Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 39 »»

Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 39


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.55 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.66 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Bửu Tích

Kinh này có 120 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 |
Việt dịch: Thích Trí Tịnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là đại Bồ Tát đối với đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai mà tin nhận vâng thờ tâm chí thanh tịnh không lầm không nghi càng thêm vui mừng hớn hở phát ý tưởng hy kỳ?
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác có bốn đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn.
Do thành tựu bốn vô úy nầy mà Ðức Như Lai ở giữa đại chúng tự tuyên bố ta ở ngôi Thế Tôn như sư tử rống chuyển pháp luân lớn mà tất cả thế gian, Trời, Người, Ma Vương, Phạm Vương, Sa Môn, Bà La Môn đều chẳng chuyển được đúng pháp.
- Nầy Xá Lợi Phất! Những gì gọi là bốn đức vô sở úy?
Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác thành tựu trí lực vô thượng nên ở giữa đại chúng tự tuyên bố ta là bực Đẳng Chánh Giác. Trong đại chúng ấy chẳng thấy có ai hoặc người hoặc trời mà có thể ở trước Ðức Như Lai chỉ trích rằng đối với pháp ấy, Ngài chẳng phải là Đẳng Chánh Giác.
- Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Ðức Như Lai có hiệu là Đẳng Chánh Giác?
Đối với tất cả các pháp, Ðức Như Lai có thể bình đẳng chánh giác, không có gì là chẳng bình đẳng.
Hoặc pháp phàm phu, hoặc pháp thánh nhơn, hoặc pháp chư Phật, hoặc pháp hữu học, hoặc pháp vô học, hoặc pháp Độc Giác, hoặc pháp Bồ Tát đều bình đẳng bình đẳng.
Hoặc pháp thế gian, hoặc pháp xuất thế gian, hoặc có tội, hoặc vô tội, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, tất cả pháp như vậy, Ðức Như Lai đều có thể bình đẳng chánh giác, vì thế nên gọi Phật là bực Đẳng Chánh Giác.
- Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào gọi là tánh bình đẳng?
Tự thể của các kiến thức cùng với tánh không kia, tánh nó bình đẳng.
Tự thể của sắc tướng cùng với vô tướng kia, tánh nó bình đẳng.
Tự thể của ba cõi cùng với vô nguyện kia, tánh nó bình đẳng.
Tự thể của pháp sanh cùng với vô sanh kia, tánh nó bình đẳng.
Tự thể của pháp khởi cùng với vô khởi kia, tánh nó bình đẳng.
Tự thể của tánh tham cùng với vô tham kia, tánh nó bình đẳng.
Tự thể của tam thế cùng chơn như kia, tánh nó bình đẳng.
Tự thể của vô minh hữu ái cùng với minh giải thoát, tánh nó bình đẳng.
Tự thể của sanh tử lưu chuyển cùng với Niết Bàn tịch tịnh, tánh nó bình đẳng.
Vì đối với tất cả phát Ðức Như Lai đều bình đẳng chánh giác nên gọi Ðức Phật là bực Đẳng Chánh Giác.
Đức vô úy ấy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, Ðức Như Lai lại dùng đại bi để làm phương tiện.
Chơn như bình đẳng, chơn tánh là như tánh, chẳng phải tánh chẳng như, là tánh chẳng đổi khác, là tánh không che tội, là tánh không bố úy, là tánh không lui sụt, là tánh không trái cãi. Do cớ ấy mà sáng rỡ cả đại chúng, hay làm cho họ vui đẹp, toàn thân thơ thới, sanh lòng tin thanh tịnh mà vui mừng hớn hở.
- Nầy Xá Lợi Phất! Tất cả chúng sanh ở thế gian không ai có thể đối với đức vô úy của Như Lai mà sanh sự trái cãi. Tại sao? Vì đức vô úy của Như Lai không trái cãi được. Như tánh bình đẳng ở pháp giới tánh lưu bố cùng khắp trong các thế giới không ai trái hại được.
