Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 18 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 18


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.37 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.45 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 19: Nghĩa Sâu Xa (Phần 2)
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử nghĩ:Bồ-tát Ma-ha-tát Từ Thịđã được trí tuệ sâu xa; trong dòng sinh tử siêng hành Bát-nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, Thế Tôn biết Xá-lợiTử tâm nghĩ như thế rồi, liềnbảo Xá-lợiTử: Ông nay tại sao khởi niệm như thế? Trong pháp của ông, ông có thấy pháp mà thủ chứng quả A-la-hán sao?
Xá-lợiTử nói: Không có pháp nào có thể thấy, cũng không có chứng.
Phậtbảo Xá-lợiTử:Bồ-tát Ma-ha-tát cũng như thế. Tuy hành Bát-nhã Ba-la-mật nhưng không có pháp nào có thể được thụ ký, cũng không có pháp nào được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì thế không nên có pháp nắmbắttướng sâu xa. Khi Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật như thế, không kinh, không sợ, các lực đầy đủ, nên nghĩ thế này: "Đốivới pháp, ta không có đắc, không có chứng; trong đó như lý tu tậptương ưng." Nếu hành như thế, đó là hành Bát-nhã Ba-la-mật.
Lạinữa, Xá-lợi-tử.Bồ-tát Ma-ha-tát, nếugặpnạn thú dữ cũng không sinh kinh sợ. Vì sao? Bồ-tát đều có thể bỏ tấtcả, làm lợi ích lớn cho tấtcả chúng sinh. Bồ-tát này lúc đó nên nghĩ rằng: "Nếu thú dữ muốn ăn thịt ta, ta sẽ cho chúng, nguyện ta sẽ được viên mãn Bố thí Ba-la-mật, đượcgần Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Siêng hành, tinh tiến như thế,sẽ được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cõi Phật thanh tịnh, trong nước không có các loại trùng, thú, trâu, súc vậtdữ;tấtcả chúng sinh không ăn nuốt nhau."
Lạinữa, Xá-lợiTử.Bồ-tát Ma-ha-tát, nếugặpnạn oán tặc, không sinh kinh sợ. Vì sao? Bồ-tát đều có thể bỏ mọi thứ sở hữucũng như thân mình, không có keo kiệt, tiếc nuối. Bồ-tát này lúc đó nghĩ thế này: "Nếu oán tặc đếncướplấy, ta sẽ cho chúng mọi thứ sở hữu chúng muốn; thậm chí có lấymạng ta, ta cũng không sinh sân hận, oán ghét. Lúc đó, không khởi thân nghiệp, không phát ngữ nghiệp, không động ý nghiệp. Ở nơi ba nghiệp,lìacác lỗilầm. Nguyện cho ta được viên mãn Trì giới Ba-la-mật, Nhẫn nhục Ba-la-mật, đượcgần Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Siêng hành, tinh tiến như thế,sẽ được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cõi Phật thanh tịnh, trong nước không có tấtcả oán tặc và các loài ác khác; các chúng sinh đó không cướp đoạt nhau."
Lạinữa, Xá-lợiTử.Bồ-tát Ma-ha-tát, nếugặpnạn không có nước, không sinh kinh sợ. Vì sao? Bồ-tát, khéo vì chúng sinh, thuyết pháp trừ khát. Bồ-tát này lúc đó nghĩ thế này: "Ta nên vì chúng sinh tuyên thuyết pháp yếu, khiến các chúng sinh đoạn trừ khát ái, tâm được thanh tịnh. Nếu thân này của tabị khát bức bách mà chết, thì khi chuyển sinh vào thế giới khác, đốivớitấtcả chúng sinh ởđó,ta cũng khởi tâm đại bi nghĩ rằng các chúng sinh này phúc đứcmỏng manh, lạigặp phảinạn không có nước này, ta thường vì các chúng sinh thuyết pháp trừ khát, kiên cố siêng hành, tinh tiến như thế, nguyện cho ta sẽ được viên mãn Tinh tiến Ba-la-mật, đượcgần Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Siêng hành, tinh tiến như thế, khi được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cõi Phật thanh tịnh, chúng sinh trong nước không bịđói khát; các chúng sinh đó phúc đức đầy đủ,tự nhiên mà có nước tám công đức, vui thích, đầy đủ."
Lạinữa, Xá-lợiTử.Bồ-tát Ma-ha-tát, nếugặpnạn đói khát, không bị kinh sợ. Vì sao? Bồ-tát mặc áo giáp tinh tiến, thân tâm thanh tịnh. Bồ-tát này lúc đó nghĩ rằng: "Nay, chúng sinh này chịu khổđói khát, thật đáng thương xót, nguyện cho ta được viên mãn Thiền định Ba-la-mật, được gần Vô thượng Chính đẳng Chính giác; siêng hành, tinh tiến như thế, khi được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cõi Phật thanh tịnh, chúng sinh trong nước không chịu khổđói khát, tấtcả đều được vui vẻ, sung sướng như ý muốn; ví như cõi trời Tam Thập Tam, tự tại, vuivẻ,tấtcả các mong muốn tùy tâm mà hiện; nguyện chúng sinh ở nước tasẽ đến kia cũng được thành tựu việc vui như thế, ở vào mọi lúc thân tâm đều thanh tịnh, chính mạng kiên cố, không sống tà mạng, tâm trú tịch tĩnh, lìa mọi tán loạn."
Lạinữa, Xá-lợiTử.Bồ-tát Ma-ha-tát, nếugặpnạnbệnh tật, không sinh kinh sợ. Vì sao? Bồ-tát đã có thể suy nghĩ, quán sát; trong đó không có pháp có thể bệnh. Bồ-tát này lúc đó nghĩ rằng: "Nay, chúng sinh này chịu các khổ bệnh, thậtrất thương xót. Nguyện cho ta được viên mãn Trí tuệ Ba-la-mật, đượcgần Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Siêng hành tinh tiến như thế, khi được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nước Phật thanh tịnh, chúng sinh trong nước lìa các khổ bệnh."
Xá-lợiTử,nếuBồ-tát Ma-ha-tát có thể siêng năng tu các hành như thế, tức được Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Lạinữa, Xá-lợiTử.Bồ-tát Ma-ha-tát, đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không nên nghĩ rằng phải tu tập thật lâu dài mới được thành tựu; lạicũng không nên kinh sợ. Vì sao? Tiềntế thế giớitức là tiềntế lâu dài. Bồ-tát, nếu tâm tương ưng sát-na, tuy là lâu dài nhưng không phải lâu dài. Vì thế Bồ-tát Ma-ha-tát không nên sinh tưởng khó hành, không nên nghĩ là lâu dài; trong đócũng không nên lùi, mất.
Lạinữa, Xá-lợiTử.Bồ-tát Ma-ha-tát, đốivới pháp như thế cùng các pháp khác, dù thấy, dù nghe, không nên kinh sợ.Bồ-tát Ma-ha-tát này nên kiên cố, phát hành tinh tiến, học như được thuyết, hành như được thuyết, tức đượctương ưng đầy đủ với Bát-nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, trong hội có một ngườinữ tên là Ngang-nga-nĩ-phược, từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước chỗ Phật, trần vai bên phải, gối phải sát đất, chấp tay cung kính, đỉnh lễ chân Phật, bạch Phật: "Thế Tôn, như pháp được nghe, con ở trong đó không sinh kinh sợ, ở đờivị lai, con cũng sẽ vì tấtcả chúng sinh nói pháp như thế." Nói như thế rồi, liềnlấy hoa vàng rải lên người Phật. Do thầnlực Phật nên hoa đótự nhiên đứng giữahư không.
Bấy giờ, Thế Tôn liền phóng ánh sáng màu vàng tịnh diệu, chiếu khắp vô lượng, vô biên tấtcả quốc độ, cho đến Phạm giới, soi sáng rộng lớn. Ánh sáng đó quay lại vòng quanh Phật ba vòng, rồi nhập vào đỉnh đầu Thế Tôn.
Bấy giờ, Tôn giả A-nan từ chỗ ngồi đứng dậy, trần vai bên phải, gối phải sát đất, chấp tay cung kính, bạch Phật: Thế Tôn, nhân gì, duyên gì mà phóng ánh sáng này? Chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, nếu không có nhân duyên thì không phóng ánh sáng.
Phật nói: A-nan, nay ngườinữ Ngang-nga-nĩ-phược này, sau khi chết, chuyển sinh sẽ được thân nam, sinh vào thế giới DiệuLạccủa cõi Phật A¬súc; ở chỗ Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác đó, cung kính, cúng dường, tu trì phạmhạnh. Ởđómất đilại sinh vào các cõi Phật khác. Như thế,từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, đời đời được sinh không lìa chư Phật, thường được chiêm lễ,gầngũi, cúng dường. Ví như Chuyển Luân Thánh Vương tôn quý, tự tại, từ cung điện này đến cung điện khác, từ sinh đếnmất, chân không đạp đất, nay ngườinữ này cũng như thế.Từ nước Phật này đếnnước Phật khác, không rời chư Phật. Cho đến ở đờivị lai, trong kiếp Tinh Tú sẽ được thành Phật, hiệu Kim Hoa Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác Minh hạnh túc Thiện Thệ Thế gian giải Vô thượng sĩĐiều ngự Trượng phu Thiên nhân sư Phật Thế Tôn, xuất hiện ở đời.
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nghĩ: Nay ngườinữ này, lúc thành Phật, ở cõi đó có chúng hội các Bồ-tát Ma-ha-tát giống như các hộicủa chư Phật không?
Bấy giờ, Thế Tôn biết A-nan tâm nghĩ như thế,bảo A-nan: Ông nay nên biết, ngườinữ Ngang-nga-nĩ-phược này, được thành Phậtrồi, trong nước Phật đó có chúng hộiBồ-tát, Thanh Văn, số lượng rất nhiều, vô lượng, vô biên, không thể xưng kể, giống như hộicủa chư Phật, không khác.
Lạinữa, A-nan. Trong cõi Phật đó, chúng sinh được an ổn, vuisướng, không có các nạn thú dữ, trộmcướp, đói khát, bệnh khổ, khô hạn v.v…; ở mọi lúc đều lìa mọisợ hãi. A-nan, Kim Hoa Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác này, lúc được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thể thành tựu công đức như thế.
Bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật: Thế Tôn, ngườinữ Ngang-nga-nĩ¬phược này, lần đầu tiên phát tâm Bồ-đề, trồng các thiệncăn ở chỗ Phật Thế Tôn nào?
Phật nói: A-nan, ngườinữ Ngang-nga-nĩ-phược này, đầu tiên ở chỗ Nhiên Đăng Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác kia, phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Bấy giờ, ta ở chỗ Nhiên Đăng Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, dùng năm nhánh hoa ưu-bát-la để cúng dường. Lúc đó ta chứng được Vô sinh pháp nhẫn, Nhiên Đăng Như Lai đó biết ta thành thục thiệncăn, liền thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nói thế này: "Thiện nam tử, ông ở đờivị lai sẽ được làm Phật, hiệu Thích-ca Mâu-ni Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác Minh hạnh túc Thiện Thệ Thế gian giải Vô thượng sĩĐiều ngự Trượng phu Thiên nhân sư Phật Thế Tôn." A-nan, bấy giờ ngườinữ này, ở Phậthội đó, nghe Phật thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác cho ta, liềncầm hoa vàng cúng dường Phật, cúng dường hoa xong thì nghĩ: "Vui thay, Thiện nam tử này nay được thụ ký. Nguyện cho ta tương lai cũng được thụ ký, cũng như người này, không khác ngày nay." A-nan, vì thế nên biết ngườinữ Ngang-nga¬nĩ-phược này phát tâm Bồ-đề từ rất lâu.
A-nan bạch Phật: Thế Tôn, hay thay! Hay thay! Nay ngườinữ này từ lâu đã tu tậphạnh Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Phật nói: A-nan, đúng vậy, đúng vậy. Nay ngườinữ này từ lâu đã tu tập hạnh Vô thượng Chính đẳng Chính giác, vì thế nay được ta thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Phẩm 20: Phương Tiện ThiệnXảo (Phần 1)
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát muốn hành Bát-nhã Ba-la-mật, nên làm thế nào học Không, làm thế nào nhập tam-ma-địa Không.
Phậtbảo Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát muốn hành Bát-nhã Ba-la-mật, nên quán sắc Không, quán thụ,tưởng, hành, thức Không, nên dùng tâm không tán loạn, quán đúng các pháp là rốt ráo Không; hoặctấtcả các pháp, hoặctấtcả các pháp tính đều không thể thấy. Tuy quán tính các pháp là Không như thế, không nên ở trong pháp đó chứng thậttế Không.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như Phật nói, Bồ-tát Ma-ha-tát không nên chứng Không. Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát trú tam-ma-địa Không, sao lại không chứng Không?
Phậtbảo Tu-bồ-đề:Bồ-tát Ma-ha-tát, tuy đều quán Không đốivớitấtcả các tướng, chỉ tu học Không mà không thủ chứng Không ở trong đó. Khi Bồ-tát đó quán như thế, nên nghĩ rằng: "Đây chỉ là lúc ta học, không phải lúc chứng." Vì thế, không trú thắng định, không nhiếp tâm sâu ràng buộc với duyên. Vì Bồ-tát Ma-ha-tát đó nhờ sức Bát-nhã Ba-la-mậthộ trì, tuy không chứng Không mà cũng mất pháp Bồ-đề phần, cũng không tận các lậu,tâmtrú tịch diệt.Vì thế,Bồ-tát Ma-ha-tát tuy hành cửa giải thoát tam-ma-địa Không nhưng không chứng Không, tuy nhậpcửa giải thoát tam-ma-địa Vô tướng nhưng không chứng Vô tướng, không trú Hữu tướng. Vì sao? Bồ-tát Ma-ha-tát này trí tuệ sâu xa, thiệncăn đầy đủ, có thể nghĩ thế này: "Nay là lúc học, không phải lúc chứng." Vì thế tuy lại quán Không nhưng không bị chướng ngại, tuy trú tam-ma-địa Không nhưng trong đó không chứng thậttế Không, vì đượcsức Bát-nhã Ba-la¬mậthộ trì.
Tu-bồ-đề, ví như người có sắctướng đoan chính, dũng mãnh tối thượng, tinh tiến, kiên cố, giàu sang, tự tại, nóilời có nghĩa, có lợivới người, biện tài vô ngại, trí tuệ sáng suốt, biết lúc, biết chỗ, biếtnơi đến, đi, thông đạt thiện ác, hiểu rõ toán số, khéo léo thành tựutấtcả các kỹ thuật, dũng mãnh, có sứcmạnh, có thểđánh lại quân thù, cho đến các việc ở đời đều hiểu rõ, được người thương mến, chiêm ngưỡng, gầngũi, tôn trọng, cung kính. Người này vì duyên này nên đến chỗ nào cũng đượclợilớn, tâmý nhu hòa, thích thú, vui vẻ.Một hôm, người này có chút nhân duyên, cùng cha mẹ,vợ con, quyến thuộc, đi qua cánh đồng trống, cựckỳ kinh sợ, trên đường hiểm ác, có giặccướp, các loài phi nhân v.v…. Lúc đó, tấtcả quyến thuộc đều lo sợ, lông dựng đứng lên. Người đó liền nói với cha mẹ, bà con: "Bà con các người đừng sinh lo sợ. Tôi có cách vượt qua yên ổn mọi hiểmnạn." Liền hóa ra nhiều người, nắm giữ đủ loại binh khí bén nhọn, bảovệ bà con vượt qua hiểmnạn này. Các giặccướp, loài phi nhân kia đều rút lui, không thể làm hại. Tấtcả bà con người đó qua đượcnạn này rồi, yên ổn, may mắn đến được châu thành, xóm làng người đóhướng đến. Vì sao? Vì người này có trí, có tuệ,dũng mãnh tối thắng, có sức mạnh lớn, kiên cố, không lùi, bọn giặccướp v.v… kia không thể địch lại. Bồ-tát Ma-ha-tát cũng như thế. Thương xót, làm lợilạctấtcả chúng sinh, thường hành bốnhạnh vô lượng Từ, Bi, Hỷ,Xả, đượcsức Bát-nhã Ba-la¬mậthộ trì nên đầy đủ phương tiện thiệnxảo, đem các thiệncănhồihướng Nhất thiết trí, tuy tu cửa giải thoát tam-ma-địa Không, Vô tướng, Vô tác nhưng không chứng Thậttế.Bồ-tát Ma-ha-tát vượt qua các phiền não và các phần phiền não, vượt qua cácác ma và kẻ giúp Ma, vượtbậc Thanh Văn vàbậc Duyên Giác, trú tam-ma-địa mà sạch hết các lậu. Vì sao? Vì Bồ-tát Ma-ha-tát đầy đủ các lực, tinh tiến, kiên cố, đượcsức Bát-nhã Ba¬la-mậthộ trì. Bồ-tát không bỏ tấtcả chúng sinh, khiến đều thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Bồ-tát Ma-ha-tát lại duyên tấtcả chúng sinh, nhập tam-muộiTừ tâm, lại nhập tam-muội Vô duyên từ tối thượng, tu tập Ba-la-mậttối thượng.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát, tuy hành cửa giải thoát tam-ma-địa Không, nhưng trong đó không chứng Vô tướng, không rơi vào Hữu tướng. Tu-bồ-đề, ví như chim bay trên không trung mà không rơi xuống đất, tuy bay giữa không mà không nương vào không, cũng không trú ở không; Bồ-tát Ma-ha-tát cũng như thế. Tuy hành Không, học Không, hành Vô tướng, họcVô tướng, hành Vô tác, học Vô tác, chưa đầy đủ Phật pháp, nhưng chẳng bao giờ rơi vào Không, Vô tướng, Vô tác. Tu-bồ-đề, lại như có ngườihọcbắnvới thầydạybắn, học đã thành thạo mà lại khéo léo, liềnbắn vào hư không. Bắnmũi tên đầurồi, lạibắnmũi tên khác, các mũi tên liền nhau như ý muốn mà không rớt xuống. Bồ-tát Ma-ha-tát cũng như thế. Vì muốn thành tựu thiệncăn Vô thượng Chính đẳng Chính giác, vì đượcsức Bát-nhã Ba-la-mậthộ trì, nếu chưa thành tựu thiệncăn Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cũng không bao giờ thủ chứng Thật tế. Đến khi thành thiệncănrồi, được viên mãn Vô thượng Chính đẳng Chính giác, lúc đóBồ-tát mới chứng Thậttế. Vì thế, Tu-bồ-đề, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật, lúc tu Bát-nhã Ba-la-mật, nên quán đúng thậttướng sâu xa của các pháp như thế. Tuy quán rồi nhưng không thủ chứng.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, việc làm củaBồ-tát Ma¬ha-tát rất khó, cựckỳ khó; tuy hành Không, học Không, nhập tam-ma-địa Không nhưng trong đó không chứng thậttế Không. Thế Tôn, thật là hiếm có, thật là hiếm có!
Phậtbảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế.Bồ-tát Ma-ha-tát tuy hành Không, học Không, nhập tam-ma-địa Không, nhưng trong đó không chứng thậttế Không. Điều này rất khó, cựckỳ khó. Điều này hiếm có, rất hiếm có. Vì sao? Tu-bồ-đề,Bồ-tát đó phát đại nguyệntối thắng như thế này: "Ta nên độ tấtcả chúng sinh, không bỏ tấtcả chúng sinh." Bồ-tát phát nguyện như thế rồi, liền vào cửa giải thoát tam-ma-địa Không, cửa giải thoát tam-ma-địaVô tướng, cửa giải thoát tam-ma-địa Vô tác. Bồ-tát tuy nhập các cửa giải thoát này nhưng trong đó không thủ chứng Thậttế. Vì sao? Vì Bồ-tát này đã đượcsứchộ trì của phương tiện thiệnxảo, có thể nghĩ thế này: "Ta không bỏ các chúng sinh. Chưa đầy đủ Phật pháp thì không bao giờ chứng thậttế Không trong đó."
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát, nếu muốn nhập tính Không sâu xa, tứccửa giải thoát tam-ma-địa Không, cửa giải thoát tam-ma-địa Vô tướng, cửa giải thoát tam-ma-địa Vô tác; Bồ-tát nếu muốn nhập các cửa giải thoát tam-ma-địa đó thì nên sinh tâm như thế này: "Tấtcả chúng sinh, trong dòng sinh tử, đeo bámtướng chúng sinh, khởi kiến có sở đắc. Ta được Vô thượng Chính đẳng Chính giác rồi, sẽ vì chúng sinh tuyên thuyết pháp yếu, đoạn trừ tướng này." Liền nhậpcửa giải thoát tam-ma¬địa Không, cửa giải thoát tam-ma-địa Vô tướng, cửa giải thoát tam-ma¬địa Vô tác. Vì Bồ-tát dùng tâm như thế và sức phương tiện trước đó, nên trong các tam-ma-địa, không thủ chứng Thậttế,cũng không giảmmất các pháp tam-muộiTừ, Bi, Hỷ,Xả. Vì sao? Vì Bồ-tát này đã đượcsức phương tiện thiệnxảohộ trì, nên lạităng thêm thiện pháp, các căn thông lợi, các sức giác đạocũng đượctăng ích.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát, nếu muốn nhậpcửa giải thoát tam¬ma-địa Không, nên sinh tâm thế này: "Tấtcả chúng sinh, trong dòng sinh tử,lại sinh tướng Ngã, cho là có sở đắc. Ta được Vô thượng Chính đẳng Chính giác rồi, sẽ vì chúng sinh tuyên thuyết pháp yếu, đoạn trừ tướng Ngã." Liền nhậpcửa giải thoát tam-ma-địa Không. Vì Bồ-tát dùng tâm như thế và sức phương tiện trước đó, nên không chứng Thậttế,cũng không giảmmất các pháp tam-muộiTừ, Bi, Hỷ,Xả. Vì sao? Bồ-tát này đã đượcsứchộ trì của phương tiện thiệnxảo, lạităng thêm thiện pháp, các căn thông lợi, cácsức giác đạocũng đượctăng ích.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát, nếu muốn nhậpcửa giải thoát tam¬ma-địa Vô tướng, nên sinh tâm thế này: "Tấtcả chúng sinh, trong dòng sinh tử, đeo bámtướng Hữu, sinh tưởng nắmbắt. Ta được Vô thượng Chính đẳng Chính giác rồi, nên vì chúng sinh tuyên thuyết pháp yếu, đoạn trừ tướng Hữu." Liền nhậpcửa giải thoát tam-ma-địa Vô tướng. Vì Bồ-tát dùng tâm như thế và sức phương tiện trước đó, nên không chứng Thậttế,cũng không giảmmất các pháp tam-muộiTừ, Bi, Hỷ,Xả. Vì sao? Bồ-tát này đã đượcsứchộ trì của phương tiện thiệnxảo, lạităng thêm thiện pháp, các căn thông lợi, các sức giác đạocũng đượctăng ích.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát, nếu muốn nhậpcửa giải thoát tam¬ma-địa Vô tác, nên sinh tâm thế này: "Tấtcả chúng sinh, trong dòng sinh tử, đeo bámcác tưởng thường, lạc, ngã, tịnh, khởi các tưởng điên đảo như thế là tướng đượctạo tác. Ta được Vô thượng Chính đẳng Chính giác rồi, sẽ vì chúng sinh tuyên thuyết pháp yếu. Đó là, đâylà vô thường, không phải thường; đâylà khổ, không phảilạc; đây là vô ngã, không phải ngã; đâylà bấttịnh, không phảitịnh. Như thế sẽ khiến đoạn trừ tưởng thường, tưởng lạc, tưởng ngã, tưởng tịnh, lìa tướng tạo tác." Liền nhậpcửa giải thoát tam-ma-địa Vô tác. Vì Bồ-tát dùng tâm như thế và sức phương tiện trước đó, nên không chứng Thậttế,cũng không giảmmất các pháp tam¬muộiTừ, Bi hỷ xả, các pháp Tam-muội. Vìsao? Bồ-tát này đã đượcsức phương tiện thiệnxảohộ trì, lạităng thêm thiện pháp, các căn thông lợi, các sức giác đạocũng đềutăng ích.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát nên sinh tâm thế này: "Tấtcả chúng sinh, trong dòng sinh tử, đeo bámcác tướng Hữu; nghĩa là, trước hành có sở đắc, nay hành có sở đắc, trước hành tưởng thường, nay hành tưởng thường, trước hành hành điên đảo, nay hành hành điên đảo, trước hành tưởng hòahợp, nay hành tưởng hòa hợp, trước hành tưởng không thật, nay hành tưởng không thật, trước khởi tà kiến, nay khởi tà kiến, trướctạo các hành sai lầm, nay tạo các hành sai lầm. Như thế,tấtcả chúng sinh, ở mọi lúc, mọinơi, tạo các hành như thế. Vì ta đượcsức Bát-nhã ba-la-mật hộ trì nên đầy đủ phương tiện thiệnxảo, siêng hành tinh tiến như thế, lúc được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sẽ vì chúng sinh nói pháp như thế, khiến chúng sinh được nhập thậttướng sâu xa của các pháp; đó là, Không, Vô tướng, Vô nguyện, Vô tác, Vô khởi, Vô sinh, Vô tính."
Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát sinh tâm như thế, đầy đủ trí tuệđó, mà lại tạo tác các pháp trú Tam giới thì không có chuyện đó.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát tu hành tương ưng nên hỏi các Bồ-tát khác rằng: "Nếu người muốn thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên học Không thế nào, nên sinh tâm thế nào để được nhập Không mà không chứng Không, nhập Vô tướng, Vô nguyện, Vô tác, Vô khởi, Vô sinh, Vô tính, mà không chứng Vô tướng cho đến Vô tính, để có thể tu tập Bát-nhã Ba-la-mật?" NếuBồ-tát đó nói thế này: "Người muốn thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, chỉ nên niệm Không, niệm Vô tướng, Vô nguyện, Vô tác, Vô khởi, Vô sinh, Vô tính." Người đó đáp lại như thế tức là lìa bỏ tấtcả chúng sinh, chưa thể đầy đủ phương tiện thiệnxảo. Nên biếtBồ-tát đó, ở chỗ Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác trước đây, chưa được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, chưa an trú địavị không thoái chuyển. Vì sao? Bồ-tát đó không thể tuyên thuyếttướng bấtcộng củaBồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển, không thể chỉđúng, trả lời đúng đốivới pháp đượchỏi.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, làm thế nào biết đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển?
Phật nói: Tu-bồ-đề, nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, dù nghe dù không nghe, tùy điều đượchỏi đều có thể chỉđúng, đáp đúng ở trong đó. Đầy đủ tướng này chính là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát hành Bồ-đề nhiều,ít có thểđáp đúng?
Phật nói: Tu-bồ-đề, ít an trú không thoái chuyển, vìthế không thểđáp đúng. Tu-bồ-đề,nếu đã an trú không thoái chuyển, nên biếtBồ-tát này thiệncăn minh tịnh, đầy đủ phương tiện, không thể bị trời, người, A-tu-la, thế gian v.v… lay động, phá hoại. Bồ-tát này có thể khéo quán sát tấtcả các pháp như mộng, nhưng trong đó không chứng Thậttế. Tu-bồ-đề, nên biết đó là tướng củaBồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về Nghiệp


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Về mái chùa xưa


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.108.105 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập