Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng »» Xem đối chiếu Anh Việt: Giới thiệu về các Tantra »»

Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Giới thiệu về các Tantra

(Lượt xem: 13.410)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Giới thiệu về các Tantra

Introduction to the Tantras

Theo quan điểm lịch sử, có một cách giải thích về sự phát triển của các tantra cho rằng đức Phật đã thuyết dạy các tantra khác nhau vào những thời điểm nào đó... Tuy nhiên, theo tôi thì giáo pháp tantra cũng có thể hình thành như là kết quả khi các vị hành giả đạt đến sự chứng ngộ bậc cao và có được khả năng khám phá đến mức trọn vẹn nhất các yếu tố cũng như tiềm năng trong cơ thể. Kết quả của sự chứng ngộ như vậy là các vị có thể có được những nhận thức cao siêu và các thị kiến, nhờ đó có thể tiếp nhận các giáo pháp tantra. Do đó, khi nói về các giáo pháp tantra, chúng ta không nên có một quan điểm cứng nhắc về một thời điểm lịch sử cụ thể.
There is an explanation of the evolution of the Tantras from a historical point view, according to which the Buddha taught the different Tantras at certain times and so forth. However, I think that the Tantric teaching could also have come about as a result of individuals having achieved high realizations and having been able to explore the physical elements and the potential within the body to its fullest extent. As a result of this, they might have had high realizations and visions and so may have received tantric teachings. Therefore, when we think about tantric teachings we should not have this rigid view of a particular historical time.
Trong một tantra trọng yếu là Thời luân (Kalachakra), chính đức Phật dạy rằng, khi ngài chuyển pháp luân lần thứ hai trên đỉnh Linh Thứu, ngài cũng [đồng thời] thuyết dạy một hệ thống giáo pháp tantra [khác với hệ thống kinh điển] tại một nơi gọi là Dhanyakataka. Có một sự khác biệt quan điểm giữa các học giả Tây Tạng về sự phát triển của giáo pháp tantra, bao gồm cả tantra Thời Luân. Một nhóm [học giả] cho rằng đức Phật đã thuyết giảng các giáo pháp tantra vào ngày trăng tròn sau khi ngài giác ngộ viên mãn được một năm, trong khi nhóm học giả thứ hai cho rằng ngài đã thuyết dạy các giáo pháp tantra một tháng trước khi nhập Niết-bàn.
In the fundamental tantra of Kalachakra, the Buddha himself says that when he gave the second turning of the wheel of dharma at Vulture's Peak, he also gave a different system of tantric teachings at the place called Dhanyakataka. There is a difference of opinion among Tibetan scholars concerning the evolution of the tantric teachings, including the Kalachakra Tantra. One system maintains that the Buddha gave the tantric teachings on the full moon day one year after his complete enlightenment; whereas a second system maintains that he gave the tantric teachings one month prior to his parinirvana.
Quan điểm thứ hai dường như đáng tin cậy hơn, vì chính trong tantra Thời luân có nói rằng vào lúc đức Phật chuyển pháp luân lần thứ hai trên đỉnh Linh Thứu, ngài cũng thuyết giảng giáo pháp tantra ở Dhanyakataka. Dường như có một số ít tantra thuộc hệ thống tantra ở trình độ cơ bản đã được đức Phật thuyết giảng trong hình tướng thông thường của một vị tỳ-kheo đã thọ đại giới, nhưng nói chung thì khi ngài thuyết giảng hầu hết các tantra, ngài đều hiện thân như vị Hộ Phật chính của tantra đang được thuyết giảng.
The second view seems to be more consistent because the Kalachakra tantra itself says that just as the Buddha gave the second turning of the wheel of the dharma at Vulture's Peak, he gave tantric teachings at Dhanyakataka. It seems that among the lower sets of tantra there are a few which the Buddha taught in his normal form as a fully ordained monk or Bhikshu, but in general, when he taught most of the tantras, he assumed the form of the principal deity of the particular tantra.
Sự hành trì theo Mật thừa có thể được thực hiện khi một người đã đạt được nền tảng vững chắc trên đường tu tập theo như chỉ dạy trong hệ thống kinh điển. Nền tảng này bao gồm một sự nhận hiểu đúng về tánh Không, như đã được thuyết giảng trong lần chuyển pháp luân thứ hai, và một nhận thức về tâm nguyện vị tha, mong muốn đạt đến giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sanh, trên căn bản của lòng từ bi cùng với sự thực hành sáu pháp ba-la-mật. Cho nên, chỉ sau khi đã thiết lập được một nền tảng thích hợp trong những pháp môn tu tập thông thường thì quý vị mới có thể hành trì Mật thừa như một pháp tu bổ sung.
The practice of tantra can be undertaken when a person has a gained a firm foundation in the path presented in the sutra system. This consists of a correct view of emptiness, as it was explained in the second turning of the wheel, and a realization of the altruistic aspiration to achieve enlightenment for the benefit of all living beings, based on love and compassion, together with the practices of the six perfections. So only after you have laid a proper foundation in the common paths can you undertake the practice of tantra as an additional factor.
Những gì thâm diệu nhất có thể được tìm thấy trong tantra Tối thượng Du-già. Chính nhờ tantra này, quý vị có thể đạt đến sự nhận hiểu về thuật ngữ “tánh Phật” hay “yếu tính thành Phật”, hay nói theo cách khác là “tánh giác không nhiễm ô” được giảng giải trong [luận giải] Tương tục Tối thượng [của ngài Di-lặc]. Ý nghĩa sâu xa nhất của khái niệm này chỉ có thể được nhận hiểu trong tantra Tối thượng Du-già.
The greatest profundities can be found in Highest Yoga Tantra. This is where you can come to understand the term, 'Buddha-nature' or 'essence of Buddhahood', in other words, the uncontaminated awareness explained in the Sublime Continuum. The deepest meaning of this can only be understood in the Highest Yoga Tantra.
Cho dù chúng ta có lập luận rằng tự thân [luận giải] Tương tục Tối thượng đã bàn đến tánh Phật trong hình thức đầy đủ nhất [của khái niệm này], thì một điều hết sức rõ ràng là chỗ hoạt dụng rốt ráo của tánh Phật chính là tâm quang minh bản sơ như [chỉ được] giảng giải trong tantra Tối thượng Du-già.
Irrespective of whether we maintain that the Sublime Continuum itself deals with Buddha nature in its fullest form, it is very clear that the ultimate intent of Buddhahood is the fundamental innate mind of clear light as explained in the Highest Yoga Tantra.
Sự độc đáo và thâm diệu của Tối thượng Du-già là tantra này giảng giải và vạch ra những phương pháp không chỉ để chứng nghiệm những tiến triển tâm linh trên con đường tu tập ở mức độ thô của tâm thức, mà còn giảng giải những kỹ năng và phương pháp để vận dụng mức độ vi tế nhất của tâm thức, tức là tâm quang minh bản sơ. Khi quý vị có khả năng chuyển hóa tâm quang minh bản sơ vào toàn bộ con đường tu tập, quý vị sẽ có được trong tay một công năng cực kỳ mạnh mẽ.
What is so unique and profound about Highest Yoga tantra is that it explains and outlines methods for not only realizing spiritual progress on the path on the level of the gross mind, but also explains techniques and methods for utilizing the subtlest level of the mind, the fundamental innate mind of clear light. When you are able to transform the fundamental innate mind of clear light into the entity of the path, you are equipped with a very powerful instrument.
Thông thường, khi tu tập thiền định nhất tâm, chúng ta vận hành tâm thức ở cấp độ thô, và vì thế đòi hỏi một sự nỗ lực chú tâm và tỉnh giác cao độ để sự tập trung tâm ý không bị xao nhãng. Nếu có một kỹ năng hay phương pháp nào đó giúp ta có thể loại bỏ được sự xao nhãng đi kèm với những mức độ tâm thức thô trược này, thì hẳn là không cần phải có sự nỗ lực chú tâm đến mức như thế. Tantra Tối thượng Du-già giảng giải những phương pháp giúp quý vị có thể làm tan rã và mất đi tất cả những cấp độ tâm thức thô trược, nâng tâm thức lên đến một cấp độ mà sự xao nhãng không thể nào khởi sinh được nữa.
Usually, in practising single-pointed meditation, we are functioning on a gross mental level and so require a strong degree of mindfulness and alertness to prevent our concentration from being distracted. If there were a technique or method by which we could do away with the distractions associated with these gross levels of mind, there would be no need for such rigorous vigilance and mindfulness. Highest Yoga Tantra explains methods by which you can dissolve and withdraw all the gross levels of mind and bring your mind to a level at which there is no possibility of distractions arising.
Ngoài ra, theo tantra Tối thượng Du-già thì phương pháp để đưa tâm quang minh bản sơ, cấp độ tâm thức vi tế nhất, đi vào toàn bộ con đường tu tập là phải làm tan rã hay mất đi tất cả những cấp độ thô trược của tâm thức cùng với những năng lượng thúc đẩy chúng. Có 3 phương pháp chính để làm điều này. Phương pháp thứ nhất là dùng phương tiện khí lực Du-già; phương pháp thứ hai là thông qua sự trải nghiệm 4 trạng thái hỷ lạc, và phương pháp thứ ba là thiền quán về vô niệm.
In addition, the method for bringing that fundamental innate mind of clear light, the subtlest level of mind, into the entity of the path according to Highest Yoga Tantra, is to dissolve or withdraw the gross levels of mind and the energies that propel them. There are three major ways of doing this. One is by means of wind yoga, another is through experiencing the four types of bliss, and the third is through meditation on non-conceptuality.
Ở đây chúng ta cần nhớ rằng, cho dù những phương pháp này khác biệt nhau, nhưng chúng ta có thể đạt đến những thành tựu lớn lao bằng vào bất kỳ phương pháp nào trong số đó. Chúng ta cũng nên biết rằng, những thành tựu này có thể đạt được không chỉ bằng một phương pháp, mà [cũng có thể] nhờ sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Chẳng hạn, nếu như hôm nay chúng ta khởi sinh một tâm niệm lành, cho dù nó có thể là nhân để đạt đến nhất thiết trí trong tương lai, nhưng điều này không có nghĩa rằng chỉ riêng một tâm niệm lành ấy là nhân đưa đến nhất thiết trí.
Here, it should be remembered that although these are different methods, we can achieve these feats by means of any of these three techniques. We should be aware that these feats can be achieved not only by one method, but through a collection of many different methods. For example, if we generate a virtuous thought today, although this virtuous thought can serve as a cause for attaining omniscience in the future, this does not mean that this virtuous thought alone is the cause of omniscience.
Trong tác phẩm Văn-thù Thánh ngữ được biên soạn bởi một đạo sư Ấn Độ là Phật Trí (Buddhajnana) có nói rằng, do cấu trúc vật lý của cơ thể và những nguyên tố hiện có trong con người chúng ta hiện đang sống trên hành tinh này, nên ngay cả ở mức độ thông thường cũng có những lúc nào đó chúng ta trải nghiệm được cấp độ vi tế của tâm quang minh một cách tự nhiên. Những trải nghiệm như thế xảy ra trong lúc chúng ta ngủ, ngáp, choáng ngất và cực khoái tình dục.
A text called the Sacred Words of Manjushri, composed by the Indian master Buddhajnana, mentions that because of the physical structure of our bodies and the elements that we possess as human beings inhabiting this planet, even on an ordinary level, there are certain occasions when we experience the subtle level of clear light, naturally. These occur during sleep, yawning, fainting and sexual climax.
Điều này chứng tỏ rằng trong tự thân chúng ta sẵn có một tiềm năng nhất định có thể được trải nghiệm sâu xa hơn. Trong 4 trạng thái kể trên, trạng thái lúc đang hoạt động tình dục là cơ hội tốt nhất để [hành giả] phát triển sâu xa hơn.
This shows that we have within ourselves a certain potential which we can explore further. And among these four states, the best opportunity for further development is during sexual intercourse.
Ở đây tuy tôi dùng từ ngữ thông thường là cực khoái tình dục, nhưng không có hàm ý chỉ đến hành vi tình dục thông thường. Ý nghĩa muốn diễn đạt ở đây là kinh nghiệm đi vào sự hợp nhất với một người phối ngẫu thuộc giới tính khác, và nhờ phương tiện đó mà các nguyên tố trên đỉnh đầu được tan chảy, đồng thời thông qua năng lượng [tu tập] thiền quán mà tiến trình cũng được đảo ngược.
Although I am using this ordinary term, sexual climax, it does not imply the ordinary sexual act. The reference here is to the experience of entering into union with a consort of the opposite sex, by means of which the elements at the crown are melted, and through the power of meditation the process is also reversed.
Điều tiên quyết phải có trước khi tiến hành sự tu tập như vậy là quý vị phải có đủ khả năng tự bảo vệ mình không rơi vào sai lầm tai hại của sự xuất tinh. Cụ thể, theo giảng giải trong tantra Thời luân thì việc xuất tinh như thế rất nguy hại cho sự tu tập của quý vị. Và vì ngay cả trong giấc mơ hành giả cũng không nên rơi vào kinh nghiệm xuất tinh, nên các tantra có trình bày những kỹ thuật khác nhau để vượt qua lỗi lầm này.
A prerequisite of such a practise is that you should be able to protect yourself from the fault of seminal emission. According to the explanation of the Kalachakra Tantra in particular, such emission is said to be very damaging to your practice. Therefore, because you should not experience emission even in dreams, the tantras describe differ-ent techniques for overcoming this fault.
Điều này trái lại với những giảng giải trong Luật tạng, vốn [là hệ thống] thiết lập bộ khung giới luật cho giới tăng sĩ Phật giáo. Trong Luật tạng có đưa ra một ngoại lệ miễn trừ cho việc xuất tinh trong giấc mơ, vì điều đó vượt ngoài khả năng kiểm soát của người tu tập, nhưng theo tantra thì điều này vẫn bị xem như phạm lỗi. Kinh nghiệm tan hòa tâm thức được sinh ra từ dục vọng phiền não thông thường, nên hành giả nhất thiết phải có khả năng tạo ra nó.
This contrasts with the Vinaya explanation, which sets out the code of discipline for Buddhist monks, in which exception is made for emission in dreams, because it is beyond your control, whereas in tantra it is considered an offence. The experience of melting the mind of enlightenment is brought about by ordinary afflicted desire, so the practitioner must be able to generate it.
Điểm cốt yếu ở đây là, nhờ vào năng lực của dục vọng mà quý vị mới có khả năng làm tan hòa các nguyên tố trong thân thể. Hệ quả của điều này là, khi trải nghiệm trạng thái vô niệm, quý vị phải có khả năng hướng sự chú tâm vào việc thiền quán về tánh Không. Vì thế, khi quý vị trải nghiệm trạng thái vô niệm như là kết quả của sự tan hòa các nguyên tố trong thân thể, nếu quý vị có được khả năng chuyển sự nhận hiểu như thế thành một sự nhận biết về tánh Không, thì đó là quý vị đã đạt được sự thành tựu chuyển hóa một cảm xúc phiền não, dục vọng, thành trí tuệ nhận biết tánh Không.
The point is that due to the force of desire, you are able to melt the elements within your body. Consequently, when you experience the non-conceptual state, you should be able to direct your attention to meditation on emptiness. So, when you experience a non-conceptual state as a result of the elements melting within your body, if you are able to generate that understanding into a realization of emptiness, you will have achieved the feat of transforming a disturbing emotion, desire, into the wisdom realiz-ing emptiness.
Khi quý vị có được khả năng vận dụng tâm thức hỷ lạc vô niệm này vào sự nhận biết tánh Không, thì kết quả đạt được sẽ là trí tuệ diệu lực có công năng như một phương thức đối trị và phá trừ mọi phiền não. Vì thế, đây là một điển hình trí tuệ khởi sinh từ phiền não và rồi đối trị, phá trừ phiền não, cũng giống như những con mọt được sinh ra từ gỗ và rồi ăn phá được gỗ.
When you are able to employ this non-conceptual blissful mind in realizing emptiness, the result is a powerful wisdom that serves as an antidote to counteract and eliminate disturbing emotions. Therefore, it is a case of wisdom derived from disturbing emotions counteracting and eliminating them, just as insects born from wood consume it.
Đây là một ý nghĩa rất đáng chú ý trong việc đức Phật hiện thân với hình tướng của một bổn tôn thiền - bổn tôn chính của mạn-đà-la – và đi vào hợp nhất với vị phối ngẫu khi ngài thuyết giảng pháp tu Mật thừa. Vì thế, trong tiến trình tu tập, các hành giả tự quán tưởng bản thân mình thành một bổn tôn như thế, trong sự hợp nhất với một vị phối ngẫu.
This is the significance of the Buddha's assuming the form of a meditational deity, the principal deity of the mandala, and entering into union with the consort when he taught the tantric path. Therefore, in the course of their practice, practitioners generate themselves on an imaginary level into such deities in union with a consort.
Một nét độc đáo và thâm diệu khác nữa của giáo pháp tantra là về tiến trình đạt đến lưỡng thân Phật: Sắc thân và Pháp thân. Theo hệ thống kinh điển, việc người tu tập nỗ lực đạt đến sắc thân và pháp thân của một vị Phật là kết quả của sự nuôi dưỡng tâm Bồ-đề, mong cầu giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sanh. Tuy nhiên, thân Phật không thể thành tựu nếu không có đủ các nhân duyên, và các nhân duyên này nhất thiết phải tương ưng với kết quả của chúng. Điều đó có nghĩa là, nhân và quả phải có những khía cạnh tương đồng.
Another unique and profound feature of tantra concerns the process for attaining the twofold body of the Buddha, the form body and the truth body. According to the sutra system, the practitioner works to attain the form and the truth bodies of a Buddha as a result of cultivating the altruistic aspiration for enlightenment. However, the body of the Buddha does not come about without causes and conditions and these causes and conditions must be commensurate their effects. That is to say, cause and effect should have similar aspects.
Các kinh văn nói về các nhân thành tựu sắc thân Phật trong ý nghĩa là một thân tâm linh độc đáo được thành tựu bởi các vị Bồ Tát đã tiến tu siêu việt - vốn là nhân tố chính để thành tựu thân Phật - và cuối cùng trở thành sắc thân Phật. Điều này cũng được nói đến trong các bản văn của Tiểu thừa. Mặc dù trong các bản văn ấy không trình bày một phương pháp hoàn chỉnh để thành tựu nhất thiết trí, nhưng quả thật có nói đến một số pháp tu nhất định hướng đến việc thành tựu các tướng hảo và tùy hình của đức Phật.
The sutra systems speak of the causes of the Buddha's form body in terms of a unique mental body attained by highly evolved Bodhisattvas, which, serving as the substantial cause of the Buddha's body, eventually becomes the form body of the Buddha. This is also mentioned in the writings of the low vehicle. Although they do not describe a complete method for actualizing the omniscient state, they do speak of certain types of practices which are geared towards achieving the major and minor marks of the Buddha.
Tantra Tối thượng Du-già thì khác hẳn, có vạch ra những nhân tố và phương pháp độc đáo để thành tựu cả pháp thân và sắc thân của một vị Phật.
Highest Yoga Tantra, on the other hand, outlines the unique causes and methods for actualizing both the truth body and the form body of a Buddha.
Để tiến hành tu tập một pháp môn làm tác nhân chính hoặc phụ trong việc thành tựu sắc thân Phật, người tu tập theo Mật thừa trước hết phải rèn luyện thành tựu các năng lực tinh thần. Nói cách khác, người ấy phải thao dượt trước tác nhân này. Điều quan trọng trong pháp du-già bổn tôn - vốn vận dụng sự quán tưởng trong thiền tập - là hành giả phải tự biến mình thành biểu hiện đặc thù của một bổn tôn.
In order to undertake the practice of a method which serves as the principal or substantial cause for attaining the form body of the Buddha, the practitioner of tantra should first ripen his mental faculties. In other words, he should rehearse this unique cause. The importance of deity yoga, which employs imagination in meditation, is that the practitioner generates himself or herself into the aspect of a deity.
Có những bản văn, chẳng hạn như tantra diễn giải Kim Cương Điện (Vajrapanjara), và các bản chú giải Ấn Độ liên quan, nói rõ rằng việc thành tựu pháp thân Phật đòi hỏi phải có sự thiền tập và hành trì theo một pháp môn có những đặc trưng tương ưng với pháp thân [mà hành giả sẽ] thành tựu. Điều này chỉ đến việc thiền tập về tánh Không thông qua sự trực nhận mà trong đó toàn bộ các trình hiện [phân biệt] nhị nguyên và sản phẩm [ảo tưởng] của khái niệm đều đã bị phá trừ. Tương tự, để thành tựu sắc thân Phật, hành giả cũng phải tu tập theo một pháp môn có những đặc trưng tương ưng với sắc thân [mà hành giả sẽ] thành tựu. Việc dấn thân tu tập theo một pháp môn có những đặc trưng tương ưng với hình thái của Phật quả sẽ thành tựu, cụ thể là sắc thân Phật, là nguồn năng lực và sự quan trọng không thể thiếu. Các tantra loại này trình bày một pháp môn có những đặc trưng – được gọi theo thuật ngữ Phật học là Bốn sự thanh tịnh viên mãn – tương ưng với hình thái [của Phật quả] sẽ thành tựu theo 4 phương cách: (1) giác ngộ thanh tịnh viên mãn, (2) sắc thân thanh tịnh viên mãn, (3) ngoại duyên thanh tịnh viên mãn, và (4) công hạnh thanh tịnh viên mãn.
Texts such as the explanatory tantra called the Vajrapanjara Tantra and related Indian commentaries point out that attainment of the Buddha's truth body requires meditation and practice of a path that has features similar to the resultant truth body. This refers to meditation on emptiness through direct perception in which all dualistic appearances and conceptual elaborations have been withdrawn. Similarly, in order to attain the form body of the Buddha one should also cultivate a path that has similar features to the resultant form body. Engaging in a path that has similar features to the resultant state of Buddhahood, particularly the form body, is of indispensable significance and power. The tantras present a path that has features, technically called the four complete purities, similar to the resultant state in four ways: the complete purity of enlightenment, the complete purity of the body, the complete purity of the resources, and the complete purity of activities.
Tất cả các tông phái Đại thừa đều thừa nhận rằng việc thành tựu Phật quả, vốn là sự hợp nhất lưỡng thân Phật, đòi hỏi một điều thiết yếu là phải dấn thân tu tập theo một pháp môn có sự hợp nhất cả phương tiện và trí tuệ. Tuy nhiên, sự hợp nhất trí tuệ và phương tiện theo như trong kinh điển chưa phải là một sự hợp nhất hoàn toàn. Mặc dù kinh văn nói đến trí tuệ trong ý nghĩa là trí tuệ nhận biết tánh Không, và phương tiện có nghĩa là sự thực hành 6 pháp ba-la-mật như bố thí, trì giới v.v... nhưng sự hợp nhất phương tiện và trí tuệ ở đây chỉ hàm nghĩa là sự tu tập trí tuệ nhận biết tánh Không được bổ sung bởi một yếu tố phương tiện chẳng hạn như là tâm Bồ-đề; và sự tu tập tâm Bồ-đề cùng những phương tiện khác lại được bổ sung và hỗ trợ bởi một yếu tố trí tuệ, chẳng hạn như sự nhận biết tánh Không. Nói cách khác, theo kinh văn thì cả hai yếu tố của pháp môn tu tập - trí tuệ và phương tiện - không thể cùng hiện hữu trong một niệm tưởng [duy nhất] của tâm thức.
All great vehicle systems assert that in order to achieve the resultant state, which is the union of the two bodies, it is essential to engage in a path in which there is a union of method and wisdom. However, the union of wisdom and method according to the sutra system is not a complete union. Although it refers to wisdom in terms of the wisdom realizing emptiness and method in the terms of the practice of the six perfection such as giving, ethics and so forth, the union of method and wisdom here refers only to the practice of wisdom realizing emptiness being complemented by a factor of method such as the mind of enlightenment, and the practice of the mind of enlightenment and aspects of method being complemented and supported by a factor of wisdom such as the realization of emptiness. In other words, they maintain that it is not possible for both factors of the path, the wisdom factor and the method factor, to be present within one entity of consciousness.
Một dạng thức tu tập như thế chỉ là sự hợp nhất tương đối giữa phương tiện và trí tuệ. Dù sự tu tập trí tuệ không tách rời khỏi các yếu tố phương tiện, cũng như sự thực hành phương tiện không tách rời khỏi các yếu tố trí tuệ, nhưng đó vẫn chưa phải là một dạng thức hợp nhất hoàn toàn giữa phương tiện và trí tuệ. Chỉ riêng Mật thừa mới có thể được dùng như một tác nhân hay pháp môn rốt ráo để thành tựu trạng thái Phật quả với sự hợp nhất hoàn toàn giữa sắc thân và pháp thân.
Such a form of practice is a relative union of method and wisdom. The practise of wisdom is not isolated from factors of method, nor is the practise of method isolated from factors of wisdom, yet it is not a complete form of union of method and wisdom. Tantra alone can serve as the ultimate cause or path for realizing the resultant state of Buddhahood, in which there is a complete unity between the form body and the truth body.
Vấn đề ở đây là, hình thức tu tập hay pháp môn nào là khả dụng khi phương tiện và trí tuệ được hợp nhất không chia tách. Trong sự tu tập theo Mật thừa thì đó là pháp tu du-già bổn tôn mà trong đó sắc tướng thiêng liêng của một vị bổn tôn được hình dung quán tưởng trong từng niệm tưởng, đồng thời với sự tỉnh giác [nhận biết] về bản chất rỗng không hay tánh Không của sắc tướng ấy. Trong một niệm tưởng [duy nhất] của tâm thức có sự quán niệm cả về bổn tôn cùng với sự nhận hiểu về tánh Không. Cho nên, một niệm tưởng [duy nhất] như thế của tâm thức là một nhân tố thuộc về cả phương tiện lẫn trí tuệ.
The question is what form of practice or path is possible where method and wisdom are inseparably united. In the practise of tantra, it is deity yoga in which the divine form of a deity is visualized in a single moment of consciousness, while at the same time there is mindfulness of its empty nature, its emptiness. There, within one entity of consciousness, is meditation on both the deity as well as apprehension of emptiness. Therefore, such a moment of consciousness is a factor of both method and wisdom.
Thêm nữa, khi chúng ta nỗ lực nuôi dưỡng niềm tự hào thiêng liêng, hay cảm giác đồng nhất với một thánh thể thiêng liêng trong lúc hành trì pháp du-già bổn tôn, đó là chúng ta đang nỗ lực vượt qua cảm giác và nhận thức của sự phàm tục. Theo tôi thì điều này giúp chúng ta làm cho tánh Phật sẵn có trong chính mình được hiển lộ rõ hơn.
Also, when we try to cultivate divine pride or the sense of identity as a divine being in the practice of deity yoga, we try to overcome the feeling and perception of ordinariness. I think this helps us to make the potential of Buddhahood within ourselves more manifest.
Để đạt được niềm tự hào kiên định của việc hóa thân thành bổn tôn, cần phải có sự quán tưởng vững chãi về sắc tướng và hình trạng của vị bổn tôn đó. Thông thường, do khuynh hướng tự nhiên và hệ quả của ý niệm chấp ngã nên chúng ta luôn sẵn có cảm nhận về một “cái tôi” và tự đặt nền tảng trên thân thể và tâm thức của mình. Nếu chúng ta nuôi dưỡng theo cách tương tự một nhận thức mạnh mẽ về hình trạng của chính ta như một vị bổn tôn, ta cũng sẽ có khả năng nuôi dưỡng niềm tự hào thiêng liêng - cảm giác đồng nhất với một vị bổn tôn – bằng cách chú tâm vào sắc thân thiêng liêng [của vị bổn tôn đó].
To attain a firm pride of being a deity requires a stable visualization of the form and appearance of the deity. Normally, because of our natural tendency and consequent notion of self we have an innate feeling of 'I' and self based upon our body and mind. If we similarly cultivate a strong perception of our own appearance as a deity, we will also be able to cultivate divine pride, the sense of identity as a deity, by focusing on the divine body.
Để thành tựu tâm thức nhất thiết trí trong chính bản thân mình, chúng ta phải phát triển nhân tố chính cho một tâm thức như thế, vốn không chỉ là một dạng thức bất kỳ nào của thức, mà là một thức tương tục kéo dài. Điều đó có nghĩa là, tâm thức với tánh Không mà ta nhận biết để thành tựu nhất thiết trí đó, phải là một loại tâm thức đặc biệt, thường hằng trong ý nghĩa là nó có sự tương tục. Các trạng thái nhiễm ô của tâm, chẳng hạn như phiền não... là do ngoại duyên mà sinh khởi. Do đó, chúng biến hiện bất thường. Chúng khởi sinh vào một thời điểm nhất định và rồi tan biến đi. Do vậy, mặc dù độc hại nhưng chúng không thường hằng, trong khi tâm thức mà chúng ta nhận biết được bản chất khi đạt đến nhất thiết trí phải là thường hằng trong ý nghĩa nó có sự tương tục và không sinh khởi từ ngoại duyên.
In order to actualize the omniscient mind within ourselves, we need to develop the substantial cause for such a mind, which is not just any form of consciousness, but a consciousness with an enduring continuity. That is to say, the mind whose emptiness we realize in order to actualize omniscience should be a special type of mind which, in terms of its continuity, is permanent. Contaminated states of mind, such as disturbing emotions and so forth, are adventitious. Therefore, they are occasional. They arise at a certain moment, but they disappear. So, although they are disadvantageous, they do not endure, whereas the mind whose nature we realize when we become omniscient should be permanent in terms of its continuity not adventitious.
Điều này có nghĩa là chúng ta cần có khả năng nhận biết được bản chất rỗng không của tâm thức thanh tịnh, một tâm thức vốn chưa từng bị nhiễm ô bởi ảnh hưởng của mọi phiền não.
This means, that we should be able to realize the empty nature of the purified mind, the mind that has never been polluted by the influence of disturbing emotions.
Bây giờ, nhìn từ tự thân quan điểm tánh Không thì hầu như không có sự khác biệt nào giữa tánh Không của một ngoại duyên, chẳng hạn như một chồi cây, với tánh Không của một bổn tôn, chẳng hạn khi hành giả tự mình hóa thân thành một bổn tôn như Phật Đại Nhật (Vairocana), nhưng nhìn từ góc độ của những chủ thể được phẩm định bởi tánh Không thì có một sự khác biệt.
Now, from the point of view of emptiness itself, although there is no difference between the emptiness of external phenomena, such as a sprout, and the emptiness of a deity, such as oneself generated into a deity like Vairochana, from the point of view of the subjects qualified by emptiness there is a difference.
Điều quan trọng của pháp bổn tôn du-già là, đó là một kiểu trí tuệ đặc biệt nhận biết được tánh Không của vị bổn tôn mà cuối cùng sẽ trở thành nhân tố chính để thành tựu Phật quả nhất thiết trí. Vì thế, pháp bổn tôn du-già là sự hợp nhất giữa sự trong sáng, vốn là hình ảnh quán tưởng về bổn tôn, với sự thâm diệu, vốn là sự nhận biết được tánh Không [của bổn tôn đó].
The importance of deity yoga is that it is the special type of wisdom that realizes the emptiness of this deity that eventually serves as the substantial cause for the omniscient mind of Buddhahood. Deity yoga, therefore, is a union of clarity, which is the visualization of the deity, and the profound, which is the realization of emptiness.
Và, theo như kinh văn thì đức Phật chưa bao giờ chấp nhận việc một người khởi sinh phiền não vì lợi ích cho chính họ, hay nhìn từ góc độ là để đạt đến sự chứng ngộ của chính mình trên đường tu tập. Nhưng trong kinh điển thỉnh thoảng cũng có đề cập đến những trường hợp mà điều này được chấp nhận, khi một vị Bồ Tát nhận thấy việc vận dụng những phiền não nào đó là hữu ích và lợi lạc cho mục đích của những người khác.
Now, according to the sutra system the Buddha never approved the generation of disturbing emotions for one's own welfare, or from the point of view of one's own realization of the path. But there are occasions mentioned in the sutras, where a Bodhisattva, who finds that the application of certain disturbing emotions is useful and beneficial for the purpose of others, is given such approval.
Đức Phật dạy rằng, mặc dù phẩn dơ làm ô uế phố phường, nhưng lại hữu ích khi được dùng làm phân bón nơi đồng ruộng. Cách vận dụng phiền não đặc biệt của hàng Bồ Tát có thể làm lợi lạc cho người khác tương tự như vậy.
The Buddha said that although excrement is dirty in the town, it is helpful when used as fertilizer in a field. The Bodhisattva's special use of delusions can similarly be of benefit to others.
Trong khi theo kinh văn thì đức Phật không bao giờ chấp nhận việc một vị Bồ Tát khởi sinh sân hận, nhưng ta lại thường nhận thấy đối với phàm nhân chúng ta thì sân hận là những năng lượng cảm xúc rất mạnh, thực sự có thể giúp ta giải quyết sự việc.
While, according to the sutras system, the Buddha never approved a Bodhisattva's generating anger or hatred, we often find that for us ordinary people, hatred or anger, being very strong emotional forces; actually help us to get things done.
Trong các tantra, chúng ta thấy đức Phật có đưa ra một ngoại lệ cho việc khởi sinh sân hận, vì trong đó có dạy những kỹ năng và phương pháp để vận dụng sân hận vào những mục đích tích cực. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn cảnh giác rằng, ngay cả khi vận dụng sân hận vào những mục đích tích cực, thì động cơ chính [của việc đó] cũng phải là ý nguyện vị tha, mong muốn đạt đến giác ngộ vì sự lợi lạc cho người khác. Khi được khởi sinh từ một động cơ như thế, những sân hận do hoàn cảnh được chấp nhận. Tầm quan trọng của phương diện phẫn nộ ở một số bổn tôn có thể được hiểu trong bối cảnh này.
In the tantras we find that the Buddha has made an exception for the generation of hatred, because we find here techniques and methods for using hatred and anger for positive purposes. However, we must be aware that even when utilizing hatred and anger for positive purposes, the fundamental motive should be the altruistic thought of achieving enlightenment for the benefit of others. When it is induced by such a motive, circumstantial anger or hatred is condoned. The significance of the wrathful aspect of some deities can be understood in this context.
Như vậy, trên đây chỉ là một số khác biệt giữa hệ thống kinh điển và hệ thống tantra, hoặc cũng có thể nói là những đặc điểm vượt trội của con đường tu tập theo Mật thừa.
So, these are just some of the differences between the sutra system and the tantric system or, as we might say, the superior features of the tantric path.
Bốn lớp Tantra
The Four Classes of Tantra
Trong tantra diễn giải Kim Cương Điện (Vajrapanjara) có nêu rõ, hệ thống các tantra được phân chia thành bốn lớp. Như chúng ta vừa đề cập ở trên, những đặc điểm thâm diệu và độc đáo của Mật thừa chỉ được trình bày trọn vẹn trong Tantra Tối thượng Du-già. Vì thế, chúng ta nên xem các lớp tantra thấp hơn như là những bậc thang dẫn lên Tantra Tối thượng Du-già. Mặc dù sự giảng giải về các phương pháp để đưa dục vọng vào con đường tu tập là một điểm chung của cả bốn lớp tantra, nhưng mức độ của dục tính có khác nhau [ở mỗi lớp]. Trong lớp tantra đầu tiên là Tác Tantra, phương pháp để đưa dục vọng vào con đường tu tập là liếc nhìn vào người phối ngẫu. Trong các lớp tantra tiếp theo, những phương pháp được áp dụng là cười, nắm tay hay ôm nhau và hợp nhất.
The tantric system is divided into four classes, as stated in the explanatory tantra Vajrapanjara. As we discussed above, it is only in the Highest Yoga Tantra that the most profound and unique features of tantra come to their fulfilment, therefore, we should view the lower tantras as steps leading up to Highest Yoga Tantra. Although the explanation of ways of taking desire into the path is a common feature of all four tantras, the levels of desire differ. In the first class of tantras, Action Tantra, the method for taking desire into the path is to glance at the consort. In the subsequent classes of tantra, the methods include laughter, holding hands or embracing and union.
Bốn lớp tantra được gọi tên theo chức năng và phương thức tịnh hóa khác nhau của mỗi lớp. Trong lớp tantra thấp nhất, thủ ấn hay hình dạng biểu hiện của bàn tay được xem là quan trọng hơn nội du-già, vì thế lớp này được gọi là Tác Tantra (Action Tantra).
The four classes of tantras are termed according to their functions and different modes of purification. In the lowest class of tantra mudras or hand gestures are regarded as more important than the inner yoga, so it is called Action Tantra.
Lớp tantra thứ hai có sự chú trọng như nhau đối với cả 2 khía cạnh [thủ ấn và nội du-già], được gọi là Hành Tantra (Performance Tantra). Lớp thứ ba là Du-già Tantra (Yoga Tantra) chú trọng vào nội du-già nhiều hơn so với các hành động bên ngoài. Lớp thứ tư được gọi là Tối thượng Du-già Tantra (Highest Yoga Tantra) không chỉ vì nhấn mạnh vào tầm quan trọng của nội du-già, mà còn vì không có lớp tantra nào khác vượt trội hơn nó.
The second class, in which there is equal emphasis on both aspects, is called Performance Tantra. The third, Yoga Tantra, is where inner yoga is emphasized more than external activities. The fourth class is called Highest Yoga Tantra because it not only emphasizes the importance of inner yoga, but there is no tantra superior to it.
Theo giảng giải của phái Nyingma Đại Toàn Thiện thì [trong đạo Phật] có 9 thừa. Ba thừa đầu tiên là Thanh văn thừa, Độc giác thừa và Bồ Tát thừa, kết hợp thành hệ thống [Kinh thừa, tu tập theo] kinh điển. Ba thừa tiếp theo bao gồm Tác Mật thừa, Hành Mật thừa và Du-già Mật thừa, được gọi là các thừa ngoại mật, vì các thừa này chú trọng nhiều vào sự tu tập các hành vi bên ngoài, cho dù cũng có đề cập đến giới hạnh ngoại vi và nội thể của hành giả. Ba thừa cuối cùng được gọi là các thừa nội mật, được gọi tên bằng các thuật ngữ của phái Đại Toàn Thiện là: Đại Du-già (Mahayoga), Vô tỷ Du-già (Annuyoga) và Tối thượng Du-già (Atiyoga). Ba thừa nội mật này được xem là các phương pháp, hay phương tiện để đạt đến sự kiểm soát, vì trong đó chỉ bày các phương pháp làm hiển lộ những cấp độ vi tế nhất của tâm thức và năng lượng. Với những phương tiện này, hành giả có thể đưa tâm thức mình vào một trạng thái sâu lắng vượt ngoài những phân biệt đối đãi chẳng hạn như tốt hoặc xấu, trong sạch hoặc nhiễm ô... và điều này giúp cho hành giả có khả năng vượt ra khỏi những ước lệ thế tục như vậy.
The explanation of the Nyingma Great Perfection School speaks of nine vehicles. The first three refer to the Hearer (Shravaka), Solitary Realizer (Pratyekabuddha) and Bodhisattva vehicles which constitute the sutra system. The second three are called the external vehicles, comprising Action Tantra, Performance Tantra and Yoga Tantra, since they emphasize the practice of external activities, although they also deal with the practitioner's outer and inner conduct. Finally, there are the three inner tantras, which are referred to in the Great Perfection terminology as Mahayoga, Annuyoga and Atiyoga.These three inner vehicles are termed the methods or vehicles for gaining control, because they contain methods for making manifest the subtlest levels of mind and energy. By these means a practitioner can place his or her mind in a deep state beyond the discriminations of good or bad, clear or dirty, which enables him or her to transcend such worldly conventions.
Lễ quán đảnh
Empowerments
Trong ba thừa ngoại mật, nghi thức lễ quán đảnh hay khai thị hầu như khá giống nhau. Tuy nhiên, trong Tối thượng Du-già Mật thừa, do sự đa dạng của các tantra thuộc lớp này nên cũng có những khai thị khác nhau được sử dụng như những yếu tố để làm chín mùi cho một tantra cụ thể mà theo đó nghi lễ được tiến hành.
The form of the empowerment or initiation ceremony is quite uniform among the three lower tantras. In Highest Yoga Tantra, however, because of the wide diversity amongst the tantras belonging to this category, there are also different initiations, which serve as ripening factors for the particular tantra to which they belong.
Các loại quán đảnh khác nhau cần thiết cho những lớp tantra cụ thể. Chẳng hạn, trong Tác Mật thừa có hai lễ khai thị không thể thiếu là quán đảnh nước và quán đảnh đỉnh đầu. Trong Hành Mật thừa không thể thiếu 5 quán đảnh trí tuệ và trong Tối thượng Du-già Mật thừa thì tất cả 4 loại quán đảnh đều được xem là thiết yếu, bao gồm quán đảnh bình, quán đảnh bí mật, quán đảnh tri kiến trí tuệ và ngữ khai thị.
Different types of empowerment are necessary for specific classes of tantras. For example, in the case of Action Tantra, two types of initiations are indispensable: the water empowerment and the crown empowerment. In Performance Tantra, the five wisdom empowerments are indispensable and in Highest Yoga Tantra, all four empowerments, vase, secret, wisdom-knowledge and word initiations are essential.
