Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 34 »»

Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 34


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.51 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.62 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Bửu Tích

Kinh này có 120 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 |
Việt dịch: Thích Trí Tịnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Lúc đức Thế Tôn
Ði vào trong thành
Dùng sức thần thông
Bất khả tư nghì
Ở trong hư không
Vang tiếng vi diệu
Diễn nói các thứ
Hạnh đà la ni
Khiến các đại chúng
Nghe lời như vậy
Ðà la ni ấy
Nơi nhãn tận biên
Sanh biên biên tế
Lưu chuyển tịch tịnh
Vô sanh vô hữu
Tịch diệt các pháp
Ðều hay thông đạt
Rốt ráo an trụ
Dùng sức bố thí
Rốt ráo nhiếp lấy
Dúng sức trì giới
Rốt ráo thành tựu
Dùng sức nhẫn nhục
Rất ráo trang nghiêm
Dùng sức tinh tiến
Rốt ráo phát khởi
Dùng sức trí huệ
Rốt ráo tuyên thuyết
Rời các văn tự
Ngữ ngôn âm thanh
Nhẫn đến sắc tâm
Rốt ráo thanh tịnh
Hữu lậu vô lậu
Hoặc nghĩa hoặc lợi
Thảy đều không tịch
Rốt ráo thanh tịnh
Cũng chẳng y chỉ
Tất cả các cõi
Rốt ráo an trụ
Tổng trì tam muội
Không khứ không lai
Chẳng thiện chẳng ác
Nhẫn đến vô ký
Tự lợi lợi tha
Các tướng như vậy
Rốt ráo thanh tịnh
Cũng chẳng an trụ
Oai đức tự tại
Thanh Văn phàm phu
Pháp của chư Phật
Cũng chẳng an trụ
Nơi nhãn tận biên
Sanh biên biên tế
Nhẫn đến tịch diệt
Các hạnh như vậy
Rốt ráo tịch tịnh
Hoặc sanh chẳng sanh
Là khổ là lạc
Hoặc khen hoặc chê
Thảy đều rời lìa
Rốt ráo thanh tịnh
Rốt ráo chiếu minh
Không đà la ni
Hiểu rõ như vậy
Ðây là an trụ
Chỗ đi của Phật
Ðây là an trụ
Chỗ làm của Phật
Ðây là an trụ
Thần thông của Phật
Ðây là an trụ
Trí huệ của Phật
An trụ nhãn tận
Biên lực như vậy
An trụ nhãn sanh
Nhãn lực như vậy
An trụ biên tế
Nhãn lực như vậy
An trụ lưu chuyển
Nhãn lực như vậy
An trụ tịch tịnh
Nhãn lực như vậy
An trụ vo sanh
Nhãn lực như vậy
An trụ vo hữu
Nhãn lực như vậy
An trụ tịch diệt
Nhãn lực như vậy
Nhĩ tỷ thiệt thân
Nhẫn đến thanh danh
Hai mươi lăm pháp
Cũng lại như vậy
Ðà la ni ầy
Thành sức thù thắng
Của Phật Như Lai
Ðà la ni ấy
Nên sức oai đức
Của Phật Như Lai
Vào trọn hành xứ
Của Phật Như Lai
Trụ trọn cảnh giới
Của Phật Như Lai
Khiến các thế gian
Nơi chúng Tu La
Rời tâm chấp chặt
Trụ hạnh Phạm Thiên
Hay khiến vô lượng
Trăm ngàn Dạ Xoa
Và Cưu Bàn Trà
Thảy đều vui mừng
Cũng khiến vô lượng
Chúng Càn Thát Bà
Và các La Sát
Mến ưa điều phục
Giả sử Phạm chúng
Dùng âm thanh diệu
Nơi cú nghĩa ấy
Chẳng tuyên nói được
Chẳng phải tâm pháp
Mà tính biết được
Chẳng phải tâm pháp
Mà thọ trì được
Ðà la ni ấy
Mắt chẳng thấy được
Ðà la ni ấy
Cũng chẳng đến thân
Ðà la ni ấy
Mắt chẳng thấy được
Cũng chẳng đến nơi
Hành xứ của nhãn
Nhĩ tỷ thiệt thân
Nhẫn đến thanh danh
Hai mươi lăm pháp
Cũng lại như vậy
Lại nói nơi nhãn
Tận biên sanh biên
Biên tế lưu chuyển
Nhẫn đến tịch diệt
Không có ngã nhơn
Chúng sanh thọ giả
Nhẫn đến không có
Bổ đặc già la
Vô tướng vô vi
Chẳng lai chẳng khứ
Các tướng như vậy
Thảy đều biết rõ
Lại nói biết rõ
Nhãn của pháp tánh
Lại nói biết rõ
Pháp thành tựu nhãn
Trí nhãn Huệ nhãn
Phạm nhãn Thiên nhãn
Phạm sanh đắc nhãn
Thiên sanh đắc nhãn
Phạm dị thục nhãn
Thiên dị thục nhãn
Phạm nhơn sanh nhãn
Thiên nhơn sanh nhãn
Thiên thần biến nhãn
Thiên tinh tiến nhãn
Hạ liệt sanh nhãn
Thù thắng sanh nhãn
Rời lìa con mắt
Diêm La sanh ra
Lìa mắt Dạ Xoa
Long, Cưu Bàn Trà
Những mắt nhiệt não
Mắt phi nhiệt não
Con mắt thanh tịnh
Mắt phi thanh tịnh
Mắt rộng mắt hẹp
Mắt Thanh Văn thừa
Mắt của thiền định
Mắt tam ma địa
Mắt của cảnh giới
Mắt của tham sanh
Mắt rời tham sanh
Mắt từ nhơn sanh
Mắt phi nhơn sanh
Mắt của tương ưng
Mắt phi tương ưng
Mắt y môn sanh
Mắt phi môn sanh
Mắt nhơn duyên sanh
Mắt nhơn môn sanh
Mắt chẳng phải thịt
Mắt trí thanh tịnh
Mắt vô sơ hữu
Mắt bất khả đắc
Nhĩ tỷ thiệt thân
Nhẫn đến thanh danh
Hai mươi lăm pháp
Cũng lại như vậy.
Bấy giờ Thế Tôn
Ở trên hư không
Lại phát vô lượng
Âm thanh vi diệu
Diễn nói những pháp
Thắng đà la ni
Ðều là của Phật
Biến hóa ra cả.
Ðà la ni rằng:
1.Hê lệ, 2.Ma lệ ma lệ, 3.Tứ đệ, 4.Y nê, 5.Nhĩ nê, 6.Cú lộ nễ canh, 7.Cú lộ nễ canh, 8.Cú lệ, 9.Ma lệ, 10.Cú noa đế, 11.A ra nghệ, 12.A hê lệ, 13.Nhĩ nhĩ lệ đế, 14.Tố nhĩ lệ, 15.Nhĩ lệ nhĩ lệ, 16.Biền tỷ lệ, 17.A tỷ lệ, 18.Tố đế thế, 19.Ðà nễ, 20.Ma nễ, 21.Già nễ, 22.Già rị đế, 23.Tố già lê, 24.Bát rị dã nhiên nẳng nê, 25.A nỗ lô nhĩ kế, 26.Vi lộ mê, 27.Tố bà niết lý thế, 28.A đà rị lệ, 29.Tát ma bát ra bổn đế, 30.Bát ra vĩ hê, 31.Ðà la ni, 32.Ðể sắc sỉ ha, 33.Tố để a thế, 34.Bộ nhượng già già nẵng, 35.Cung bàn noa, 36.A phạ sa phạ nẳng, 37.Bá rị đố lý dã ninh, 38.Bát rị già noa ninh, 39.Ma nẳng sa, 40.Tố lộ chỉ đa, 41.Bát na, 42.Ác sát ra, 43.A tì la tỷ dã, 44.Bát ra để sắc tra ha, 45.Ðà la ni, 46.A nhĩ đa, 47.Ngu nê tì.
Ðà la ni như vậy
Của chư Phật đã được
Ðầy đủ đại thần thông
Trí huệ vô biên lượng
Rời lìa các chấp trước
Niệm xứ đều thanh tịnh
Không sắc không khứ lai
Chẳng phải phương phương sở
Không tướng không ngôn thuyết
Vượt quá những hí luận
Bồ Tát siêng năng tu
Rốt ráo được thanh tịnh
Giả sử dùng trăm ngàn
Na do tha kệ tụng
Diễn nói chừng một câu
Chẳng hết được biên tế
Chư Thánh chỗ tán thán
Thanh tịnh không nhiễm trước
Tất cả các chúng hội
Thảy đều sanh tôn trọng
Ðà la ni như vậy
Thiện pháp oai thần lực
Hay xô dẹp phiền não
Khiết được những thắng lợi
Công đức và trí huệ
Rộng lớn như biển cả
Thành tựu nhẫn nhục lực
Tâm an trụ chẳng động
Bồ Tát thường tu tập
Người trì thường khen ngợi
Bỏ rời sự nghèo cùng
Sẽ được của báu lớn
Ðà la ni như vậy
Thêm lớn các công đức
Thường dùng câu không tánh
Chơn thiệt để trang nghiêm
Do bỏ những văn tự
Gọi đó là không tánh
Ðể bỏ nơi tâm thức
Gọi đó là pháp tánh
Ðà la ni như vậy
Rời cấu thường thanh tịnh
An trụ nơi thiệt trí
Hiện các thứ lợi ích
Làm cho các chúng sanh
Vui mừng phát tịnh tâm
Vô lượng chúng Dạ Xoa
Và chúng Cưu Bàn Trà
Chư Quỷ Vương như vậy
Lòng họ rất vui mừng
Ðà la ni như vậy
Tịch tịnh không hí luận
Mến ưa các chúng sanh
Ðều khắp ban an vui
Trong nhiều trăm ngàn kiếp
Thường ở trong các loài
Làm vô lượng lợi ich
Thanh tịnh không ô nhiễm
Hoặc dùng trăm ngàn kệ
Diễn nói pháp cam lộ
Khiến vô lượng chúng sanh
Ðều sanh lòng vui mừng
Thưở xưa vô lượng Phật
Dùng ý lạc thanh tịnh
Nơi đà la ni nầy
Thường tư duy pháp tánh
Thích Phạm chư Thiên chúng
Long Vương và Tu La
Nghe đà la ni nầy
Lòng họ rất vui mừng
Ðà la ni như vậy
Trải qua các quốc độ
Thường không cò tai nạn
Bịnh khổ và ưu não
Tất cả các chúng sanh
Mọi loài đều vui thích
Nguyện đà la ni nầy
Thường ở nơi tăm tối
Ðà la ni như vậy
Tùy thân tâm ở đâu
Cổ họng và môi lưỡi
Sanh vô lượng công đức
Nếu thường thọ trì được
Ðược vô lượng công đức
Lợi ích nhiều chúng sanh
Ðều làm cho vui mừng
Ðà la ni như vầy
Rời lìa những tội ác
Diễn thuyết pháp vi diệu
Ðều dứt trừ nghi hoặc
Xô phá các kiên mạn
Ðược vô lượng công đức
Ðà la ni như vậy
Pháp rất sâu vi mật
Người trí thường suy nghĩ
Dũng mãnh siêng tu tập
Mặc áo giáp trí huệ
Xô diệt các phiền não
Thêm lớn tâm công đức
Mến thích không nhàm đủ
Ðà la ni như vậy
Ðủ danh gọi rộng lớn
Rõ được tận vô tận
Sanh biên vô sanh biên
Dùng trí huệ như vậy
Các thứ tự trang nghiêm
Trăm ngàn các Như Lai
Tôn trọng mà cúng dường
Ðà la ni như vậy
Ðủ hai thứ minh hạnh
Y chỉ nơi thắng định
Xu hướng đạo Bồ đề
Tùy thuận nơi chỉ quán
Thông đạt huệ vô lậu
Dùng tịnh tín căn lực
Thành tựu nơi hai tay
Dùng tịnh tiến nhẫn nhục
Thành tựu nơi hai vú
Trí huệ Ba la mật
Mà dùng làm đảnh tướng
Tu đa la làm tuyến
Xâu vòng hoa tứ biện
Thuở xưa đã tu hành
Các thứ công đức lành
Và vô lượng thí dụ
Tất cả đều trang nghiêm
Ðà la ni như vậy
Ðủ vô lượng công đức
Nơi nhãn tiền hậu tế
Tận biên vô tận biên
Hoặc sanh hoặc vô sanh
Biên tế phi biên tế
Tịch tịnh chẳng tịch tịnh
Lưu chuyển phi lưu chuyển
Vô hữu và vô sanh
Tịch diệt cùng vô ngã
Không nhơn không thọ giả
Nhẫn đến không chúng sanh
Vô lượng môn như vậy
Tất cả đều hiểu rõ
Nhĩ tỷ thiệt thân tâm
Sáu trần và tứ đại
Nhẫn đến thế sanh danh
Tất cả đều như vậy
Như trên đã ca ngợi
Ðà lan ni vi diệu
Tịch tịnh thắng công đức
Cảnh giới của chư Phật
Thiệt nghĩa đà la ni
Văn tự chẳng tỏ được
Vì thuận theo thế gian
Chỉ dùng giả danh nói.
Lúc ấy đức Thế Tôn và đại chúng đến nhà Nguyệt Quang Ðồng Tử trải tòa mà ngồi. Ðồng Tử biết đức Phật ngồi xong, đích thân mang đồ cúng dường vi diệu dâng lên đức Như Lai và hàng đại chúng. Ðồ cúng dường ấy thuần do sức bất tư nghì của thiền định phước đức thiện căn thù thắng làm thành. Lúc cúng dường như vậy cũng chẳng vì mình mà khắp khiến vô lượng chúng sanh phát tâm xu hướng Bồ dề được lợi lành to lớn. Ðồng Tử cúng dường đầy đủ khắp tất cả.
Ðức Thế Tôn thọ trai xong ở giữa đại chúng bảo Nguyệt Quang Ðồng Tử rằng: ỘNầy thiện nam tử! Nếu có thiện nam thiện nữ an trụ nơi Ðại thừa mà thật hành công hạnh bố thí cúng dường thì có tám mươi thứ công đức thù thắng.
Những gì là tám mươi thứ? Ðó là thành thục chúng sanh. Dùng lời khéo để nhiếp thọ. Viên mãn tướng vi diệu. Các căn chẳng kém thiếu. Bỏ rời sanh tử. Chứng nhập Niết bàn. Hết các kiết sử. Ðược thắng tự tại. Ðầy đủ công đức. Trang nghiêm Phật độ. Quyến thuộc thanh tịnh. Có oai đức lớn. Ðầy đủ trí huệ. Thành tựu công hạnh tối thượng thù thắng. Viên mãn công hạnh vô thượng vô đẳng đẳng. Trừ diệt tập khí. Tăng trưởng tất cả trí hạnh Như Lai. Thân và Xá lợi được các thế gian và hàng Thanh Văn, Duyên Giác cúng dường. Dẹp phá người ác. Có thể khiến Thiên, Long Bát Bộ Thần Vương và Phạm Thiên Vương đều sanh lòng tín ngưỡng. Có oai đức lớn. Tuyên nói khế kinh, ứng tụng, thọ ký, tự thuyết, phúng tụng, thí dụ, nhơn duyên, bổn sự, bổn sanh, phương quảng, vị tằng hữu, nhẫn đến luận nghĩa, thọ trì diễn thuyết. Lòng không biếng mỏi. Nơi pháp không lẫn tiếc. An trụ Phật đạo. Quốc độ tối thắng. Danh sắc thanh tịnh. Chứng pháp thân. Ðược vô sở úy. Thành tựu phước đức. Che khuất các ngoại đạo. Ðủ pháp bực thiện nhơn. Bỏ việc làm kẻ ác. Tin nhơn phước trí. Hòa hiệp Phật pháp. Hàng phục chúng ma. Không có mê hoặc đối với pháp an lạc của đức Phật dạy. Phá diệt ác dục. Ðủ oai đức lớn. Tu Bồ Tát hạnh. Ðược thắng thần thông. Bỏ rời sanh tử. Thành tựu chúng sanh. Khen vô biên hạnh. Nhiếp thọ công đức. Ủy dụ chúng sanh. Thọ dụng pháp lạc. Tu hành huệ thí. Nhập môn đại trí. Trụ nơi noãn pháp. Chủng tánh quyết định. Tu hành pháp nhẫn. An trụ Phật đạo.
Nầy Ðồng Tử! Nếu các thiện nam thiện nữ tu tập công hạnh bố thí thì thành tựu đầy đủ tám mươi thứ công đức thù thắng như vậy.
Bấy giờ đức Thế Tôn nói kệ rằng:
Chư Bồ Tát đại trí
Ðầy đủ hạnh bố thí
Ðược tám mươi công đức
Ta đã lược giảng nói
Lại có các công đức
Vô lượng khó nghĩ bàn
Ðều từ bố thí sanh
Nay sẽ nói phần ít
Ông bình đẳng bố thí
Khắp đủ cả đại hội
Công hạnh bố thí ấy
Người trí phải tu tập
Bố thí ấy chứa được
Khối phước chẳng nghĩ bàn
Thân tướng hảo trang nghiêm
Tất cả đều viên mãn
Sanh xứ và chủng tộc
Quốc độ và cư gia
Danh xưng cùng sắc tâm
Tất cả đều thanh tịnh
Chư Thiên sự thần biến
Và cung điện thể nữ
Thanh tịnh vô ngại biện
Ðều từ bố thí sanh
Bố thí thắng tư lương
Chư Phật đều khen ngợi
Ðây là cội an trụ
Tối sơ của Bồ đề
Chư Bồ Tát tinh tiến
Không nghi hoặc bố thí
An trụ tâm quyết định
Siêng tu hạnh bố thí
Tâm bố thí như vậy
Thành tựu phước thù thắng
Bồ Tát siêng tu tập
Sẽ chứng Phật Bồ đề
Do oai lực bố thí
Thành tựu thắng thần thông
Chấn động muôn ức cõi
Chẳng tổn hại chúng sanh
Do bố thí dẫn được
Tịnh giới và đa văn
Chánh tín cùng tinh tiến
Tam muội huệ vô lậu
Do bồ thí dẫn được
Căn lực Bồ đề phần
Chánh đoạn và thần túc
Rời xa các tập khí
Do bố thí dẫn được
Âm thanh diệu thanh tịnh
Trong trăm muôn ức cõi
Khai thị vô biên pháp
Do tịnh tín hành thí
Mau được các thần thông
Vì thành tựu thần thông
Phải siêng tu bố thí
Vô lượng hàng Thiên chúng
Trăm ngàn A Tu La
Long Thần và Dạ Xoa
Cùng quyến thuộc vây quanh
Ðều ngồi lầu các đẹp
Mà du hí tự tại
Các Thần Vương như vậy
Thấy người siêng bố thí
Ðều đứng dậy tiếp rước
Trải tọa mời cúng dường
Người bố thí như vậy
Ðầy đủ oai đức lớn
Sức thần thông tự tại
Nhiếp thọ các Thiên Vương
Cưu Bàn Trà Dạ Xoa
Thảy đều đến quy phục
Và chúng Càn Thát Bà
Cũng hiến các âm nhạc
Kẻ giặc sanh lòng lành
Người ác sẽ xa lìa
Của báu không tổn giảm
Khố tàng đều đầy đủ
Do vì tu bố thí
Thành tựu thắng tư lương
Nhẫn đến trí huệ Phật
Chẳng hành pháp ngoại đạo
Người ấy không bịnh não
Thủ hộ đà la ni
Ðược những sức thù thắng
Ðều do bố thí sanh
Người bố thí như vậy
Tu tập đạo Bồ đề
Chẳng gặp ác tri thức
Ðược bạn lành đồng đạo
Còn có các Bồ Tát
Tu tập hạnh bố thí
Thành tựu bất tư nghị
Ðà la ni trí huệ
Dùng vô lượng kệ tụng
Diễn thuyết các tổng trì
Tất cả không chướng ngại
Chẳng mất nơi bổn nghĩa
Tâm Bồ đề rộng lớn
Chí nguyện thường kiên cố
Ðầy đủ các tịnh giới
Rời bỏ các ma nghiệp
Chẳng ham vui ngũ dục
Chuyên siêng cầu chánh niệm
Lòng thường không mê hoặc
Cũng chẳng sanh tham ái
Sân hận các phiền não
Ðều biết rõ đúng thiệt
Nơi tất cả cảnh giới
Chẳng chấp chẳng mê hoặc
Người ấy khéo biết rõ
Các phiền não như vậy
Do nhơn duyên hòa hiệp
Hay sanh những lỗi lầm
Nhẫn đến nơi Phật pháp
Hoặc nhơn hoặc nhơn nhơn
Tác dụng nhơn như vậy
Tất cả đều rõ được
Người ấy hay biết rõ
Nhãn tận biên nhơn tánh
Rời xa các mê lầm
Nơi nhãn không hề nhiễm
Người ấy biết rõ được
Nhãn sanh biên biên tế
Lưu chuyển và tịch tịnh
Vô hữu với vô sanh
Nhẫn đến nhãn tịch diệt
Các nhơn tánh như vậy
Rời xa các mê hoặc
Nơi nhãn không ô nhiễm
Người ấy biết rõ được
Nhãn tiền tế ngôn thuyết
Tùy thế tục giả lập
Trong ấy không có thiệt
Người ấy hay biết rõ
Nhãn hậu tế ngôn thuyết
Tùy thế tục giả lập
Trong ấy không có thiệt
Người ấy hay biết rõ
Nhãn sanh biên biên tế
Lưu chuyển và tịch tịnh
Vô hữu với vô sanh
Nhẫn đến nhãn tịch diệt
Các ngôn thuyết như vậy
Tùy thế tục giả lập
Trong ấy không có thiệt
Người ấy hay biết rõ
Nhãn tiền tế ngôn thuyết
Chỉ nhơn duyên hòa hiệp
Trong ấy không chấp trước
Người ấy hay biết rõ
Nhãn hậu tế ngôn thuyết
Chỉ nhơn duyên hòa hiệp
Trong ấy không chấp trước
Người ấy hay biết rõ
Nhãn sanh biên biên tế
Lưu chuyển và tịch tịnh
Vô hữu với vô sanh
Nhẫn đến nhãn tịch diệt
Các ngôn thuyết như vậy
Chỉ nhơn duyên hòa hiệp
Trong ấy không chấp trước
Người ấy hay biết rõ
Nhãn tiền tế ngôn thuyết
Tự tánh không biểu thị
Trong ấy không ô nhiễm
Người ấy hay biết rõ
Nhãn hậu tế ngôn thuyết
Tự tánh không biểu thị
Trong ấy không ô nhiễm
Người ấy hay biết rõ
Nhãn sanh biên biên tế
Lưu chuyển và tịch tịnh
Vô hữu với vô sanh
Nhẫn đến nhãn tịch diệt
Các ngôn thuyết như vậy
Tự tánh không biểu thị
Trong ấy không ô nhiễm
Nhĩ tỷ thiệt thân ý
Sáu trần và bốn đại
Nhẫn đến thế sanh danh
Tất cả đều như vậy
Người ấy hay biết rõ
Tham dục tức Phật đạo
Tự tánh vô sai biệt
Nơi tham không bị nhiễm
Tất cả các Phật đạo
Phải cầu nơi phiền não
Biết tánh vô sai biệt
Là nhập môn tổng trì
Nói tham là tổng trì
Tổng trì tức là tham
Biết tánh vô sai biệt
Là học môn tổng trì
Cúng dường tham như vậy
Tức là cúng dường Phật
Vì cúng dường nơi Phật
Mà thành tựu tổng trì
Người ấy hay biết rõ
Sân hận tức Phật đạo
Tự tánh vô sai biệt
Nơi sân không bị nhiễm
Sân tức là tổng trì
Tổng trì tức là sân
Biết tánh vô sai biệt
Là học môn tổng trì
Cúng dường sân như vậy
Cũng là cúng dường Phật
Do cúng dường nơi Phật
Thành tựu môn tổng trì
Người ấy hay biết rõ
Ngu si tức Phật đạo
Tự tánh vô sai biệt
Nơi si không bị nhiễm
Nếu biết rõ đúng thiệt
Biên tế của tánh si
Thì là tu Phật đạo
Thành tựu môn tổng trì
Si tức là tổng trì
Tổng trì tức là si
Biết tánh vô sai biệt
Là học môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Tức là cúng dường Phật
Do cúng dường nơi Phật
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Tức là cúng dường Pháp
Do cúng dường nơi Pháp
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Tức là cúng dường Tăng
Do cúng dường nơi Tăng
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Tức là cúng dường giới
Do cúng dường nơi giới
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường tinh tiến
Vì cúng dường tinh tiến
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường tán thán
Vì cúng dường tán thán
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường Phật pháp
Do cúng dường Phật pháp
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường pháp tánh
Do cúng dường pháp tánh
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường chơn như
Do cúng dường chơn như
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường vô sanh
Do cúng dường vô sanh
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường vô diệt
Do cúng dường vô diệt
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường vô tận
Do cúng dường vô tận
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường vô hữu
Do cúng dường vô hữu
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường vô biên
Do cúng dường vô biên
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường tam hữu
Do cúng dường tam hữu
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường tịch tịnh
Do cúng dường tịch tịnh
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường lưu chuyển
Do cúng dường lưu chuyển
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường vô chuyển
Do cúng dường vô chuyển
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường vô hữu
Do cúng dường vô hữu
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường vô sanh
Do cúng dường vô sanh
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường tịch diệt
Do cúng dường tịch diệt
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường bất lai
Do cúng dường bất lai
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường vô hành
Do cúng dường vô hành
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường vô vi
Do cúng dường vô vi
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường khổ thảy
Do cúng dường khổ thảy
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường khổ trí
Do cúng dường khổ trí
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường tập trí
Do cúng dường tập trí
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường diệt trí
Do cúng dường diệt trí
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường đạo trí
Do cúng dường đạo trí
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường pháp trí
Do cúng dường pháp trí
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường loại trí
Do cúng dường loại trí
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng vô sanh trí
Do cúng vô sanh trí
Thành tựu môn tổng trì
Cúng dường si như vậy
Là cúng dường tận trí
Do cúng dường tận trí
Thành tựu môn tổng trì
Như vậy nơi chánh đoạn
Niệm trụ và thần túc
Ngũ căn và ngũ lực
Thất giác bát chánh đạo
Gồm xa ma tha kia
Tì bát xá na thảy
Nơi chín pháp nầy
Tất cả đều như vậy.
Bấy giờ đức Thế Tôn bảo Nguyệt Quang Ðồng Tử rằng: Nầy thiện nam tử! Nếu có chúng sanh an trụ nơi Ðại thừa thành tựu môn đà la ni như đã nói ở trên thì phải xa rời tám mươi hạng người. Những ai là tám mươi hạng người ấy?
Ðó là những kẻ giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, có tâm nghĩ giết hại mà làm thân Phật ra máu, phá hòa hiệp Tăng, tặc trụ xuất gia, không có căn, hai căn, tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tiến, tà niệm, tà định, chẳng biết chỗ, chẳng biết lúc, chẳng biết pháp, chẳng biết đạo, chẳng biết lượng, chẳng biết tự tha, đối với Phật PhápTăng và các học xứ chẳng biết tôn trọng, đối với hạnhchẳng phóng dật và cảnh giới thù thắng cũng chẳng tôn ngưỡng, chẳng biết pháp, chẳng biết luật, chẳng biết học xứ, chẳng biết tội ấy là trọng là khinh, chẳng biết giới ấy là hư là khuyết, cũng chẳng biết hạnh tu ấy là tế là thô, cũng chẳng biết nghiệp là vị lai là hiện tại, với sự hạ liệt cũng chẳng biết rõ, khen Thanh Văn thừa, phá chê pháp Như Lai, khuyến thị khai đạo Bích Chi Phật thừa, xa rời nhàm bỏ chánh đạo vô thượng, phá giới, phá kiến, phá các oai nghi, đi nơi phi đạo, nói có ngã nhơn, nói có chúng sanh, nói có thọ giả, nói có bổ đặc già la, chí ý hạ liệt, khởi tham sân si, đoạn kiến, thường kiến, không kiến vô nhơn kiến, chẳng thấy có, chẳng thấy không, chẳng thấy nghiệp, chẳng thấy tinh tiến, chẳng biết nghiệp, chẳng biết nghiệp nhơn, chẳng biết dị thục nhơn, chẳng biết các căn, chẳng biết các căn nhơn, chẳng biết giới, chẳng biết giới nhơn, chẳng biết giải thoát, chẳng biết giải thoát nhơn, chẳng biết đạo, chẳng biết đạo nhơn, chẳng biết phiền não, chẳng biết phiền não nhơn, chẳng biết thí, chẳng biết thí nhơn, chẳng biết tiền tế và hậu tế, chẳng biết tiền tế nhơn và hậu tế nhơn, chẳng biết sanh tử, chẳng biết sanh tử nhơn, chẳng biết hữu lậu, chẳng biết hữu lậu nhơn, chẳng biết tận phi tận, chẳng biết hữu phi hữu, chẳng biết biên tế phi biên tế, chẳng biết tịch tịnh phi tịch tịnh, chẳng chuyển phi chuyển, chẳng biết tánh phi tánh, chẳng biết sanh phi sanh, chẳng biết diệt phi diệt.
Nầy Ðồng Tử! Nếu thiện nam thiện nữ muốn thành tựu môn đà la ni đã được nói ở trên, thì phải bỏ rời tám mươi hạng người phi pháp ấy.
Ðức Thế Tôn lại nói kệ rằng:
Nếu người chẳng biết rõ
Nhãn sanh tận biên tế
Người ấy mê tổng trì
Trí giả phải rời xa
Nếu người biết được nhãn
Không ngã không chúng sanh
Người ấy trụ tổng trì
Trí giả phải thân cận
Nếu người biết được nhãn
Sanh tận lìa văn tự
Người ấy trụ tổng trì
Trí giả phải thân cận
Nếu người biết được nhãn
Tịch tịnh vô sở trụ
Người ấy trụ tổng trì
Trí giả phải thân cận
Nếu người biết được nhãn
Tự tánh vô sở trụ
Người ấy trụ tổng trì
Trí giả phải thân cận
Nếu người biết được nhãn
Không chuyển không sắc tướng
Người ấy trụ tổng trì
Trí giả phải thân cận
Nếu người biết được nhãn
Vô sanh tánh tịch diệt
Người ấy trụ tổng trì
Trí giả phải thân cận
Nếu người biết được nhãn
Tự tánh rời danh tướng
Chư Phật không nói được
Không khen nêu bày được
Người ấy trụ tổng trì
Trí giả phải thân cận
Nếu người biết được nhãn
Tự tánh lìa danh tướng
Không ai tư duy được
Thọ trì diễn thuyết được
Người ấy trụ tổng trì
Trí giả phải thân cận
Tánh tổng trì như vậy
Văn tự chẳng nói được
Không có các phương sở
Tâm sở cũng chẳng đến
Pháp ấy không hoan hỉ
Cũng chẳng ở sân hận
Bất dộng như Sơn Vương
Dầu nói nhưng không được
Tổng trì thiệt không có
Nhẫn đến ngã cũng vậy
Ngã đã không tự tánh
Tổng trì cũng không có
Tổng trì không tự tánh
Kẻ ngu cho là có
Do đây vọng phân biệt
Chẳng tỏ sanh ưu não
Nếu biết rõ tánh tham
Nhẫn đến tổng trì không
Hai thứ phân biệt ấy
Rốt ráo bất khả đắc
Nếu biết không tánh không
Tổng trì cũng chẳng có
Nhẫn đến Bồ đề phần
Tam ma địa cũng không
Nếu người biết rõ được
Tổng trì và không tánh
Nhẫn đến tam ma địa
Thì cũng biết được nhãn
Nếu với nhãn tận biên
Khéo biết rõ như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo nhãn sanh biên
Nếu với nhãn sanh biên
Khéo biết rõ như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn biên tế
Khéo biết rõ như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn tịch tịnh
Biết rõ được như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn lưu chuyển
Biết rõ được như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn vo hữu
Biết rõ được như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn vo sanh
Biết rõ được như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn tịch diệt
Biết rõ được như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn biến dị
Biết tận biên như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn biến dị
Biết sanh biên như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn biến dị
Biết biên tế như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn biến dị
Biết tịch tịnh như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn biến dị
Biết lưu chuyển như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn biến dị
Biết vô hữu như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn biến dị
Biết vô sanh như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nếu với nhãn biến dị
Biết tịch diệt như thiệt
Thì ở môn tổng trì
Rốt ráo thành tựu được
Nhĩ tỷ thiệt thân ý
Lục trần và từ đại
Nhẫn đến thế sanh danh
Tất cả đều như vậy
Nếu nơi nhãn tiền tế
Không tướng biến tướng dị
Không thủ không phân biệt
Là trụ môn tổng trì
Nếu nơi nhãn tận biên
Không tướng biến tướng dị
Không thủ không phân biệt
Là trụ môn tổng trì
Nếu nơi nhãn sanh biên
Không tướng biến tướng dị
Không thủ không phân biệt
Là trụ môn tổng trì
Nếu nơi nhãn biên tế
Không tướng biến tướng dị
Không thủ không phân biệt
Thì trụ môn tổng trì
Nếu nơi nhãn tịch tịnh
Không tướng biến tướng dị
Không thủ không phân biệt
Thì trụ môn tổng trì
Nếu nơi nhãn lưu chuyển
Không tướng biến tướng dị
Không thủ không phân biệt
Thì trụ môn tổng trì
Nếu nơi nhãn vô hữu
Không tướng biến tướng dị
Không thủ không phân biệt
Thì trụ môn tổng trì
Nếu nơi nhãn vô sanh
Không tướng biến tướng dị
Không thủ không phân biệt
Thì trụ môn tổng trì
Nếu nơi nhãn tịch diệt
Không tướng biến tướng dị
Không thủ không phân biệt
Thì trụ môn tổng trì
Nhĩ tỷ thiệt thân ý
Sáu trần và bốn đại
Nhẫn đến thế sanh danh
Tất cả đều như vậy
Tham, sân, si, phẫn, mạn
Tật, cuống, xan, ưu, não
Quá thất, cấu, độc tiển
Bạo lưu, hắc bạch nghiệp
Bất sanh cũng bất diệt
Bất khứ cũng bất lai
Bất động cũng bất dị
Phi tác cũng phi hành
Phi minh cũng phi ám
Phi lưu bỏ bạo lưu
Vô tận và vô trụ
Phi hành phi bất hành
Phi văn tự, phan duyên
Phi xuất cũng phi nhập
Phân biệt vọng tưởng thảy
Cả sáu mươi hai môn
Ðều riêng theo nghĩa lý
Tất cả đều như vậy
Nếu biết nhãn tiền tế
Nhẫn đến nơi thượng hạ
Không thủ không phân biệt
Là trụ môn tổng trì
Nếu biết nhãn tận biên
Nhẫn đến nơi thượng hạ
Không thủ không phân biệt
Là trụ môn tổng trì
Nếu biết nhãn sanh biên
Nhẫn đến nơi thượng hạ
Không thủ không phân biệt
Là trụ môn tổng trì
Nếu biết nhãn biên tế
Nhẫn đến nơi thượng hạ
Không thủ không phân biệt
Là trụ môn tổng trì
Nếu biết nhãn tịch tịnh
Nhẫn đến nơi thượng hạ
Không thủ không phân biệt
Là trụ môn tổng trì
Nếu biết nhãn lưu chuyển
Nhẫn đến nơi thượng hạ
Không thủ không phân biệt
Là trụ môn tổng trì
Nếu biết nhãn vô hữu
Nhẫn đến nơi thượng hạ
Không thủ không phân biệt
Là trụ môn tổng trì
Nếu biết nhãn vô sanh
Nhẫn đến nơi thượng hạ
Không thủ không phân biệt
Là trụ môn tổng trì
Nếu biết nhãn tịch diệt
Nhẫn đến nơi thượng hạ
Không thủ không phân biệt
Là trụ môn tổng trì
Nhĩ tỷ thiệt thân ý
Sáu trần và bốn đại
Nhẫn đến thế sanh danh
Tất cả đều như vậy.
Nơi tướng bất biến của địa đại
Không có thủ trước không phân biệt
Người biết rõ ràng được như vậy
Thì thành tựu được môn tổng trì
Nơi tướng vô sanh của địa đại
Không có thủ trước không phân biệt
Người biết rõ ràng được như vậy
Thì thành tựu được môn tổng trì
Nơi tướng vô diệt của địa đại
Không có thủ trước không phân biệt
Người biết rõ ràng được như vậy
Thì thành tựu được môn tổng trì
Nơi tướng chứng nhập của địa đại
Không có thủ trước không phân biệt
Người biết rõ ràng được như vậy
Thì thành tựu được môn tổng trì
Nơi tướng xuất ly của địa đại
Không có thủ trước không phân biệt
Người biết rõ ràng được như vậy
Thì thành tựu được môn tổng trì
Nơi tướng vô nguyện của địa đại
Không có thủ trước không phân biệt
Người biết rõ ràng được như vậy
Thì thành tựu được môn tổng trì
Nơi tướng vô trụ của địa đại
Cùng các tướng bất lai bất khứ
Tướng vô biên và tướng vô tận
Tướng tương ưng tướng chẳng tương ưng
Tướng rời lìa danh tự kế đạt
Tướng quan sát và tướng lưu chuyển
Tướng vô hữu và tướng tu trị
Tướng không có ngôn thuyết biểu thị
Tướng tịch tịnh tướng vô sở y
Tướng niệm trụ và tướng chánh đoạn
Tướng thần túc và tướng căn lực
Tướng thất giác chi đạo vô úy
Ác tướng của địa đại như vậy
Không có thủ trước không phân biệt
Người biết rõ ràng được như vậy
Thì thành tựu được môn tổng trì
Nều nơi tướng vô xuất của ngã
Nơi tướng vô tướng tướng vô nguyện
Tướng vô trụ và tướng vô sanh
Cùng nơi tướng vô diệt của ngã
Nơi các tướng của ngã như vậy
Không có thủ trước không phân biệt
Người biết rõ ràng dược như vậy
Thì thành tựu được môn tổng trì
Nơi tướng rời văn tự của ngã
Không có thủ trước không phân biệt
Người biết rõ ràng được như vậy
Thì thành tựu được môn tổng trì
Biết nhãn tiền và hậu tế
Rời xa nơi tướng thường tướng đoạn
Nhơn duyên tự tánh đều rỗng không
Ðấng Ðại Ðạo Sư phương tiện nói.
Nếu lúc diễn thuyết pháp
Mà phân biệt tướng nhãn
Người ấy vọng phân biệt
Chẳng gọi chơn thuyết pháp
Nếu lúc tư duy pháp
Mà phân biệt tướng nhãn
Người ấy vọng phân biệt
Chẳng gọi chánh tư duy
Nếu lúc tu tập pháp
Mà phân biệt tướng nhãn
Người ấy vọng phân biệt
Chẳng gọi chơn tu tập
Nếu biết nhãn tánh không
Thì chẳng xu Bồ đề
Chư Phật nơi người ấy
Thường hiện tiền thuyết pháp
Nếu chẳng biết được nhãn
Thì cũng chẳng biết sắc
Nếu người biết được nhãn
Thì cũng biết được sắc
Nếu người biết được sắc
Thì cũng biết được nhãn
Nhĩ tỷ thiệt thân ý
Tất cả đều như vậy
Nếu lúc diện thuyết pháp
Phân biệt nơi nhơn tướng
Người ấy vọng phân biệt
Chẳng gọi là thuyết pháp
Nếu lúc diễn thuyết pháp
Phân biệt tướng tịch tịnh
Người ấy vọng phân biệt
Chẳng gọi là thuyết pháp
Nếu lúc diễn thuyết pháp
Phân biệt nơi tướng đạo
Người ấy vọng phân biệt
Chẳng gọi là thuyết pháp
Nếu lúc diễn thuyết pháp
Phân biệt nơi tướng không
Người ấy vọng phân biệt
Chẳng gọi là thuyết pháp
Nếu lúc diễn thuyết pháp
Phân biệt nơi tích tập
Người ấy vọng phân biệt
Chẳng gọi là thuyết pháp
Nếu lúc diễn thuyết pháp
Phân biệt nơi sự vật
Người ấy vọng phân biệt
Chẳng gọi là thuyết pháp
Nếu lúc diễn thuyết pháp
Phân biệt nhãn nhiếp thủ
Người ấy vọng phân biệt
Chẳng gọi là thuyết pháp
Chẳng biết rõ nơi nhãn
Thì sanh lòng tham dục
Nếu biết rõ được nhãn
Thì tham dục chẳng sanh
Nhĩ tỷ thiệt thân ý
Sáu trần và bốn đại
Nhẫn đến thế sanh danh
Tất cả đều như vậy
Nếu lúc diễn thuyết pháp
Phân biệt mười tám giới
Người ấy vọng phân biệt
Chẳng gọi là thuyết pháp
Nơi chí nguyện chẳng thối
Rõ thấu nơi tánh không
Ðược các môn tam muội
Người ấy khéo thuyết pháp
Nơi chí nguyện chẳng thối
Rời phân biệt nơi nhãn
Do vì không phân biệt
Người ấy khéo thuyết pháp
Chẳng rõ nhãn tánh không
Cũng mê nhãn tự tánh
Do vì chẳng biết rõ
Thì chẳng nên thuyết pháp
Nếu biết nhãn tánh không
Thì biết nhãn tự tánh
Do vì biết rõ nhãn
Người ấy nên thuyết pháp
Chẳng biết nhãn tánh không
Cũng mê cú tự tánh
Do vì chẳng biết rõ
Thì chẳng nên thuyết pháp
Nếy biết nhãn tánh không
Thì biết cú tự tánh
Do vì biết được rõ
Người ấy nên thuyết pháp
Chẳng biết nhãn tánh không
Cũng mê văn tự tánh
Do vì chẳng biết rõ
Thì chẳng nên thuyết pháp
Nếu biết nhãn tánh không
Thì biết văn tự tánh
Do vì biết được rõ
Người ấy nên thuyết pháp
Chẳng biết nhãn tánh không
Cũng mê danh tự tánh
Do vì chẳng biết rõ
Thì chẳng nên thuyết pháp
Nếu biết nhãn tánh không
Thì biết danh tự tánh
Do vì biết được rõ
Người ấy nên thuyết pháp
Chẳng biết nhãn tánh không
Cũng mê sắc tự tánh
Do vì chẳng biết rõ
Thì chẳng nên thuyết pháp
Nếu biết nhãn tánh không
Thì biết sắc tự tánh
Do vì biết được rõ
Người ấy nên thuyết pháp
Chẳng biết nhãn tánh không
Y thế tướng phân biệt
Chẳng khéo tùy thuận được
Ðiều phục các chúng sanh
Nếu biết nhãn tánh không
Chẳng y tướng phân biệt
Thì khéo tùy thuận được
Ðiều phục các chúng sanh
Chẳng rõ nhãn có không
Mà thuyết pháp giữa chúng
Người ấy tham lợi dưỡng
Mọi người chẳng tín thọ
Nếu biết nhãn có không
Mà thuyết pháp giữa chúng
Người ấy chẳng tham trước
Mọi người đều tín thọ
Chẳng rõ nhãn tánh không
Mà ngồi trên pháp tọa
Dầu nói nhiều thí dụ
Mọi người chẳng tín thọ
Nếu biết nhãn tánh không
Mà ngồi trên pháp tòa
Những thí dụ được nói
Mọi người đều tín thọ
Nhĩ tỷ thiệt thân ý
Sáu trần và bốn đại
Nhẫn đến thế sanh danh
Tất cả đều như vậy”.
Lúc đức Thế Tôn nói kinh Xuất Hiện Quang Minh nầy rồi, Nguyệt Quang Ðồng Tử và các đại chúng,tất cả thế gian Trời,Người, A Tu La v.v… nghe lời Phật dạy đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.
PHÁP HỘI XUẤT HIỆN QUANG MINH
THỨ MƯỜI MỘT
HẾT

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 120 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Thiếu Thất lục môn


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Rộng mở tâm hồn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.127.68 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập