Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 83. LÊ THANH BẦN (1922 - 2009, 87 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 83. LÊ THANH BẦN (1922 - 2009, 87 tuổi)

(Lượt xem: 4.023)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 83. LÊ THANH BẦN (1922 - 2009, 87 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trong ngày tang lễ có đồng đạo Sáu Phối tham dự và tường thuật lại rằng:

- Bữa 28 tôi ghé thăm ông, tôi có hỏi: Bộ ông tính theo Phật hay sao mà không uống thuốc, chích thuốc và ăn uống gì hết vậy? Ông liền đưa lên 2 ngón tay. Tôi nói: Vậy là ngày 30 ông về với Phật à? Ông gật đầu.

Và ông đã an tường trút hơi thở cuối cùng lúc 9 giờ sáng ngày 30 - 5 -2009, thọ 87 tuổi!


Ông Lê Thanh Bần tên thật là Lê Thành Bá, cư ngụ ấp Bình Đông 2, xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Dưới đây là dòng hồi ký mà ông đã viết vào lúc tuổi 80:

“Tôi sinh vào năm Quý Hợi, 1922, tại làng An Bình, quận Hồng Ngự, nhà dưới Quận ba cây số, gia đình đông anh em, tôi thứ Năm. Anh thứ Ba và Tư, mấy người em gái với em trai Út.

Không được đi học chữ Việt ngữ (Quốc ngữ). Cha cho tôi làm tiếp ruộng người bạn của cha. Ông này có chức vụ Hương Chủ trong làng, thời Pháp. Ông chỉ có ba người con gái - người thứ Hai và thứ Ba đều có chồng, chỉ còn cô gái Út tuổi Tý, nhỏ hơn tôi 1 tuổi.

Thời gian làm tiếp ruộng rẫy tôi có học chữ Việt ngữ do anh Nhỉ tức là rể thứ Ba của ông dạy, còn chữ Nho thì tôi học với ông…”

Đến lúc thành nhân chuyện cảm tình lứa đôi lớn dần, tuy rằng Hương Chủ thương ông lắm nhưng vì danh dự, bởi không môn đăng hộ đối nên vẫn không chấp nhận cuộc hôn nhân giữa ông và cô Út, mặc dù khi ấy cô Út đã mang thai… cuối cùng ông ngậm ngùi xin nghỉ việc về nhà.

Do nhà nghèo không có tiền đóng thuế thân, nên ông đã trốn sang Nam Vang, thủ đô Cam-pu-chia, mãi đến sau ngày Nhật đảo chánh năm 1945, ông mới trở về nước. Kế đó ông học nghề võ rồi tham gia kháng chiến chống Pháp, cuối cùng gia nhập vào lực lượng bộ đội Nguyễn Trung Trực.

***

Năm 1952 (30 tuổi) ông kết hôn với bà Huỳnh Thị Vinh, sinh được ba trai ba gái. Kể từ đây số phận đào hoa thật sự bế mạc!

Khi bộ đội Nguyễn Trung Trực sáp nhập trở thành quân đội chánh quy thì ông đào ngũ, và đổi tên Lê Thành Bá thành tên Lê Thanh Bần. Khi về nhà ông được người quen giới thiệu vào làm việc tại địa phương, nhưng lương thấp. Mặt khác, có người bạn là Út Phước cho ông mượn hai mẫu ruộng để canh tác.

Vì muốn kinh tế gia đình nâng cao nhanh chóng, nên ông rời quê ra Sài gòn nhờ người em rể là họa sĩ Ngô Hy giới thiệu vào làm việc trong hãng phim Mỹ Vân. Làm ở đây chỉ được một thời gian thì chuyển qua vẽ quãng cáo, nhưng thấy vẫn không khá khắm cho mấy… Thế là ông buồn bã quay lại cố hương để tiếp tục… cắt lúa mướn, và… giăng lưới khi mùa nước lũ về!

Nhưng không cam tâm! Ông trở ra Sài Gòn được bạn bè giới thiệu vào làm ở trạm xăng dầu; rồi sang làm ở Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín. Khi màu sắc huy hoàng trước mắt vừa hé mở… thì cánh cửa “định mệnh” đóng ầm, khép kín lại. Thế là: “Cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ!” - Nghèo vẫn nghèo! Buồn quá, ông quay về quê, mỗi lần nhìn đám lục bình trôi theo dòng nước lớn ròng là mỗi lần nghe lòng vơi đi nỗi niềm tâm sự...

Năm 1970, khi chính phủ ban hành luật “Người cày có ruộng”. Ông Út Phước đã kêu ông đi khai tên để sở hữu hai mẫu ruộng, ý muốn cho ông hai mẫu ruộng luôn, bởi vì ông Út Phước rất nhiều đất. Ông từ chối, trả lời rằng:

- Từ lâu nay anh đã thương tình cho tôi mượn đất để làm. Thôi, bây giờ tôi cứ làm giùm, giữ đất cho anh. Thà nghèo chết bỏ, chứ tôi không có khai!

Sau năm 1975, có lần đi thăm đất ruộng gặp lại bạn cũ. Khi đôi bên đã hàn huyên tâm sự thật lâu. Kể lể tường tận cho nhau nghe bao khúc thăng trầm của cuộc truy tìm sinh kế ngõ hầu thành đạt cao sang! Trước khi chia tay người bạn tên Tứ của ông nói lời kết thúc với ông rằng:

- Anh nên đi tu là vừa!

Qua lần gặp gỡ trao đổi đó, ông chính thức phát tâm trường trai sớm chiều lễ bái chuyên chí tu hành.

***

Ban sơ, khởi sự tu tập ông phải từ bỏ rượu chè, thuốc lá… và bao nhiêu thứ ưa thích đắm nhiễm của thế tục. Nhất là vấn đề ăn chay, xưa nay đối với ông vẫn là khó khăn bậc nhất. Theo tập tục địa phương vùng này, thông thường người ta dùng chay mỗi tháng bốn ngày: 14, rằm và 29, 30. Riêng ông từ hồi nào tới giờ chỉ ăn được một ngày đầu, hôm sau bèn trở đũa lập tức. Nên khi nghe ông nói phát tâm trường trai tu hành thì bà vợ luôn cười chế giễu. Thấy thế ông khẳng định mạnh mẽ một câu như đinh đóng cột:

- Nói thiệt với bà, cái gì tôi không làm thì thôi; nếu tôi làm, thì phải làm cho tới đích!

Bà vợ đáp:

- Một tháng bốn ngày ông ăn còn không nổi nữa… mà… tới đích cái gì!

Từ đó ông thường xem kinh đọc sách và lân la kề cận học hỏi với các bậc thiện tri thức gần xa. Dần dà quen biết nhiều người, nhiều nơi. Chùa Từ Quang là một trong những nơi ông thường đến tá túc, và Pháp môn Tịnh độ cũng đặt nền móng căn bản ngày một sâu dày.

***

Hoàn cảnh gia đình khảo đảo lắm lúc làm ông rất buồn, nhưng nhờ tin sâu nhân quả mà cố gắng vượt qua, lần hồi ông đã tạm thời khắc phục.

Sau đây là dòng hồi ký của ông:

“… Lúc chạy theo đời, muốn vợ con ăn sung mặc sướng; lúc tu hành, muốn vợ con lo tu hiền tạo phước đức để hưởng nhờ kiếp này và kiếp sau, chớ chết là không đâu? Nếu không lo tu hiền sẽ luân hồi!

Do đó mình quyết tâm lo niệm Phật, khi chết đừng đầu thai vào cõi Ta-bà này mà Thầy Tổ đã nói:

Ta-bà khổ Ta-bà lắm khổ,

Tịnh độ vui Tịnh độ nhàn vui.

Tin chắc lời Thầy Tổ và kinh giáo của chư Phật cũng nói như vậy. Nhưng mà mình phải nhứt tâm niệm Phật thì mới được sinh cõi Tịnh độ…”

Bình thời ông thường đi đây đó để khuyên nhắc về Phật Pháp và khuyến tấn các đồng đạo cố gắng ra sức tu trì, nhất là những vị trẻ tuổi.

Giai đoạn tuổi về chiều, ông có sáng tác một số sách lưu hành như:

- Chuyện ngày xưa.

- Nhật ký trong đời người.

- Thuật xử thế của người tu.

- Hai nẻo đường người tu sĩ.

- Chuyện ngày nay.

Nội dung chính của các tác phẩm đều có thiện ý, xây dựng con người nên sống có đạo đức nhân nghĩa.

***

Ngày 19 - 6 - 2004, đột nhiên ông bị tai biến mạch máu rất nặng, liệt nửa người bên phải, đưa ra nhà y sĩ Quyên điều trị Tây y hai tuần thì ông đòi về. Sau đó chuyển sang dùng Đông dược, qua vài tháng thì bệnh tình đã thuyên giảm 70 đến 80 phần trăm. Do thuở bình thời ông kết giao rộng, nên hay tin ông lâm trọng bệnh, anh em đồng đạo tấp nập ghé thăm, nhân đó ông diễn giảng sâu rộng về lý nhân quả, lý vô thường, khuyến tấn lẫn nhau cố gắng tu trì, nhất là các em cháu đồng tu mới phát tâm:

“Các cháu tu thoát khỏi Ta bà,

Tuổi trẻ rồi đây cũng phải già.

Bận bịu giàu nghèo rồi cũng bỏ,

Sao bằng vui niệm Phật Di Đà.”

Cơn bệnh này thật sự đã đóng vai trò quyết định cho cuộc vãng sanh xán lạn ở cuối đời ông!

Kể từ lúc ăn chay tu hành, những năm nước lũ lụt dân chúng đói khổ, ông thường dùng cơm ngọ, để dành phần còn lại giúp đỡ cho người. Và bao nhiêu tiền mà bạn bè ở nước ngoài gởi về cho ông, ông đều đem ấn tống kinh sách hết. Đến khi nằm bệnh con cháu đều cho tiền nhiều hơn, ông vẫn làm Phật sự sạch sẽ. Các con may quần áo mới cho ông bộ nào thì ông tặng hết bộ nấy. Có lần nhiều đồng đạo ghé thăm và nói:

- Bác gắng tu khi chết có ấn chứng để cho đồng đạo nương theo với!”

Ông trả lời:

- Từ khi phát tâm tu hành, lúc nào tôi cũng cố gắng buông xả những điều gì trước đây mà mình ham muốn như: danh, lợi, tình… để thân tâm được an định; chứ còn tu mà muốn được ấn chứng này nọ tôi không có nghĩ đến. Mà quí đồng đạo khuyên tôi rán tu cho có ấn chứng tôi thành thật rất cám ơn!

***

Khoảng cuối tháng 5 - 2009, sức khỏe ông yếu dần. Vào ngày 23 ông đi tiêu nhiều lần, rồi không chịu ăn nữa. Con ông rước y tá chích thuốc và vô nước biển cho ông, nhưng ông không chịu. Lúc này ông không nói chuyện được nữa, chỉ ra dấu và viết chữ thôi.

Nhịn ăn đến ngày thứ tư, các con ông thấy ông suy nhược quá nên nóng lòng nhiều lượt cố tình nài nỉ và ép thúc ông truyền dịch, ông đành miễn cưỡng chấp thuận. Nhưng càng truyền dịch thì thân thể ông bị bức ngặt tồi tệ hơn.

Chiều ngày 29 - 5 - 2009, cô con gái thứ sáu ngồi bên cạnh, ông lấy tay viết ba chữ: “Rán lo tu.”

Sáng hôm sau ngày 30 - 5 - 2009, khi y tá đến dự định chích thuốc khỏe cho ông, ông nhứt định cự tuyệt. Thấy ông mệt nhiều, cô con gái thứ ba liền hỏi ý ông muốn tắm rửa thay y phục mới rồi dời ra nhà trước hộ niệm cho ông phải không? Ông gật đầu. Cô bèn gọi điện thoại cho cô em gái thứ sáu đang bán tàu hủ ở chợ về gấp. Khi mọi việc hoàn tất, các con vây quanh hộ niệm. Cô Sáu nói với ông:

- Bây giờ gần 10 giờ rồi, ba có theo Phật thì đi. Đừng có chờ ai hết, vì về không có kịp đâu, ba ơi!

Cô vừa nói xong thì ông an tường trút hơi thở cuối cùng, lúc đó 9 giờ 10 phút sáng. Ông hưởng thọ 87 tuổi.

***

Tám tiếng đồng hồ sau tay chân thi thể ông mềm dịu, đỉnh đầu ấm nóng, mặt mày hồng hào tươi vui.

Cũng trong ngày tang lễ có đồng đạo Sáu Phối tham dự và tường thuật lại rằng:

- Bữa 28 tôi ghé thăm ông, tôi có hỏi: Bộ ông tính theo Phật hay sao mà không uống thuốc, chích thuốc và ăn uống gì hết vậy? Ông liền đưa lên 2 ngón tay. Tôi nói: Vậy là ngày 30 ông về với Phật à? Ông gật đầu.

(Thuật theo tập hồi ký của ông và hai cô Kim Nhân, Kim Vân con ông.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Hát lên lời thương yêu


Pháp bảo Đàn kinh


Nghệ thuật chết

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.222.149.13 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...