Dù vậy, các truyền thống khác nhau cũng sử dụng các thuật ngữ khác nhau. Chẳng hạn, theo phái Cựu truyền hay Nyingma thì lễ khai thị Kim cang Đạo sư được gọi là “Khai thị Ảo hóa” và khai thị đệ tử được gọi là “quán đảnh lợi lạc” v.v... Ngoài ra còn có một lễ khai thị “Kim cang Toàn thiện”. Trong dòng Đại Toàn Thiện, riêng lễ khai thị thứ tư lại được chia nhỏ hơn thành 4 lễ, như lễ khai thị phức giải v.v...
Nevertheless, many different terms are used in different traditions. In the tradition of the old transmission or Nyingma School, for example, the Vajramaster initiation is called the 'initiation of illusion' and the disciple initiation is called the 'beneficial empowerment' and so forth. There is also an 'all-encompassing Vajra initiation'. In the Great Perfection the fourth initiation itself is further divided into four, the initiation with elaboration and so on.
Thuật ngữ “khai thị”, trong Phạn ngữ là abhishem, có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo ngữ cảnh. Trong nghĩa rộng, nó có thể được hiểu như một nhân tố làm chín mùi hay một nhân tố giúp khai mở (quán đảnh nguyên nhân), trong ý nghĩa con đường tu tập thì đó là khai mở pháp tu chân thật giải thoát (quán đảnh đạo lộ), và cuối cùng là khai mở trạng thái [Phật] quả, là một kết quả được thanh tịnh hóa (quán đảnh thành tựu). Trong dòng Đại Toàn Thiện cũng nói đến một kiểu khai thị khác nữa, khai thị nền tảng căn bản (quán đảnh căn bản). Khai thị này chỉ đến [tâm] quang minh, vốn có công năng như một nền tảng và giúp cho các pháp khai thị khác có thể được tiến hành. Nếu một người thiếu đi công năng nền tảng của tâm quang minh bản sơ, hẳn là những quán đảnh tiếp theo sau đó sẽ không thể thực hiện.
The term 'initiation', Abhishem in Sanskrit, has many different connotations in different contexts. In a broad sense, initiation may be explained as a ripening factor, or as a causal initiation, and then in terms of the path, which is the actual path of release, and finally, initiation of the resultant state, which is the purified result. The Great Perfection also mentions one more type of initiation, the initiation of the basis. This refers to the clear light which serves as a basis and enables other initiations to take place. If a person were to lack the basic faculty of the fundamental innate mind of clear light, it would be impossible for the subsequent empowerments to occur.
Trong trường hợp của một pháp ngoại duyên như cái bình, chồi cây... chúng ta không thể nói đến nhân tố làm chín mùi (quán đảnh nguyên nhân), đến con đường tu tập (quán đảnh đạo lộ) hay trạng thái [Phật] quả được thành tựu (quán đảnh thành tựu) v.v... Chỉ trên nền tảng một cá nhân vốn sẵn có công năng của tâm quang minh bản sơ, trong phạm vi đó ta mới có thể nói đến một nhân tố làm chín mùi (nguyên nhân) hay một con đường tu tập (đạo lộ) đưa đến trạng thái [Phật] quả cuối cùng (thành tựu). Như vậy, nói chung [khi kể cả quán đảnh căn bản] là có 4 loại quán đảnh.
In the case of an external phenomenon like a vase or a sprout, we cannot talk of a ripening factor, path, and resultant state and so on. It is only on the basis of an individual who possesses this kind of faculty within that one can speak of a ripening factor and a path that leads to an eventual resultant state. Thus, broadly speaking there are four initiations.
Chuẩn bị cho lễ quán đảnh
Preparations for Empowerment
Để tiến hành nghi lễ quán đảnh, ta cần có một mạn-đà-la, là cung điện không thể suy lường hay trú xứ thiêng liêng của vị bổn tôn. Có nhiều loại mạn-đà-la: như mạn-đà-la được tạo ra bởi định lực, mạn-đà-la do tô vẽ, mạn-đà-la làm bằng cát, và trong Tối thượng Du-già Mật thừa còn có thân mạn-đà-la, được dựa trên thân thể của vị Guru, và mạn-đà-la của tâm Bồ-đề tương đối.
To conduct a ceremony of empowerment one requires a mandala, which is the inestimable mansion or divine residence of the deity. There are different types of mandalas: mandalas created by concentration, painted mandalas, sand mandalas and also in Highest Yoga Tantra, body mandalas based on the body of the Guru, and mandalas of the conventional mind of enlightenment.
Trong tất cả các loại trên, mạn-đà-la cát là chủ yếu, vì đây là loại duy nhất mà trong tiến trình chuẩn bị có thể thực hiện tất cả các nghi thức liên quan đến cúng dường đạo tràng, dây lễ v.v... Ngoài ra cũng kết hợp cả việc thực hiện các điệu múa lễ, bao gồm nhiều dạng thế khác nhau của bàn tay và bước chân.
Amongst all of these the sand mandala is principal, because it is the only one in preparation of which all the rituals concerning consecration of the site, the strings etc., can be conducted. It also incorporates the performance of ritual dance, which includes various hand gestures and steps.
Có nhiều kiểu múa lễ khác nhau. Có kiểu múa lễ được tiến hành khi cúng dường đạo tràng nơi xây dựng mạn-đà-la. Một kiểu múa lễ khác được thực hiện sau khi hoàn tất [xây dựng] mạn-đà-la, như một sự cúng dường lên các vị bổn tôn của mạn-đà-la đó. Ngoài ra còn có một kiểu múa lễ gọi là múa Cham, được kết hợp với các hoạt động để tiêu trừ chướng nạn.
There are different types of ritual dance. One is conducted when consecrating the site where the mandala is to be built. Another is performed after the completion of the mandala, as an offering to the mandala deities. In addition, there is another type of ceremonial dance called Cham, which is associated with activities for overcoming obstacles.
Nhiều tự viện nhỏ rất thông thạo việc thực hiện các điệu múa lễ này, nhưng chúng ta có thể phải nghi ngờ về sự nhận hiểu của họ đối với các biểu tượng và ý nghĩa ẩn tàng của chúng. [Hiện nay,] phần đông người ta xem việc múa lễ của họ như một màn biểu diễn, một kiểu trình diễn sân khấu. Điều này phản ánh một sự thật đáng buồn là các tantra đang suy thoái dần. Tôi từng học được trong lịch sử Ấn Độ rằng, một trong các nhân tố dẫn đến sự suy đồi của tantra và giáo lý đạo Phật ở Ấn Độ chính là do sự phát triển nhanh quá mức các tu tập Mật thừa. Nếu một hành giả thiếu những nền tảng căn bản tiên quyết thiết yếu cho sự tu tập Mật thừa, thì những kỹ năng và thiền tập Mật thừa có thể sẽ tai hại hơn là lợi ích. Điều này giải thích vì sao những tu tập Mật thừa được gọi là “bí mật”.
Many small monasteries are expert in performing these ritual dances, but we might question their understanding of the symbolism and significance behind them. Most people consider their performance as a spectacle, a kind of theatrical show. This is a reflection of the sad fact that the tantras are degenerating. I have read in Indian history that one of the factors for the degeneration of tantra and the Buddhist doctrine in India was the excessive proliferation of tantric practices. If a practitioner lacks the basic foundations which are prerequisites for tantric practice, then tantric techniques and meditation may prove to be more harmful than beneficial. That is why tantric practices are called 'secret'.
Chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng, ngay cả trong các bản văn mật thừa thì các giới biệt giải thoát của người xuất gia cũng được xưng tán rất nhiều. Tantra Thời luân căn bản, là tantra đứng đầu trong tất cả các tantra Tối thượng Du-già, nói rằng: “Trong số những kim cang đạo sư đứng ra thực hiện thuyết pháp và hành lễ thì các vị xuất gia đã thọ Cụ túc giới là cao nhất, các vị sa-di là hạng giữa và hàng cư sĩ là thấp nhất.”
We should bear in mind that even in tantric writings the monastic vows of individual liberation are highly praised. The fundamental tantra of Kalachakra, which is king of all Highest Yoga Tantras, mentions that of the varieties of vajra masters conducting teachings and ceremonies, fully ordained monks are the highest, novices are middling and the laymen are the lowest.
Ngoài ra, có nhiều loại giới luật khác nhau được thọ nhận trong tiến trình nhận lễ quán đảnh. Bồ Tát giới có thể được thọ nhận đối trước hình tượng Phật, không cần phải có sự hiện diện của một vị thầy. Ngược lại, các giới biệt giải thoát và giới nguyện Mật thừa nhất thiết phải được trao truyền từ những con người thật đang sống, với hình tướng của một vị đạo sư.
Moreover, in the course of receiving an initiation there are different types of vows to be taken. Bodhisattva vows can be taken in the presence of an image of the Buddha, without a guru in human form. Individual liberation vows and tantric vows on the other hand must be taken from a living person in the form of a guru.
Nếu muốn tiến triển thành công trên con đường tu tập Mật thừa, điều thiết yếu là quý vị phải được chính vị đạo sư (guru) của mình trao truyền cho một niềm hứng khởi và sự gia trì của dòng truyền thừa không gián đoạn, khởi đầu từ đức Phật Kim Cang Trì (Vajradhara), để khơi dậy được tiềm năng trong tâm thức nhằm đạt đến trạng thái thành tựu Phật quả. Sự trao truyền này đạt được thông qua lễ quán đảnh. Vì thế, trong tu tập Mật thừa, vị đạo sư (guru) là rất quan trọng.
If you are to make successful progress in the tantric path, it is essential that you receive the inspiration and blessings of the uninterrupted lineage originating with Buddha Vajradhara from your own guru, in order to arouse the latent potential within your mind to actualize the resultant state of Buddhahood. This is achieved by the empowerment ceremony. Therefore, in the practice of tantra, the guru is very important.
Vì đạo sư giữ một vai trò quan trọng như thế trong tu tập Mật thừa, nên có nhiều bản văn Mật thừa đã nêu rõ những phẩm tính [phải có] của một vị đạo sư Mật thừa.
Since the guru plays such an important role in the practice of tantra, many tantric texts have outlined the qualifications of a tantric master.
Người ban lễ quán đảnh phải có những phẩm tính thích hợp. Vì thế, trước khi thọ nhận quán đảnh thì điều quan trọng là chúng ta phải khảo xét xem vị đạo sư [ban quán đảnh] đó có đủ những phẩm tính cần thiết hay không. Người ta nói rằng, dù phải mất đến 12 năm cho việc xác định vị thầy có đủ phẩm tính cần thiết hay không, chúng ta cũng nên dành thời gian để làm việc đó.
The person giving an initiation should be properly qualified. So before we take initiation, it is important to examine whether the guru has these qualifications. It is said that even if it takes twelve years to determine whether the master possesses the right qualifications, you should take the time to do it.
Một vị đạo sư kim cang đủ phẩm hạnh là người luôn phòng hộ ba cửa ngõ thân, khẩu, ý của mình, không để rơi vào các hành vi bất thiện, và là người hòa nhã, tinh thông tam học: giới, định, tuệ. Ngoài ra, vị ấy cũng phải nắm được cả hai hệ thống nội thể và ngoại vi của 10 nguyên lý. Tác phẩm Sự sư pháp ngũ thập tụng (事師法五十頌) [của ngài Mã Minh] mô tả một người thiếu lòng bi mẫn, nhiều sân hận, bị sai khiến bởi sức mạnh của tham ái và thù hằn, không có hiểu biết về tam học: giới, định, tuệ, cũng như luôn cao ngạo với chút ít kiến thức hiện có, như vậy là không đủ phẩm tính để trở thành một vị đạo sư Mật thừa.
A qualified vajra master is a person who guards his or her three doors of body, speech and mind from negative actions, a person who is gentle and well-versed in the three trainings of ethics, concentration and wisdom. In addition, he or she should possess the two sets, inner and outer, of ten principles. The 50 Verses on the Guru describes a person who lacks compassion and is full of spite, is governed by strong forces of attachment and hatred and, having no knowledge of the three trainings, boasts of the little knowledge he has, as unqualified to be a tantric master.
Thế nhưng, nếu như vị đạo sư cần phải có những phẩm tính nhất định thì người đệ tử cũng vậy, cũng phải có những phẩm tính nhất định. Khuynh hướng không tốt hiện nay là [người ta thường] tham gia bất cứ lễ quán đảnh nào, do bất kỳ vị lạt-ma nào chủ trì, mà không có sự khảo xét tìm hiểu trước, và thọ nhận quán đảnh rồi sau đó lại phê phán vị lạt-ma ấy.
But, just as the tantric master should possess certain qualifications, so should the disciples. The current tendency to attend any initiation given by any lama, without prior investigation, and having taken initiation, then to speak against the lama is not good.
Về phía vị đạo sư, điều quan trọng là phải thuyết giảng phù hợp với những nguyên lý chung của con đường tu tập theo Phật pháp, lấy khuôn khổ chung của Phật pháp làm nguyên tắc để dựa vào đó mà xác định tính đúng đắn của những gì mình thuyết giảng.
On the part of the gurus, it is also important to give teachings in accordance with the general structure of the Buddhist path, taking the general framework of the Buddhist path as the rule by which you determine the integrity of your teachings.
Điểm cốt yếu là vị thầy không nên có ý nghĩ kiêu mạn rằng đối với các đệ tử của mình thì ông ta có quyền uy tuyệt đối và có thể làm bất cứ điều gì ông ta muốn. Tục ngữ Tây Tạng có câu rằng: “Dù đã chứng ngộ sánh bằng các bổn tôn thì vẫn phải sống sao cho phù hợp với mọi người.”
The point is that the teacher should not arrogantly feel that within the close circle of his disciples, he is almighty and can do whatever he wants. There is a saying in Tibetan, 'Even though you may rival the deities in terms of realization, your lifestyle should conform to the ways of others'.
Thọ trì giới nguyện
Maintaining the Vows
Một khi đã nhận lễ quán đảnh, quý vị có một trách nhiệm lớn lao là phải thọ trì các giới nguyện. Trong Tác Mật thừa và Hành Mật thừa, tuy đòi hỏi phải thọ Bồ Tát giới nhưng không cần thiết phải thọ trì các giới nguyện Mật thừa. Nhưng bất kỳ Mật thừa nào khác có quán đảnh kim cang đạo sư đều đòi hỏi phải thọ trì các giới nguyện Mật thừa.
Once you have taken the initiation, you have a great responsibility to observe the pledges and vows. In the Action and Performance Tantras, although Bodhisattva vows are required, there is no need to take the tantric vows. Any tantra that includes a vajra master initiation requires the disciples to observe the tantric vows as well.
Nếu quý vị đặc biệt chú ý đến việc tu tập theo 3 thừa ngoại mật thì điều quan trọng là phải ăn chay. Việc người Tây Tạng phải ăn thịt khi sống ở Tây Tạng là có lý do, vì khí hậu và sự khan hiếm các loại rau cải, nhưng ở những nước dồi dào rau cải thì việc từ bỏ hoặc hạn chế việc ăn thịt là tốt hơn nhiều. Đặc biệt khi quý vị có dịp mời mọc đông người đến để chiêu đãi thì việc sử dụng thức ăn chay là rất tốt.
If you are paying particular attention to observing practices of the three lower tantras it is important to maintain a vegetarian diet. Although it was reasonable for Tibetans to eat meat in Tibet, because of the climatic conditions and the scarcity of vegetables, in countries where there are vegetables in abundance, it is far better to avoid or reduce your consumption of meat. Particularly when you invite many people to a party, it is good if you can provide vegetarian food.
Chuyện kể rằng, có một người dân du mục đến Lhasa và ngạc nhiên khi thấy thị dân ở đây ăn rau cải. Ông ta nói: “Người ở Lhasa không bao giờ chết đói, vì họ có thể ăn bất cứ món gì màu xanh.”
There is a story of a nomad who visited Lhasa and was surprised to see people eating vegetables. He said, 'People in Lhasa will never starve, they can eat anything green.'
Quan điểm của Phật giáo về vấn đề ăn chay nói chung là không cấm việc ăn thịt, ngay cả trong giới luật của người xuất gia, trừ ra một ngoại lệ là không ăn thịt của một số loài vật nhất định nào đó. Các tăng sĩ ở Tích Lan, Miến Điện và Thái Lan cũng ăn thịt.
The Buddhist position with regard to diet, even as it is presented in monastic discipline, with the exception of the flesh of certain specific animals, is that there is no general prohibition of meat. Monks in Sri Lanka, Burma, and Thailand eat meat.
Trong các kinh văn về sự tu tập của hàng Bồ Tát, nói chung thì việc ăn thịt bị ngăn cấm. Nhưng sự ngăn cấm này không quá cứng nhắc. Trong Trung quán Tâm luận tụng (Madhyamakahṛdayakārikā), ngài Thanh Biện đề cập đến vấn đề ăn chay trong sự tu tập theo đạo Phật và cho rằng khi con vật bị ăn thịt đã chết trước đó thì không xem là trực tiếp bị giết hại. Điều cần ngăn cấm là việc ăn thịt con vật khi ta đã biết rõ hay nghi ngờ nó bị giết vì mình.
In the scriptural collections of the Bodhisattvas, eating meat is generally prohibited. However, the prohibition is not very strict. In his text called Heart of the Middle Way, Bhaviveka deals with the question of vegetarianism in the Buddhist way of life, and concludes that since the animal is already dead when its meat is eaten, it is not directly affected. What is prohibited is eating meat which you know or suspect has been killed for you.
Trong ba thừa ngoại mật đều nghiêm cấm việc ăn thịt. Nhưng trong Tối thượng Du-già Mật thừa, hành giả được khuyến khích [hòa đồng cùng người khác trong việc] ăn uống năm loại thịt, năm loại rượu. Một hành giả hoàn hảo trong Tối thượng Du-già Mật thừa là người có khả năng sử dụng năng lực thiền tập để chuyển hóa năm loại thịt và năm loại rượu thành những chất thanh tịnh, và sau đó có khả năng sử dụng chúng để làm gia tăng năng lượng cơ thể. Nhưng nếu một người nào đó cố biện minh cho việc ăn thịt bằng cách tự xưng mình là hành giả Tối thượng Du-già Mật thừa, thì khi họ phải buộc phải dùng đủ năm loại thịt, năm loại rượu, họ có thể bộc lộ rõ sự kén lừa khó tính, ưa thích một vài món trong đó và từ chối những món khác với sự ghê tởm.
In the three lower classes of tantra, eating meat is strictly prohibited. But in the Highest Yoga Tantra, practitioners are recommended to partake of the five meats and five nectars. The perfect practitioner of Highest Yoga Tantra is someone who is able to transform the five meats and five nectars into purified substances through the power of meditation, and is then able to utilize them to enhance the body's energy. But if someone tried to justify eating meat by claiming to be a Highest Yoga Tantra practitioner, when they came to eat the five meats and nectars they could not be choosy, relishing some and rejecting the others in disgust.
Phật giáo và nữ giới
Women and Buddhism
Tôi nghĩ rằng việc đề cập đôi nét đến nữ giới và nữ quyền trong phạm vi Phật giáo ở đây cũng là thích hợp.
I think it is also appropriate for me to say something about feminism and women's rights within Buddhism.
Về nếp sống xuất gia, tuy rằng trong Luật tạng ghi rằng cả hai giới tăng ni đều có những cơ hội như nhau trong việc thọ nhận giới luật, nhưng chúng ta thấy rằng các vị tăng đã thọ Cụ túc giới được xem như cao quý hơn trong ý nghĩa là đối tượng của sự tôn trọng, cung kính. Từ cách nhìn nhận này, ta có thể nói đã có phần nào đó phân biệt đối xử.
In the case of the monastic way of life, although male and female practitioners are afforded equal opportunities in the Discipline texts to take the monastic vows, we find that fully ordained monks are treated as superior in terms of being objects of respect and veneration. From this point of view, we might say that there is some discrimination.
Cũng trong kinh văn của Tiểu thừa, chúng ta thấy một vị Bồ Tát đạt đến địa vị tu chứng cao nhất, chắc chắn sẽ thành tựu quả Phật ngay trong đời sống này, luôn được cho là nam giới. Chúng ta cũng thấy một cách giải thích tương tự trong các kinh điển Đại thừa, rằng một vị Bồ Tát đạt đến địa vị tu chứng cao nhất, chắc chắn sẽ thành tựu giác ngộ viên mãn ngay trong đời này, là một đấng nam tử an trú nơi cảnh giới Tịnh độ Cực Lạc. Trong ba thừa ngoại mật cũng có sự giải thích như thế, nhưng trong Tối thượng Du-già Mật thừa thì khác.
Also in the writings of the low vehicle, we find that a Bodhisattva on the highest level of path who is sure to gain enlightenment in that lifetime is said to be a male. We find a similar explanation in the great vehicle sutras, that a Bodhisattva on the highest level of path, who will definitely achieve enlightenment in the same lifetime, is a male abiding in the Blissful Pure Land (5ukhavati). This is also true of the three lower classes of tantra, but the explanation in Highest Yoga Tantra is different.
Trong Tối thượng Du-già Mật thừa, ngay cả bước đầu tiên thọ nhận quán đảnh cũng chỉ có thể được thực hiện trên căn bản có sự hiện diện của một hội chúng gồm các bổn tôn nam và nữ. Chư Phật thuộc Ngũ bộ cũng nhất thiết phải đi kèm với vị phối ngẫu của các ngài.
In Highest Yoga Tantra, even the first step of receiving empowerment is possible only on the basis of the presence of a complete assembly of male and female deities. The Buddhas of the five families must be accompanied by their consorts.
Vai trò của nữ giới được nhấn mạnh trong Tối thượng Du-già Mật thừa. Việc khinh thường nữ giới là phạm vào một trong các giới nguyện gốc, cho dù không có sự vi phạm tương đương nào được đề cập [ngược lại] đối với nam giới. Ngoài ra, trong hành trì thiền tập thực sự về các bổn tôn mạn-đà-la, vị bổn tôn được quán tưởng thường thuộc về phái nữ, chẳng hạn như Kim cang Du-già nữ (Vajra Yogini) và Không tánh nữ (Nairatmya)...
The female role is strongly emphasized in Highest Yoga Tantra. To despise a woman is a transgression of one of the root tantric vows, although no corresponding transgression is mentioned in relation to male practitioners. Also, in the actual practice of meditating on mandala deities, the deity concerned is often female, such as Vajra Yogini or Nairat maya.
Hơn nữa, Mật thừa có nói về thời điểm trong giai đoạn thành tựu, khi hành giả được khuyến khích nên tìm kiếm một vị phối ngẫu để thúc đẩy sự chứng ngộ trên đường tu tập. Trong những trường hợp hợp nhất như thế, nếu một trong hai vị có sự chứng ngộ cao hơn, vị ấy sẽ có khả năng mang lại sự giải thoát, hay thành tựu trạng thái [Phật] quả cho cả hai.
In addition, tantra speaks of the point in the completion stage when the practitioner is advised to seek a consort, as an impetus for further realization of the path. In such cases of union, if the realization of one of the partners is more advanced, he or she is able to bring about the release, or actualization of the resultant state, of both practitioners.
Do đó, theo sự giải thích trong Tối thượng Du-già Mật thừa thì một nữ hành giả có thể đạt đến giác ngộ viên mãn ngay trong kiếp này. Điều này cũng được khẳng định rõ ràng trong các tantra, chẳng hạn như tantra Bí Mật Tập hội (Guhyasamaja).
Therefore, it is explained in Highest Yoga Tantra, that a practitioner can become totally enlightened in this lifetime as a female. This is explicitly and clearly stated in tantras such as Guhyasamaja.
Điều cơ bản nhất là trong Mật thừa, đặc biệt là trong Tối thượng Du-già Mật thừa, thì những gì mà hành giả dấn thân vào chính là một phương pháp để khám phá và phát triển những khả năng tiềm tàng trong chính bản thân họ. Đó là tâm quang minh bản sơ, và từ quan điểm đó thì cả nam giới và nữ giới đều sẵn có như nhau tiềm năng ấy, nên không có bất cứ sự khác biệt nào trong khả năng đạt đến trạng thái thành tựu [Phật] quả.
The basic point is that in tantra and particularly in Highest Yoga Tantra, what practitioners are engaged in is a method of exploring and developing the latent potency within themselves. That is, the fundamental innate mind of clear light and from that point of view, since males and females possess that faculty equally, there is no difference whatsoever in their ability to attain the resultant state.
Vì thế, khuynh hướng của đạo Phật về vấn đề phân biệt giới tính là: Không hề có sự phân biệt đối xử trong quan điểm rốt ráo, tức là quan điểm của Tối thượng Du-già Mật thừa.
So, the Buddhist position on the question of discrimination between the sexes is that from the ultimate point of view, that of Highest Yoga Tantra, there is no distinction at all.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bức Thành Biên Giới


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Đừng đánh mất tình yêu


Nắng mới bên thềm xuân

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.204.3.195 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (401 lượt xem) - Việt Nam (129 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...