Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 5 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 5


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.42 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.51 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 5: Phúc Đức Chân Chính (Phần 2)
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, vì chúng sinh khắp Diêm-phù-đề, đềudạymỗi người khiến tu bốn Thiền định. Kiêu-thi¬ca, ý ông thế nào? Người kia vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người đốivới Bát-nhã Ba¬la-mật này phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-đề, vì Bát-nhã Ba-la-mật này biên chép thành kinh, thụ trì đọctụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa đó; đốivới Chính pháp này sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiếnhọ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát-nhã Ba-la¬mật này là đạoBồ-tát, các ông ở trong pháp này nên tu học nhưđã tuyên thuyết. Ngườihọc như thế gọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các loài hữu tình, đều khiến an trú Thựctế Chân như.” Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Ngoài chúng sinh ở khắp Diêm-phù-đề này, nếu có chúng sinh khắpbốn Đại châu, mỗimột đều được giáo hóa khiến tu bốn Thiền định. Lại ngoài số này, nếu có chúng sinh khắp Tiểu thiên thế giới, mỗimột đều được giáo hóa khiến tu bốn Thiền định. Lại ngoài số này, nếu có chúng sinh khắp Trung thiên thế giới, mỗimột đều được giáo hóa khiến tu bốn Thiền định. Lại ngoài số này, nếu có chúng sinh khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗimột đều được giáo hóa khiến tu bốn Thiền định. Lại ngoài số này, như thế cho đến chúng sinh khắp vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗimột đều được giáo hóa khiến tu bốn Thiền định. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người kia vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát-nhã Ba¬la-mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-đề, thụ trì đọc tụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa này, ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiếnhọ thụ tŕ, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát-nhã Ba-la-mật này là đạoBồ-tát. Các ông ở trong pháp này nên tu học nhưđã tuyên thuyết. Ngườihọc như thế gọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giớihữu tình, đều khiến an trú Thựctế Chân như.” Kiêu-thi-ca, nên biết người này đượcrất nhiều phúc.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu chúng sinh ở khắp Diêm-phù-đề,mỗimột đều đượcdạytu bốn Vô lượng hành, bốn Vô sắc định, cho đến tu tấtcả thần thông, phạmhạnh, các thiền định và các phúc hạnh. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người kia vì nhân duyên này được phúc nhiều không.
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát-nhã Ba-la-mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-đề, vì Bát-nhã Ba-la-mật này biên chép thành kinh, thụ trì đọctụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa đó, ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiếnhọ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát-nhã Ba-la-mật này là đạo Bồ-tát. Các ông ở trong pháp này nên tu học nhưđã tuyên thuyết. Học như thế mớigọi là đắc Pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giớihữu tình, đều khiến an trú Thựctế Chân như.” Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Ngoài chúng sinh ở khắp Diêm-phù-đề này, mỗi mỗi đều đượcdạytu vô lượng vô biên thần thông, phạmhạnh, các pháp thiền định và các phúc hạnh. Kiêu-thi-ca, nếu chúng sinh khắpbốn Đại châu, khắp Tiểu thiên thế giới, khắp Trung thiên thế giới, khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗimỗi đều đượcdạytu vô lượng vô biên thần thông, phạmhạnh, các pháp thiền định và các phúc hạnh. Ngoài mỗimộtsố trên, Kiêu-thi-ca, giả như có chúng sinh ở khắp vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗimột đều đượcdạytu vô lượng vô biên thần thông, phạmhạnh, các pháp thiền định và các phúc hạnh. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-đề; vì Bát-nhã Ba-la-mật này biên chép thành kinh, thụ trì đọctụng, tâm sinh hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa đó; ở nơi Chính pháp, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiếnhọ thụ tŕ, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát-nhã Ba-la-mật này là đạoBồ-tát. Các ông nên ở trong pháp này tu học nhưđã được tuyên thuyết. Ngườihọc như thế mớigọi là đắc Pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giớihữu tình, đều khiến an trú Thựctế Chân như.” Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này đượcrất nhiều phúc.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân lấy Bát-nhã Ba¬la-mật này, biên chép thành kinh, tự mình thụ trì đọctụng, khuyến khích người khác khiếnhọ đọctụng, tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người dùng pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, rộng vì người khác giải thích nghĩa cho họ. Kiêu-thi-ca, nên biết Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này đượcrất nhiều phúc.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế tôn, nên vì những người nào giảng nói Bát-nhã Ba-la-mật này?
Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân đối với Bát-nhã Ba-la-mật này không thể biết rõ thì nên nói cho họ. Vì sao? Kiêu-thi-ca, trong đờivị lai sẽ có người nói Bát-nhã Ba-la-mậttương tự. Nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân vì muốn chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nghe Bát-nhã Ba-la-mậttương tự này, học ở trong đó, tứcbị sai loạn, chẳng phải biết rõ chân chính.
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế tôn, trong đờivị lai nói Bát-nhã Ba¬la-mậttương tự kia là thế nào? Lại làm sao có thể biện biệt rõ ràng?
Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi-ca, trong đờivị lai có cácTỷ¬khưu nói rằng sắc là vô thường; hoặc thân, hoặc tâm đến giới định tuệ đều không có, đều lìa sở quán. Người nói như thế, nên biết là nói Bát-nhã Ba-la-mậttương tự.
Kiêu-thi-ca, thế nào gọi là Bát-nhã Ba-la-mậttương tự?Họ nói thế này: “Vì sắc hoại nên quán sắc vô thường; thụ,tưởng, hành, thức hoại nên quán thụ,tưởng, hành, thức vô thường; nếucầu như thế chính là hành Bát-nhã Ba-la-mật.” Kiêu-thi-ca, nên biết nói như thế đềugọi là Bát-nhã Ba-la-mậttương tự.
Kiêu-thi-ca, nay ông nên biếtsắc không hoại nên quán sắc vô thường, thụ,tưởng, hành, thức không hoại nên quán thụ,tưởng, hành, thức vô thường; người nói như thế chính là tuyên thuyết như thật Bát-nhã Ba-la¬mật. Kiêu-thi-ca, chính vì nghĩa này, nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân có thể vì người khác giảng nói như thật Bát-nhã Ba-la-mật, nên biết Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này đượcrất nhiều phúc.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, vì chúng sinh khắp Diêm-phù-đề, đều khiến trú quả Tu-đà-hoàn. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát-nhã Ba¬la-mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-đề, dùng Bát¬nhã Ba-la-mật này biên chép thành kinh, thụ trì đọctụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói; hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ; ở nơi Chính pháp, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiếnhọ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát-nhã Ba-la¬mật này là đạoBồ-tát; các ông nên ở trong đó tu học nhưđã được tuyên thuyết. Học như thế mớigọi là đắc Pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giớihữu tình, đều khiến an trú Thựctế Chân như.” Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều. Vì sao? Quả Tu-đà-hoàn từ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra.
Kiêu-thi-ca, như trên đã nói, nếu người vì chúng sinh khắp Diêm-phù-đề khiến an trú quả Tu-đà-hoàn, tạo phúc hạnh. Ngoài số này, giả sử hoặc chúng sinh khắpbốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả Tu-đà-hoàn, tạo phúc hạnh. Lại ngoài số này, Kiêu-thi-ca, giả như chúng sinh ở khắp vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả Tu-đà-hoàn. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát-nhã Ba¬la-mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-đề,lấy Bát¬nhã Ba-la-mật này biên chép thành kinh, thụ trì đọctụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói; hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ, ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiếnhọ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát-nhã Ba-la-mật này là đạoBồ-tát, các ông nên tu học Pháp này nhưđã nói.
Học như thế mớigọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô Thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giớihữu tình, đều khiến an trú Thựctế Chân như.” Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được rất nhiều phúc. Vì sao? Quả Tu-đà-hoàn từ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca, nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân vì chúng sinh khắp Diêm-phù-đề, đều khiến an trú quả Tư-đà-hàm. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát-nhã Ba-la-mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-đề, vì Bát-nhã Ba-la-mật này biên chép thành kinh, thụ trì đọctụng sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ, ở nơi Chính pháp, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiếnhọ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát-nhã Ba-la-mật này là đạoBồ-tát, ông nên ở trong đó tu học nhưđã được tuyên thuyết. Học như thế mớigọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác, có thể độ hết các giớihữu tình đều khiến an trú Thựctế Chân như.” Kiêu¬thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này đượcrất nhiều phúc. Vì sao? Quả Tư-đà-hàm từ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra.
Kiêu-thi-ca, như trên đã nói. Nếu người vì chúng sinh khắp Diêm-phù-đề, đều khiến an trú quả Tư-đà-hàm, làm phúc hạnh. Ngoài số này, giả như nếu có chúng sinh ở khắpbốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả Tư-đà-hàm. Ngoài số này, Kiêu-thi-ca, giả như có chúng sinh ở khắp vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả Tư-đà-hàm. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát-nhã Ba¬la-mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề trú pháp Bồ-đề,lấy Bát-nhã Ba-la-mật này biên chép thành kinh, thọ trì đọctụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ; ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiếnhọ thụ tŕ, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát-nhă Ba-la¬mật này là đạoBồ-tát, các ông nên ở trong đó tu học nhưđã được tuyên thuyết. Học như thế mớigọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giớihữu tình, đều khiến an trú Thựctế chân chư.” Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này đượcrất nhiều phúc. Vì sao? Quả Tư-đà-hàm từ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân vì chúng sinh khắp Diêm-phù-đề, đều khiến an trú quả A-na-hàm. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát-nhã Ba¬la-mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-tát; vì Bát-nhã Ba-la-mật này, biên chép thành kinh, thụ trì đọctụng, sinh tâm hoan hỷ; vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ, ở nơi Chính pháp này sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiếnhọ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát-nhã Ba-la¬mật này là đạoBồ-tát, ông nên ở trong đó tu học nhưđã được tuyên thuyết. Học như thế mớigọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giớihữu tình, đều khiến an trú Thựctế Chân như.” Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều. Vì sao? Quả A-na-hàm từ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra.
Kiêu-thi-ca, như trên đã nói, nếu người vì chúng sinh khắp Diêm-phù-đề đều khiến an trú quả A-na-hàm, tạo phúc hạnh; ngoài số trên, giả như nếu có chúng sinh ở khắpbốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả A-na-hàm. Ngoài số này, Kiêu-thi-ca, giả như có người vì chúng sinh ở khắp vô lượng vô số ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả A-na-hàm. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát-nhã Ba¬la-mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-đề;lấy Bát¬nhã Ba-la-mật này biên chép thành kinh, thụ trì đọctụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ, ở nơi Chính pháp này sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiếnhọ thọ tŕ, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát-nhă Ba-la¬mật này là đạoBồ-tát, các ông nên ở trong đó tu học nhưđã được tuyên thuyết. Học như thế mớigọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giớihữu tình, đều khiến an trú Thựctế Chân như.” Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều. Vì sao? Quả A-na-hàm từ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu Thiện nam tử, thiệnnữ nhân vì chúng sinh khắp Diêm-phù-đề, đều khiến an trú quả A-la-hán. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát-nhã Ba¬la-mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-tát; vì Bát-nhã Ba-la-mật này biên chép thành kinh, thụ trì đọctụng, sinh tâm hoan hỷ, vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ; ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiếnhọ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát-nhã Ba-la¬mật này là đạoBồ-tát, ông nên ở trong đó tu học nhưđã được tuyên thuyết. Học như thế mớigọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giớihữu tình, đều khiến an trú Thựctế Chân như.” Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này đượcrất nhiều phúc. Vì sao? Quả A-la-hán từ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra.
Lạinữa, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này nương theo Bát-nhã Ba-la-mật đã được tuyên thuyếttức có thể chuyển theo đó. Vì chuyển theo đó, như được tuyên thuyết, tức có thể tu học, đạt được pháp Phật trước đây, thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì thế Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Duyên Giác cho đến Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, đềutừ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra; được sinh ra như thế nên chứng đắc đúng như lý.
Kiêu-thi-ca, như trên đã nói. Nếu người vì chúng sinh khắp Diêm-phù-đề, đều khiến an trú quả A-la-hán; ngoài số này, giả sử chúng sinh ở khắp bốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả A-la-hán. Ngoài số này, Kiêu-thi-ca, giả sử nếu có chúng sinh ở khắpHằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú quả A-la-hán. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế tôn, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này, phúc họ đạt được trở thành rất nhiều, tính, đếm, ví dụ, không thể biết được.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát-nhã Ba¬la-mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-đề; vì Bát-nhã Ba-la-mật này, biên chép thành kinh, thụ trì đọctụng, sinh tâm hoan hỷ; vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ; ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiếnhọ thụ trì, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát-nhã Ba-la-mật này là đạocủaBồ-tát, các ông nên ở trong đó tu học nhưđã được tuyên thuyết. Học như thế mớigọi là đắc pháp, tức có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giớihữu tình, đều khiến an trú Thựctế Chân như.” Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc rất nhiều. Vì sao? Quả A-la-hán từ Bát-nhã Ba-la¬mật này sinh ra.
Lạinữa, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này nương theo Bát-nhã Ba-la-mật đã được tuyên thuyếttức có thể chuyển theo đó. Vì chuyển theo đó, như được tuyên thuyết, tức có thể tu học, đạt được pháp Phật trước đây, thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, Vì thế Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Duyên Giác và Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác kia, đềutừ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra; được sinh ra như thế nên chứng đắc đúng như lý.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, vì chúng sinh ở khắp Diêm-phù-đề, hoặc khắpbốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, cho đến chúng sinh khắpHằng hà sasố ba ngàn Đại thiên thế giới, đều khiến an trú các quả Duyên Giác. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người này nhờ nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Rất nhiều, Thế tôn.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này nhờ nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người ở nơi Bát-nhã Ba¬la-mật này, phát tâm tin hiểu, phát tâm Bồ-đề, trú pháp Bồ-tát; lấy Bát¬nhã Ba-la-mật này biên chép thành kinh, thụ trì đọctụng, sinh tâm hoan hỷ; vì người giảng nói, hoặc vì người giải thích nghĩa cho họ; ở nơi Chính pháp này, sinh tâm thanh tịnh, lìa các nghi hoặc, khuyến khích người khác khiếnhọ thụ tŕ, nói như thế này: “Thiện nam tử các ông, Bát-nhã Ba-la-mật này là đạocủa Bồ-tát, ông nên ở trong đó tu học nhưđã được tuyên thuyết. Học như thế mớigọi là đắc pháp, có thể sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể độ hết các giớihữu tình đều khiến an trú Thựctế Chân như.” Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này đượcrất nhiều phúc. Vì sao? Quả Duyên Giác từ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra.
Lạinữa, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này nương theo Bát-nhã Ba-la-mật được tuyên thuyết, tức có thể chuyển theo đó. Vì có thể chuyển theo đó tức có thể tu học, đạt được pháp Phật trước đây, thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì thế Tu-đà-hoàn cho đến Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác đềutừ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra; được sinh ra như thế nên chứng đắc đúng như lý.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu chúng sinh ở khắp Diêm-phù-đề đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác; nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân vì Bát-nhã Ba-la-mật này, biên chép thành kinh, bố thí khắptấtcả khiến họ thụ trì, thì không bằng có ngườilấy Bát-nhã Ba-la-mật này, biên chép thành kinh, đưa cho Bồ-tát Ma-ha-tát đã trú Bất thoái chuyển, khiếnhọở nơi Bát-nhã Ba-la-mật này, tu họctương ưng, kiên cố tăng trưởng, thành tựurộng lớn viên mãn Phật pháp. Kiêu-thi-ca, nên biết Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này đượcrất nhiều phúc. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Kiêu-thi-ca, như trên đã nói, nếu chúng sinh khắp Diêm-phù-đề đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Ngoài số này, giả sử chúng sinh ở khắpbốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, cho đếnHằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới, đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân lấy Bát-nhã Ba-la-mật này, biên chép thành kinh, bố thí khắptấtcả khiếnhọ thụ trì, thì, Kiêu-thi-ca, không bằng có ngườilấy Bát-nhã Ba-la-mật này, biên chép thành kinh, đưa cho Bồ-tát Ma-ha-tát đã trú Bất thoái chuyển, khiếnhọở nơi Bát-nhã Ba-la¬mật này, tu họctương ưng, kiên cố tăng trưởng, thành tựurộng lớn viên mãn Phật pháp. Kiêu-thi-ca, nên biết Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này đượcrất nhiều phúc. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu chúng sinh ở khắp Diêm-phù-đề,tấtcả đều trú Bất thoái chuyển. Nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân lấy pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, vì tấtcả mà giải thích nghĩa. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người này nhờ nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế tôn, phúc đức Thiện nam tử, Thiện nữ nhân này có được trở thành rất nhiều, vô lượng vô biên; tính, đếm, ví dụ đều không thể biết được.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, người này nhờ nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người, vì một ngườisắp chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, mà lấy pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, giải thích nghĩa. Nên biết người này được phúc rất nhiều. Kiêu-thi-ca, như trên đã nói, chúng sinh ở khắp Diêm-phù-đề đều trú địaBất thoái chuyển, nếu có người vì họ mà giải thích nghĩa này. Ngoài số này, giả như có chúng sinh ở khắpbốn Đại châu, hoặc khắp Tiểu thiên thế giới, hoặc khắp Trung thiên thế giới, hoặc khắp ba ngàn Đại thiên thế giới, cho đến khắpHằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới, tấtcả đều trú địaBất thoái chuyển. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân lấy pháp môn Bát-nhã Ba-la¬mật này, đều vì tấtcả mà giải thích nghĩa này. Kiêu-thi-ca, ý ông thế nào? Người này vì nhân duyên này được phúc nhiều không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế tôn, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này được phúc đức vô lượng vô biên, tính, đếm, ví dụ không thể biết được.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, người này vì nhân duyên này tuy được nhiều phúc nhưng không bằng có người, vì một ngườisắp chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, lấy pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, giải thích nghĩa này; nên biết người này được phúc rất nhiều. Kiêu-thi-ca, vì Bồ-tát Ma¬ha-tát tu học Bát-nhã Ba-la-mật này nên sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát nương Bát-nhã Ba-la-mật mà chuyển nên đượcgần Vô thượng Chính đẳng Chính giác; vì gầnvới Vô thượng Chính đẳng Chính giác nên nương Bát¬nhã Ba-la-mật đã đượcdạy và nhận lãnh; vì đượcdạy, nhận như thế nên gầnvới Nhất thiết trí. Vì thế nên dùng đủ loạilương thực, yphục, ngọa cụ,ydược cúng dường Bát-nhã Ba-la-mật, nương theo đó mà tạotấtcả phúc hạnh. Người đó được phúc đứcvô lượng vô biên. Vì sao? Đượcgần Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thành tựu Nhất thiết trí.
Bấy giờ Tôn giả Tu-bồ-đề khen Thiên chủ Đế Thích: Hay thay! Hay thay! Kiêu-thi-ca, ông khéo mở đường cho các Bồ-tát Ma-ha-tát; lại có thể hộ niệm các Bồ-tát Ma-ha-tát. Kiêu-thi-ca, các đệ tử Phật đều vì pháp Vô thượng Chính đẳng Chính giác, hộ niệm các Bồ-tát Ma-ha-tát, khiến phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, khiến trú quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Các Bồ-tát Ma-ha-tát quá khứ đều nhờ học sáu Ba-la-mật này nên phát tâm Bồ-đề, trú quả Bồ-đề. Nay Phật Thế tôn cũng học sáu Ba-la-mật này nên được quả Bồ-đề; các Bồ-tát Ma-ha-tát vị lai cũng thế. Vì thế, Kiêu-thi-ca, nếuBồ-tát Ma-ha-tát không học sáu Ba-la¬mật này tức không thể được quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




San sẻ yêu thương


Có và Không


Thắp ngọn đuốc hồng


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.70.44 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập