Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 19 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 19


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.49 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.55 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 20: Phương Tiện ThiệnXảo (Phần 2)
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Nay ta lại thuyết các loạitướng mạocủaBồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển. Ông nên nghe kỹ, tác ý như thiện.
Tu-bồ-đề nói: Hay thay! Thế Tôn. Xin được vui nghe.
Phật nói: Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát, dù ở trong mộng cũng không ưa thích địavị Thanh Văn, Duyên Giác, cũng không sinh tâm trú Tam giới kia. Tu-bồ-đề, người có tướng này, nên biết chính là tướng củaBồ¬tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát ở trong mộng thấy trăm ngàn câu-chi na-dữu-đasố đại chúng Bồ-tát, Thanh Văn, người, trời v.v… cung kính vây quanh Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác nghe thuyết pháp. Tu-bồ-đề,nếu người kia ở trong mộng thấytướng như thế, nên biết chính là tướng củaBồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát ở trong mộng tự thấy thân mình, ở giữahư không, vì người thuyết pháp, và thấy thân mình phóng ánh sáng lớn, hóa tướng Tỷ-khưu đến các thế giới ở phương khác, làm các Phậtsự và thuyết pháp. Tu-bồ-đề,nếu người kia ở trong mộng thấytướng này, nên biết đó làtướng Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát ở trong mộng thấy châu thành, xóm làng, đềubị lửa đốt, hủy hoạitấtcả, các trùng, thú dữ đềubỏ chạy khắpnơi, mọi người đềurất kinh sợ, sinh khổ não; thấyvậy mà tâm Bồ¬tát không kinh, không sợ. Khi đãtỉnh mộng, suy nghĩ thế này: “Tam giới không thật, thảy đều như mộng. Nguyện cho ta lúc được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đem pháp như thế thuyết cho chúng sinh.” Tu¬bồ-đề,nếu người kia ở trong mộng thấytướng này, nên biết đó là tướng Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát ở trong mộng, thấy ở địa ngục, có các chúng sinh chịu các khổ.Bồ-tát thấyrồi, suy nghĩ thế này: “Nguyện cho ta lúc được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nước Phật thanh tịnh, không có địa ngục, cho đến tên đócũng không nghe, huống là nhìn thấy.”
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát ở trong mộng, thấy các quỷđói chịu khổđói khát. Bồ-tát thấyrồi nghĩ rằng: “Ta nguyện lúc được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nước Phật thanh tịnh, không có quỷđói, cho đến tên đócũng không nghe, huống là nhìn thấy.”
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát ở trong mộng, thấy các súc sinh chịu khổ rấtnặng. Bồ-tát thấyrồi suy nghĩ rằng: “Ta nguyện lúc được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nước Phật thanh tịnh, không có súc sinh, cho đến tên đócũng không nghe, huống là nhìn thấy.” Tu-bồ-đề,nếu người kia ở trong mộng, thấytướng như thế, nên biết đó là tướng Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát thấy châu thành, xóm làng ở các phương xứ bỗng nhiên bị lửa cháy. Bồ-tát thấyrồi liền nói thế này: “Giống như các tướng được nhìn thấy trong mộng trước đây, không có gì khác; nếu ta đã được an trú bất thoái chuyển, ta nguyện dùng sức Thật ngữ này, khiếnlửa ấysớmtự tắt mà không lan đến các phương xứ khác.” Tu-bồ-đề,Bồ-tát đó nói như thế xong, nếu lúc đólửa có thể tắt, nên biết Bồ-tát này, ở chỗ Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác trước đây, đã được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã trú địavị không thoái chuyển. NếuBồ-tát đã nói như thế mà lửa không tắt, nên biết Bồ-tát đó chưa được thụ ký, chưa thể an trú địavị không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếulửa này không thể tắt, đã thế lại còn đốt cháy các chỗ khác, từ nhà này đến nhà khác, từ làng này đến làng khác, tiếpnối như thế mà lửa không tắt, nên biết chúng sinh ở chỗ này, đời trước phạm tộinặng phá pháp. Tai họa còn lạicủahọ đời này mới chịu. Tu-bồ-đề, vì nhân duyên này, nếuBồ-tát Ma-ha-tát, nguyện nào cũng viên mãn, nên biết đó là tướng Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu có người nam, ngườinữ v.v… bị phi nhân làm mê muội. Lúc đó, Bồ-tát thấy việc này rồi, liền nghĩ: “Nếu ta ở chỗ Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác trước đây, đã được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thâm tâm thanh tịnh, vì muốn thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác nên xa lìa tâm Thanh Văn, Duyên Giác, các hành được thanh tịnh, thì đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, ta nên chứng đắc chứ chẳng phải không nên chứng đắc. Hơnnữa, nay chư Phật Thế Tôn ở vô lượng a-tăng-kỳ thế giớimười phương đang thuyết pháp. Chư Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác đó, không gì không biết, không gì không thấy, không gì không rõ, không gì không chứng, không gì không đắc. Chư Phật Thế Tôn này, nếu biết tâm sâu của ta nhất định thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nguyện cho ta vì dùng sức Thật ngữ này mà khiến phi nhân kia lìa bỏ, tránh xa, ngườibị mê hoặc, dù namhay nữ, đềusớm thoát khỏi.” NếuBồ-tát lúc nói như thế, mà phi nhân kia không bỏđi xa, ngườibị mê hoặc chưa được giải thoát, nên biếtBồ-tát này, từ nơi Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác trước đây, chưa được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, chưa trú địavị không thoái chuyển. Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát lúc nói như thế, mà phi nhân kia nhanh chóng đi xa, ngườibị mê hoặc đều được giải thoát, nên biếtBồ-tát này, từ nơi Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác trước đây, đã được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã được an trú địavị không thoái chuyển.
Phẩm 21: Chỉ Rõ Tướng Ma
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Có các Bồ-tát mới trú Đại thừa, lúc thấy người nam, ngườinữ như thế bị loài phi nhân mê hoặc, liền nói: “Nếu ở chỗ Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác trước đây, ta đã được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì ta nguyện dùng sức Thật ngữ này khiến loài phi nhân kia lìa bỏ, tránh xa; ngườibị mê hoặc, dù namhay nữ, đềusớm được thoát khỏi.” Nói như thế rồi, thì ác ma kia Nn mình, đến chỗ Bồ-tát, ngầm dùng Ma lực khiến loài phi nhân bỏđi. Vì sao? Sứccủa các ác ma mạnh hơn loài phi nhân; vì sức loài phi nhân này không đủ nên phảibỏđi. Lúc đó, Bồ-tát không thể hay biết đó làsứccủa Ma, chỉ nghĩ rằng: “Ta đã được thụ ký từ Phật trước đây, đã an trú bậcbất thoái chuyển. Vì sao? Ta đã nguyệntức được thành tựu.” Vì các Bồ-tát đó chưa được thụ ký, không có sức này, nên Bồ-tát đốivới việc này khởităng thượng mạn và các tâm mạn. Do tâmmạn nên càng tự cao tự đại. Vì tự cao tự đại nên khinh thường giặc ác, các Bồ-tát khác, tự cho mình đã được Phật thụ ký trước đây, những vị còn lại đều chưa được Phật thụ ký. Vì nhân duyên này, xa lìa Vô thượng trí, Tự nhiên trí, Nhất thiết trí, Nhất thiết trí trí của Phật, cho đến xa lìa Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Bồ-tát, đốivới việc này, nếu không gầngũi các thiện tri thức, thì không được thiện pháp khai dẫn, mà bị bạn ác cùng hỗ trợ;nơi thân tâm mình lại không đủ phương tiện thiệnxảo, tâmtăng thượng mạn càng trở nên kiên cố. Vì nhân duyên này bị Ma trói buộc, không thể giải thoát, bị rơi vào một trong hai địavị, hoặcbậc Thanh Văn hoặcbậc Duyên Giác. Tu-bồ¬đề, người có tướng như thế là các Bồ-tát mới trú Đại thừa. Vì ít thấy, ít nghe nên không thể gầngũi các thiện tri thức. Vì không đượcsức phương tiện thiệnxảocủa Bát-nhã Ba-la-mậthộ trì; với chút nhân duyên mà tăng trưởng tâm mạn, cho đến xa lìa Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Tu¬bồ-đề, vì thế nên biết đây cũng gọilà Masự củaBồ-tát.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Có các ác ma lại dùng nhân duyên danh tự làm hoại, làm loạn các Bồ-tát Ma-ha-tát. Thế nào là nhân duyên danh tự? Đó là ác ma hóa ra cáctướng khác lạ, lúc thì đến chỗ Bồ-tát nói rằng: “Bồ-tát nên biết, cha ông tên như thế,mẹ ông tên như thế, bà con, xóm giềng, bạn bè có tên như thế, cho đến cha mẹ bảy đời có tên như thế. Ông ở phương đó, xứđó, nước đó, thành đó, sinh từ dòng tộc đó, mang họđó.” Hoặc có tính nhu hòa, có tính mạnh mẽ, tính thong thả, tính vội vàng, căn lanh lợi, căn chậm chạp, đều được ác ma cùng lúc nói ra tấtcả.Lại nói thế này: “Đời trước ông cũng từng tu tập công đức Đầu-đà; đó là thụ pháp A-la-noa, thường đi khất thực, mặc yphấntảo, đã ănuống rồi thì không uống sữa, thường ănmộtlần, thường ngồi chỗ ḿnh, chỉ giữ ba y, ở rừng Thi-đà, ngồi ở gốc cây, ngồi ở đất trống, thường ăn chừng mực, thường ngồi không nằm, tu đủ công đức Đầu-đà như thế.Lại ít nói, vui vẻ, xa rời huyên náo; nếu có nói thì lời nói nhu hòa, đáng ưa, cho đến không nhận dầu thoa chân v.v…. Ông ở đời trước tu đủ các loại công đức như thế, đời này cũng có công đức như thế, thấy pháp, biết pháp. Ông đã chắc chắn được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác ở chỗ Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác trước đây, an trú bậcbất thoái chuyển. Vì sao? Vì ông đã đủ các công đức, ông có đủ tướng mạo công đức như thế. Vì thế nên biết đã được thụ kư ở chỗ Phật trước đây.” Bấy giờ,Bồ-tát nghe lời này xong, liền nghĩ rằng: “Ta trước đây đãtừng ở chỗ Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác đó, được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, là người an trú bất thoái chuyển. Vì sao? Vì nay nói ta có công đức Đầu-đà như thế, không khác.” Lúc đó, ác ma biết tâm người kia nghĩ như thế rồi, lại hóa ra các loạitướng khác nữa, như Tỷ-khưu, Tỷ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Bà-la-môn, cho đến cha, mẹ, anh, em, bà con, xóm giềng, bạn bè củaBồ-tát. Theo những người đã được hóa ra, đến trướcBồ-tát nói rằng: “Ông từ chỗ Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác trước đây, đã được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, trú bậcbất thoái chuyển. Vì sao? Vì ông đã có đủ tướng mạo công đức như thế.”
Tu-bồ-đề,Bồ-tát đó nghe các người được hóa ra nói như thế xong, không thể biết là do Ma làm ra, liền khởităng thượng mạn và các tâm mạn. Vì tâm mạn nên càng tự cao tự đại. Vì tự cao tự đại nên khinh thường giặc ác, các Bồ-tát khác, tự cho mình trước đây đã được Phật thụ ký, các Bồ¬tát khác đều chưa được Phật thụ ký. Vì nhân duyên này, xa lìa Vô thượng trí, Tự nhiên trí, Nhất thiết trí, Nhất thiết trí trí của Phật, cho đến xa lìa Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Đốivới việc này nếuBồ-tát không gầngũi các thiện tri thức, không được thiện pháp khai dẫn, mà bị các bạn ác hỗ trợ, ở thân tâm mình lại không đủ phương tiện thiệnxảo, thì tâm tăng thượng mạnlại càng kiên cố.Bồ-tát này rơi vào một trong hai địavị, hoặcbậc Thanh Văn hoặcbậc Duyên Giác.
Tu-bồ-đề, ta trước đã nói về tướng mạo chân chính củaBồ-tát Ma-ha-tát bất thoái chuyển, mà Bồ-tát này không thể thành tựu, không thể an trú, không đượcsức Bát-nhã Ba-la-mậthộ trì. Vì nhân duyên này mớibị Ma trói buộc. Tu-bồ-đề, vì thế nên biết, đây cũng gọi là Ma sự củaBồ-tát.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Có các ác ma cũng dùng nhân duyên danh tự làm hoại, làm loạn các Bồ-tát Ma-ha-tát. Điều này thế nào? Đó là ácma có khi hóa ratướng cácTỷ-khưu, đến chỗ Bồ-tát nói rằng: “Lúc được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, ông có tên như thế.” Tên đượcTỷ-khưu kia nói không khác với tên Bồ-tát này muốn có lúc đượcBồ-đề.Vì Bồ-tát này không có trí, lại không đủ phương tiện thiệnxảo, nên nghe như thế rồi liền nghĩ: “Nay Tỷ-khưu này nói mới thích biết bao. Tên của ta khi được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đúng như ta nguyện, không sai không khác. Ta nay không còn nghi hoặcnữa.” Lúc đóBồ-tát nghĩ như thế xong, theo lờiTỷ-khưu được Ma hóa ra mà sinh tin nhận. Vì nhân duyên này nên bị Ma đeo bám. Vì bị Ma đeo bám nên khởităng thượng mạn và các tâm mạn. Vì tâmmạn nên càng tự cao tự đại. Vì tự cao tự đại nên khinh thường giặc ác, các Bồ-tát khác, tự cho trước đây đã được Phật thụ ký, các Bồ-tát khác đều chưa được thụ kư từ Phật. Vì nhân duyên này, xa lìa Vô thượng trí, Tự nhiên trí, Nhất thiết trí, Nhất thiết trí trí của Phật, cho đến xa lìa Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Đốivới việc này nếu Bồ-tát không gầngũi các thiện tri thức, không được thiện pháp khai dẫn, mà bị bạn ác cùng hỗ trợ, ở thân tâm mình lại không đủ phương tiện thiện xảo, nên tâmtăng thượng mạnlại càng kiên cố.Bồ-tát này rơi vào một trong hai địavị, hoặcbậc Thanh Văn hoặcbậc Duyên Giác.
Tu-bồ-đề, ta trước đã nói về tướng mạo chân chính củaBồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển, mà Bồ-tát này không thể thành tựu, không thể an trú, không đượcsức Bát-nhã Ba-la-mậthộ trì. Vì nhân duyên này nên bị Ma trói buộc. Tu-bồ-đề,Bồ-tát này nên hối, bỏ các loại tâm mạn đã khởi trước đây. Bồ-tát nếu có thể hối được tâm này, cũng còn rơi trong sinh tử lâu dài. Nếuvề sau được thiện tri thức khai dẫn, lại nhờ có Bát-nhã Ba-la¬mật, thì dầndần có thể hướng đến Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Vì Bồ-tát khởi các tâm mạn thì tộirấtnặng. Ví như Tỷ-khưu phạm một hoặc hai trong bốntộicănbảntối trọng thì không còn là Sa-môn, không còn là con họ Thích. Bồ-tát vì nhân duyên danh tự mà khởi các tâm mạn thì tội phải chịucũng như thế. Tu-bồ-đề, ngoài bốntộicănbản này, nên biết có nămtội Vô gián rất sâu nặng. NếuBồ-tát, vì nhân duyên danh tự, khởi các tâm mạn, thì tội phải chịulại sâu nặng hơn, vàBồ-tát này đượcgọi là hoàn toàn không có phương tiện, không thể hiểu đúng việc Ma. Tu-bồ-đề, vì thế nên biết các ác ma kia có thể dùng nhân duyên vi tế như thế, gây nghiệp Ma đó làm hoại làm loạn các Bồ-tát Ma-ha-tát. Bồ-tát đốivới việc này nên hiểu biết đúng; biếtrồi thì xa lìa.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu khi Bồ-tát Ma-ha-tát chán ghét ồn ào, ưa muốn xa rời, thì các ác ma lậptức hóa ra tướng khác, đến chỗ Bồ-tát nói thế này: “Nếu muốn xa rời, nên đến chỗ đồng vắng yên tĩnh, dướigốc cây, nơi vách núi kia. Tu tập như thế là viễn ly chân chính. Hạnh viễn ly này được Phậtxưng tán.”
Tu-bồ-đề, ta không nói các Bồ-tát Ma-ha-tát ở đồng vắng yên tĩnh, dưới gốc cây, nơi vách núi là viễn ly chân chính.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát ở đồng vắng yên tĩnh, dướigốc cây, nơi vách núi thì không gọi là viễn ly. Lại có tướng nào mớigọi làBồ-tát Ma-ha-tát viễn ly chân chính?
Phậtbảo Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật, có phương tiện thiệnxảo, vì tấtcả chúng sinh, hành hạnh Đạitừ, Đại bi, xa lìa tâm Thanh Văn, Duyên Giác, thì dù gần xóm làng cũng gọi là viễn ly, hoặc ở vách núi, dướigốc cây, đồng vắng yên tĩnh cũng gọi là viễn ly. Tu-bồ-đề, các Bồ-tát Ma-ha-tát nếu có thể xa lìa tâm Thanh Văn, Duyên Giác thì đó là viễn ly chân chính. Viễn ly như thế được ta thừa nhận. Bồ¬tát ngày đêm nên thường tu tậphạnh viễn ly chân chính như thế. Tu-bồ¬đề,nếu giống như ác ma khen, Bồ-tát chỉở vách núi, dướigốc cây, đồng vắng yên tĩnh là viễn ly, thì Bồ-tát đó, tuy viễn ly như thế, nhưng không thể xa lìa tâm Thanh Văn, Duyên Giác, thì không phải viễn ly chân chính. Tuy tu Bát-nhã Ba-la-mật, nhưng không thể viên mãn Nhất thiết trí trí, nên biết đó là người hành tạp loạn, nghiệp thân, ngữ, tâm không được thanh tịnh, không có Phương tiện tuệ, không hành Đại bi. Do ba nghiệp mình không thanh tịnh, lại ở gần làng xóm nên sinh tâm khinh mạn. Tu¬bồ-đề,Bồ-tát khác tuy gần xóm làng nhưng không phải hành tạp loạn. Vì sao? Vì có thể xa lìa tâm Thanh Văn, Duyên Giác, nghiệp thân, ngữ, tâm đều thanh tịnh, có phương tiện tuệ, đủ hạnh Đại bi, nên tuy gần xóm làng cũng là viễn ly chân chính. Nếu đốivớisự tu hạnh viễn ly chân chính như thế mà lại sinh khinh mạn, nên biếtBồ-tát này tuy được các pháp thiền định, giải thoát, thần thông, trí tuệ, tam-muội v.v… nhưng lại không đủ phương tiện thiệnxảo. Tu-bồ-đề,Bồ-tát tuy ở chỗ đồng không, trống vắng ngoài một trăm do-tuần, cho dù trải qua mộtnăm, một trămnăm cho đến trăm ngàn câu-chi na-dữu-đanăm, hoặchơncả số năm này, để tu hạnh viễn lycũng chẳng bao giờ đượclợi ích. Người đó không thể biết hạnh viễn ly chân chính như ta nói, không thể an trú sâu chắc tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không có phương tiện thiệnxảo, chỉ lấy tịch tĩnh làm viễn ly chân chính. Nếucầu Phật đạo mà tham đắmnơi nương tựa, thì viễn ly như thế ta không thừa nhận, cũng không thể khiến tâm ta sinh vui. Vì sao? Như trong hạnh viễn ly ta đã nói, không thấy có người hành viễn ly như thế mà gọi là viễn ly chân chính.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Có các ác ma thấy có ngườitu hạnh viễn ly ở chỗ vắng lặng kia, liền đến chỗ họ, ở giữahư không, nói rằng: “Hay thay! Hay thay! Thiện nam tử, Pháp ông tu là hạnh viễn ly chân chính, vì Như Lai khen ngợi ông tu hạnh này, khiến ông sớm được Vô thượng Chính đẳng Chính giác.” Bồ-tát này nghe lời khen từ trên không rồi, từ chỗ đồng vắng yên tĩnh kia đi đến làng, xóm, thấy các Bồ-tát khác nhu hòa, thuận thiện, tu trì phạmhạnh, xa lìa tâm Thanh Văn, Duyên Giác, ba nghiệp thanh tịnh, liền khởi khinh mạn, nói rằng: “Các ông là những người hành sự huyên náo; sự tu hành của các ông không phảihạnh viễn ly.” Tu-bồ¬đề,Bồ-tát trú không tịch kia cho hạnh viễn ly chân chính là hành huyên náo, cho hành huyên náo là hạnh viễn ly chân chính. Vì sai lầm, hung ác của mình nên người đáng cung kính thì lại khinh mạn, người không đáng cung kính thì lại cung kính. Vì sao? Họ nghĩ rằng: “Ta ở nơi đồng trống yên tĩnh v.v… có các loài phi nhân vì nhớ ta, giúp ta nên đến. Ông ở gần xóm làng, làm gì có phi nhân nghĩ đến giúp ông.” Nghĩ như thế rồi, đối vớiBồ-tát kia, khởi tâm khinh mạn. Tu-bồ-đề, nên biết người này chính là chiên-đà-la trong hàng Bồ-tát, người sai lầm, hung ác trong hàng Bồ¬tát, người hành ô uế trong hàng Bồ-tát, chính là Bồ-tát hình tượng, cũng gọi là Sa-môn tặc trú, cũng gọi là Sa-môn hình tặc, cũng gọi là pháp bất tịnh, cũng gọi là pháp phi lễ. Vìtướng này nên biết đó là mới phát tâm. Vì thế,tấtcả thế gian, trời, người v.v… đều không cung kính. Vì sao? Ta nói người đó là ngườităng thượng mạn. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát, đối với người như thế, không nên gầngũi.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát không bỏ tấtcả chúng sinh, ưa thích Nhất thiết trí, phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác thật sâu xa, vì muốn thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, làm lợi ích, an lạctấtcả chúng sinh, thì không nên gầngũi những người như thế. Tu-bồ¬đề, ngườicầuBồ-đề, đốivới các việc Ma, thường nên biết rõ, biếtrồi thì xa rời. Lúc nào cũng thường sinh tâm chán, lìa, sợ Tam giới, chỉ làm lợi lạc cho tấtcả chúng sinh, dẫndắt, chỉ bày chúng sinh có được Chính đạo, làm cho chúng sinh viên mãn Chính quả, trú Thật tính pháp. Lại đốivới chúng sinh, khởi tâm Đạitừ, tâm Đại bi, tâm Đạihỷ, tâm Đạixả.Bồ-tát thường nguyệnrằng: “Nguyện cho ta ở mọi lúc, mọinơi,xa lìatấtcả các việc Ma như thế,nếulỡ khởi thì sớm khiến trừ diệt.”
Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát thường học như thế,Bồ-tát Ma-ha-tát này có thần thông, trí lực. Tu-bồ-đề nên biết những điều như thế đều nói là tướng củaBồ-tát Ma-ha-tát biết rõ việc Ma, viễn ly chân chính.
Phẩm 22: Thiện Tri Thức (Phần 1)
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tôn giả Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát, thâm tâm muốn được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên gầngũi, cung kính các thiện tri thức.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, có các Bồ-tát Ma-ha-tát, thâm tâm muốn được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nếu có thểưa thích thiện tri thức, thì thế nào là thiện tri thứccủaBồ-tát Ma-ha-tát?
Phật nói: Tu-bồ-đề, nên biết Chư Phật Như Lai là thiện tri thứccủaBồ¬tát. Vì sao? Chư Phật có thể thuyết pháp hành củaBồ-tát và các Ba-la¬mật, chỉ dạyBồ-tát nhập Bát-nhã Ba-la-mật. Vì thế Chư Phật Như Lai là thiện tri thứccủaBồ-tát.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Bát-nhã Ba-la-mật là thiện tri thứccủaBồ-tát. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật là chỗ cứu cánh của các Ba-la-mật. Vì Bát-nhã Ba-la¬mật là thiện tri thứccủaBồ-tát, nên sáu Ba-la-mật đều là thiện tri thức củaBồ-tát. Sáu Ba-la-mậtcũng là đạisư củaBồ-tát; sáu Ba-la-mật là Chính đạo được hành; sáu Ba-la-mật là ánh sáng của thế gian; sáu Ba-la¬mật là ngọn đèn pháp lớn; sáu Ba-la-mật là ánh sáng pháp lớn; sáu Ba-la¬mật là cứuhộ chân chính; sáu Ba-la-mật là nơi quy hướng; sáu Ba-la-mật là nhà ở; sáu Ba-la-mật là đạocứu cánh; sáu Ba-la-mật là cồn, bãi lớn; sáu Ba-la-mật là cha, là mẹ; ngay cả Vô thượng Chính đẳng Chính giác cũng đều nhờ sáu Ba-la-mật mà có thể thành tựu.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Có chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác ở quá khứ, đã được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã nhập Niết¬bàn. Các Như Lai này đều sinh từ sáu Ba-la-mật. Có Chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác vị lai, sẽ được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Các Như Lai này cũng sinh từ sáu Ba-la-mật. Cho đến chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác hiện đang giáo hóa chúng sinh ở mười phương vô lượng a-tăng-kỳ thế giới, nay được Vô thượng Chính đẳng Chính giác; các Như Lai này cũng sinh từ sáu Ba-la-mật.
Lạinữa, Nhất thiết trí của chư Phật ba đờicũng sinh từ sáu Ba-la-mật. Vì sao? Vì lúc chư Phật hành đạoBồ-tát đều tu tập sáu Ba-la-mật này, ba mươibảy pháp Bồ-đề phần, bốn hành Vô lượng, bốn Nhiếp pháp, cho đếntấtcả các pháp Phật, mà được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Các pháp Phật này đều sinh từ sáu Ba-la-mật.
Lạinữa, Phật trí, Tự nhiên trí, Bất khả tư nghị trí, Bất khả xứng lượng trí, Vô đẳng trí, Vô đẳng đẳng trí cũng sinh từ sáu Ba-la-mật này. Tu-bồ-đề, Vì thế sáu Ba-la-mật là thiện tri thứccủaBồ-tát; sáu Ba-la-mật là Đạisư củaBồ-tát, là Chính đạo được hành, là ánh sáng của thế gian, là ngọn đèn pháp lớn, là ánh sáng pháp lớn, là cứuhộ chân chính, là nơi quy hướng, là nhà ở, là đạocứu cánh, là cồn bãi lớn, là cha, là mẹ, cho đến sinh ra Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát vì muốnlợi ích, an lạctấtcả chúng sinh, nên học sáu Ba-la-mật này. Nếu muốnhọc sáu Ba-la-mật này nên ở nơi Bát-nhã Ba-la-mật này tu học như lý, hiểu rõ nghĩacủa nó, như thật suy nghĩ, như thật quán sát. Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mậtdẫn đường, mở bày, hiển liễunăm Ba-la-mật kia. Lạinữa, năm Ba-la-mậtnếu lìa Bát-nhã Ba-la-mật thì không đượcgọi là Ba-la-mật. Vì thế, Tu-bồ-đề, Bồ-tát Ma-ha-tát nếu muốn không khởi niềm tin ở kẻ khác, không theo lời nói củakẻ khác, thì nên tu học Bát-nhã Ba-la-mật này.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, những tướng gì là Bát-nhã Ba-la-mật?
Phậtdạy: Tu-bồ-đề,tướng không chấp trước là Bát-nhã Ba-la-mật.
Tu-bồ-đề hỏi: Có nhân duyên khiếntấtcả các pháp cũng có tướng không chấp trước như tướng không chấp trướccủa Bát-nhã Ba-la-mật không?
Phật nói: Tu-bồ-đề, có nhân duyên khiếntấtcả các pháp cũng có tướng không v như tướng không chấp trướccủa Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Tu¬bồ-đề, vì tấtcả các pháp là Không, là Ly. Vì thế, Tu-bồ-đề, giống như tất cả các pháp có tướng không chấp trước vì Không, vì Ly, Bát-nhã Ba-la¬mật có tướng không chấp trướccũng vì Không, vì Ly.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếutấtcả các pháp là Không, là Ly, tại sao Phật nói tấtcả chúng sinh có nhiễm, có tịnh? Thế Tôn, trong pháp Không không có nhiễm, không có tịnh; trong pháp Ly không có nhiễm, không có tịnh. Thế Tôn, tức pháp Không, pháp Ly này là không thể có sở đắc, Vô thượng Chính đẳng Chính giác khác với pháp Không, pháp Ly này, cũng không có pháp có thể có sở đắc Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Thế Tôn, con nay không thể hiểu được nghĩa như thế, nguyện Phật Thế Tôn vì con tuyên thuyết.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Tấtcả chúng sinh, trong dòng sinh tử, có chấp trước Ngã, Ngã sở không?
Tu-bồ-đề nói: Đúng vậy, Thế Tôn. Chúng sinh, trong dòng sinh tử, chấp trước Ngã, Ngã sở.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Ngã, Ngã sở có phải Không không?
Tu-bồ-đề nói: Đúng vậy, Thế Tôn. Ngã, Ngã sở là Không.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Có phải vì chúng sinh chấp trước Ngã, Ngã sở nên luân chuyển sinh tử không?
Tu-bồ-đề nói: Đúng vậy, Thế Tôn. Vì chúng sinh chấp trước Ngã, Ngã sở nên luân chuyển sinh tử.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Nên biết các pháp nhiễm chỉ tùy vào cái được chúng sinh thụ nhận, chấp trước mà nói là nhiễm. Nếu các chúng sinh không thụ nhận, tức không thể có nhiễm, cũng không có ngườibị nhiễm. Vì thế không có Ngã, Ngã sở. Vì không có Ngã, Ngã sở nên nóilà tịnh. Nếu các chúng sinh không nhận, không chấp trước,thì cũng không thể có tịnh, cũng không có người đượctịnh. Tu-bồ-đề, vì nghĩa này nên ở trong tấtcả các pháp Không, ở trong tấtcả các pháp Ly, nói là nhiễm, nói làtịnh. Tu¬bồ-đề, các Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật nên hành như thế.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn, khéo thuyết nghĩa này. Trong tất cả các pháp Không, trong tấtcả các pháp Ly, nói nhiễm, nói tịnh, không nhận, không chấp trước. Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật nên hành như thế. Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát hành như thế, đó là không hành sắc, không hành thụ,tưởng, hành, thức. NếuBồ-tát Ma-ha-tát hành như thế, thì khắp thế gian, trời, người, A-tu-la v.v… đều kính phục, không bị họ làm cho động loạn. Lạinữa, Bồ-tát Ma-ha-tát nếu hành như thế tức không lẫntạpvớihạnh Thanh Văn, Duyên Giác, không trú các địa vị Thanh Văn, Duyên Giác. Vì sao? Người hành như thế là hành không có hành, trú không chỗ trú, có thể nhập Phật tính, nhập Như Lai tính, Tự nhiên trí tính, Nhất thiết trí tính. Thế Tôn, người hành như thế là tối thượng, vô thắng, tương ưng với Thắng hành Bát-nhã Ba-la-mật. Vì thế Bồ-tát Ma-ha-tát, ngày đêm siêng hành như thế,tức có thể gần Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cho đến có thể nhanh chóng thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Giải thích Kinh Địa Tạng


Vầng sáng từ phương Đông


Hạnh phúc là điều có thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.173.32 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập