Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 7 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 7


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.38 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.47 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 6: Tùy Hỷ HồiHướng (Phần 2)
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như trước có nói, hành bốn Vô lượng cho đến hành năm Thần thông. Ngoài số lượng như thế, giả sử tấtcả chúng sinh ở ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗimỗi đều được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Cũng ngoài số lượng nhóm phúc như thế, giả sử tất cả chúng sinh ở ba ngàn Đại thiên thế giới, mỗimỗi đều được quả Duyên Giác. Cũng ngoài số lượng nhóm phúc như thế, Tu-bồ-đề, giả sử tấtcả chúng sinh ở ba ngàn Đại thiên thế giới đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, các chúng sinh này tức đượcgọi là Bồ-tát phát tâm. Mỗi mỗiBồ-tát này đều ở Hằng hà sa số kiếp dùng thức ănuống, áo quần, đồ nằm, thuốc men, và các loại nhạccụ khác, bố thí tấtcả chúng sinh ở Hằng hà sa số thế giới. Khi các Bồ-tát bố thí như thế,mỗimỗi đều khởi thượng tâm tối thắng, sinh tưởng tôn trọng. Tu-bồ-đề, ý ông thế nào? Các Bồ-tát này được phúc nhiều không?
Tu-bồ-đề bạch Phật: Rất nhiều, Thế Tôn. Nhóm phúc này vô lượng vô số, vô biên; phần tính, phần đếm, phần ví dụ, cho đến ô-ba-ni-sát-đàm phần đều không thểđolường.
Phật nói: Không thể, Tu-bồ-đề.Nếu có các Thiện nam tử trú Bồ-tát thừa, tu tập phương tiện Bát-nhã Ba-la-mật này, được Bát-nhã Ba-la-mật che chở, thì có thể dùng căn lành nhỏđóhồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tức là như thậthồihướng pháp giới. Hồihướng như thế, nhóm phúc có được, so với nhóm phúc bố thí củaBồ-tát trước thì trăm phần kia không bằng một phần, ngàn phần không bằng một, vạn ức câu¬chi na-dữu-đa phần, cho đến ô-ba-ni-sát-đàm phần đều không bằng một. Vì sao? Căn lành phương tiện Bát-nhã Ba-la-mật này hơn hành bố thí với tâmcó sở đắccủaBồ-tát trước, vì nhóm phúc này không thể sánh bằng.
Bấy giờ,bốn Đại Thiên Vương có hai vạn Thiên tửở tại Phậthội nghe nói như thế, chấp tay cung kính cùng bạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma¬ha-tát, ở nơi Bát-nhã Ba-la-mật này, tu tập phương tiện, được Bát-nhã Ba¬la-mậtbảovệ, có thể dùng căn lành như thậthồihướng Nhất thiết trí kia. Hồihướng như thế là hồihướng lớn. Nhóm phúc có đượchơn nhóm phúc bố thí với tâm có sở đắccủaBồ-tát trước.
Bấy giờ, có mườivạn Thiên tử cõi trời Tam Thập Tam, tức thờimưa các hoa trời, hương trời, hương xoavàhương bột, v.v…, và đủ loạicờ phướn, lọng báu, âm nhạc vi diệucủa trời, cho đếntấtcả y phục quý giá trang nghiêm của trời, các châu báu của trời. Dùng các thứ như thế cung kính cúng dường mà nóithế này: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát tu tập phương tiện Bát-nhã Ba-la-mật này, được Bát-nhã Ba-la-mậtbảovệ, có thể dùng căn lành hồihướng pháp giới. Hồihướng như thế là hồihướng lớn, nhóm phúc có đượchơn nhóm phúc bố thí với tâm có sở đắccủaBồ-tát trước. Thế Tôn, các Thiên tử chúng con đều cung kính, cúng dường, tôn trọng, xưng tán đốivới tâm tối thắng được sinh bởiBồ-tát Ma-ha-tát như thế.
Lúc các Thiên tửđó phát lời nói này, âm thanh củahọ tấtcả các thế giới đều nghe.
Lúc này mườivạn Thiên tửở trờiDạ-ma, mườivạn Thiên tửở trời Tri Túc, mườivạn Thiên tửở trời Hóa Lạc, mườivạn Thiên tửở trời Tha Hóa Tự Tại; các chúng Thiên tử như thếở Dục giới. Lại có trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ, trời Đại Phạm, trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang, trời Quang Âm, trời ThiểuTịnh, trời Vô Lượng Tịnh, trời Biến Tịnh, trời Vô Vân, trời Phúc Sinh, trời Quảng Quả, trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện, trờiSắcCứu Cánh, củaSắc giới. Các chúng Thiên tửở các cõi trời như thế,tấtcả đều chấp tay, cung kính mà bạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn. NếuBồ-tát Ma-ha-tát ở nơi Bát-nhã Ba-la-mật này tu tập phương tiện, được Bát-nhã Ba-la-mậtbảovệ, có thể dùng căn lành hồihướng pháp giới. Hồihướng như thế hơn nhóm phúc bố thí với tâm có sở đắccủaBồ-tát trước.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Thiên tửở trờiTịnh Cư, v.v…: Như trước có nói, ba ngàn Đại thiên thế giới có Bồ-tát phát tâm, mỗimột trong Hằng hà sa số kiếpcủa mình đềurộng bố thí chúng sinh. Ngoài số lượng nhóm phúc như thế, Thiên tử, giả sử tấtcả chúng sinh ở Hằng hàsa số ba ngàn Đại thiên thế giới, đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Các Bồ-tát phát tâm này, mỗimỗi trong Hằng hà sa số kiếpcủa mình, dùng thức ănuống, áo quần, đồ nằm, thuốc men và các nhạccụ khác, bố thí khắp chúng sinh ở Hằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới. NếuBồ-tát Ma-ha-tát, ở nơi Bát-nhã Ba-la-mật này, tu tập phương tiện, được Bát-nhã Ba-la-mậtbảovệ, có thể đốivớicăn lành các nhóm giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiếncủa chư Phật quá khứ hiệntạivị lai, và căn lành của Duyên Giác, Thanh Văn; đủ loạicăn lành như thế, hòa hợp, tụ tập, xưng kể, đolường, lấy tâm tối thượng, tốicực, tối thắng, tối diệu, rộng lớn vô lượng, không gì bằng, không thể so sánh, thảy đều tùy hỷ. Dùng căn lành tùy hỷ này, như thậthồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Tu-bồ-đề, nhóm phúc tùy hỷ như thế củaBồ-tát này so với hành phúc bố thí củaBồ-tát trước, thì trăm phần kia không bằng một phần này, ngàn phần không bằng một, vạn ức câu-chi na-dữu-đa phần cho đến ô-ba-ni¬sát-đàm phần đều không bằng một. Vì sao? Người đầy đủ phương tiện Bát-nhã Ba-la-mậthơnBồ-tát hành bố thí với tâm có sở đắc ở trước.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như Phật đã nói. Bồ-tát Ma-ha-tát tu tập phương tiện Bát-nhã Ba-la-mật, được Bát-nhã Ba-la-mật bảovệ, đốivới các căn lành có thể dùng tâm tối thượng, tốicực, tối thắng, tối diệu, rộng lớn vô lượng, không gì bằng, không thể so sánh, như thật tùy hỷ hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Thế Tôn, thế nào làtâmtối thượng, tốicực, cho đến không thể so sánh? Lạinữa, thế nào gọi là như thật tùy hỷ?
Phậtbảo Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát, ở nơi các pháp quá khứ, hiện tại, vị lai, không nắm, không bỏ, không nhớ, không được, lìa các nghi hoặc, không sinh phân biệt, không có pháp quá khứđã sinh đã diệt, không có pháp vị lai chưa sinh chưa diệt, không có pháp hiệntại đang sinh đang diệt. Nên quán các pháp giống như hư không, lìa tấtcả các tướng, không bị động chuyển, không sinh, không diệt, không đi, không lại. Tướng các pháp đó chính là tính của các pháp; theo Pháp tính đó mà như thật tùy hỷ. Giống như tùy hỷ,hồihướng cũng thế. Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát, ở nơitấtcả các pháp, có thể khởi tâm này, thì gọi là tâm tối thượng, tốicực, tối thắng, tối diệu, rộng lớn vô lượng, không gì bằng, không thể so sánh; tức dùng tâm này mà tùy hỷ thì mới có thể đượcgọi là như thật tùy hỷ. Dùng căn lành tùy hỷ này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, vì thế gọi là như thậthồihướng.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như trên đã nói, Hằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới có tấtcả Bồ-tát phát tâm; mỗimột trong Hằng hàsasố kiếpcủa mình tu hạnh bố thí. Ngoài số này ra, Tu-bồ-đề,nếutấtcả chúng sinh ở Hằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Các Bồ-tát phát tâm này, mỗimỗi trong Hằng hà sasố kiếp của mình, tu trì tịnh giới, thân làm điều lành, nói điều lành, nghĩđiều lành. Các Bồ-tát đó, trong Hằng hà sa số kiếp, trì giới như thế, không sinh lỗilầm. NếuBồ-tát Ma-ha-tát, ở nơi Bát-nhã Ba-la-mật này, tu tập phương tiện, được Bát-nhã Ba-la-mậtbảovệ, có thể đốivớicăn lành các nhóm giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiếncủa chư Phật quá khứ hiệntạivị lai, và căn lành của Duyên Giác, Thanh Văn; đủ loạicăn lành như thế, hòa hợp, tụ tập, xưng kể, đolường, lấy tâm tối thượng, tốicực, tối thắng, tối diệu, rộng lớn vô lượng, không gì bằng, không thể so sánh, thảy đều tùy hỷ. Dùng căn lành tùy hỷ này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Tu-bồ-đề, nhóm phúc tùy hỷ như thế củaBồ-tát này so với hành phúc trì giớicủaBồ-tát trước, thì trăm phần kia không bằng một phần này, ngàn phần không bằng một, vạn ức câu-chi na-dữu-đa phần cho đến ô-ba-ni-sát-đàm phần đều không bằng một. Vì sao? Người đầy đủ phương tiện Bát-nhã Ba-la-mậthơnBồ-tát hành trì giớivới tâm có sở đắc ở trước.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như trước có nói, Hằng hàsa số ba ngàn Đại thiên thế giới có tấtcả Bồ-tát phát tâm, mỗimỗi trong Hằng hàsasố kiếpcủa mình hành trì tịnh giới. Ngoài số này ra, Tu-bồ-đề,nếutấtcả chúng sinh ở Hằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Các Bồ-tát phát tâm này, mỗimỗi trong Hằng hà sa số kiếpcủa mình, giữ hạnh nhẫn nhục, không tức, không giận, cho đến không khởitấtcả các niệm ác. Các Bồ-tát kia, trong Hằng hà sasố kiếp, nhẫn nhục như thế, không sinh tức giận. NếuBồ-tát Ma-ha-tát, ở nơi Bát¬nhã Ba-la-mật này, tu tập phương tiện, được Bát-nhã Ba-la-mậtbảovệ, có thể đốivớicăn lành các nhóm giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiếncủa chư Phật quá khứ hiệntạivị lai, và căn lành của Duyên Giác, Thanh Văn; đủ loạicăn lành như thế, hòa hợp, tụ tập, xưng kể, đolường, lấy tâm tối thượng, tốicực, tối thắng, tối diệu, rộng lớn vô lượng, không gì bằng, không thể so sánh, thảy đều tùy hỷ. Dùng căn lành tùy hỷ này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Tu-bồ-đề, nhóm phúc tùy hỷ như thế củaBồ-tát này so với hành phúc nhẫn nhụccủaBồ-tát trước, thì trăm phần kia không bằng một phần này, ngàn phần không bằng một phần, trăm ức câu-chi na-dữu-đa phần cho đến ô-ba-ni-sát-đàm phần đều không bằng một. Vì sao? Người đầy đủ phương tiện Bát-nhã Ba-la-mật hơnBồ-tát hành nhẫn nhụcvới tâm có sở đắc ở trước.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như trên đã nói, Hằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới có tấtcả Bồ-tát phát tâm; mỗimỗi trong Hằng hàsasố kiếpcủa mình giữ hạnh nhẫn nhục. Ngoài số này ra, Tu-bồ-đề,nếutấtcả chúng sinh ở Hằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Các Bồ-tát phát tâm này, mỗimỗi trong Hằng hà sa số kiếpcủa mình, tu hạnh tinh tiến, dũng mãnh, kiên cố, không lui, không mất, xa lìa hôn trầm, thụy miên và các pháp chướng. Các Bồ-tát đó, trong Hằng hà sa số kiếp, tinh tiến như thế, không sinh lười biếng, thoái lui. NếuBồ-tát Ma-ha-tát, ở nơi Bát-nhã Ba-la-mật này, tu tập phương tiện, được Bát-nhã Ba-la-mậtbảovệ, có thể đốivớicăn lành các nhóm giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiếncủa chư Phật quá khứ hiệntạivị lai, và căn lành của Duyên Giác, Thanh Văn; đủ loạicăn lành như thế, hòa hợp, tụ tập, xưng kể, đolường, lấy tâm tối thượng, tốicực, tối thắng, tối diệu, rộng lớn vô lượng, không gì bằng, không thể so sánh, thảy đều tùy hỷ. Dùng căn lành tùy hỷ này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Tu-bồ-đề, nhóm phúc tùy hỷ như thế củaBồ-tát này so với hành phúc tinh tiếncủaBồ-tát trước, thì trăm phần kia không bằng một phần này, ngàn phần không bằng một, vạn ức câu-chi na-dữu-đa phần cho đến ô-ba-ni-sát-đàm phần đều không bằng một. Vì sao? Người đầy đủ phương tiện Bát-nhã Ba-la-mậthơnBồ-tát hành tinh tiếnvới tâm có sở đắc ở trước.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Như trước có nói, Hằng hàsa số ba ngàn Đại thiên thế giới có tấtcả Bồ-tát phát tâm, mỗimỗi trong Hằng hàsasố kiếpcủa mình tu hạnh tinh tiến. Ngoài số này ra, Tu-bồ-đề,nếutấtcả chúng sinh ở Hằng hà sa số ba ngàn Đại thiên thế giới đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Các Bồ-tát phát tâm này, mỗimỗi trong Hằng hà sa số kiếpcủa mình, tu bốn Thiền định, an trú tịch tĩnh. Các Bồ-tát kia trong Hằng hà sa số kiếp, tu định như thế, xa lìa tấtcả các tướng động, loạn, v.v…. NếuBồ-tát Ma-ha-tát, ở nơi Bát-nhã Ba-la-mật này, tu tập phương tiện, được Bát-nhã Ba-la-mậtbảovệ, có thể đốivớicăn lành các nhóm giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiếncủa chư Phật quá khứ hiệntại vị lai, và căn lành của Duyên Giác, Thanh Văn; đủ loạicăn lành như thế, hòa hợp, tụ tập, xưng kể, đolường, lấy tâm tối thượng, tốicực, tối thắng, tối diệu, rộng lớn vô lượng, không gì bằng, không thể so sánh, thảy đều tùy hỷ. Dùng căn lành tùy hỷ này hồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Tu-bồ-đề, nhóm phúc tùy hỷ củaBồ-tát này so với hành phúc tu định củaBồ-tát trước, thì trăm phần kia không bằng một phần này, ngàn phần không bằng một, vạn ức câu-chi na-dữu-đa-phần cho đến ô-ba¬ni-sát-đàm phần đều không bằng một. Vì sao? Người đầy đủ phương tiện Bát-nhã Ba-la-mậthơnBồ-tát hành tu định với tâm có sở đắc ở trước.
Phậtbảo Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát, đốivới sáu pháp môn Ba-la¬mậtcủa chư Phật quá khứ, hiệntại, vị lai, muốn như lý tu học, như thật tùy hỷ, thì ở nơi các pháp nên trú nghĩa như thật. Nghĩa như thậttức là tính giải thoát, Giống như được giải thoát, bố thí cũng thế. Giống như được giải thoát, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ cũng đều như thế. Giống như được giải thoát, giải thoát cũng thế. Giống như được giải thoát, giải thoát tri kiếncũng thế. Giống như được giải thoát, tâm tùy hỷ và hành phúc tùy hỷ cũng thế. Giống như được giải thoát, tâm hồi hướng và pháp hồihướng cũng thế. Giống như được giải thoát, pháp quá khứđã diệt, pháp vị lai chưa sinh, pháp hiệntại không trú cũng đều như thế. Giống như được giải thoát, vô lượng vô số tấtcả chư Phật trong ba đời ở mười phương và các pháp Phậtcũng thế. Giống như được giải thoát, có Bồ-tát, Duyên Giác, Thanh Văn và các pháp củahọ cũng thế. Các pháp như thế cho đếntấtcả các pháp, không buộc, không cởi, không trú, không dính; tính của được giải thoát tức là tính của các pháp.
Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát đốivớitấtcả các pháp đều biết như thế, thì đốivới sáu pháp môn Ba-la-mật, nên tu học như thế, tùy hỷ như thế. Dùng căn lành tùy hỷ này, như thậthồihướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Phẩm 7: Nhân Duyên Địa Ngục (Phần 1)
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật sinh ra Nhất thiết trí trí. Tính Nhất thiết trí là Bát-nhã Ba-la-mật sao?
Phật nói với Xá-lợiTử: Đúng thế, đúng thế, giống như ông nói.
Xá-lợiTử lạibạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật nên được kính lễ; Bát-nhã Ba-la-mật nên được tôn trọng. Bát-nhã Ba-la-mật là ánh sáng lớn. Bát-nhã Ba-la-mật thanh tịnh không nhiễm. Bát-nhã Ba-la-mật soi chiếurộng lớn. Bát-nhã Ba-la-mật nhiếptướng tam giớitức tính tam giới. Bát-nhã Ba-la-mật là mắt thanh tịnh, có thể soi tấtcả các pháp nhiễm, phiền não. Bát-nhã Ba-la-mật là nơi ychỉ. Bát-nhã Ba-la-mật là pháp vô thượng. Bát-nhã Ba-la-mậtrộng nhiếp các pháp phầnBồ-đề. Bát-nhã Ba¬la-mật là đèn pháp lớn, soi khắptấtcả các chỗ tốităm ở thế gian. Bát-nhã Ba-la-mật là không có sợ hãi, có thể cứutấtcả chúng sinh sợ hãi. Bát-nhã Ba-la-mật chính là năm con mắt, có thể soi tấtcả các đạo thế gian và ngoài thế gian. Bát-nhã Ba-la-mật là ánh sáng trí tuệ, soi phá tấtcả các pháp si ám, v.v…. Bát-nhã Ba-la-mậtdẫn đầutấtcả, chỉ dẫn chúng sinh hướng vào thánh đạo. Bát-nhã Ba-la-mật là chỗ chứa Nhất thiết trí, thu hết chướng ngại phiền não, v.v…, để trừ diệt. Bát-nhã Ba-la-mật là pháp không sinh, pháp không diệt, pháp không khởi, pháp không tạo tác. Bát¬nhã Ba-la-mậttự tướng vốn không. Bát-nhã Ba-la-mật là mẹ của các Bồ¬tát. Bát-nhã Ba-la-mật là mắtcủa các pháp, soi sáng mườiLực, bốn Vô úy của chư Phật. Bát-nhã Ba-la-mật là chỗ nương tựa, có thể cứutấtcả chúng sinh không chỗ nương tựa. Bát-nhã Ba-la-mật là pháp an lạc, có thể trừ khổ não sinh tử của chúng sinh. Bát-nhã Ba-la-mật có thể hiển bày tự tính chân thậtcủa các pháp. Bát-nhã Ba-la-mật thuận theo pháp tướng, tròn đủ mười hai hành của balần chuyển Pháp luân.
Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật có đủ loại công đức như thế, các Bồ-tát Ma¬ha-tát đốivới pháp môn này nên chiêm lễ, cung kính như thế nào?
Phậtbảo Tôn giả Xá-lợiTử:Bồ-tát Ma-ha-tát đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này nên xem như là Thầy, như là Phật, tôn trọng, cung kính, chiêm lễ,xưng tán. Chiêm ngưỡng cung kính Bát-nhã Ba-la-mật như thế, tức là chiêm ngưỡng cung kính chư Phật Thế Tôn.
Bấy giờ Thiên chủ Đế Thích liền khởi niệm thế này: Tôn giả Xá-lợiTử nay vì duyên gì mà hỏi như thế. Nghĩ như thế xong, bạch trước Tôn giả Xá-lợiTử: Tôn giả, có nhân duyên gì mà hỏi Phật như thế?
Xá-lợiTử nói: Kiêu-thi-ca, như Phật có nói, các Bồ-tát Ma-ha-tát tu tập phương tiện Bát-nhã Ba-la-mật, được Bát-nhã Ba-la-mậtbảovệ,tức có thểở nơitấtcả căn lành kia, như thật tùy hỷ, như thậthồihướng Nhất thiết trí kia. Bát-nhã Ba-la-mật này có công đứclớn, hơncả hành phúc bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định củaBồ-tát có tâm sở đắc. Vì nhân duyên này, ta hỏi như thế. Kiêu-thi-ca, ông nay nên biết Bát-nhã Ba¬la-mật này dẫn đầunăm Ba-la-mật, chỉ dẫn khiến vào con đường Nhất thiết trí. Ví như thế gian có người mù, tuy muốn đến chỗ có trăm ngàn vạn chúng nhưng đều không thể biết đường đi. Nếu không có thầydẫn đường, họ không bao giờ có thểđi đến chỗ của thành ấp, làng xóm. Nếu người có mắt đi trướcdẫn đường, những người mù kia có thể đến được tấtcả các nơi. Kiêu-thi-ca, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định có được giống như người mù. Tuy lại tu tập vô lượng hành phúc, muốn đến quả Nhất thiết trí, nếu không lấy Bát-nhã Ba-la-mật này để dẫn đầu, thì cuối cùng không thể như thậthướng đến con đường Nhất thiết trí; huống là có thể được quả Nhất thiết trí. Nếu các pháp bố thí, v.v…, này được Bát-nhã Ba-la-mậtdẫn đầu, tức được con mắt trí tuệ, có thể soi thấu con đường Nhất thiết trí, tức có thể hướng đến chứng quả Nhất thiết trí. Lạinữa, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định đượcsứccủa Bát¬nhã Ba-la-mậthỗ trợ; vì thế năm hành này đượcgọi là Ba-la-mật.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật là pháp nào sinh ra?
Phật nói: Xá-lợiTử, Bát-nhã Ba-la-mật, vì không thấycó sắc, nên không vì sắc mà sinh; vì không thấy thụ,tưởng, hành, thức, không nên không vì thụ,tưởng, hành, thức, mà sinh. NếunămuNn này có tướng được sinh, thì Bát-nhã Ba-la-mật vì chúng mà sinh. Nhưng nămuNn này đã không được sinh, cho nên Bát-nhã Ba-la-mật, không vì các pháp mà sinh.
Xá-lợiTử lạibạch Phật: Thế Tôn, nếu Bát-nhã Ba-la-mật sinh như thế thì sẽ được thành ở nơi pháp nào?
Phật nói: Xá-lợiTử, Bát-nhã Ba-la-mật, tuy sinh như thế nhưng không có pháp nào có thể thành. Vì không có pháp nào thành nên đượcgọi là Bát¬nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích nghe nói như thế liềnbạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật chẳng lẽ không thành ở Nhất thiết trí sao?
Phật nói: Kiêu-thi-ca, như ông nói, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng thành Nhất thiết trí. Thật ra, vì chẳng phảicó sở đắc nên thành, cũng chẳng phải danh tướng khởitạo nên thành.
Thiên chủ Đế Thích hỏi: Thế Tôn, thế nào là thành?
Phật nói: Kiêu-thi-ca, các pháp không được thành nên thành như thế.
Thiên chủ Đế Thích lạibạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn. Nay Bát-nhã Ba-la¬mật này không có sinh, không có diệt; tấtcả các pháp kia cũng không sinh, không diệt, không trú, không dính; đó là Bát-nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếu sinh tâm như thế thì có phân biệt, tức xa Bát-nhã Ba-la-mật, tứcmất Bát-nhã Ba-la-mật, tức không thành tựu Bát-nhã Ba-la-mật.
Phật nói: Tu-bồ-đề, đúng thế, đúng thế. Có nhân duyên này, tức xa Bát¬nhã Ba-la-mật, tứcmất Bát-nhã Ba-la-mật, tức không thành tựu Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật này, ở nơisắc không có hiện bày; thụ,tưởng, hành, thứccũng không có hiện bày. Vì Tu-đà-hoàn, Tư-đà¬hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Duyên Giác, Bồ-tát và Phật Thế Tôn đều không có hiện bày.
Tôn giả Tu-bồ-đề lạibạch Phật: Thế Tôn, Đại Ba-la-mật là Bát-nhã Ba¬la-mật sao?
Phật nói: Tu-bồ-đề, ý ông thế nào? Vì nhân duyên nào nói Đại Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, sắc không lớn, không nhỏ, không tụ, không tán, lìa mọi khởi tác; thụ,tưởng, hành thứccũng không lớn, không nhỏ, không tụ, không tán, lìa mọitạo tác. Các pháp mườiLực, v.v…, có đượccủa Như Lai không phải có lực, không phải không có lực, cũng không tụ, tán; cho đến Nhất thiết trí, cũng không lớn, nhỏ,tụ, tán, không khởi tác, v.v…. Vì sao? Tấtcả các pháp không lớn, nhỏ, không tụ, tán, lìa khởitạo, trú bình đẳng. NếuBồ-tát, ở nơitấtcả các pháp, có phân biệt mà nghĩ rằng ta được đầy đủ quả Nhất thiết trí, ta vì chúng sinh nói các pháp môn, có thể độ bao nhiêu chúng sinh khiến đến Niết-bàn. Bồ-tát đó nghĩ như thế tức không gọi là hành Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Bát-nhã Ba-la¬mật không có tướng như thế, không thấy chúng sinh được độ, được đắc. Vì chúng sinh không có tính nên Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không có tính. Vì chúng sinh lìa tướng nên Bát-nhã Ba-la-mậtcũng lìatướng. Vì chúng sinh không sinh nên Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không sinh. Vì chúng sinh không diệt nên Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không diệt. Vì chúng sinh không thể nghĩ bàn nên Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không thể nghĩ bàn. Vì chúng sinh không hiểu biết nên Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không hiểu biết. Vì chúng sinh như thật biết thắng nghĩa nên Bát-nhã Ba-la-mậtcũng như thật biết thắng nghĩa.Vì sức chúng sinh hộitụ nên sức Như Lai cũng hội tụ. Thế Tôn, con v́ nhân duyên như thế nên nói Đại Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, nếu các Bồ-tát Ma-ha¬tát, ở nơi pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, nghe xong nhậnkỹ, không nghi, không hỏi, sinh tin hiểu thanh tịnh, thì các Bồ-tát này mất ở chổ nào mà sinh đến đây?
Phậtbảo Xá-lợiTử: Nên biết các Bồ-tát này đã nghe nhận pháp này trong các cõi Phật ở phương khác, thưahỏi nghĩa đó, theo đó mà hiểu biết; sau khi mấttừ chỗ kia thì sinh đến đây.
Lạinữa, Xá-lợiTử.Nếu ngườitạm thời nghe được pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, liền sinh tin hiểu, sung sướng, vui mừng, tôn trọng, cung kính, như nghĩ đến Phật; nên biết người này đã được nghe nhận pháp này ở vô số Phật Thế Tôn, từ lâu đã tu diệuhạnh tối thắng củaBồ¬tát. Những người như thế được Phật khen ngợi.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


Gió Bấc


Vào thiền


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.17.80 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập