Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Xem đối chiếu Anh Việt: Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 14 - năm 2024 »»
Hôm nay là bài chia sẻ Phật pháp lần thứ 14. Lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về chánh kiến (正見), tức là sự thấy biết chân chánh. Nhân việc Sư Minh Tuệ đang được đề cập đến rất nhiều qua mạng xã hội, mời quý vị xem một bài viết để có thêm góc nhìn chân chánh về vấn đề này tại đây.
Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về chánh tư duy (正思惟). Việc thực hành chánh kiến giúp ta thấy biết đúng thật về thực tại khách quan, về sự vật, sự việc, hiện tượng… Tuy nhiên, để thấu hiểu sâu xa hơn, chúng ta cần thiết phải vận dụng chánh tư duy. Nói một cách đơn giản dễ hiểu thì chánh tư duy là suy ngẫm một cách chân chánh để thấu hiểu sâu xa và đúng thật về bản chất của vấn đề.
Trước hết, tư duy chân chánh là tư duy không bị sự chi phối bởi các ý tưởng tham dục, sân hận, ghét bỏ, đố kỵ v.v… Chỉ với một tâm thức trong sáng, thanh tịnh, ta mới có thể vận dụng và rèn luyện được chánh tư duy. Do vậy, chánh tư duy còn được gọi là chánh chí (正志), chánh phân biệt (正分別), chánh giác (正覺). Khi tâm trong sáng, mỗi sự vật trước hết được nhìn nhận đúng thật như đang hiện hữu, và từ đó người quan sát mới có thể suy ngẫm về những gì đã thấy biết để nhận hiểu về bản chất sâu xa của chúng.
Tư duy chân chánh cũng có nghĩa là suy ngẫm nhưng không suy diễn. Sự suy diễn từ những cái đã biết dẫn ta đến những cái chưa biết, nhưng những cái biết đó không phải cái biết chắc thật, đúng với bản chất sự vật. Khi suy ngẫm đúng thật về vấn đề, chúng ta đi vào chiều sâu thực sự để nhận hiểu, do đó không bị chi phối, dẫn dắt bởi các yếu tố khác.
Người tu tập nhất thiết phải vận dụng và rèn luyện chánh tư duy trong tất cả các pháp môn tu tập. Điều này giúp ta không đi lệch hướng và có thể đạt được hiệu quả tu tập mang đến nhiều lợi lạc. Do đã loại trừ các tư tưởng tham dục, sân hận v.v… chúng ta mới có thể khởi sinh tâm từ bi cũng như những ý niệm lợi tha. Những điều này giúp ta có được trí sáng suốt để nhận thức về sự việc.
Hiện thực chung quanh ta thường được nhận biết theo tri thức thế tục. Những kiến thức khoa học, hóa học, vật lý… là cần thiết cho đời sống, nhưng chúng không thực sự giúp ta có được sự nhận hiểu chân chánh hướng đến sự giải thoát. Vì sao vậy? Bởi vì những tri thức đó không đi sâu vào bản chất sự vật đủ để nhận ra những tính chất như khổ, không, vô thường, vô ngã, trong khi tư duy chân chánh giúp ta nhận biết và chứng nghiệm được những sự thật này.
Trong thực tế, sự phát triển của khoa học cũng giúp đưa sự nhận hiểu của khoa học ngày nay đến gần hơn với bản chất sâu xa của sự vật. Chẳng hạn như với sự nhận hiểu của khoa học trước đây thì vật chất và khoảng không là hai khái niệm hoàn toàn trái ngược, nhưng với sự phát triển của cơ học lượng tử thì những khái niệm về vật chất, năng lượng và khoảng không đã xích lại gần nhau hơn. Các nhà khoa học thậm chí còn nhận ra một thực tế là ở mức độ cấu trúc vật chất nhỏ nhất, ta đã không còn phân biệt được giữa khoảng không và các hạt hạ nguyên tử…
Khi nhận biết về tâm thức cũng vậy. Chỉ có sự rèn luyện và phát triển chánh tư duy mới có thể giúp chúng ta nhận hiểu đúng thật về các yếu tố như thọ, tưởng, hành, thức… Với tâm tĩnh lặng và sự quán sát sâu xa, chúng ta nhận biết được sự sinh khởi và diệt đi của những pháp này, cũng như sự chi phối của chúng đối với tâm thức của chúng ta. Bằng cách đó, chúng ta thấy rõ được tính chất vô thường, liên tục sinh diệt của từng cảm thọ hay tư tưởng… Với nhận thức và trải nghiệm đó, chúng ta dần dần kiểm soát và diệt trừ được các tâm niệm phiền não, diệt trừ được tham dục… Đó chính là ý nghĩa thiết thực nhất của sự hướng đến giải thoát.
Rèn luyện chánh tư duy là một bước tiến quan trọng trong tiến trình tu tập, và năng lực tư duy chân chánh là yếu tố thiết yếu để chúng ta có thể nhận hiểu và tu tập được các pháp môn trong đạo Phật. Trong những bài tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các yếu tố còn lại trong Bát chánh đạo.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.58.166 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập