyện nói: “Nếu có chúng sanh nào niệm danh hiệu ta, nếu không sanh vào cõi Cực Lạc, ta thề không thành chánh giác.” Tất cả nguyện lực của đức A Di Ðà Phật phát ra, nguyện nguyện đều là tiếp thọ chúng sanh về cõi Tịnh Ðộ.

Ðiều kiện là chúng sanh phải có lòng tin, tin có đức Phật A Di Ðà đang ở tại Tây phương thế giới Cực Lạc, mà nguyện vãng sanh làm đệ tử của Ngài, và thực tâm xưng niệm danh hiệu của Ngài. Phải đủ tín, nguyện và hạnh tất sẽ sanh về Tây Phương.

Thế giới Cực Lạc không có sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, không có ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Tuy có bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già, chim cộng mạn, nhưng những giống chim đó đều do của đức A Di Ðà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa ra.

Ðây là cảnh giới biến hóa hiện ra, chớ không phải là thật có súc sanh. Cực Lạc thế giới không có trăm nghìn sự khổ như cõi Ta-bà, cùng muôn điều ác và phiền não. Cực Lạc thế giới thì ngày đêm sáu thời đều diễn thuyết Diệu Pháp, niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng.

Nhưng, chúng ta muốn vãng sanh Cực Lạc thế giới thì phải “thật thà niệm Phật” (lão thật niệm Phật), không thể không thật thà niệm. Thật thà niệm là chuyên nhất tâm mình mà niệm, không màng sẽ thành Phật hay không thành Phật, cũng không màng sẽ được vãng sanh hay không vãng sanh.

Phải dụng công ngay ở điểm này, mà khi niệm Phật đã thành thục chuyên nhất, được nhất tâm bất loạn rồi, thì khi sắp lâm chung đức A Di Ðà nhất định tiếp rước quý vị đưa đến thành Phật.

Vì sao chúng ta chỉ là người lao động bình thường mà đức Phật Di Ðà đến tiếp đón chúng ta? Ðiều này thật khó tin. Ðúng vậy! Ðây chính là pháp khó tin, là nan tín chi pháp. Cho nên không ai hỏi mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại tự nói Kinh A Di Ðà. Bởi vì không ai biết, dù có kẻ biết cũng không tin pháp này, nên Ðức Thích Ca Mâu Ni từ bi khẩn thiết nói cho chúng sanh chúng ta trong thời Mạt pháp biết con đường tắt Mạt pháp tu hành này.

“Thật thà niệm Phật” tức miệng niệm tâm cũng niệm, đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật A Di Ðà. Khẩu niệm danh hiệu Ðức Phật A Di Ðà, thân hành trì theo hạnh của Ðức Phật A Di Ðà. Hành hạnh gì? Giống như chúng ta hiện tại đang “đả Phật Thất”, bất luận bận thế nào cũng buông bỏ để tham gia Thất, phải niệm cho được nhất tâm bất loạn.

Nhất tâm bất loạn tức là mỗi niệm đều niệm, niệm niệm tương tục, không phải niệm một lúc thấy mệt mỏi, bèn muốn bỏ đi nghỉ, giải đãi lười biếng, như thế không thể nào đắc được Niệm Phật Tam-muội. Ðó chính là không thật thà niệm Phật. Thật thà niệm Phật tức nhất tâm nhất ý lại niệm Phật. Lúc niệm Phật quên cả chuyện ăn uống, mặc áo, đi ngủ.

Nguyên lai ăn uống, may mặc, ngủ nghỉ là chuyện thường tình người đời khó ai bỏ đặng, mỗi cá nhân ngày ngày không thể thiếu những điều đó. Nhưng khi niệm Phật mà quên cả ba chuyện đó, không biết là có ăn uống hay chưa, có mặc áo, đói lạnh, ngủ thức hay không? Ðó chính là thật thà niệm Phật.

Nếu, còn biết lúc nào phải đi ăn cơm, đây không phải là thật thà niệm Phật. Hoặc nghĩ tưởng mặc thêm áo khi trời lạnh, đây không phải là thật thà niệm Phật. Hoặc muốn đi nghỉ khi thiếu ngủ, đây cũng không phải là thật thà niệm Phật. Thực thà niệm Phật là bất luận đi đứng nằm ngồi chỉ biết có sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Ðà Phật”.

Quý vị niệm thành một chuỗi liên tục không dứt, cho đến tiếng nước chảy đến cũng là “Nam Mô A Di Ðà Phật”, tiếng gió thổi cũng là “Nam Mô A Di Ðà Phật”, tiếng chim kêu cũng là “Nam Mô A Di Ðà Phật”. Phải niệm cho đến tiếng “Nam Mô A Di Ðà Phật” và bản thân mình tách không rời. Niệm cho đến ngoài “Nam Mô A Di Ðà Phật” không còn cái tôi nữa, ngoài cái tôi lại cũng không còn “Nam Mô A Di Ðà Phật” nữa.

Cái tiếng niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật” của tôi và tôi hợp thành một. Bấy giờ, gió có thổi cũng không xuyên qua, mưa rơi cũng không lọt vào, như thế là đạt đến Niệm Phật Tam Muội. Gió thổi, nước chảy đều là diễn nói Diệu Pháp, đều niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, đây chính là “Thật Thà Niệm Phật”.

Giả như nước chảy biết có nước chảy, gió động biết tiếng gió động, hoặc ngó ngang nhìn dọc xem động tĩnh chung quanh, thế tức là không thật thà niệm Phật. Nếu vừa niệm Phật vừa nhìn trước ngó sau như muốn trộm đồ, đó chính là không thật thà niệm Phật.

Thật thà niệm Phật là niệm niệm đều niệm (niệm tư tại tư), vọng tưởng gì cũng không có, cũng không nghĩ đến ăn món gì, hay uống trà, quên hết tất cả, đó chính là thật thà niệm Phật. Không có bí quyết gì cả, chỉ cần giữ tâm trụ ở chỗ niệm Phật, không nghĩ vớ vẩn thì đó là thật thà niệm Phật.

Quý vị không khống chế được tâm, để nó quấy động thời đó chưa phải thật thà niệm Phật. Quý vị đề khởi chánh niệm, đó là thật thà niệm Phật. Quý vị cố nghĩ đông nghĩ tây không ngớt, khởi tà niệm, nghĩ đến điều xằng bậy, là không thật thà niệm Phật.

Cho nên niệm Phật một cách thực thà thì vi diệu không thể nói, khi quý vị thật thà niệm Phật thời đạt Tự Tại, vô nhân, vô ngã, vô chúng sanh, vô thọ giả, chỉ có tiếng Nam Mô A Di Ðà Phật.

Nói là Pháp, mà hành mới là Ðạo. Chỉ nói mà không hành là như đếm tiền của người, không được chút nào lợi ích. Hôm nay tôi giảng đạo lý này để quý vị hiểu rõ, rồi thì phải thật thà niệm Phật, thực thà dự Thất, đây là thời gian quý báu nhất trong cuộc đời chúng ta, đừng để nó trôi qua luống uổng. Hy vọng quý vị nỗ lực niệm Phật, đem tất cả ba tâm: kiên, thành, hằng để niệm Phật, đả Phật Thất.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1541 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Tổng quan về Nghiệp


Em Là Vì Sao Sáng


Dưới bóng đa chùa Viên Giác

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.188 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...