Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Thủ bút của bậc cao tăng thạc đức »»
(Tưởng niệm Cố Hòa thượng Tuyên Luật Sư Thích Đỗng Minh)
Cố Hòa thượng Tuyên Luật Sư là một tấm gương chiếu tỏa sáng ngời về nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu hành, cho các hàng hậu tấn noi theo để đào luyện thân tâm, phụng sự đạo pháp, hóa độ quần sanh.
Cuộc đời hành đạo của Ngài từ năm 13 tuổi xuất gia (1940) trải dài đến khi xả bỏ báo thân cao đăng giác ngạn, như một dòng sông lớn chảy trôi khi cuồn cuồn, lúc lặng lờ, theo biến thiên đầy ắp sự nhiệm mầu để chuyển đưa, hộ trì cho những thúng ghe thuyền tàu vượt qua bao chướng duyên nghịch cảnh, gian nan khăn khó… đến bến bờ tỉnh giác yên bình. Nào là Thủ tọa chùa Thiền Lâm (Phan Rang), Thủ chúng Tăng Học Đường, sáng lập hãng Vị Trai Lá Bồ Đề, Trưởng Ban “kinh tế tự túc” của Phật Học Viện Hải Đức, Ủy viên Ban Bảo Vệ Phật Giáo Khánh Hòa, Đại diện Miền Khuông Việt, Vụ trưởng Phật Học Vụ, Giám học Phật Học Viện, Phó viện trưởng điều hành trường Cao Đẳng Phật Học, Trợ lý Giám Viện, giảng sư giáo thọ về Luật tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam và Phật Học Vạn Hạnh, Tuyên Luật Sư ba kỳ Đại Giới Đàn Trí Thủ tại chùa Long Sơn (Tỉnh Hội Phật giáo Khánh Hòa), và Đại Giới Đàn Thiện Hòa (Đại Tòng Lâm- Bà Rịa Vũng Tàu), hướng dẫn và chứng nghĩa cho Tăng Ni dịch nhiều bộ kinh trong Tạng Đại Chánh Tân Tu, Ủy viên Hội Đồng Chứng Minh Trung Ương Giáo Hội, Chứng minh và Cố vấn cho Ban Tăng Sự và Ban Giáo dục Tăng Ni của Tỉnh Hội Khánh Hòa…
Ngài còn là một thi nhân, sáng tác rất nhiều bài thơ thấm đẫm hương vị Đạo, xướng họa ngẫu hứng với ngôn từ ý tứ thanh thoát, trang nghiêm, đôi khi lại dí dỏm hài hước đến bất ngờ, ký bút danh Chơn Đế, Tục Đế, Kỳ Vọng, Hài Tăng… mà người đời phàm tục có rất ít ai được biết, được thưởng thức ngâm nga.
Phước duyên cho tôi khi được mẹ, nữ sĩ Tâm Tấn, trao cho một xấp thư thủ bút của Ngài từ các năm 1971 đến 1973 (Phật lịch 2516- 2518), mà mẹ đã cất giữ rất cẩn thận, kỹ lưỡng, xem như là những kỷ vật vô giá để lưu truyền cho con cháu, cho thế hệ hậu sinh.
Thử ngâm qua bài thơ Đường Luật mà Ngài chấp bút phê bình sau khi đọc xong quyển “Hương Bình Thi Phẩm”:
Thi phẩm Hương Bình tợ hý trường
Đế vương hòa nhịp với sông Hương
Thịnh suy thành bại trò hư thật
Ân oán thân sơ bệnh ghét thương
Nhơn quả xoay vần trăng dưới nước
Nhục vinh lên xuống cảnh trong gương
Ví von hóm hỉnh chen trào lộng
Giác bất sanh Mê ngộ diệu thường!
Tác giả Chơn Đế còn ghi chú bên dưới bài thơ: “Kinh Lăng Nghiêm có câu: Giác mê mê diệt, giác bất sanh Mê”.
Cũng thể thơ thất ngôn bát cú, Ngài ký bút danh Tục Đế, tán thán tập thơ của nhiều thi nhân đất thần kinh Huế, trong đó có các “thi sĩ hoàng gia triều Nguyễn” như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Tương An Quận Công… mà mình đã ngâm nga xong:
Hương Bình Thi Phẩm góp văn nhân
Lời lẽ hồn nhiên đẹp tuyệt trần
Lỗi lạc tài ba năm bảy chữ
Thất điên bát đảo một hai vần
Sùng Quang Trung Quốc tôn thi bá
Tự Đức Nam Triều tấn đại thần
Lắc léo ly kỳ duyên dáng thật
Hương Bình Thi Phẩm góp văn nhân!
Còn đây là thi phẩm mà Ngài ký tên Kỳ Vọng, đề tặng Phật tử Tâm Tấn, với nhan đề “Hải Đức Phật Học Viện”:
Hải Đức nằm trên một đỉnh đồi
Học tăng tu học chiếm hoa khôi
Chân non nhìn xuống dân làng ở
Chót núi trông lên Đức Phật ngồi
Trước mặt núi đồng phơi lố nhố
Sau lưng sóng biển vỗ liên hồi
Chày kình âm hưởng tan niềm tục
Đào tạo tăng tài giữ độc ngôi.
Còn một số bút tích của Ngài lưu trên một thi phẩm khác, khi nào thuận duyên sẽ giới thiệu đến độc giả bốn phương.
Đến đây, xin phép kết thúc bài viết này bằng một trích đoạn bài giảng pháp của Ngài, có ghi ngày tháng năm (03-12-1971) và ký tên Đỗng Minh, được viết bằng bút mực màu xanh lá cây, màu xanh của lộc mới, của chồi mầm hi vọng:
“… Giáo nghĩa của Bát Nhã là Không. Mẩu chuyện sau đây chứng minh giáo nghĩa đó: Có một vị thiền sư, ở trong rừng, giảng kinh Bát Nhã cho người đệ tử nghe. Khi vị thiền sư vừa giảng xong thì trong một bụi cây kế cận có một người tiều phu xuất hiện tán thán vị thiền sư giảng Bát Nhã hay và yêu cầu thiền sư giảng lại… Vị thiền sư mỉm cười: Nãy giờ tôi đâu có giảng gì?! Vị thiền sư vừa trả lời xong như vậy thì ông tiều phu nọ liền ngâm lên bài kệ: Tôn giả vô thuyết, ngã diệc vô văn, vô thuyết vô văn, thị chơn Bát Nhã! (Ngài không nói, tôi không nghe, không kẻ nói, không người nghe, mới chính thị là chơn lý Bát Nhã!)
Thật tuyệt diệu!
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.125.194 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập