Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 13 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 13


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.28 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.35 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 12: Hiển Thị Thế Gian (Phần 2)
Phậtbảo Tu-bồ-đề:Lạinữa, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thậtvô lượng vô số chúng sinh, và các dị kiếncủabổ-đặc-già-la, sự sinh diệtcủa các hành. Làm thế nào Như Lai biết các chúng sinh, và các dị kiếncủabổ-đặc-già-la, sự sinh diệtcủa các hành? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ các hành sinh diệt do chúng sinh khởi, nương sắc mà sinh, nương thụ, tưởng, hành, thức mà sinh. Nương sắc, thụ,tưởng, hành, thức mà sinh là thế nào? Đó là các dị kiến mà bổ-đặc-già-la khởi. Như cho Ngã và thế gian là thường, sắc là thường, Ngã và thế gian là vô thường, vừa thường vừa vô thường, không phải thường không phải vô thường. Như thế, Ngã và thế gian là thường; thụ,tưởng, hành, thức là thường; Ngã và thế gian là vô thường, vừa thường vừa vô thường, không phải thường không phải vô thường. Thụ,tưởng, hành, thức là vô thường, vừa thường vừa vô thường, không phải thường không phải vô thường.
Lạinữa, Ngãvà thế gian là hữu biên. Sắclà hữu biên. Ngã và thế gian là vô biên, vừahữu biên vừa vô biên, không phảihữu biên không phải vô biên. Sắc là vô biên, vừahữu biên vừa vô biên, không phảihữu biên không phải vô biên. Như thế, Ngã và thế gian là hữu biên. Thụ,tưởng, hành, thức là hữu biên. Ngã và thế gian là vô biên, vừahữu biên vừa vô biên, không phảihữu biên không phải vô biên. Thụ,tưởng, hành, thức là vô biên, vừahữu biên vừa vô biên, không phảihữu biên không phải vô biên.
Lạinữa, sau khi chết, sắc đi như thế, không đi như thế,vừa đi như thế vừa không đi như thế, không phải đi như thế không phải không đi như thế. Như thế, thụ,tưởng, hành, thức, sau khi chết, đi như thế, không đi như thế,vừa đi như thế vừa không đi như thế, không phải đi như thế không phải không đi như thế.
Lạinữa, thân chính là thần, thân khác thần khác. Như thế sắc, thụ,tưởng, hành, thứctức thân, tức thần. Sắc, thụ,tưởng, hành, thức khác thân, khác thần. Thấy như thế đềunương nămuNn mà khởi.
Những điều này đều là cái nhìn u mê, dị biệtcủabổ-đặc-già-la. Như Lai đều như thật biết rõ tấtcả. Tu-bồ-đề, vì nghĩa này nên Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, có thể biết vô lượng vô số chúng sinh, và các dị kiếncủabổ-đặc-già-la sinh diệt như thế.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, biết rõ như thật tướng củasắc, thụ,tưởng, hành, thứccủavô lượng vô số chúng sinh. Làm thế nào
Như Lai biếttướng sắccủa chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ Như Như củasắc. Làm thế nào Như Lai biếttướng của thụ,tưởng, hành, thứccủa chúng sinh? Tu-bồ-đề, đó là biết rõ Như Như của thụ,tưởng, hành, thức.
Tu-bồ-đề, vì nghĩa này nên Như Lai nói Như của chúng sinh sinh tử tức Như củanămuNn, Như củanămuNntức Như của thế gian. Vì sao? Như củanămuNn và Như của thế gian không khác. Vì thế, Như Như củanăm uNn là Như của thế gian, Như Như của thế gian là Như củatấtcả các pháp, Như Như củatấtcả các pháp là Như của quả Tu-đà-hoàn, Như Như của quả Tu-đà-hoàn là Như của quả Tư-đà-hàm, Như Như của quả Tư-đà¬hàm là Như của quả A-na-hàm, Như Như của quả A-na-hàm là Như của quả A-la-hán, Như Như của quả A-la-hán là Như của quả Duyên Giác, Như Như của quả Duyên Giác là Như của Như Lai. Vì thế quả Như Lai và quả Thanh Văn, Duyên Giác, và nămuNn thế gian, cho đếntấtcả các pháp đều cùng một Như. Các Như Như như thế chẳng phải nhất tính, chẳng phải đa tính, là đủ loại tính, lìa đủ loại tính, không hai, không phân biệt, không tạo tác, không cùng tận.
Tu-bồ-đề, Như Lai nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, được Như Như này; vì chứng Như này, nên gọi là Như Lai. Vì nhân duyên này, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, nói Bát-nhã Ba-la-mật có thể hiển bày thế gian, Bát-nhã Ba-la-mật là mẹ chư Phật, sinh ra chư Phật. Do từđó sinh ra nên biết rõ như thật Như Như củatấtcả các pháp đó không khác nhau; vì chứng Như này nên xuất hiện ở đời, thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như Phật nói, pháp Như Như tối thượng, sâu xa. Phật nhờ Như này nên được quả Bồ-đề. Thế Tôn, pháp này sâu xa, người nào có thể tin hiểu? Chẳng phảiBồ-tát Ma-ha-tát trú bất thoái chuyển, A-la-hán nguyện mãn, bổ-đặc-già-la chính kiến, mới có thể tin hiểu?
Phật nói: Tu-bồ-đề, đúng thế, đúng thế, như ông nói. Lạinữa, Tu-bồ-đề, pháp Như Như là tướng vô tận, tối thắng, sâu xa. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác như thật tuyên thuyếttướng vô tận đó.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích và các chúng Thiên tử khác ở Dục giới, hai vạn Phạm chúng Thiên tửở Sắc giới, đi đến chỗ Phật; đếnrồi, đầumặtlễ dưới chân Phật, lui đứng một bên.
Bấy giờ, các Thiên tử bạch Phật: Thế Tôn, Phật đã nói pháp tối thượng, sâu xa. Trong đó, có tướng gì?
Phật nói: Các Thiên tử, các pháp lấy Không làm tướng, Vô tướng Vô nguyện làm tướng. Tướng này không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh. Pháp giớitịch tĩnh, giống như hư không, không nơiy chỉ, là tướng, không phảitướng. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác nói sắc, thụ, hành, thức, tướng cũng thế, làtướng, không phảitướng; mà các tướng này, tướng không thể hoại. Thế gian, trời, người, A-tu-la v.v…, không thể làm hoại. Vì sao? Vì trời, người, A-tu-la, v.v…, đều có tướng. Các Thiên tử,nếu có ngườihỏi aitạohư không, người này có hỏi đúng không?
Các Thiên tử bạch Phật: Không, Thế Tôn. Hư không không đượctạo ra. Vì sao? Hư không là vô vi, ai có thể tạo được.
Phậtbảo các Thiên tử: Đúng thế, đúng thế. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác từ pháp Vô nhị sinh, nói tướng các pháp cũng là tướng Vô nhị. Vì sao? Vì Như Lai đượctướng này, tức không có chỗ trú. Vì thế, Phật nói các pháp không có tướng tạo tác.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, tướng này sâu xa. Vì Như Lai đượctướng này nên thành Đẳng Chính giác, dùng trí Vô ngại thuyết Bát-nhã Ba-la-mật; mà Bát-nhã Ba-la-mật này mới là hành xứ của chư Phật.
Phậtbảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, hiển bày như thậttướng thế gian kia. Tu-bồ-đề, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác y chỉở pháp, cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán đốivới pháp; pháp được nói đótức Bát-nhã Ba-la-mật. Có Phật, không có Phật, pháp này vẫn thường trú. Vì thế, Như Lai ychỉ Bát-nhã Ba-la-mật. Do ychỉ nên Như Lai tu tập Bát-nhã Ba-la-mật. Do tu tập nên được Nhất thiết trí.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Ông nay nên biết, Phật là người biết ơn, có thể trảơn. Nếu như có ngườihỏirằng ai làngười biết ơn, có thể báo ơn, thì nên đáp rằng Phật là người biết ơn, có thể báo ơn. Vì sao? Như Lai nhờ hành đạo, học pháp nên được Vô thượng Chính đẳng Chính giác; nay lạihộ niệm đạo này, pháp này. Tu-bồ-đề,sở hành, sở họccủa Như Lai chính là Bát¬nhã Ba-la-mật. Vì nghĩa này, Như Lai gọi là người báo ơn chân thật.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai biếttấtcả các pháp không tạo tác; vì tướng không tạo tác nên được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nay lại như thật nói tấtcả các pháp không tạo tác, tướng không tạo tác, cũng là Như Lai chân thật báo ơn.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như Lai biếttấtcả các pháp đều đếntừ trong Bát-nhã Ba-la-mật; nay lại như thật nói Bát-nhã Ba-la-mật hiển bày thế gian, cũng là Như Lai chân thật báo ơn.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Các pháp đó không biết, không thấy, làm thế nào Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác nói Bát-nhã Ba-la-mật hiển bày thế gian?
Phậtbảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Hay thay! Hay thay! Ông có thể hỏi Phật nghĩa sâu xa này. Tu-bồ-đề, đúng thế, đúng thế.Tấtcả các pháp không biết, tấtcả các pháp không thấy. Tấtcả các pháp không biết, không thấy là thế nào? Nghĩalà tấtcả các pháp là Không, không nương tựa. Vì thế tất cả các pháp không thấy, không biết. Vì Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác được pháp này nên nói Bát-nhã Ba-la-mật có thể hiển bày thế gian. Hiển bày thế gian là thế nào? Tu-bồ-đề,nếu không thấysắc, không thấy thụ,tưởng, hành, thứctức là hiển bày thế gian.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, không thấysắc, không thấy thụ,tưởng, hành, thức là thế nào?
Phật nói: Tu-bồ-đề,nếu không vin vào sắc mà sinh thức thì gọi là không thấysắc; nếu không vin vào thụ,tưởng, hành, thức mà sinh thức thì gọi là không thấy thụ,tưởng, hành, thức. Tu-bồ-đề,nếu không thấysắc, thụ, tưởng, hành, thứctức không thấy thế gian; nếu không thấy thế gian như thế thì gọi là thấy đúng thế gian. Thế nào là thấy đúng thế gian? Nghĩa là vì thế gian Không, vì thế gian lìa tướng, vì thế gian tịch tĩnh, vì thế gian không nhiễm. Bát-nhã Ba-la-mật hiển bày như thế. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác cũng nói như thế.
Phẩm 13: Không Nghĩ Bàn
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa tối thượng nàyvì việclớn mà ra đời, vìviệc không thể nghĩ bàn, việc không thế cân, việc không thể lường, việc không thể đếm, việc không gì ngang bằng mà ra đời.
Phật nói: Tu-bồ-đề, đúng thế, đúng thế. Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa, tối thượng vì việclớn mà ra đời, vì việc không thể nghĩ bàn, việc không thế cân, việc không thể lường, việc không thể đếm, việc không gì ngang bằng mà ra đời.
Tu-bồ-đề, vì việc không thể nghĩ bàn mà ra đời là thế nào? Nghĩa là pháp Như Lai, pháp Phật, pháp Tự nhiên trí, pháp Nhất thiết trí, các pháp như thế không thể nghĩ bàn, chẳng phải tâm, chẳng phải tâm sở có thể chuyển, trong đó không có phân biệt. Vì thế Bát-nhã Ba-la-mật vì việc không thể nghĩ bàn mà ra đời.
Tu-bồ-đề, vì việc không thể cân mà ra đời là thế nào? Nghĩa là pháp Như Lai, pháp Phật, pháp Tự nhiên trí, pháp Nhất thiết trí, các pháp như thế, tâm không thể cân. Vì thế, Bát-nhã Ba-la-mật vì việc không thể cân mà ra đời.
Tu-bồ-đề, vì việc không thể lường mà ra đời là thế nào? Nghĩa là pháp Như Lai, pháp Phật, pháp Tự nhiên trí, pháp Nhất thiết trí, các pháp như thế vượt ngoài mọisựđolường, không có hạnlượng. Vì thế, Bát-nhã Ba¬la-mật vì việc không thể lường mà ra đời.
Tu-bồ-đề, vì việc không thể đếm mà ra đời là thế nào? Nghĩa là pháp Như Lai, pháp Phật, pháp Tự nhiên trí, pháp Nhất thiết trí, các pháp như thế vượt ngoài các số,số không đếm được. Vì thế, Bát-nhã Ba-la-mật vì việc không thể đếm mà ra đời.
Tu-bồ-đề, vì việc không gì ngang bằng mà ra đời là thế nào? Nghĩa là pháp Như Lai, pháp Phật, pháp Tự nhiên trí, pháp Nhất thiết trí, các pháp như thế không có gì ngang bằng, huống làvượt quá. Vì thế, Bát-nhã Ba¬la-mật vì việc không gì ngang bằng mà ra đời.
Tu-bồ-đề lạibạch Phật: Thế Tôn, nếu pháp Như Lai, pháp Phật, pháp Tự nhiên trí, pháp Nhất thiết trí, các pháp như thế không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không thể đếm, không gì ngang bằng, thì sắc kia cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không thể đếm, không gì ngang bằng, thụ,tưởng, hành, thứccũng không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không thể đếm, không gì ngang bằng sao?
Phậtbảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế, Tu-bồ-đề. Vìsắc không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không thể đếm, không gì ngang bằng; thụ,tưởng, hành, thức không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không thể đếm, không gì ngang bằng, cho đếntấtcả các pháp cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không thể đếm, không gì ngang bằng. Vì trong pháp tính, sắc không có tâm, không có tâm sở pháp; thụ,tưởng, hành, thức, ở trong Pháp tính, không có tâm, không có tâm sở pháp, cho đếntấtcả các pháp, ở trong Pháp tính, cũng không có tâm, không có tâm sở pháp.
Tu-bồ-đề, vì sắc, thụ,tưởng, hành, thức, ở trong Pháp tính, không có tâm, không có tâm sở pháp, nên không thể nghĩ bàn, không thể cân, cho đến tấtcả các pháp cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân. Tu-bồ-đề, vì sắc, thụ,tưởng, hành, thức không thể lường, cho đếntấtcả các pháp cũng không thể lường. Vì sao? Sắc, thụ,tưởng, hành, thức, không thể lường được, cho đếntấtcả các pháp cũng không thể lường được. Vì không thể lường được, tứcsắc, thụ,tưởng, hành, thức cho đếntấtcả các pháp không có tạo tác. Vì không tạo tác, tứcsắc, thụ,tưởng, hành, thức cho đếntấtcả các pháp đều không sinh. Vì không sinh, nên sắc, thụ,tưởng, hành, thức cho đếntấtcả các pháp đều không thể lường. Tu-bồ-đề, vì sắc, thụ, tưởng, hành, thức không thể đếm, cho đếntấtcả các pháp cũng không thể đếm. Vì sao? Vì vượt ngoài phần, số. Tu-bồ-đề, vì sắc, thụ,tưởng, hành, thức không có gì ngang bằng, cho đếntấtcả các pháp cũng không có gì ngang bằng. Vì sao? Vì bình đẳng như hư không. Tấtcả các pháp cũng thế.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Ý ông thế nào? Hư không có tâm, tâm sở pháp không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phật nói: Tu-bồ-đề,tấtcả các pháp kia cũng thế. Vì hư không không thể nghĩ bàn, tấtcả các pháp cũng không thể nghĩ bàn. Vì hư không không thể cân, tấtcả các pháp cũng không thể cân. Vì hư không không thể lường, tấtcả các pháp cũng không thể lường. Vì hư không không thể đếm, tấtcả các pháp cũng không thể đếm. Vì hư không không có gì ngang bằng, tấtcả các pháp cũng không có gì ngang bằng. Vì thế các pháp lìa mọi phân biệt. Nếu phân biệt thì đều là nghiệp thức.
Tu-bồ-đề, chấmdứtmọisự cân lường tính toán gọi là không thể nghĩ bàn. Vì không cân được nên gọi là không thể cân. Vì không có hạnlượng nên gọi là không thể lường. Vì vượt ngoài các số nên gọi là không thể tính toán. Vì như hư không nên gọi là không gì ngang bằng. Vì duyên này, nên biết pháp Như Lai, pháp Phật, pháp Tự nhiên trí, pháp Nhất thiết trí, cho đếntấtcả các pháp đều như hư không, không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không thể tính toán, không gì ngang bằng.
Lúc nói pháp môn không thể nghĩ bàn cho đến không gì ngang bằng này, trong hội có năm trămTỷ-khưu, hai mươiTỷ-khưu-ni, không thụ các pháp, đượchết các lậu, tâm khéo giải thoát; sáu mươi Ưu-bà-tắc, ba mươi Ưu-bà-di, xa lìa trầncấu, đượcmắt pháp thanh tịnh, tức ở trước Phật đều được thụ ký; hai mươiBồ-tát đều chứng Vô sinh pháp nhẫn, mà các Bồ¬tát ở Hiền kiếp này sẽ được thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa, tối thượng, trước đây Phật đã nói vì việclớn mà ra đời; tướng đó thế nào?
Phật nói: Tu-bồ-đề, Bát-nhã Ba-la-mật vì việclớn mà ra đời. Ông nay nên biết, đó là pháp Phật, pháp Duyên Giác, pháp Thanh Văn, đều trú trong Bát-nhã Ba-la-mật. Tu-bồ-đề, ví như ở đời, Vương tử Sát-đế-lợi được quán đỉnh rồi, ở vào ngôi vua, có việc vua và việc thành, nước, việc người dân, v.v…, đều giao phó cho Đại thần. Các Đại thần nhậnmệnh rồi, thống nhất mà làm. Bát-nhã Ba-la-mậtcũng thế. Có pháp Phật, pháp Duyên Giác, pháp Thanh Văn, pháp đều trú trong Bát-nhã Ba-la-mật. Bát-nhã Ba-la-mật thống nhấtmọi pháp. Mọi pháp như thế gọi là việc lớn. Vì thế, Bát-nhã Ba-la-mật vì việclớn mà ra đời.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Bát-nhã Ba-la-mật vì không nhậnsắc, không cố chấp sắc mà ra đời; vì không nhận, không cố chấp thụ,tưởng, hành, thức mà ra đời; vì không nhận, không cố chấp quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán mà ra đời; vì không nhận, không cố chấp quả Duyên Giác mà ra đời; vì không nhận, không cố chấp Nhất thiết trí mà ra đời.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật không nhận, không cố chấp Nhất thiết trí mà ra đời là thế nào?
Phậtdạy Tu-bồ-đề: Ý ông thế nào? Pháp A-la-hán ông chứng được có thấy, có thể nhận, có thể cố chấp không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Pháp con chứng được, trong đó, không có thấy, cũng không thể nhận, cũng không thể cố chấp.
Phật nói: Tu-bồ-đề, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng thế. Có pháp Như Lai cho đến pháp Nhất thiết trí, trong các các pháp này đều không có thấy, không nhận, không cố chấp . Vì thế, Bát-nhã Ba-la-mật không nhận, không cố chấp Nhất thiết trí nên ra đời.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như Phật thuyết, Bát-nhã Ba-la-mật không nhận, không cố chấp,tối thượng, sâu xa, hiếm có, khó được. Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát mới trú Đại thừa kia, nếu nghe nói như thế, mà không lo, không sợ,cũng không lùi mất, sinh tin hiểu; nên biết Bồ-tát như thế đầy đủ nhân chính, ở nơi Phật trước đây đã gieo thiệncăn. Vì thế, nay được nghe Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, cũng không sinh lo sợ, tâm tịnh, tin hiểu.
Phậtcố chấp : Tu-bồ-đề, đúng thế, đúng thế, như ông nói.
Bấy giờ, các Thiên tử Dục giới, Sắc giới, v.v…, bạch Phật: Thế Tôn, Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này tối thượng, sâu xa, khó hiểu, khó vào. Nếu người được nghe Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, sinh tin hiểu; nên biết người này, ở nơi Phật trước đây, đã gieo thiệncăn.
Thế Tôn, giả như chúng sinh ở ba ngàn Đại thiên thế giới, tấtcả đều đã trú địa Tin làm, các chúng sinh này, hoặc trọnmột kiếp, hoặc chưatới một kiếp, như lý tu hành, thì không bằng có người có thể trong một ngày, đốivới Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này, như lý suy nghĩ, an trú Pháp nhẫn. Công đức người này gấp đôi người trước.
Phậtbảo các Thiên tử: Đúng thế, đúng thế. Chính pháp Bát-nhã Ba-la¬mậttối thượng, sâu xa. Giả như chúng sinh ở ba ngàn Đại thiên thế giới, tấtcảđã trú địa Tin làm, hoặc trọnmột kiếp, hoặc chưatớimột kiếp, như lý tu hành, thì không bằng có người, đốivới Chính pháp Bát-nhã Ba-la¬mật này, như lý suy nghĩ, an trú Pháp nhẫn. Công đức người này gấp đôi người trước. Vì thế, các ông, đốivới Chính pháp này, tôn trọng, cung kính, như lý tu hành.
Bấy giờ các Thiên tửở Dục giới, Sắc giới, v.v…, đềubạch Phật: Thế Tôn, Đại Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mậttối thượng, sâu xa, hiếm có, khó được. Chúng con đều tùy hỷ, đỉnh nhận. Các Thiên tửđóxưng tán như thế rồi, tức đầumặtlễ dưới chân Thế Tôn, đi quanh bên phải ba vòng, ra khỏi Phậthội, cách đó không xa, thì Nn thân không hiện, tấtcả đều trở về cõi Trờicủa mình.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vào thiền


Về mái chùa xưa


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.144.244 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập