Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 64. VÕ THỊ TÁC (1950 -2015, 65 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 64. VÕ THỊ TÁC (1950 -2015, 65 tuổi)

(Lượt xem: 4.254)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 64. VÕ THỊ TÁC (1950 -2015, 65 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tế kẻ bần, cứu người khổ, xông pha đông tây nam bắc đủ chỗ, bao gian khổ, lòng chẳng chút ngại ngần!

Luôn tỉnh ngộ, luôn chuyên cần, đẹp đạo tốt đời buông của xả thân, vững tinh thần, tâm không rời Tịnh Độ!


Bà Võ Thị Tác sinh năm 1950, cư ngụ tại số nhà 252, tổ 2, ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Thân phụ là cụ ông Võ Văn Hiệp, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Khôi. Bà là chị Hai trong gia đình có năm người con.

Cha của bà biết được một số phương thuốc gia truyền, nên thuở nhỏ, khi học hết lớp ba trường làng, bà được cha cho đi học Hán Văn và chuyên ngành về Đông Y với nhiều thầy thuốc. Mãi đến năm 20 tuổi, học nghiệp của bà mới hoàn tất.

Nhờ gặp gỡ Phật Pháp rất sớm nên hạt giống bồ đề nhanh chóng nảy mầm, ba năm sau bà phát tâm trường trai. Kế đó cô em gái thứ Ba cũng noi theo bà, lo chay lạt dưa muối tu hành!

Tính tình của bà hoạt bát, vui vẻ, ăn mặc kiệm ước, bình dị. Bà rất nhiệt tình tham gia các công tác từ thiện xã hội, bố thí giúp người thì không hề xẻn tiếc cả về vật chất, tiền bạc lẫn sức lực và tinh thần. Một đôi dép rẻ tiền mà bà sử dụng trong rất nhiều năm tháng, hễ rách quai thì bà khâu lại, đến khi không còn khâu được nữa mới mua đôi mới; còn y phục thì đến 30 năm vẫn còn dùng, bao nhiêu quần áo mới bà đều tặng cho các cụ già. Cho nên nhiều khi ra đường, những người ăn xin đều nghĩ rằng bà đồng môn phái “Cái Bang” với họ. Các anh xe ôm cũng không lấy tiền vì thấy bà ăn mặc quá đơn giản sơ sài, cũ kỹ. Khi lên xe buýt thì bà thường trả tiền luôn cho những người lớn tuổi.

Bà ưa thích săn sóc những người bệnh, nhất là những người lớn tuổi không ai quan tâm chiếu cố, từ việc đổ bô đến giặt giũ!

Trong thôn xóm hễ có tang sự, hầu hết người ta đều đến rước bà để hướng dẫn sắp xếp mọi thứ, như: chỗ nơi cầu nguyện; thứ tự, giờ giấc tống táng và tuần thất sau đó... Thậm chí việc đi mua hòm người ta cũng nhờ bà. Đôi khi bà đích thân tẩn liệm giùm họ luôn. Ngoài ra bà còn hướng dẫn cách thức lấy hài cốt...

Thỉnh thoảng bà hay tổ chức các cuộc chẩn bần cho những hộ dân nghèo ở Tân Mỹ, Mỹ Luông, Cồn Phước, Cù Lao Giêng... Bà đi quyên góp gạo rồi mời bác sĩ ở Bệnh Viện Đa Khoa Châu Đốc hoặc Bệnh Viện Nhật Tân để cùng đi cho gạo và khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí.

Bà đối xử rất bình đẳng, không phân biệt với bất cứ ai hay tôn giáo nào. Hầu hết các chùa chiền hay tịnh xá ở những vùng lân cận bà đều quen biết, ngay cả giáo đường bà cũng lui tới một cách tự nhiên. Những năm Giáo Hội Phật Giáo có tổ chức ba tháng an cư, bà thường liên hệ xe giúp đưa quý sư cô về chùa trong ngày giải hạ.

Công tác từ thiện của bà không giới hạn ở phương diện nào! Cái gì có lợi cho nhân sinh mà bà nhận thấy khả năng của mình có thể làm được thì bà cố gắng tận lực làm, không nệ khó khăn, chẳng nài gian khổ. Lắm lúc chỗ này rước đi chưa về thì có chỗ khác đến rước nữa...

***

Bà sinh sống bằng nghề kinh doanh Đông Dược, thường thì bà chỉ lo bào chế, khi bào chế thành phẩm xong rồi thì bà chuyên đi làm từ thiện tối ngày; còn phần bán thuốc thì bà Ba ở nhà lo. Nếu bà đứng bán thì bà cho chứ chẳng lấy tiền ai cả. Lúc mẹ bà qua đời, bà lại phải gánh vác thêm công việc đồng áng, ruộng vườn. Thời gian sau có thêm một bạn đồng tu nữa là bà Chín đến sống chung.

Công khóa hành trì của bà chỉ hai thời sám lễ sớm chiều, sau đó thì bà ngồi niệm Phật, tùy theo sức khỏe mà thời gian ngồi niệm có lâu có mau không nhất định. Kinh sách mà bà đọc đơn thuần là quyển Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ, băng đĩa mà bà nghe xem cũng đồng loại như thế.

Những lúc bào chế thuốc, bà thích ngồi riêng một mình, im lặng vừa làm vừa niệm Phật để khỏi mất thời gian nói chuyện tạp nhạp vô ích. Cách thức hành trì của bà theo phương châm: “Làm hết các việc từ thiện, tránh hết tất cả những điều độc ác, quyết rửa tấm lòng cho trong sạch” rồi hồi hướng phước đức và công đức đó cầu về thế giới Tây Phương của Đức Phật A-di-đà!

***

Do thấm thía nỗi khổ của kiếp nhân sinh, bèo mây tan hợp. Biết bao lần khi chứng kiến những cuộc tang lễ, khiến bà phải suy nghĩ mà xót dạ đau lòng: Đời người cuối cùng rồi ai cũng phải trở về cát bụi, lầu son gác tía đều trở thành vô nghĩa trong giây phút ấy! Con hiền, cháu thảo đâu thể thế thay… Rồi một mình đi lang thang trong nẻo luân hồi. Do đó, khi rảnh rỗi các chị em cùng ngồi lại bàn luận với nhau. Bà Ba thì nói rằng:

- Bây giờ mình còn khỏe mạnh, mình phải rán lo làm lành, rán lo niệm Phật để về Tây Phương… Chừng nào học đạo cho hoàn toàn rồi thì trở lại cứu vớt tất cả chúng sanh!

***

Bà thường hay đọc một cách thích thú những đoạn thơ sau đây:

“Ngày đến, đến đi đâu kéo ngược,

Năm về, về mãi chẳng ngừng ngang.

Tuổi già sức yếu đa sầu cảm,

Tóc bạc mình ve lắm rộn ràng.

Biết được trần gian là mộng huyễn,

Tử thần sửa soạn kéo vào quan.

***

Kéo vào quan quách biết bao người,

Cuộc sống sum vầy phỏng mấy mươi.

Lắm lúc đua chen vui lẫn giận,

Nhiều khi vùng vẫy khóc pha cười.

Tuồng đời chuốc ngót cho xong tiếng,

Cuộc thế trau giồi mượn tấc hơi.

Nín thở nằm ngay không cựa quậy,

Xót thương con trẻ khóc đôi lời.

***

Đôi lời kể lại nỗi hàn huyên,

Ma lớn chay to phí lắm tiền.

Tưởng vậy xác thân đa hạnh phúc,

Nào hay hồn phách lắm oan khiên.”

Trần gian là quán trọ, dừng chân qua đêm, sáng mai lại phải từ giã để lên đường. Mấy mươi năm trên cõi đời quả thật quá ư ngắn ngủi, dường thể một đêm! Vậy mà biết bao người phải bận rộn cả đời bon chen đuổi theo tiền tài, danh vọng, phú quý, vinh hoa… toàn là bọt bóng bèo mây, nay tan mai hợp:

“Bồi hồi tỉnh giấc Nam Kha,

Đường danh, nẻo lợi xem ra ích gì!”

Sức khỏe của bà mặc dù không được tốt lắm, nhưng do tinh thần nhiệt tình hy sinh phụng hiến, sống vì mọi người nên bà đã lướt qua mọi bệnh tật. Có lần chân bà bị tê dữ dội, bà được đưa đến bệnh viện ở Châu Đốc để điều trị, nhưng chẳng giảm, rồi xuống Bệnh Viện Đa Khoa An Giang cũng không xong, sau đó ra bệnh viện ở Sài Gòn, nhưng cũng không ổn. Cuối cùng bà quay về nhà uống thuốc Nam thì tạm được an lành!

Cuối năm 2013, đêm nọ bà nằm mơ thấy có một người cao to đứng ở đầu giường của bà, nói rằng: “Tu đền nợ thế cho rồi, thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.” Mà lặp đi, lặp lại ba lần như vậy!

Lúc tỉnh giấc, bà thuật lại cho bà Ba và bà Chín nghe, rồi nói:

- Chắc có lẽ… công hạnh hành thiện tích đức của tôi chưa đủ hay sao, nên Phật, Bồ Tát mới nhắc nhở tôi phải cố gắng hơn nữa!

***

Đến đầu năm 2015, sức khỏe của bà bị tuột dốc, ăn uống kém dần, tay chân tê mỏi ngày càng nhiều, khi đi khám bệnh thì không tìm ra bệnh gì.

Sự dụng công hành trì của bà lúc này càng khẩn thiết hơn xưa. Lúc đầu bà còn lần chuỗi, về sau tay bị tê nhiều nên bà ngưng luôn, mà chỉ niệm ký số, hết trăm này rồi tới trăm khác.

Khoảng sau rằm tháng ba, một đêm bà nằm mộng thấy tương tự như lần trước, nhưng lần này người đó nói: “Mãn kiếp hồng trần sanh Lạc Quốc; Hưởng công niệm Phật rất yên lành”, và cũng nói y như vậy đúng ba lần. Sáng ra bà cũng kể lại cho bà Ba và bà Chín nghe, rồi nói:

- Tôi chắc sắp ra đi rồi, chị Chín ơi! Còn kỳ trước có lẽ tôi làm chưa xong nên Ân Trên Long Thiên Hộ Pháp mới bảo tôi: “Tu đền nợ thế cho rồi; Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.” Còn kỳ này chắc đã xong xuôi viên mãn rồi!

Biết bà Chín còn hơi hồ nghi, nên bà nói thêm:

- Chị cứ yên tâm đi! Một đời tôi, cái gì tôi cũng buông hết rồi. Giống như mình ăn chuối… mình lột bỏ cái vỏ vậy đó! Hơn nữa… chị nhớ đi, cũng như cái cây… mình mở miệng bên nào, đến khi đứt gốc thì nó sẽ ngã về bên đó… Chị cứ yên tâm đi! Một khi mình đã hướng về với Phật A-di-đà rồi thì chắc chắn mình sẽ về đó thôi!

Thấy bà yếu nhiều, các em cháu bà nài nỉ đưa bà đi bệnh viện để khám bệnh nhưng bà không chịu, bà nhờ đặt bàn Phật trong nhà và mời đồng đạo đến cầu nguyện.

Đến ngày 19, tại nhà có lễ giỗ, bạn đồng tu và thân tộc ghé viếng thăm bà rất đông, mọi người đề nghị nên đến bệnh viện để khám bệnh, bà miễn cưỡng chấp thuận.

Sáng ngày 20, khi vào Bệnh Viện Nhật Tân, trải qua quá trình xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán là bị “suy nhược cơ thể” và cho bà xuất viện ra về trong ngày do không tìm ra bệnh gì, vì các chỉ số cận lâm sàng hầu như bình thường. Lúc này bà có thể tự gắng gượng để đi được. Qua hôm sau mọi động tác sinh hoạt của bà đều phải nhờ người phụ giúp, vài hôm nữa thì không ngồi được. Cũng trong lúc này bà nói với bà Ba:

- Cái gì gia đình cho chị thì bán hết và bố thí đi!

Bà Ba đáp:

- Tài sản này của chị mà, đâu phải của ai đâu. Chị muốn gì thì chị nói, các em sẽ làm theo ý chị!

Nghe thế bà liền yêu cầu làm cho bà những việc như: cúng thập tự, trai phạn, mua cặp chân đèn và may 50 áo tràng để gửi vào chùa dâng cúng, và mua cá phóng sanh… Những điều bà yêu cầu, mọi người nhất nhất làm y theo. Còn cách thức tẩm liệm chôn cất ra sao bà đều tận tường hướng dẫn từng li từng tí.

Khoảng 5 giờ sáng ngày mùng một tháng tư, bà lên cơn mệt hổn hển, mọi người đang hộ niệm cho bà, bà đọc lên sáu câu thơ trong bài “Hiến Thân Sãi Khó”, bà đọc nhát gừng từng chữ một theo nhịp thở:

“Nam Hải Quán Âm bình nước tịnh,

Rưới giùm bá tánh bớt tai ương.

***

Phận tớ xác phàm tớ sẽ dưng,

Cúng dường cho Phật, Phật đành ưng.

Dù cho phải chịu ngàn cay đắng,

Cũng nguyện đạo mầu sẽ chấn hưng.”

Đã trải qua mấy ngày liền bà không nói chuyện, hôm nay dù rất mệt mà bà vẫn cố gắng đọc mấy câu thơ này, dường như bà có ý muốn trút hết nỗi lòng trước khi giã từ cõi thế!

Kế đó bà bắt đầu lên cơn ngặt mình, người cháu đo huyết áp thấy rất thấp bèn cấp tốc truyền dịch cho bà, hy vọng rằng huyết áp sẽ tăng lên bằng lúc bình thường, nhưng mọi người đều thất vọng vì không có hiệu quả gì cả! Thân quyến và đồng đạo tập trung hộ niệm, sau đó bà nằm im trở lại, cơn ngặt mình bỗng nhiên biến mất! Cuộc hộ niệm kéo dài mãi đến 3 giờ chiều, bà nhẹ nhàng dứt thở ra đi về cõi vĩnh hằng, nhằm ngày 1 - 4 - 2015, bà hưởng thọ 65 tuổi.

***

Qua tám giờ hộ niệm, gương mặt của bà vui tươi sáng đẹp hơn lúc bình thời, các khớp xương mềm mại, mọi chỗ trên thân đều lạnh, duy chỉ có đỉnh đầu ấm nóng. Âm thanh Phật hiệu trợ niệm vẫn được ngân vang liên tục sang ngày hôm sau.

Khi hay tin bà mãn phần, các đồng tu và bà con khắp nơi tấp nập kéo lại để hộ niệm gieo duyên với bà. Ca niệm lúc 6 - 7 giờ tối, liên hữu Lâm bỗng bắt gặp một luồng ánh sáng từ ngoài chiếu vào, anh cứ ngỡ là có ai đó rọi đèn pin nên không mấy quan tâm.

Lễ an táng được tiến hành lúc 3 giờ chiều ngày hôm sau (mùng 2). Địa điểm chôn cất gần nhà nên đi bộ. Khi quan tài băng qua đường cùng âm thanh trầm hùng của câu Phật hiệu, bất giác anh quay phim hô to:

- Có hào quang, có hào quang!

Đồng thời anh đưa máy cho một số người khác xem, họ cũng thấy như thế. Người thợ chụp hình cũng nhìn thấy được ánh hào quang này qua ống kính. Trên quan tài đặt 35 túi lan toàn màu trắng, vậy mà nhìn qua ống kính hoa lan trắng đã biến thành màu vàng; còn áo quan màu trắng biến thành màu tím hoa cà, phía trước quan tài có vòng tròn sáng tỏa ra ngũ sắc.

Sự ra đi của bà đã để lại biết bao niềm tiếc nuối khôn nguôi trong lòng nhiều người!

(Thuật theo lời của bà Võ Thị Dồi, em thứ Ba của bà và đồng tu Nguyễn Thị Đạm.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Người chết đi về đâu


Phật pháp ứng dụng


Đừng bận tâm chuyện vặt


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.95.233.107 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...