Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 72. LÊ VĂN VẤN (1945-1973, 27 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 72. LÊ VĂN VẤN (1945-1973, 27 tuổi)

(Lượt xem: 4.320)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 72. LÊ VĂN VẤN (1945-1973, 27 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hạnh đức hiếu hiền mãi dồi trau,
Dụng dược cứu đời bớt khổ đau.
Tín nguyện chuyên cần trì lục tự,
Quang minh Phật đón, dứt trần lao!

Chú Lê Văn Vấn sinh năm 1945, cư ngụ tại ấp Long Thạnh, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là cụ ông Lê Văn Nhỉ; thân mẫu là cụ bà Võ Thị Chen. Chú là con thứ ba trong gia đình có năm anh em. Gia đình chú sinh sống bằng nghề làm ruộng.

Năm chú được 17 tuổi (1963), chú phát tâm trường trai, xin phép cha mẹ được vào chùa Bửu Long để làm công quả và học Phật tu hành (chùa cách nhà khoảng 5 cây số). Nơi đây chú chung sống với vài huynh đệ và hai ông từ (nguyên quán ở miền Trung di cư vào, đó là ông từ Hai và ông từ Ba mà người ta thường gọi là ông Ba Huế).

Sau đó chú đã ghi danh vào học các khóa: “Đạo Pháp Khai Tâm” và “Sơ Cấp Đào Tạo Giảng Viên” do Giáo Hội tổ chức. Sau khi dự khóa xong, chú xuống Phú Tân học nghề Đông Y rồi trở về ở chùa như trước, để phát triển công hạnh giúp đời bằng cách hốt thuốc Nam cho quần chúng bị bệnh ở quanh vùng. Chú còn đi làm tổng giám thị cho các khóa “Đạo Pháp Khai Tâm”, mà Giáo Hội đã mở ra cho tầng lớp thanh thiếu niên được thấm nhuần Phật Pháp, nhằm thuần hóa nhân tâm, an định xã hội trong dịp các em nghỉ hè.

Tính tình của chú hiền lành, hiếu thảo với cha mẹ, hòa thuận với anh em, niềm nở, cởi mở với mọi người. Đời sống sinh hoạt cá nhân rất kiệm ước, thanh đạm, bình dị.

Năm 1966, cha chú qua đời do bệnh lao phổi, khi ấy ông 49 tuổi. Chú càng cảm nhận sâu sắc về thực chất của đời người qua lý Tứ Đế của Đức thích Ca Mâu Ni đã giảng dạy, mà Khổ Đế vẫn là lời pháp được diễn ra liên tục hằng ngày từ trong gia đình cho đến chung quanh. Quả đúng như những câu thơ của các bài sám tụng:

“Sương buổi mai lâu dài chi đó,

Thân người đời nào có bao lâu.

Nhộn nhàng trong cuộc bể dâu,

Xuân xanh thoáng chốc bạc đầu rồi đây.

Ba vạn sáu ngàn ngày khó nhọc,

Dứt hơi rồi hỏa tốc vô hòm,

Của tiền để lại nhi tôn,

Bao nhiêu tội lỗi phần hồn lãnh riêng.

Chốn cửu tuyền khác miền dương thế,

Quỉ ngưu đầu chẳng nể chẳng kiêng,

Chỉa đâm đao chém liên miên,

Vô cùng thống khổ vô biên đoạn trường.

Vô tận thảm thương đường sanh tử,

Dám khuyên người cần thử xét soi,

Thân như pháo đã châm ngòi,

Nổ vang một tiếng bèn coi thế nào?

Tiếc công lao bào hao tâm lực,

Chừng đáo đầu quả thực... hỡi ôi!

Trăm năm sự sản phủi rồi,

Thức thần bị nghiệp luân hồi trối trăn.

Lửa hồng trần cháy rần sáng rực,

Người ngủ say mau thức chạy ra,

Khá nên xét lại đi mà!

Thành tâm niệm Phật liên hoa dựa kề!

Nếu chẳng thế biển mê chìm mãi,

Biết đời nào được lại thân người?”

Chú thường xuyên về thăm mẹ, khi đi thì thưa, khi về thì trình. Lúc mẹ bị bệnh, chú chăm sóc giặt giũ rất chu đáo kỹ lưỡng, không kém gì so với người nữ.

Hằng năm, mỗi lần đến đợt thu hoạch vụ mùa là chú về nhà giúp gia đình đi cắt lúa mướn. Thường khi ở giữa đồng, đến giờ cơm chú hái một nắm rau dừa nước mà sách thuốc thường gọi là “Du Long Thảo”; hay hái một nắm rau muống, cái tên trong thực đơn ở các nhà hàng thường dùng là: “Thanh Long Quá Hải” (rồng xanh vượt đại dương: tức rau muống luộc) nhưng chú thì không có điều kiện luộc nên để sống, rồi chấm với nước muối là xong ngay. Đúng như lời của Đức Phật Thầy Tây An:

“Thịt thà xương máu tanh hôi,

Cỏ cây rau cải cũng rồi bữa ăn.

Đức từ bi lòng hằng thể hiện,

Không sát sanh lòng thiện ta còn.

Lạt chay tuy chẳng ngọt ngon,

Còn hơn thú vị cơm chan máu hồng!”

Hạnh tu của chú rất đoan nghiêm, cẩn trọng. Hằng ngày ngoài những lúc chẩn mạch bốc thuốc và công phu lễ niệm ra, chú còn siêng năng nghiên cứu giáo điển, thưa hỏi với các bậc thiện tri thức, hoặc trao đổi kinh nghiệm tu học với các bạn đồng tu… Đường lối tu tập chính yếu của chú vẫn là pháp môn Tịnh Độ, một lòng niệm Phật cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc. Chú cũng thường khuyên những người thân của mình cố gắng nỗ lực hành trì như thế, nhất là mẹ chú:

- Má rán lo tu, rán lo niệm Phật đừng có lưu luyến con cái!

Bởi cảm tình là hệ lụy, là trói buộc, là gốc rễ của sanh tử luân hồi, mà Cổ Đức đã từng răn nhắc:

“Niệm ái chẳng dứt,

Khó thoát khỏi Ta Bà,

Niệm Phật chưa thuần,

Tây Phương xa diệu vợi!”

***

Ngày mùng 5 tháng 11 năm 1973, chú phát bệnh thổ huyết. Sau đó được đưa về nhà điều trị, trong thân quyến, kẻ thì bảo nên đi bệnh viện Long Xuyên, người thì chỉ thầy này, thuốc nọ; nhưng chú đều khước từ không chịu đi xa. Nhưng người nhà và đồng đạo nài nỉ mãi, hai ba ngày sau đưa chú vào nằm ở Bệnh Viện Đa Khoa Long Xuyên, trải qua một tuần, bệnh trạng của chú chẳng những không thuyên giảm mà còn trầm trọng thêm!

Đến ngày rằm, mọi người đành phải đưa chú về nhà để tiện bề niệm Phật. Khi ngồi trên ghe về nhà, tay chú luôn lần lần, cô Út ngồi gần thấy vậy ngỡ là chú khát nước, bèn hỏi:

- Anh muốn uống nước hả?

Chú lắc đầu. Thì ra là chú lo chuyên tâm niệm Phật. Khi về đến bến sông thì trời đã chạng vạng tối (7 giờ). Bà con tấp nập đến thăm, tiếng họ xầm xì với nhau:

- Ông Ba Vấn ổng đau nặng mà ổng còn chuyền đồ nữa kìa ta!

Sau khi lên nhà chú nằm trên chiếc ghế mây dài, bắt đầu lên cơn mệt. Mọi người xúm lại đặt bàn cầu nguyện. Đến 9 giờ 35, bạn thân của chú là đồng tu Tư Điêu tới bên cạnh hỏi:

- Đệ Ba! Đệ Ba! Đệ còn nhớ niệm Phật không?

Lúc đó chú lấy tay chỉ vào ngực tỏ ý rằng mình vẫn còn nhớ niệm Phật, đồng thời khoát tay ngỏ ý “xin đừng hỏi nữa”; bên ngoài tiếng niệm Phật của các liên hữu vẫn ngân lên đều đặn. Kế đó chú liền từ từ đưa hai tay chắp lên ngực rồi dứt thở, lúc ấy đúng 9 giờ 40 tối, ngày rằm tháng 11 năm 1973, chú hưởng dương 27 tuổi.

Lễ an táng được tiến hành trong đêm. Khi di chuyển quan tài, bàn hương án được đưa đi trước, tiếng hộ niệm đưa linh cữu của nam nữ đồng đạo vang đều. Đang hạ huyệt, ông Nguyễn Văn Bạo bỗng la lên và chỉ:

- Coi kìa, ánh sáng trên trời lạ quá mấy ông ơi!

Lúc ấy nhiều người nhìn lên, đều thấy một vầng ánh sáng màu xanh từ hướng Tây bay đến trên phần mộ, dừng lại lơ lửng trước đầu quan tài, rồi tua tủa ra nhiều màu rất sáng đẹp rồi chuyển đi và mờ dần, cuối cùng tan biến trong màn đêm! Một số đồng đạo nhìn thấy thế lòng rất hân hoan, tin chắc rằng chú đã được vãng sanh. Nhiều người chứng kiến hiện tượng trên bèn phát tâm ăn chay, niệm Phật, tu hành.

(Thuật theo lời của cô Lê Thị Lẹ, em Út của chú và đồng đạo Nguyễn Văn Bạo..)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy nguyên trực chỉ


Các tông phái đạo Phật


Em Là Vì Sao Sáng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.40.47 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (87 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...