Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở »» Theo thầy thăm xứ Phật »»

Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở
»» Theo thầy thăm xứ Phật

(Lượt xem: 1.753)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở - Theo thầy thăm xứ Phật

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hôm ấy là một ngày đông giá của cuối năm 2010, trong ngôi chùa Linh Thứu, Thầy vui mừng đưa tờ báo Sri Lanka cho một Phật tử đọc bản tin ngắn viết bằng tiếng Anh. Qua đó tôi được biết là Hội Đồng Tăng-già Tích Lan đã quyết định trao giải thưởng danh dự cho hai vị Trưởng Lão ở Âu châu đã có công hoằng dương Phật pháp từ hơn ba chục năm nay. Bên Pháp có Hòa Thượng Khánh Anh, bên Đức có Hòa Thượng Viên Giác, Sư phụ tôi. Ngay lập tức, tôi ghi tên vào danh sách những người xin theo bước chân Thầy.

Để chuyến đi thêm phần phong phú, tôi phải vận động các bạn đạo trong chùa, cũng như các bạn bè trong nhóm văn bút của báo Viên Giác. Tuy vậy, cũng chỉ rủ được mỗi một Nhật Hưng với điều kiện ngày về phải ngủ lại phi trường Frankfurt chờ sáng mai về sớm với cô nàng.

Trước khi đi anh chủ bút báo Viên Giác đã giao công việc cho mọi người, Nhật Hưng lãnh phần viết bài tường thuật chi tiết về chuyến hành hương. Hòa Thượng cũng yêu cầu từng người trong phái đoàn phải viết cảm tưởng của mình về chuyến đi.

Điểm hẹn của mọi người trong phái đoàn là phi trường Frankfurt. Chỉ khi đến đây tôi mới biết mình sẽ đi chung với những ai trong suốt cuộc hành trình 12 ngày rong ruổi nơi xứ Phật. Hãng máy bay mang một cái tên rất lạ chưa ai nghe đến: Oman Air. Những cô tiếp viên hàng không trong bộ y phục màu xanh với dải lụa phất phơ trên mũ trông thật tuyệt vời.

Sau lần đổi máy bay tại phi trường Muscat, chúng tôi đến Colombo giữa trưa hè nắng gắt. Ra đón phái đoàn có xe buýt cùng các nhân viên Bộ ngoại giao dàn chào hai phía, tuy đơn sơ không kèn không trống nhưng rất nghiêm trang.

Nhân vật quan trọng trong chuyến đi này là Thầy Bhante, người Tích Lan, đang dạy tại đại học Phật giáo ở thành phố Wien, xứ Áo. Thầy là bạn tu của Sư phụ tôi, theo dõi quá trình làm việc của Người từ bao năm, nên với danh hiệu Quốc Sư của xứ Sri Lanka, Thầy đã đề nghị lên Hội đồng Tăng-già Tích Lan trao cho hai vị Trưởng Lão của chúng ta giải thưởng danh dự vinh danh sự nghiệp hoằng pháp.

Suốt cuộc hành hương, Thầy Bhante đã lo chu đáo cho phái đoàn từ miếng ăn cho đến chỗ ngủ, từ khách sạn nhà quê sang đến tỉnh thành. Đặc biệt là vườn trái cây từ chuối, mít, xoài đến cóc, ổi, ô ma… của chùa Thầy. Chúng tôi có cảm giác như được về lại quê hương Việt Nam dấu yêu ngày nào, nhất là Sư phụ tôi bao nhiêu năm lưu lạc xứ người, chưa một lần về thăm.

Trong khi chờ đợi phái đoàn của Hòa Thượng Khánh Anh từ Pháp sang, chúng tôi đi xem những ngôi chùa Tích Lan nằm trong hốc núi, với những tượng Phật nằm khắc sâu trong đá. Lúc này phái đoàn chúng tôi đã có thêm 4 Thầy đang làm luận án Tiến sĩ tại Ấn Độ và 4 cao tăng trụ trì các Chùa ở Việt Nam được mời sang dự lễ.

Trên đường đi thăm thắng tích dài vời vợi vì đường chật hẹp và quanh co, chúng tôi tha hồ biểu hiện đầy đủ phẩm chất của những tâm hồn yêu thiên nhiên và cây trái. Xe chạy ngang hàng trái cây nào, chúng tôi cũng xin Thầy Bhante cho dừng xe lại để mua chuối, đu đủ và dừa. Ba món này có giá thật rẻ nếu tính theo đô-la Mỹ, nhưng ở Âu châu rất hiếm hoi và đắt đỏ. Sư phụ tôi thấy phái đoàn hạnh phúc với những trái chuối thơm nên cũng dặn tài xế mua về chất đầy xe.

Qua những ngày sau, khi mọi người đã bão hòa với chuối thì nảy sinh hiện tượng đòi măng cụt với sầu riêng. Đây mới là mấu chốt của cuộc đời ô trược chốn Ta-bà, vì chúng tôi đều biết Sư phụ tôi vốn kỵ mùi sầu riêng, nhưng vì thương đàn đệ tử lỡ dại mắc tội tham ăn, Người đã cười gượng cho phép chúng tôi vác sầu riêng lên để trên xe và cử một chuyên viên miệt vườn là thầy Nguyên Tân ra lựa sầu riêng. Thầy trân trọng cầm từng trái sầu riêng lên gõ gõ, lắc lắc rồi lắc đầu chê dở, nhưng chúng tôi vẫn giành nhau mua cho bằng được, mỗi người một trái cầm tay như của quí không rời. Khi xe thắng gấp, mấy trái sầu riêng lại lăn long lóc đến chân Thầy làm chúng tôi thấy lòng ảo não không nói nên lời.

Về đến nhà Thầy Bhante, chúng tôi khao quân bằng sầu riêng, nhưng thất vọng ê chề vì sầu riêng Tích Lan hột to, cơm sượng không thể nào nuốt nổi. Tôi đại diện cho phái đoàn để thưa cùng Thầy là chúng con đã bỏ ý định ăn sầu riêng tại Tích Lan. Thầy nở một nụ cười sảng khoái như trút gánh nặng ngàn cân.

Sáng sớm tinh mơ, phái đoàn của Hòa Thượng Khánh Anh bên Pháp đến, nhưng không hùng hậu bằng phái đoàn Đức quốc chúng tôi. Phái đoàn đến lúc này mới thật đầy đủ, mọi người dự định đến thăm một nhà nuôi trẻ mồ côi được thành lập sau trận sóng thần (tsunami) vào năm 2006. Ngôi nhà này được sự yểm trợ của 2 vị Hòa Thượng lúc xây dựng.

Hôm nay ngày 8 tháng 7 năm 2011 mới là ngày trọng đại. Sau bữa ăn sáng, chúng tôi hồi hộp chờ lệnh trên truyền xuống để thay quốc phục áo dài đi gặp Tổng Thống Tích Lan. Hôm ấy phải trình diễn 2 “show”: sáng gặp Tổng Thống, chiều dự lễ trao giải thưởng. Phụ nữ phải mặc áo dài, ai quá khổ được quyền mặc áo tràng. Thế là các nàng từ 18 đến 80 hôm qua đang là sâu nhộng bỗng biến thành cánh bướm tung bay. Thế nhưng, nhân duyên gặp Tổng Thống Tích Lan không thành vì đường xa cách trở, đến nơi đã trễ gần 1 giờ. Thôi đành để công sức lo cho show chính buổi chiều, nên tất cả mọi người đều vào ngồi trước trong hội trường cho yên bụng.

Buổi chiều, nghi thức buổi lễ diễn ra thật trang trọng, với kèn trống cờ quạt, vui nhộn với những vũ khúc dân tộc xứ Sri Lanka. Ngoài giải thưởng danh dự, hai vị Hòa thượng còn được tặng mỗi người một chiếc quạt tròn bọc nhung thêu chữ vàng thật lộng lẫy. Nghe nói đây là chiếc quạt biểu trưng sự kính trọng dành cho Quốc Sư của Sri Lanka.

Sau buổi lễ, chúng tôi kéo nhau về tiệm Pizza gần khách sạn khao quân. Hai chị em cô Phật tử gốc Đức tháp tùng phái đoàn Pháp phát tâm cúng dường bữa tiệc mừng này. Dĩ nhiên, phần văn nghệ cúng dường không thể thiếu để bày tỏ sự hân hoan của mọi người sau sự kiện quan trọng này.

Ngày hôm sau phái đoàn mới chính thức đi hành hương đảnh lễ Xá-lợi Răng Phật ở Kandy. Chúng tôi phải thu xếp hành trang nhẹ, rời khách sạn vùng biển lên núi cao vài ngày để thăm 2 quốc bảo của xứ Phật: Xá-lợi Răng Phật và cây bồ-đề. Cây bồ-đề này do công chúa con vua A-dục đem sang tặng xứ Tích Lan. Đến nơi, Sư phụ tôi mới khám phá ra một điều làm người không hài lòng. Đó là phái đoàn của Thầy phần lớn không chịu mang theo áo tràng, chỉ mang áo dài. Lúc ấy tôi nghĩ, mình mặc quần áo trắng trông cũng tươm tất, không biết vì sao Thầy lại không hài lòng, cứ bắt phải mặc áo tràng cho nóng nực. Nhưng chỉ một lát sau, bọn chúng tôi những người không nghe lời dặn của Thầy đã phải chịu nhiều thua thiệt. Không có áo tràng, phải đứng phía dưới nhìn lên mọi người tụng kinh trên Đài chắn cây bồ-đề. Không có áo tràng phải trả 25 đô-la Mỹ mới được vào xem di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận.

Tôi thích tượng Phật nằm khắc trong đá, bên cạnh có tượng thầy A-nan khoanh tay đứng hầu với gương mặt buồn bã.

Biểu tượng của chùa chiền Tích Lan là những tháp tròn lớn, được gọi là phù-đồ (stupa). Phái đoàn chúng tôi được Thầy dẫn đi kinh hành niệm Phật một vòng quanh phù-đồ bằng chân đất, phải mất đến gần nửa giờ mới đi hết một vòng.

Để có được một chuyến hành hương đầy ý nghĩa như trên thật không dễ dàng, cũng không hề nằm trong sự liệu tính của chúng tôi. Thế nhưng, khi có đủ nhân duyên đưa đến thì mọi việc dường như cứ tuần tự diễn ra như mong đợi. Vì thế, để kết thúc bài viết này, tôi xin được trích dẫn một câu nói của Sư phụ tôi về số phận con người, khi nghe thiên hạ cứ mãi than vãn về phần số của mình: “Con người ta không có số phận định sẵn, chỉ đi theo nghiệp lực dẫn dắt mà thôi.”

Kỷ niệm chuyến hành hương Sri Lanka, mùa hè năm 2011
Hoa Lan


    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Những tâm tình cô đơn


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Báo đáp công ơn cha mẹ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.251.154 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...