Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 2


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.47 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.62 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 1: Biết Rõ Các Hành Tướng (Phần 2)
Bấy giờ, Tôn giả Mãn Từ Tử bạch Phật: Thế Tôn, Phậtbảo Tu-bồ-đề nói Bát-nhã Ba-la-mật. Tại sao nay lại nói pháp Đại thừa?
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề liềnbạch Phật: Thế Tôn, pháp Đại thừa mà con đã nói là trái hay không trái với Bát-nhã Ba-la-mật kia?
Phật nói: Không, Tu-bồ-đề. Những điều ông nói đềuhợpvới Bát-nhã Ba¬la-mật.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề nương thầnlực Phật, bạch Phật: Thế Tôn, trong quá khứ, hiệntại, vị lai con mong cầuBồ-tát Ma-ha-tát mà không thể được. Vì sao? Vì sắc vô biên, nên Bồ-tát Ma-ha-tát cũng vô biên. Thụ,tưởng, hành, thức vô biên, nên Bồ-tát Ma-ha-tát cũng vô biên. Sắc là cái Bồ-tát không có nên không thể có sở đắc. Thụ,tưởng, hành, thức là cái Bồ-tát không có nên không thể có sở đắc. Thế Tôn, ở mọi lúc, mọinơi, mọi loại như thế,cầuBồ-tát Ma-ha-tát mà cuối cùng vẫn không thể có sở đắc. Bát¬nhã Ba-la-mậtcũng không thể thấy, không thể có sở đắc. Cho đến Nhất thiết trí cũng không thể thấy, không thể có sở đắc. Tấtcả các pháp như thế, ở mọi lúc, mọinơi, mọi loại, đều không thể thấy, không thể có sở đắc. Thế nào là pháp? Thế nào là phi pháp? Nên dùng pháp gì để dạy nhập Bát-nhã Ba-la-mật?
Thế Tôn, Bồ-tát chỉ có danh tự. Bát-nhã Ba-la-mậtcũng chỉ có danh tự. Danh tựđócũng là vô sinh. Thế Tôn, giống như nói ngã, ngã pháp rốt ráo đều vô sinh. Vì ngã không có tự tính nên tấtcả các pháp cũng như vậy. Tại sao ởđây sắclại vô trước, vô sinh? Tại sao thụ,tưởng, hành, thứclại vô trước, vô sinh? Vì tấtcả các pháp đều vô tính nên vô trước, vô sinh. Vì pháp là vô tính nên tấtcả các pháp vô sinh. Vì thế cái vô sinh cũng là vô sinh. Con nay lấy pháp vô sinh để dạy nhập Bát-nhã Ba-la-mật. Thế Tôn, nếurời pháp vô sinh mà cầutấtcả các pháp, cho đến pháp Phật, Bồ-tát, đều không thể có sở đắc. Vìsao? Nếurời pháp vô sinh, Bồ-tát Ma-ha-tát không thể thành tựuhạnh Bồ-đề kia.
Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe nói như thế mà tâm không động, không kinh, không sợ,cũng không thoái lui, không mất, nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát này hành Bát-nhã Ba-la-mật, quán tưởng Bát-nhã Ba-la-mật.
Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát đốivới Bát-nhã Ba-la-mật, dù lúc hành hay quán tưởng thì không nhậnsắc, không thấysắc sinh, không thấysắc diệt. Cũng vậy, không nhận thụ,tưởng, hành, thức; không thấy thụ, tưởng, hành, thức sinh, không thấy thụ,tưởng, hành, thức diệt. Vì sao? Nếusắc không sinh tức không phải là sắc. Nếusắc không diệttức không phảisắc. Vô sinh này cùng vớisắc không hai, không khác. Vô diệt cùng vớisắccũng không hai không khác. Nếu nói sắc, tức là hai pháp vô sinh, vô diệt. Nếu thụ,tưởng, hành, thức không sinh tức không phải thụ,tưởng, hành, thức. Nếu thụ,tưởng, hành, thức không diệttức không phải thụ, tưởng, hành, thức. Vô sinh này cùng thụ,tưởng, hành, thức không hai không khác. Vô diệt cùng thụ,tưởng, hành, thứccũng không hai không khác. Nếu nói thụ,tưởng, hành, thức, tức hai pháp vô sinh, vô diệt.
Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát đốivới Bát-nhã Ba-la-mật, quán tưởng như vậyrồi, đốivớisắc, thụ,tưởng, hành, thức không có cái được nhận, không có cái được sinh, không có cái bị diệt; cho đếntấtcả các pháp, tất cả tướng cũng như vậy. Vì sao? Nếusắc, thụ,tưởng, hành, thức vô sinh vô diệttức không phảisắc, thụ,tưởng, hành, thức. Sắc, thụ,tưởng, hành, thức này cùng vô sinh, vô diệt, không hai, không khác. Nếu nói sắc, thụ, tưởng, hành, thức, tức là hai pháp vô sinh, vô diệt.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử hỏi Tu-bồ-đề: Như tôi hiểu nghĩa Tôn giả Tu¬bồ-đề nói, Bồ-tát chính là pháp vô sinh. Nếuvậy, tại sao Bồ-tát, vì lợi ích chúng sinh, còn làm điều khó làm, còn nghĩđiều khó làm?
Tu-bồ-đề nói: Xá-lợiTử, tôi không muốn khiếnBồ-tát Ma-ha-tát làm điều khó làm, nghĩđiều khó làm. Tại sao? Nếu còn ý nghĩ khó làm thì không thể làm lợi ích vô lượng vô số chúng sinh. Nếu đốivớitấtcả chúng sinh, sinh tưởng dễ làm, tưởng vui vẻ,tưởng của người làm cha, tưởng của người làm mẹ,tưởng của người làm con củahọ, như vậy là có thể làm lợi ích vô lượng vô số chúng sinh. Bồ-tát Ma-ha-tát đốivớitấtcả chúng sinh nên sinh tưởng thế này: Ta ở mọi lúc, mọinơi, giải thoát tấtcả khổ;tấtcả chúng sinh cũng như vậy, ở mọi lúc, mọinơi, giải thoát tấtcả khổ. Ở mọinơi, chẳng bỏ chúng sinh, đều làm cho chúng sinh giải thoát khổ uNn, ở nơi tâm ý không sinh sai lầm. Bồ-tát Ma-ha-tát, đốivới chúng sinh, nếu khởi tâm như vậytức không làm điều khó làm, không nghĩđiều khó làm.
Xá-lợiTử,Bồ-tát Ma-ha-tát nên khởi tâm như thế này: Giống như ta, ở mọi lúc, mọinơi, mọi loại, rốt ráo không có gì cả, vì không thể có sở đắc; tấtcả các pháp kia, ở vào mọi lúc, mọinơi, mọi loại, rốt ráo cũng không có, vì không thể có sở đắc. Như vậy, tức đốivớitấtcả các pháp trong ngoài đều khởitưởng vô sở hữu. NếuBồ-tát Ma-ha-tát hành với tâm như
vậy, thì không làm việc khó làm, không nghĩ việc khó làm. Lạinữa, Tôn giả Xá-lợiTử. Trước đâyông nói Bồ-tát là vô sinh. Đúng vậy, đúng vậy. Bồ-tát thậtsự là vô sinh.
Xá-lợiTử hỏi: NếuBồ-tát là vô sinh, thì pháp Bồ-tát cũng vô sinh sao? Tu-bồ-đề nói: Pháp Bồ-tát cũng vô sinh. Xá-lợiTử hỏi: Nếu pháp Bồ-tát vô sinh, Nhất thiết trí kia có vô sinh
không? Tu-bồ-đề nói: Nhất thiết trí vô sinh. Xá-lợiTử hỏi: Pháp Nhất thiết trí vô sinh sao? Tu-bồ-đề nói: Pháp Nhất thiết trí cũng vô sinh. Xá-lợiTử hỏi: Nếu pháp Nhất thiết trí cũng vô sinh, các hàng dị sinh là
vô sinh sao? Tu-bồ-đề nói: Các hàng dị sinh cũng vô sinh. Lạihỏi: Pháp dị sinh kia cũng vô sinh sao? Tu-bồ-đề nói: Các pháp dị sinh cũng vô sinh. Tôn giả Xá-lợiTử hỏi Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát, pháp Bồ-tát, Nhất thiết trí,
pháp Nhất thiết trí, dị sinh, pháp dị sinh, đều vô sinh thì Bồ-tát Ma-ha-tát
kiacó sở đắc Nhất thiết trí là vô sinh, như vậytức có sở đắc vô sinh sao? Tôn giả Tu-bồ-đề nói: Xá-lợiTử, tôi không muốn làm cho pháp vô sinh trở thành có thể có sở đắc. Vì sao? Vì pháp vô sinh là không thể có sở đắc.
Xá-lợiTử hỏi: Pháp vô sinh không phải vô sinh sao? Tu-bồ-đề nói: Đúng vậy, đúng vậy. Pháp vô sinh không phải vô sinh. Xá-lợiTử hỏi: Nếu pháp kia là vô sinh thì vô sinh cũng là vô sinh sao? Tu-bồ-đề nói: Pháp sinh là vô sinh; pháp vô sinh cũng vô sinh.
Xá-lợiTử hỏi: Nếu pháp vô sinh cũng vô sinh, thì điều ông nói, điều ông thích nói là sinh hay vô sinh?
Tu-bồ-đề nói: Điều thích nói cũng vô sinh.
Xá-lợiTử hỏi: Nếu điều thích nói là vô sinh thì điều được nói có vô sinh không?
Tu-bồ-đề nói: Điều được nói, điều thích nói, tấtcả đều vô sinh.
Tôn giả Xá-lợiTử khen Tu-bồ-đề: Hay thay! Hay thay! Tu-bồ-đề, ông là bậctối thắng đệ nhất trong những người thuyết pháp. Vì sao? Với câu hỏi nào cũng đều có thể trả lời; đốivớitướng của các pháp đều không động, không hoại.
Tu-bồ-đề nói: Xá-lợiTử, pháp vốn như vậy. Các đệ tử Phật ở trong pháp vô ychỉ, tùy cái đượchỏi mà đều có thể trả lời; đốivới các tướng của pháp đều không động, không hoại. Vì sao? Tấtcả các pháp không có nơi y chỉ.
Xá-lợiTử hỏi Tu-bồ-đề:Nếutấtcả các pháp không có nơi ychỉ thì Bồ-tát Ma-ha-tát nương Ba-la-mật nào?
Tu-bồ-đề nói: Nương Bát-nhã Ba-la-mật. Xá-lợiTử, nên như thật biết. Vì tấtcả các pháp kia không có nơi ychỉ,tấtcả Ba-la-mậtcũng như vậy. NếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, nên nghĩ như thế này: “Không nói, không chỉ bày, không nghe, không có sở đắc, tâm không động, không có tướng để mong cầu, không có tướng để giữ.” Nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát này hành vô số Bát-nhã Ba-la-mật mà không rời niệm như thế.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử hỏi Tu-bồ-đề:Tại sao Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mậtlại không rời niệm đó?
NếuBồ-tát Ma-ha-tát không rời niệm như vậytức là hành mà không rời Bát-nhã Ba-la-mật. NếuBồ-tát Ma-ha-tát hành mà không rời Bát-nhã Ba¬la-mậttức là không rời niệm như vậy.
Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma-ha-tát không rời hành như thế, không rời niệm như thế, thì tấtcả chúng sinh kia cũng nên có sự hành mà không rời Bát¬nhã Ba-la-mật. Vì sao? Tấtcả chúng sinh cũng không rời hành như thế, không rời niệm như thế.
Tu-bồ-đề nói: Xá-lợiTử, điều ông nói thành tựu nghĩacủa tôi. Vì sao? Vì chúng sinh vô tính nên biết niệmcũng vô tính, chúng sinh xa lìa nên biết niệmcũng xa lìa, chúng sinh vô tâm nên biết niệmcũng vô tâm, chúng sinh không giác liễu nên biết niệmcũng không giác liễu, chúng sinh biết nghĩa như thật nên niệmcũng biết nghĩa như thật. Xá-lợiTử, tôi muốn khiến các Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật như thế.
Phẩm 2: Thiên Chủ Đế Thích
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích cùng bốnmươi ngàn Thiên chúng đều đến tụ hội, bốn Đại Thiên Vương cùng hai mươi ngàn Thiên chúng, Chủ thế giới Ta-bà Đại Phạm Thiên Vương cùng mười ngàn chúng Đại Phạm Thiên, Tịnh cư Thiên tử cùng với ngàn Thiên chúng; tấtcả như thế đều đếndự hội. Những vị Thiên tửấy đều có ánh sáng của nghiệp báo, nhưng oai thầncủa Phật có ánh sáng vượthơn nên tấtcả đều chẳng hiện.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích nói với Tôn giả Tu-bồ-đề: Chư Thiên chúng tôi cho đến Phạm chúng đều đếntụ tập,vui mừng muốn được nghe, nhận. Tôn giả Tu-bồ-đề, vì các Bồ-tát Ma-ha-tát, tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la¬mật, khiến các Bồ-tát biết thế nào là an trú, thế nào làtu học, thế nào là tương ưng.
Tu-bồ-đề nói: Kiêu-thi-ca, nay trong chúng Thiên tử này, vì nhờ sức gia trì và oai thầncủa Phật, nếu chưa phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác thì nên phát tâm; nếu đã vào chính vị tức không thể phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Vì họ vẫn còn ràng buộcvới Luân hồi. Những người như vậy, nếu có thể phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, ta cũng sẽ tùy hỷ khuyến khích khiến cho phát tâm, khiến không đứthết thiệncăn.
Bấy giờ, Thế Tôn khen: Hay thay! Hay thay! Tu-bồ-đề, ông khéo khuyến khích, chỉ đường cho các Bồ-tát Ma-ha-tát, khiếnhọ đượctương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Phật có ơn đứcrấtlớn đốivới chúng sinh. Nay con vì muốn báo ơn Phật nên mới khuyến khích, chỉ đường như thế. Vì sao? Vì đệ tử của Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác trong quá khứ cũng vì muốn báo ơn Phật mà khuyến khích chỉ đường cho các Bồ¬tát Ma-ha-tát, khiến các Bồ-tát trú pháp chân thật giống như phạmhạnh của mình, cũng dạy thành tựu Bát-nhã Ba-la-mật; do hành như vậy mà phát sinh Vô thượng trí. Thế Tôn, nay con cũng nhiếp thụ hộ trì các Bồ¬tát Ma-ha-tát như thế.Vì lực nhân duyên nhiếp thụ hộ trì như thế của con nên các Bồ-tát Ma-ha-tát nhanh chóng thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bảo Thiên chủ Đế Thích: Các ông hãy lắng nghe, như lý mà suy nghĩ. Nay ta tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật an trú pháp Không củaBồ-tát Ma-ha-tát, khiến các Bồ-tát mặc giáp Đại thừa, trang nghiêm Đại thừa. Nên biết Bát-nhã Ba-la-mật có nghĩa là không trú ở nămuNn, không trú ở nhãn căn, không trú ở sắccảnh, không trú ở nhãn thức, không trú ở nhãn xúc, cũng không trú ở các thụ do nhãn xúc sinh. Như vậy, không trú ở các căn nhĩ,tỹ, thiệt, thân, ý; không trú ở các cảnh thanh, hương, vị, xúc, pháp; không trú ở các thức nhĩ,tỹ, thiệt, thân, ý; không trú ở nhĩ xúc cho đến ý xúc; cũng không trú ở các thụ được sinh bởi nhĩ xúc cho đến ý xúc; không trú ở các giới thuộc đất, nước, lửa, gió, không, thức; không trú ở các niệmxứ, chính cần, thần túc, căn, lực, giác, đạo; không trú ở quả Tu-đà-hoàn, không trú ở quả Tư-đà-hàm, không trú ở quả A-na-hàm, không trú ở quả A-la-hán, không trú ở quả Duyên Giác, không trú ở Phật địa. Nhờ không trú ở nămuNn cho đến không trú ở Phật địa như thế nên không trú ở sắc, thụ,tưởng, hành, thức cho dù là thường hay vô thường; không trú ở sắc, thụ,tưởng, hành, thức cho dù là khổ hay lạc; không trú ở sắc, thụ,tưởng, hành, thức cho dù là không hay không phải không; không trú ở sắc, thụ,tưởng, hành, thức cho dù là ngã hay vô ngã; không trú ở sắc, thụ,tưởng, hành, thức cho dù làtịnh hay nhiễm; không trú ở sắc pháp để có sở đắc cái Không; không trú ở thụ,tưởng, hành, thức để có sở đắc cái Không; không trú nơi quả vô vi Tu-đà-hoàn; không trú nơi quả vô vi Tư-đà-hàm; không trú nơi quả vô vi A-na-hàm; không trú nơi quả vô vi A-la-hán; không trú nơi quả vô vi Duyên Giác; không trú nơi Phật pháp; không trú nơi phúc điền Tu-đà-hoàn; không trú thân bảylần qua lạicủa Tu-đà-hoàn; không trú nơi phúc điềnTư-đà-hàm; không trú nơiTư-đà-hàm rốt ráo chỉ còn mộtlần đến cõi đời này để dứt hết giớihạncủa khổ; không trú nơi phúc điềncủa A-na-hàm; không trú nơi A-na-hàm không còn trở lại đời này mà tự nhập Niết-bàn; không trú nơi phúc điềncủa A-la-hán; không trú nơi A-la-hán nhập Niết-bàn Vô dư trong chính đời này; không trú nơi phúc điền Duyên Giác, không trú nơi Duyên Giác vượt qua Thanh Văn, không đến Phật địa, mà hướng đến Niết-bàn; không trú nơi phúc điềntối thượng của chư Phật; không trú Phật pháp vượt qua dị sinh cùng địa Thanh Văn, Duyên Giác; làm lợi ích vô lượng vô số chúng sinh, lại khiến cho vô lượng vô số trăm ngàn câu¬chi na-dữu-đa chúng sinh không hướng đến Niết-bàn Vô dư của Thanh Văn, Duyên Giác, mà quyết định hướng đếnsự chứng đắc Niết-bàn Vô thượng Chính đẳng Chính giác, kiếnlập Phậtsự.Tấtcả những gìnhư trên đều không trú.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử liền khởi niệm thế này: Nếu các Như Lai vượt qua các địaDị sinh và Thanh Văn, Duyên Giác mà làm lợi ích vô lượng vô số chúng sinh, lại khiến vô lượng vô số trăm ngàn câu-chi na-dữu-đa chúng sinh không hướng đến Niết-bàn Vô dư của Thanh Văn, Duyên Giác, mà quyết định hướng đếnsự chứng đắc Niết-bàn Vô thượng Chính đẳng Chính giác, kiếnlập Phậtsự. Đốivới các pháp như thế đều không trú, thì nên trú ởđâu?
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề nương oai thầncủa Phật, biết được niệm đó rồi, liềnbảo Tôn giả Xá-lợiTử: Xá-lợiTử, ý ông thế nào? Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác có pháp để trú không?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác không có pháp để trú. Vì sao? Vì không có tâm trú nên gọi là Như Lai. Vì không trú giớihữu vi, không trú giới vô vi, không trú ở giữa.
Tu-bồ-đề bảo: Đúng vậy, đúng vậy. Xá-lợiTử, các Bồ-tát Ma-ha-tát nên theo chỗ trú của Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác mà trú. Người trú như thế không có chỗ trú, không phải không có chỗ trú, không phải quyết định, không phải không quyết định. Bồ-tát Ma-ha-tát học như vậy mà khéo an trú nơitương ưng với vô trú. Bồ-tát Ma-ha-tát học như vậy chính là hành Bát-nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, trong hội có các Thiên tử suy nghĩ thế này: Ngôn ngữ,văntự, chương cú của các chúng Dạ-xoa còn có thể biết được, nhưng các pháp được Tôn giả Tu-bồ-đề nói thì Thiên chúng chúng ta không thể hiểu được.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề biết các Thiên tửở nơisắc tâm của mình đã suy nghĩ như thế, liềnbảo các Thiên tử: Các ông nên biết, tấtcả các pháp kia đều không nói, không chỉ bày, không nghe, không sở đắc; lìa mọi phân biệt thì không có cái để biết.
Bấy giờ, các Thiên tử lại khởi niệm thế này: Như Tôn giả Tu-bồ-đề nói lại càng khó hiểu, rộng lớn, sâu xa, tối thượng, vi diệu, Thiên chúng chúng ta khó có thể vào được.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề lại biết các Thiên tử khởi niệm như vậy, liền bảo: Các ông nên biết, nếu muốn đắc quả Tu-đà-hoàn, muốn trú quả Tu¬đà-hoàn thì nên trú ở Nhẫn như thế.Nếu muốn đắc quả Tư-đà-hàm, muốn trú quả Tư-đà-hàm, nếu muốn đắc quả A-na-hàm, muốn trú quả A-na¬hàm, nếu muốn đắc quả A-la-hán, muốn trú quả A-la-hán, nếu muốn đắc quả Duyên Giác, muốn trú quả Duyên Giác, nếu muốn đắc quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, muốn trú quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác thì đều trú ở Nhẫn như thế.
Bấy giờ, các Thiên tử nghe nói như vậylại suy nghĩ: Có người nào có khả năng nghe, nhận pháp Tôn giả Tu-bồ-đề nói?
Bấy giờ, Tu-bồ-đề nương oai thầncủa Phậtlại biết được suy nghĩ như thế, nên bảo: Các Thiên tử, các ông nên biết, những người huyễn kia có thể nghe, nhận pháp ta nói. Vì sao? Đốivới các pháp đó chúng không nghe, không chứng.
Bấy giờ, các Thiên tử hỏi Tu-bồ-đề: Là thế nào, Tôn giả.Tấtcả chúng sinh đều giống như huyễn sao?
Tu-bồ-đề nói: Tấtcả chúng sinh đều giống như huyễn, như mộng. Vì sao? Vì tấtcả chúng sinh cùng với huyễnmộng, không hai, không khác. Vì thế tấtcả các pháp kia cũng như huyễn, mộng. Tu-đà-hoàn, quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, quả A-na-hàm, A-la-hán, quả A¬la-hán, Duyên Giác, quả Duyên Giác; tấtcả đều như huyễn, như mộng. Quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác kia cũng như huyễn, như mộng.
Bấy giờ, các Thiên tử lạihỏi Tôn giả Tu-bồ-đề:Nếu nói Vô thượng Chính đẳng Chính giác như huyễn, như mộng, thì pháp Niết-bàn kia cũng như huyễn, như mộng sao?
Tu-bồ-đề nói: Niết-bàn như thế mà còn như huyễnmộng huống là các pháp khác.
Các Thiên tử hỏi: Tại sao lại nói pháp Niết-bàn kia như huyễn, như mộng?
Tu-bồ-đề nói: Nếu có pháp nào vượt quá Niết-Bàn thì ta cũng nói như huyễn như mộng. Vì sao? Vì huyễnmộng kia cùng với pháp Niết-Bàn không hai, không khác.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử, Tôn giả Mãn Từ Tử, Tôn giả Ma-ha Câu-hi¬la, Tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, chúng Đại Thanh Văn như thế, cùng chư Bồ-tát Ma-ha-tát, đềuhỏi Tôn giả Tu-bồ¬đề: Bát-nhã Ba-la-mật như Tôn giảđã thuyết, có người nào có khả năng nhận được nghĩacủa nó?
Bấy giờ, A-nan liền nói với đại chúng: Nếu có Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển, người đầy đủ Chính kiến, và các A-la-hán đãhết các lậu kia, thì nên biếtrằng các vị như thế, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật được Tu¬bồ-đề nói, đều có thể nhận được nghĩa đó.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề bảo các chúng: Bát-nhã Ba-la-mật mà tôi nói thì không thể nhận được. Vì sao? Vì trong đó không có pháp được tuyên thuyết, không có pháp được biểu thị, không có cái được phân biệt, không có cái được liễu tri. Vì không tuyên thuyết, không biểu thị, không liễu tri nên Bát-nhã Ba-la-mật được tuyên thuyết như thế, được nghe và nhận như thế.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích nghĩ thế này: Nay Tôn giả Tu-bồ-đề tuyên thuyết chính pháp sâu xa như vậy, ta nên biến hoá các hoa quý để rải lên người. Nghĩ như thế xong liền hoá ravô số hoa quý rải lên Tôn giả Tu¬bồ-đề.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề nghĩ: Vô số hoa quý được hoá ra này, trên cõi trời Tam Thập Tam ta chưatừng được thấy. Hoa này vi diệu, thù thắng, không phải sinh ra từ cây.
Bấy giờ Thiên chủ Đế Thích biết Tôn giả Tu-bồ-đề nghĩ như vậy, liền nói với Tu-bồ-đề: Hoa này không phải là pháp được sinh ra. Vì sao? Vì không từ tâm sinh, không từ cây sinh.
Tu-bồ-đề nói: Này, Kiêu-thi-ca, hoa này nếu không sinh từ cây, không sinh từ tâm tức là vô sinh. Nếu không sinh ra tức không thể gọi là hoa.
Thiên chủ Đế Thích liền nghĩ: Tôn giả Tu-bồ-đề này trí tuệ thật sâu rộng, đốivới danh, cú, văn đều khéo giảng nói. Theo những gì đã nói thì không hoại giả danh mà vẫn tuyên thuyết được thật nghĩa.
Nghĩ vậy xong liền thưa Tu-bồ-đề: Như Tôn giả nói, Bồ-tát Ma-ha-tát nên học như vậy.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bảo Thiên chủ Đế Thích: Này, Kiêu-thi-ca, đúng vậy, đúng vậy. Bồ-tát Ma-ha-tát nên học như vậy. Học như vậy là không học quả Tu-đà-hoàn, không học quả Tư-đà-hàm, không học quả A¬na-hàm, không học quả A-la-hán, không học quả Duyên Giác. Nếu không học các quả như thế tứchọc Nhất thiết trí, an trú nơi pháp Phật. An trú như thế tức làhọc vô lượng vô biên pháp Phật. Học như thế, tuy học các pháp thuộcsắc nhưng không có tăng giảm, tuyhọc thụ,tưởng, hành, thức nhưng không có tăng giảm. Nếu đốivớisắc, thụ,tưởng, hành, thức, học mà không có tăng giảmtức là học mà không nắmbắtsắc; học mà không nắmbắt thụ,tưởng, hành, thức; học mà không bỏ sắc; học mà không bỏ thụ,tưởng, hành, thức. Nếu pháp không nắmbắt, không buông bỏ thì đó là pháp không sinh, không diệt. Nếu biết rõ tấtcả các pháp không thể nắmbắt, không buông bỏ, không sinh, không diệt, mà học như vậy thì gọi là học Nhất thiết trí, sinh ra Nhất thiết trí.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát, vì không nắmbắt đốivới pháp, vì học không sinh diệt, nên Nhất thiết trí đó của ngườihọc,vì cũng không nắmbắt, vì học không sinh diệt, mớihọc Bồ-tát Ma-ha-tát. Nếuhọc như thế có phảilà tu học Nhất thiết trí không?
Tu-bồ-đề nói: Đúng vậy, đúng vậy. Nhất thiết trí kia cho đếntấtcả pháp Phật đều không thể nắmbắt, không sinh, không diệt. Tu học như thế chính là Bồ-tát Ma-ha-tát học Nhất thiết trí.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Tôn giả Xá-lợiTử: Bát-nhã Ba-la-mật củaBồ-tát Ma-ha-tát nên cầu ởđâu?
Xá-lợiTử nói: Kiêu-thi-ca, Bát-nhã Ba-la-mậtcủaBồ-tát Ma-ha-tát nên cầunơi những gì Tu-bồ-đề tuyên thuyết.
Thiên chủ Đế Thích nói: Tôn giả Xá-lợiTử, Bát-nhã Ba-la-mật được Tu¬bồ-đề thuyết đó được thầnlực nào gia trì?
Xá-lợiTử nói: Kiêu-thi-ca, nên biết được thầnlựccủa Phật gia trì.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bảo Thiên chủ Đế Thích: Nên biết Bát-nhã Ba-la-mật mà ta nói đều được thầnlựccủa Như Lai gia trì. Nói Bát-nhã Ba-la-mậtcủaBồ-tát Ma-ha-tát nên cầu ởđâu, thì nên biếtrằng Bát-nhã Ba-la-mậtcủaBồ-tát Ma-ha-tát không nên cầu ở sắc, không nên cầu ở ngoài sắc. Như vậy, không nên cầu ở thụ,tưởng, hành, thức; không nên cầu ở ngoài thụ,tưởng, hành, thức. Vìsao? Sắc không phải Bát-nhã Ba¬la-mật, ngoài sắccũng không phải Bát-nhã Ba-la-mật; thụ,tưởng, hành, thức không phải Bát-nhã Ba-la-mật, ngoài thụ,tưởng, hành, thứccũng không phải Bát-nhã Ba-la-mật.
Thiên chủ Đế Thích hỏi: Tôn giả Tu-bồ-đề, Đại Ba-la-mật có phải là Bát¬nhã Ba-la-mật không? Vô lượng Ba-la-mật có phải là Bát-nhã Ba-la-mật không? Vô biên Ba-la-mật có phải là Bát-nhã Ba-la-mật không?
Tu-bồ-đề nói: Đúng vậy, đúng vậy. Kiêu-thi-ca, Đại Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, Vô lượng Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật, Vô biên Ba-la-mật là Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Vì sắcrộng lớn nên Bát-nhã Ba-la-mật cũng rộng lớn; vì thụ,tưởng, hành, thứcrộng lớn nên Bát-nhã Ba-la-mật cũng rộng lớn. Vì sắc, thụ,tưởng, hành, thức vô lượng nên Bát-nhã Ba-la¬mậtcũng vô lượng; sắc, thụ,tưởng, hành, thức vô biên nên Bát-nhã Ba¬la-mậtcũng vô biên.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Vì duyên với vô biên nên Bát-nhã Ba-la-mật vô biên; vì Bát-nhã Ba-la-mật vô biên nên chúng sinh cũng vô biên. Vì nghĩa gì mà gọi là duyên vô biên? Nghĩa làsắc, thụ,tưởng, hành, thức quá khứ không thể có sở đắc, hiệntại không thể có sở đắc, vị lai không thể có sở đắc; cho đếntấtcả các pháp ở quá khứ, hiệntại, vị lai cũng đều không thể có sở đắc. Vì nghĩa đó nên gọi là duyên vô biên tức Bát-nhã Ba-la-mật vô biên.
Lạinữa, vì nghĩa gì mà nói chúng sinh vô biên? Kiêu-thi-ca nên biết, quá khứ hiệntạivị lai chúng sinh không thể có sở đắc.
Thiên chủ Đế Thích hỏi: Thế nào, Tu-bồ-đề. Thế giới chúng sinh kia là vô biên sao?
Tu-bồ-đề nói: Chúng sinh vô lượng, tính đếm không hết được. Vì nghĩa như vậy nên gọi là chúng sinh vô biên.
Thiên chủ Đế Thích lạibạch Tu-bồ-đề: Nói chúng sinh, vậy chúng sinh là nghĩa thế nào?
Tu-bồ-đề nói: Nghĩacủatấtcả các pháp là nghĩacủa chúng sinh. Kiêu¬thi-ca, ý ông thế nào? Nên nói nghĩa gì là nghĩa chúng sinh?
Thiên chủ Đế Thích nói: Theo ý tôi, nghĩacủa pháp không phải là nghĩa chúng sinh, nghĩacủa phi pháp cũng không phải là nghĩa chúng sinh. Nên biết chúng sinh vô bản, vô nhân, vô ngã, vô duyên; chỉ vì phương tiện nên lập thành danh tựđó.
Tu-bồ-đề nói: Kiêu-thi-ca, trước đây ta nói chúng sinh vô biên, ý ông thế nào? Thật có chúng sinh để có thể nói đến,có thể chỉ ra không?
Thiên chủ Đế Thích nói: Không, Tu-bồ-đề.
Bấy giờ Tu-bồ-đề nói: Các chúng sinh không có thật, không thể nói đến, chỉ ra, nên ta nói chúng sinh vô biên. Kiêu-thi-ca, giả sử Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác sống lâu như Hằng hà sa kiếp, dùng phương tiện ngữ ngôn, nói tấtcả chúng sinh hoặc đã sinh, hoặc đang sinh, hoặcsẽ sinh hoặc đã diệt, hoặc đang diệt, hoặcsẽ diệt,thì có thể nói cho đếnhết không?
Thiên chủ Đế Thích nói: Không thể, Tu-bồ-đề. Vì sao? Vì tấtcả chúng sinh xưa nay thanh tịnh.
Tu-bồ-đề nói: Như vậy, vì chúng sinh vô biên nên biết Bát-nhã Ba-la-mật cũng vô biên.
Bấy giờ, trong hội, Thiên chủ Đế Thích, Đại Phạm Thiên Vương và Đại Thế chủ cùng chư Thiên khác, chúng Thiên nữ, Thần Tiên, v.v…, đều bạch Phật: Vui thay! Hay thay! Như Lai xuất thế. Tôn giả Tu-bồ-đề có thể khéo tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật. Bồ-tát Ma-ha-tát thụ trì pháp này, nếu không rời Bát-nhã Ba-la-mậtcủa chư Phật Như Lai, th́ chúng ta nên tôn kính như nghĩ đến chư Phật.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Thiên chủ Đế Thích, Đại Phạm Thiên Vương, và tấtcả chúng trời, tiên: Đúng vậy, đúng vậy. Các ông nên biết, xưa ta tu hạnh Bồ-đề ở Đăng Thành tối thượng của Nhiên Đăng Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác. Bấy giờ, ta cũng không rời Bát-nhã Ba-la-mật. Nhiên Đăng Như
Lai đó, thụ ký cho taVô thượng Chính đẳng Chính giác, nói: “Về sau, ông trải qua a-tăng-kỳ kiếpsẽ được thành Phật, hiệu Thích-ca Mâu-ni Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác Minh hạnh túc Thiện Thệ Thế gian giải Vô thượng sĩĐiều ngự Trượng phu Thiên Nhân sư Phật Thế Tôn.”
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích và chúng trờibạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn. Hiếm có, Thiện Thệ. Bát-nhã Ba-la-mật này có thể bao hàm Nhất thiết trí. Bồ-tát Ma-ha-tát nên học như vậy.
Phẩm 3: Công ĐứcBảo Tháp (Phần 1)
Bấy giờ, Thế Tôn bảocả bốn chúng Tỷ-khưu, Tỷ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thiên chủ Đế Thích, cùng các chúng trờiDục giới, Đại Phạm Thiên Vương, các chúng trờiSắc giới cho đến trờiSắcCứu Cánh, tấtcả chúng Thiên tử: Các vị nên biết, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân đối với pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, có thể nghe, nhận, đọctụng, tu hành nhưđã nói, thì người đó không bị các Ma, Ma dân, người, phi nhân rình lấycơ hội, không bị ác độc làm tổnhại, không bị chết oan, chết yểu mà bỏ mạng sống của mình.
Lạinữa, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, chưa có thể nghe, nhận, đọc, tụng, nhưng đã phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì được chư Thiên đến chỗ người đóhộ niệm, khuyến khích làm cho người đó, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, được nghe, nhận, đọctụng, tu hành nhưđã nói.
Lạinữa, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, thụ trì, đọctụng, tu hành nhưđã nói thì người này dù ở nơi nhà trống, dù ở chỗđông người, dù ở dướigốc cây và nơi đồng vắng, dù đi trên đường và không phải trên đường, cho đến biểnlớn; các nơi như thế, dù đi, dù đứng, dù ngồi,dù nằm đều xa rờimọisự sợ hãi, được chư Thiên hộ niệm.
Bấy giờ,bốn Đại Thiên Vương bạch Phật: Thế Tôn, nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, nghe, nhận, đọctụng, tu hành nhưđã nói thì con sẽ đến đó để hộ niệm người ấy, làm cho tinh tiến, không thoái lui, không mất.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, nghe, nhận, đọctụng, tu hành nhưđã nói, thì con cũng sẽ đếnhộ niệm người ấy khiến không suy yếu khổ não.
Bấy giờ, Đại Phạm Thiên Vương và chư Phạm chúng đềubạch Phật: Thế Tôn, nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, nghe, nhận, đọctụng, tu hành nhưđã nói thì con sẽ đếnhộ trì người ấy khiến không suy yếu khổ não.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích lạibạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn. Thiện nam tử, Thiên nữ nhân thụ trì đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, ở đời hiệntại được công đức như thế.Tại sao? Thế Tôn, nếu người thụ trì Bát-nhã Ba-la-mật này thì có thể bao hàm tấtcả Ba-la-mật không?
Phật nói: Đúng vậy, Kiêu-thi-ca. Nếu người thụ trì Bát-nhã Ba-la-mật này, tức có thể bao hàm các Ba-la-mật. Kiêu-thi-ca, nếu người thụ trì đọc tụng
Bát-nhã Ba-la-mật này thì có công đứcrộng lớn, sâu xa. Ông nên lắng nghe, khéo suy nghĩ,ta sẽ vì ông nói.
Thiên chủ Đế Thích nói: Hay thay! Thế Tôn, mong được tuyên thuyết.
Phật nói: Kiêu-thi-ca, pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này của ta không bị tấtcả ác pháp làm hao tổn huỷ hoại. Nếu lúc các ác pháp khởi, muốn làm tổn não, thì pháp ấysẽ tự dầndần tiêu diệt; mặc dù tạm khởilại nhưng không làm hại. Vì sao? Kiêu-thi-ca nên biết, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này, nhờ sức công đức thụ trì đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật nên ác pháp tuy sinh nhưng tự tiêu mất.
Kiêu-thi-ca, ví như thế gian có các rắn độc bò quanh kiếm ăn, thấy các trùng nhỏ liền muốn ăn nuốt. Lúc đó có cây thuốcgọi là mạt-kỳ có thể tiêu trừ các chất độc, và trùng nhỏ kia lại đến chỗ cây thuốc đó. Lúc đó, rắn độc nghe hơi cây thuốctứctự thoái lui. Các trùng nhỏ kia không bịăn thịt. Vì sao? Cây thuốcmạt-kỳ này có thể tiêu trừ các độc.
Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân cũng vậy. Đốivới Bát-nhã Ba¬la-mật này, thụ trì, đọctụng, tự mình tuyên thuyết, hoặc vì người khác mà nói, tu hành nhưđã nói, người này không bị tấtcả ác pháp làm tổnhại; tuy ác pháp sinh nhưng tự tiêu diệt. Vì sao? Nên biết đều nhờ lực công đứccủa Bát-nhã Ba-la-mật mà mọinơi, mọi chốn đều không động chuyển. Bát-nhã Ba-la-mật có thể trừ tấtcả phiền não như tham, v.v…, lại có thể dẫn đếnsự chứng đắc Niết-bàn Vô thượng. Kiêu-thi-ca, nếu có người thụ trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật này thì đượcbốn Đại Thiên Vương, Thiên chủ Đế Thích, Đại Phạm Thiên Vương, cho đến chư Phật, Bồ-tát thường giúp đỡ người đó khiến không suy yếu khổ não.
Lạinữa, Kiêu-thi-ca. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, thụ trì, đọctụng Bát-nhã Ba-la-mật này thì người đó thườngnói lời tín thuận, lờidịu dàng, lời thanh tịnh, lời không tạp nhiễm, không sinh phẫnnộ, không bị ngã mạn che lấp, thường khởi tâm từ, không khởi các phiền não hận, nhuế, phẫn, v.v…, không làm cho tăng trưởng. Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân kia thường nghĩ: Ta vì mong hướng đến Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đốivới pháp tổn não không nên sinh khởi sân. Vì sao? Pháp sân nếu sinh thì các căn biến đổi, sắctướng hiền hòa không hòa hợp được. Nghĩ như vậyrồi, an trú chính niệm.
Kiêu-thi-ca, Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân kia nhờ thụ trì, đọctụng Bát¬nhã Ba-la-mật nên ở đời hiệntại đạt được công đức như thế.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phù trợ người lâm chung


Dưới cội Bồ-đề


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.101.225 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập