Khi nói về thiền tập trong ý nghĩa chung của Phật giáo, có 2 loại là thiền chú tâm (hay thiền định) và thiền phân tích (hay thiền quán). Thiền định chỉ sự tu tập hướng đến sự an định hay nhất tâm và thiền quán là sự tu tập quán chiếu, phân tích. Trong cả 2 trường hợp thì việc có được một nền tảng chánh niệm và tỉnh giác thật vững chãi là điều hết sức quan trọng, và nền tảng này có được là nhờ sự thọ trì giới luật. Hai yếu tố chánh niệm và tỉnh giác không chỉ quan trọng trong thiền tập mà cả trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta nữa.
When we talk of meditation in the general Buddhist sense, there are two types - absorptive and analytical meditation. The first refers to the practice of the calmly abiding or single-pointed mind and the second to the practice of analysis. In both cases, it is very important to have a very firm foundation of mindfulness and alertness, which is provided by the practice of morality. These two factors, mindfulness and alertness, are important not only in meditation, but also in our day to day life.
Chúng ta có thể nói về nhiều trạng thái thiền khác nhau, chẳng hạn như các trạng thái thiền sắc giới và thiền vô sắc giới. Các trạng thái thiền sắc giới được phân biệt trên căn bản sự phân chia các chi, trong khi các trạng thái thiền vô sắc giới được phân biệt trên căn bản tính chất của đối tượng chú tâm.
We speak of many different states of meditation, such as the form or formless states. The form states are differentiated on the basis of their branches, whereas the formless states are differentiated on the basis of the nature of the object of absorption.
Chúng ta tu tập giới hạnh làm nền tảng và tu tập định lực như một yếu tố bổ sung, một phương tiện để giúp tâm thức trở nên hữu dụng. Vì thế, sau này khi tu tập trí tuệ thì quý vị đã có được một tâm thức tập trung đến mức có thể hướng tất cả sự chú ý và năng lực của mình vào đối tượng được chọn. Trong sự tu tập trí tuệ, quý vị quán chiếu về tính chất vô ngã và tánh Không của vạn pháp, và điều đó có công năng đối trị thực sự với phiền não.
We take the practice of morality as the foundation and the practice of concentration as a complementary factor, an instrument, to make the mind serviceable. So, later, when you undertake the practice of wisdom you are equipped with such a single-pointed mind that you can direct all your attention and energy to the chosen object. In the practice of wisdom, you meditate on the selflessness or emptiness of phenomena, which serves as the actual antidote to the disturbing emotions.
Ba mươi bảy phẩm Bồ-đề
The Thirty-seven Aspects of Enlightenment
Trong lần chuyển pháp luân thứ nhất, cấu trúc chung của con đường tu tập theo Phật giáo được vạch ra bao gồm 37 khía cạnh khác nhau của sự giác ngộ, hay 37 phẩm Bồ-đề.
The general structure of the Buddhist path, as outlined in the first turning of the wheel of dharma, consists of the thirty-seven aspects of enlightenment.
Trước hết trong số này là Tứ niệm xứ, chỉ cho 4 pháp: thân niệm xứ, thọ niệm xứ, tâm niệm xứ và pháp niệm xứ. Tuy nhiên, ở đây chữ “niệm” được dùng để chỉ đến sự quán niệm về bản chất khổ đau của luân hồi, bằng những phương tiện mà người tu tập sử dụng để phát triển một quyết tâm thực sự phải giải thoát ra khỏi luân hồi.
These begin with the four mindfulnesses, which refer to mindfulness of the body, feelings, mind and phenomena. Here, however, mindfulness refers to meditation on the suffering nature of cyclic existence by means of which practitioners develop a true determination to be free from this cycle of existence.
Kế tiếp là Tứ chánh đoạn, vì khi người tu tập nhờ vào Tứ niệm xứ mà phát triển được một quyết tâm thực sự cầu giải thoát, người ấy sẽ dấn thân vào một nếp sống từ bỏ mọi nguyên nhân gây khổ đau trong tương lai và gieo trồng những nguyên nhân phúc lạc cho đời sau.
Next are the four complete abandonments, because when practitioners develop a true determination to be free through the practice of the four mindfulnesses, they engage in a way of life in which they abandon the causes of future suffering and cultivate the causes of future happiness.
Việc chế ngự tất cả các hành vi bất thiện và phiền não cũng như làm tăng trưởng các yếu tố hiền thiện trong tâm thức được gọi chung theo thuật ngữ Phật học là các pháp thanh tịnh. Vì các pháp thanh tịnh này chỉ có thể đạt được khi quý vị có một tâm thức rất an định, nên tiếp theo sẽ là Tứ thần túc.
Since overcoming all negative actions and disturbing emotions and increasing positive factors within your mind, which are technically called the class of pure phenomena, can be achieved only when you have a very concentrated mind, there follow what are called the four factors of miraculous powers.
Tiếp đến nữa là Ngũ căn, Ngũ lực, Bát thánh đạo và Thất giác chi.
Next come what are known as the five faculties, five powers, eightfold noble path and seven branches of the path to enlightenment.
Trên đây là cấu trúc chung của con đường tu tập theo Phật giáo, theo như [Đức Phật] đã vạch ra trong lần Chuyển pháp luân thứ nhất. Phật giáo được tu tập theo truyền thống Tây Tạng là sự kết hợp trọn vẹn tất cả các đặc điểm này của giáo lý đạo Phật.
This is the general structure of the Buddhist path as laid down in the first turning of the wheel of dharma. Buddhism as practised in the Tibetan tradition completely incorporates all these features of the Buddhist doctrine.