Như đức vô úy của Như Lai nơi tất cả pháp thậm thâm vi tế khó biết mà có thể đẳng chánh giác được, Ðức Như Lai an trụ đại bi như vậy dùng các thứ ngôn ngữ âm thanh, các thứ pháp môn mà khai thị pháp vi diệu cho các hữu tình. Nếu ai có thể y theo pháp ấy mà tu tập công hạnh viễn ly thì mau hết khổ.
Nếu có hữu tình chẳng phải bực Đại Sư mà tự xưng là Đại Sư, chẳng phải Đẳng Chánh Giác mà tự xưng là Đẳng Chánh Giác, do sức vô úy chẳng nghĩ bàn của Như Lai khiến các hữu tình ấy đều bị che chói mất ngạo mạn phải bỏ chạy trốn.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn vô biên vô tế đồng như hư không. Nếu có kẻ muốn tìm cầu biên tế của đức vô úy ấy thì chẳng khác gì kẻ muốn tìm cầu biên tế của Như Lai.
- Nầy Xá Lợi Phất! Chư Ðại Bồ Tát nghe nói đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn ấy rồi liền tin nhận vâng thờ không lầm không nghi vui mừng hớn hở phát ý tưởng hy kỳ.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là đức vô úy chánh đẳng giác. Do thành tựu đức vô úy thứ nhứt nầy mà Ðức Như Lai ở giữa đại chúng như sư tử rống chuyển pháp luân lớn mà tất cả thế gian chẳng thể chuyển được đúng pháp.
Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác vì đã thành tựu trí lực vô thượng nơi ở giữa đại chúng tuyên bố nay đây ta đã hết tất cả phiền não tập khí. Trong đại chúng ấy không có ai hoặc người hoặc trời có thể ở trước Ðức Như Lai mà chỉ trích rằng Ngài còn có phiền não ấy chưa dứt.
Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là tánh phiền não dứt hết của Ðức Như Lai?
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai ở nơi dục giới phiền não, tâm đã khéo giải thoát, vì đã dứt hẳn tất cả tập khí tham dục.
Đức Như Lai ở nơi sắc vô sắc giới phiền não, tâm đã khéo giiải thoát, vì đã dứt hẳn tất cả tập khí sân khuể.
Đức Như Lai ở nơi vô minh phiền não, tâm đã khéo giải thoát, vì đã dứt hẳn tất cả tập khí si mê.
Đức Như Lai ở nơi các kiến phiền não, tâm đã khéo giải thoát, vì đã dứt hẳn tất cả tập khí phiền não hiện hành.
Vì cớ như vậy nên gọi Ðức Như Lai là phiền não đã hết.
- Nầy Xá Lơị Phất! Thuyết pháp như trên ấy là y cứ nơi thế tục chớ chẳng phải thắng nghĩa.
Trong thắng nghĩa không có một pháp nào ở trước thánh trí có thể biết rõ, có thể dứt hẳn, có thể tu tập, có thể chứng nhập.
Tại sao vậy? Nầy Xá Lợi Phất! Nói là dứt hết đó chưa bao giờ chẳng dứt hết, tánh vốn rốt ráo hết chẳng do đối trị mà nói là hết.
Tánh như thiệt là hết. Vì tánh như thiệt là hết nên không có pháp nào bị hết. Vì không pháp bị hết thì chính là vô vi. Vì vô vi nên không sanh không diệt cũng không có trụ. Thế nên nói rằng Ðức Như Lai xuất thế. Nếu không xuất thế thường trụ pháp tánh thường trụ pháp giới thì thánh trí huệ chuyển vận trong ấy. Dầu chuyển vận như vậy ma không có chuyển không không có hoàn.
- Nầy Xá Lợi Phất! Do pháp môn thắng nghĩa ấy nên không có các phiền não, cũng không có phiền não hết mà có thể chứng đắc.
Đức Như Lai an trụ nơi đại bi như vậy rồi vì các hữu tình mà tuyên nói pháp phiền não dứt hết.
Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn lại dùng đại bi để làm phương tiện, là chơn như bình đẳng, là chơn tánh, là tánh như chẳng phải là tánh chẳng như, là tánh chẳng đổi khác, tánh chẳng che tội, tánh không bố úy, tánh không lui sụt, tánh không trái cãi. Vì cớ ấy nên làm sáng rỡ đại chúng khiến họ vui đẹp toàn thân thơ thới sanh lòng tin thanh tịnh vui mừng hớn hở.
- Nầy Xá Lợi Phất! Chúng sanh trong đời không có ái đối với đức vô úy của Như Lai mà có thể sanh sự trái cãi. Tại sao? Vì Ðức Như Lai vô úy ấy chẳng trái cãi được.
Chơn như bình đẳng ở trong pháp giới tánh lưu bố cùng khắp trong các thế giới không ai trái hại được.
Đức vô úy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn như vậy, là vô lượng vô số không có biên tế thành tựu pháp vi diệu.
Do Ðức Như Lai dùng đại bi huân tập nơi tâm mà vì các chúng sanh nói pháp phiền não dứt hết cho họ dứt hẳn các phiền não.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn vô biên vô tế như hư không. Nếu có kẻ muốn tìm cầu biên tế ấy thì chẳng khác gì kẻ muốn tìm biên tế của hư không.
- Nầy Xá Lợi Phất! Chư Ðại Bồ Tát nghe Ðức Như Lai tuyên nói đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn ấy rồi tin nhận vâng thờ không lầm không nghi vui mừng hớn hở pháp ý tưởng hy kỳ.
Đây gọi là đức vô úy vô lậu. Do thành tựu đức vô úy thứ hai ấy, Ðức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác ở giữa đại chúng như sư tử rống tự tuyên bố ta là Thế Tôn chuyển pháp luân lớn, tất cả trời người thế gian chẳng chuyển được.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác thành tựu trí lực vô thượng nên ở giữa đại chúng tuyên bố: Phật nói pháp chướng đạo thì quyết định là pháp chướng đạo giải thoát. Trong thế gian hoặc người hoặc trời không có ai ở trước Ðức Như Lai mà có thể chỉ trích rằng Ngài nói pháp chướng đạo ấy chẳng chướng đạo được.
- Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào gọi là pháp chướng ngại đạo?
- Nầy Xá Lợi Phất! Có một pháp hay làm chướng ngại, đó là tâm chẳng thanh tịnh.
Lại có hai pháp hay làm chướng ngại, đó là vô tàm và vô úy.
Lại có ba pháp hay làm chướng ngại, đó là thân ác hành, ngữ ác hành và ý ác hành.
Lại có bốn pháp hay làm chướng ngại, đó là do tham dục mà làm sự chẳng nên làm, do sân khuể mà làm sự chẳng nên làm, do si mê mà làm sự chẳng nên làm va do hãi sợ mà làm sự chẳng nên làm.
Lại có năm pháp hay làm chướng ngại, đó là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu.
Lại có sáu pháp hay làm chướng ngại, đó là chẳng kính Phật, chẳng kính Pháp, chẳng kính Tăng, chẳng kính luật nghi, chẳng kính chánh định, chẳng kính chánh huệ.
Lại có bảy pháp hay làm chướng ngại, đó là mạn, thắng mạn, thắng thượng mạn, tăng thượng mạn, tà mạn, hạ mạn và ngã mạn.
Lại có tám pháp hay làm chướng ngại, đó là tà kiến, tà tư, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà cần, tà niệm, tà định.
Lại có chín pháp hay làm chướng ngại, đó là nơi chính thân mình ở trong ba đời quá khứ vị lai và hiện tại mà làm sự chẳng lợi ích rồi sanh sự não hại; đối với chỗ mà mình mến thích ở trong ba đời mà làm sự chẳng lợi ích rồi sanh sự não hại; đối với chỗ mà mình không mến thích ở trong ba đời mà làm sự chẳng lợi ích rồi sanh sự não hại.
Lại có mười pháp hay làm chướng ngại, đó là mười nghiệp đạo bất thiện.
Đây là nói lược mười loại pháp hay làm chướng ngại. Vì muốn ngăn dứt hẳn các loại pháp chướng ngại ấy mà Ðức Như Lai vì các hữu tình tuyên nói chánh pháp.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nhẫn đến tất cả tác ý trái với chơn lý tương ưng với các kiết sử, hoặc do nơi các pháp mà có quan niệm ưa ham tương ưng với điên đảo mà trái đạo giải thoát, có ái kiến chấp trước đối với pháp có mà ưa ham, nơi thân ngữ ý nghiệp có sự sở y, tất cả sự tướng ấy Ðức Như Lai biết rõ là chướng ngại cả. Đã biết rõ rồi, Ðức Như Lai nói là pháp hay chướng ngại.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy ấy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn lấy đại bi làm phương tiện, chơn như bình đẳng là chơn tánh như tánh, chẳng phải tánh chẳng như, là tánh không đổi khác, tánh không che lỗi, tánh không hãi sợ, tánh không lui sụt, tánh không trái cãi. Vì cớ ấy nên làm cho đại chúng sáng rỡ khiến họ vui đẹp toàn thân thơ thới sanh lòng tin thanh tịnh vui mừng hớn hở.
- Nầy Xá Lợi Phất! Chúng sanh trong đời không có ai đối với đức vô úy của Như Lai mà có thể trái cãi. Tại sao? Vì đức vô úy của Như Lai chẳng trái cãi được, như tánh bình đẳng ở tánh pháp giới lưu bố cùng khắp trong các thế giới, không ai trái cãi được. Vô úy ấy là vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn, không gì sánh bằng, chẳng thể tuyên nói, thành tựu pháp vi diệu. Nhưng do đại bi huân tập nơi tâm nên Ðức Như Lai vì các hữu tình mà nói pháp chướng ngại, vì muốn họ ngăn dứt hẳn pháp chướng ngại ấy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn vô biên vô lượng như hư không. Nếu kẻ muốn tìm cầu biên tế của đức vô úy ấy thì chẳng khác gì kẻ muốn tìm biên tế của hư không.
- Nầy Xá Lợi Phất! Chư Ðại Bồ Tát nghe Ðức Như Lai tuyên nói đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn ấy như hư không rồi liền tin nhận vâng thờ không lầm không nghi vui mừng hớn hở phát ý tưởng hy kỳ.
Đây gọi là đức vô úy tuyên nói pháp chướng ngại.
Do Ðức Như Lai thành tựu đức vô úy thứ ba ấy, ở giữa đại chúng như sư tử rống chuyển pháp luân lớn mà tất cả thế gian chẳng thể chuyển được.
Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác thành tựu trí lực vô thượng ở giữa đại chúng tuyên bố rằng Phật nói đạo chơn chánh hết khổ của thánh xuất thế đã tu, nếu hữu tình nào tu tập đạo ấy thì quyết định giải thoát.
Trong đại chúng, hoặc người hoặc trời không có ai ở trước Ðức Như Lai mà có thể chỉ trích rằng Ngài nói đạo ấy chẳng giải thoát được.
- Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào gọi là đạo của thánh giải thoát?
- Nầy Xá Lợi Phất! Có một pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo thanh tịnh giải thoát, đó là chánh đạo.
Lại có hai pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là xa ma tha và tỳ bát xá na.
Lại có ba pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là môn giải thoát không, môn giải thoát vô tướng và môn giải thoát vô nguyện.
Lại có bốn pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là duyên nơi thân để quán niệm, duyên nơi thọ để quán niệm, duyên nơi tâm để quán niệm và duyên nơi pháp để quán niệm.
Lại có năm pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là tín căn, cần căn, niệm căn, định căn và huệ căn.
Lại có sáu pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả và niệm Thiên.
Lại có bảy pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỉ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi và xả giác chi.
Lại có tám pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là tám chi thánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh niệm và chánh định.
Lại có chính thứ pháp căn bổn vui thích hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là duyệt, hỷ, khinh an, chỉ tức lạc, định, như thiệt trí, kiến, yểm ố và ly dục giải thoát.
Lại có mười pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là mười nghiệp đạo lành.
Đức Như Lai vì các hữu tình tuyên nói pháp hành giải thoát của thánh như vậy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nhẫn đến tất cả những đạo pháp chánh thiện Bồ Ðề, hoặc tương ưng với giới tụ, hoặc tương ưng với định tụ, hoặc tương ưng với huệ tụ, hoặc tương ưng với giải thoát tụ, hoặc tương ưng với giải thoát tri kiến tụ, hoặc tương ưng với thánh đế đều gọi là pháp hành hay giải thoát.
Lại nầy Xá Lợi Phất! Hay khéo giải thoát là nói chánh hạnh. Nói là chánh hạnh có nghĩa là ở trong pháp ấy không có một pháp nào hoặc tăng hoặc giảm hoặc lai hoặc khứ hoặc thủ hoặc xả. Tại sao? Vì chẳng phải người hành chánh hạnh mà hành một thứ giác phần. Nếu có thể đúng như thiệt mà thấy biết tất cả các pháp đều là tánh bất nhị, thì gọi đó là hạnh xuất ly của thánh.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy ấy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn lấy đại bi làm phương tiện, chơn như bình đẳng là chơn tánh như tánh, chẳng phải tánh chẳng như, là tánh chẳng đổi khác, tánh chẳng che lỗi, tánh chẳng lui sụt, tánh không hãi sợ, tánh chẳng trái cãi. Vì thế nên làm sáng rỡ đại chúng khiến họ vui đẹp toàn thân thơ thới sanh lòng tin thanh tịnh vui mừng hớn hở.
- Nầy Xá Lợi Phất! Chúng sanh trong đời chẳng có ai đối với đức vô úy của Như Lai mà có thể tranh cãi. Tại sao? Vì đức vô úy của Như Lai chẳng tranh cãi được, tánh chơn như bình đẳng ở tánh pháp giới lưu bố cùng khắp trong các thế giới không ai trái hại được.
Hạnh giải thoát của thánh như vậy vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn chẳng gì sánh bằng thành tựu pháp vi diệu chẳng tuyên nói được. Nhưng vì đại bi huân tập nơi tâm nên Ðức Như Lai khai thị diễn nói hạnh giải thoát của thánh cho chúng sanh. Nếu có chúng sanh nào hiểu rõ như thiệt tu hành chánh đạo, thì quyết định giải thoát mau rốt ráo hết khổ.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy của Như Lai vô biên vô tế như hư không. Nếu có kẻ nào muốn tìm cầu biên tế của đức vô úy ấy thì chẳng khác gì kẻ muốn tìm cầu biên tế của hư không.
- Nầy Xá Lợi Phất! Chư Ðại Bồ Tát nghe đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn của Ðức Như Lai rồi liền tin nhận vâng thờ không lầm không nghi vui mừng hớn hở phát ý tưởng hy kỳ.
Đây gọi là đức vô úy nói đạo giải thoát của thánh.
Do Ðức Như Lai thành tựu đức vô úy thứ tư ấy nên ở giữa đại chúng như sư tử rống chuyển pháp luân lớn mà tất cả thế gian hoặc Người hoặc Trời, Ma Vương, Phạm Vương, Sa Môn, Bà La Môn đều không thể chuyển đúng pháp được.
- Nầy Xá Lợi Phất! Bốn đức vô úy ấy của Như Lai vô biên vô tế như hư không, tất cả chúng sanh không thể thấu được biên tế ấy.
Chư Ðại Bồ Tát nghe đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai như hư không rồi liền tin nhận vâng thờ không lầm không nghi càng thêm vui mừng hớn hở phát ý tưởng hy kỳ."
Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Tự nhiên chánh giác ngộ
Các pháp tánh bình đẳng
Như Lai thấy rõ pháp
Nên hiệu Đẳng Chánh Giác
Hoặc các pháp phàm phu
Pháp hữu học vô học
Pháp Độc Giác tối thắng
Phật pháp đều bình đẳng
Tất cả pháp thế gian
Thiện, bất thiện, bất động
Và các pháp xuất thế
Đường Niết Bàn bình đẳng
Không, vô tướng, vô nguyện
Vô vi và hữu vi
Vô sanh và vô khởi
Đều thấy tánh bình đẳng
Biết tánh bình đẳng rồi
Theo chỗ đáng tuyên nói
Độ thoát các hữu tình
Đức Như Lai vô úy
Tự giải thoát ba cõi
Rồi khai thị giải thoát
Đức Như Lai Thế Tôn
Hiển vô úy thứ hai
Phật biết rõ pháp chướng
Tập khí chẳng chứng đạo
Chẳng thanh tịnh hạ liệt
Chẳng có lòng hổ thẹn
Chưa có giữ nghiệp thân
Nghiệp khẩu và nghiệp ý
Tham sân si hãi sợ
Sát sanh trộm của người
Tà dâm và vọng ngữ
Say rượu chẳng kính nhường
Bảy mạn tám chi tà
Đều chẳng phải đạo pháp
Chín điều hại nhiều tội
Mười nghiệp đạo bất thiện
Suy tưởng chẳng hiệp lý
Ngu si không giải thoát
Điên đảo tu các hạnh
Chấp hư vọng phóng dật
Phật biết nói chướng ngại
Đây vô úy thứ ba
Môn thanh tịnh vô lượng
Tu tập chứng Bồ Ðề
Phật tự nhiên thông đạt
Nói pháp môn cam lộ
Nhẫn đến số vô lượng
Rất nhiều pháp mầu lành
Giúp Bồ Ðề thanh tịnh
Được chư Phật ngợi khen
Nếu khéo tu tập rồi
Mà chẳng chứng giải thoát
Không bao giờ như vậy
Đấng Thập Lực nói thiệt
Nếu suy tưởng hiệp lý
Dứt phiền não rộng lớn
Quán các pháp bình đẳng
Khéo tu tập hạnh thánh
Chẳng chấp trước các tướng
Là pháp là phi pháp
Thì giải thoát lo sợ
Đức Phật nói như vậy
Khéo biết tất cả pháp
Rỗng trống như hư không
Thì giải thoát các cõi
Nếu phóng dật tạo nghiệp
Luân hồi tam giới mãi
Nên Phật thương chúng sanh
Muốn họ chứng giải thoát
Đấng Thế Tôn Thập Lực
Thuyết pháp độ thế gian
Là vô úy thứ tư
Thanh tịnh như hư không.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là đức vô úy bất tư nghị của Như Lai mà chư đại Bồ Tát tin nhận vâng thờ không lầm không nghi vui mừng hớn hở phát ý tưởng hy kỳ.
- Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào Ðại Bồ Tát đối với đức đại bi chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai mà tin nhận vâng thờ chẳng lầm chẳng nghi vui mừng hớn hở phát ý tưởng hy kỳ?
- Nầy Xá Lợi Phất! Chư Phật Như Lai đức đại bi thường chuyển vận luôn. Tại sao? Chư Phật Như Lai chẳng bỏ tất cả chúng sanh, vì thành thục chúng sanh nên tất cả thời gian đại bi thường chuyển luôn chẳng dứt.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đại bi ấy của Như Lai vô lượng như vậy, chẳng thể nghĩ bàn, không gì sánh bằng như vậy, vô biên như vậy, chẳng thể nói như vậy, mãnh lợi như vậy, lâu dài như vậy mà tùy thuận chúng sanh, nhẫn đến tất cả ngữ nghiệp của Như Lai, đối với đại bi ấy cũng khó tuyên nói. Tại sao vậy? Như Bồ Ðề của Như Lai chứng được chẳng thể nghĩ bàn, đại bi của Như Lai vì chúng sanh mà phát khởi cũng chẳng thể nghĩ bàn như vậy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Như Lai chứng được Bồ Ðề?
- Nầy Xá Lơị Phất! Do Ðức Như Lai nhập vô văn vô trụ như vậy nên chứng được Bồ Ðề.
Những gì là căn? Những gì là trụ?
Có thân là căn, hư vọng phân biệt là trụ.
Nơi pháp ấy, Ðức Như Lai biết rõ bình đẳng nên nói do Ðức Như Lai nhập vô căn vô trụ nên chứng được Vô Thượng Bồ Ðề.
Chúng sanh chẳng thể biết rõ được hai pháp ấy.
Đức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ biết rõ pháp vô căn vô trụ như vậy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Luận về Bồ Ðề, tánh của nó tịch tĩnh. Hai pháp gì gọi là tịch và tĩnh? Nơi trong là tịch, nơi ngoài là tĩnh. Tánh của nhãn căn là không lìa rời ngã và ngã sở, tánh của nhĩ tỷ thiệt thân và ý căn là không rời lìa ngã và ngã sở. Nếu biết rõ như vậy thì gọi là tịch. Thiệt biết rõ tánh của nhãn căn là không rời chẳng duyên theo sắc trần, nhẫn đến thiệt biết rõ ý căn là không rời chẳng duyên theo pháp trần. Nếu biết rõ như vậy thì gọi là tĩnh.
Nơi hai pháp tịch tĩnh ấy, chúng sanh chẳng biết rõ. Đức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ biết rõ hai pháp tịch và tĩnh.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức Phật chứng Bồ Ðề tự tánh thanh tịnh.
Thế nào gọi là tự tánh thanh tịnh?
- Nầy Xá Lợi Phất! Tánh Bồ Ðề, thể nó không nhiễm ô. Tánh Bồ Ðề đồng với hư không. Tánh Bồ Ðề là tánh hư không. Bồ Ðề với hư không bình đẳng bình đẳng tánh rốt ráo thanh tịnh.
Phàm phu ngu si chẳng biết được tự tánh thanh tịnh như vậy nên bị khách trần phiền não làm ô nhiễm.
Tất cả chúng sanh đối với tự tánh thanh tịnh ấy chẳng biết rõ được. Đức Như Lai phát khởi đại bi: Phật quyết địn sẽ khai thị cho họ biết rõ tự tánh thanh tịnh như vậy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Phật chứng Bồ Ðề không nhập không xuất.
Thế nào gọi là hai pháp nhập và xuất?
Nhập là nói chấp các pháp. Xuất là nói chẳng chấp các pháp.
Đức Như Lai thấy rõ pháp tánh bình đẳng không nhập không xuất, cũng như Ðức Như Lai thấy rõ không thử ngạn không bỉ ngạn. Tại vì sao? Vì tánh của tất cả pháp rời lìa thử ngạn và bỉ ngạn. Chứng được pháp ấy nên gọi là Như Lai.
Đối với pháp tánh không nhập không xuất ấy, tất cả chúng sanh không biết rõ được, Ðức Như Lai phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ biết rõ pháp tánh không nhập không xuất.
- Nầy Xá Lợi Phất! Phật chứng Bồ Ðề không tướng không cảnh.
Thế nào gọi là không tướng không cảnh?
Chẳng được nhãn thức gọi là không tướng, chẳng xem nơi sắc gọi là không cảnh. Nhẫn đến chẳng được ý thức gọi là không tướng, chẳng xem nơi pháp gọi là không cảnh.
- Nầy Xá Lợi Phất! Không tướng không cảnh ấy là chỗ sở hành của chư thánh. Kẻ phàm phu ngu si trong ba cõi chẳng đi được nơi chỗ đi của chư thánh nên chẳng biết rõ không tướng không cảnh. Đức Như Lai phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ biết rõ pháp không tướng không cảnh ấy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Ðề ấy, không có quá khứ vị lai hiện tại, ba đời bình đẳng, ba tướng luân dứt.
Thế nào gọi là ba tướng luân dứt?
Nơi đời quá khứ tâm không đoái niệm, nơi đời vị lai thức không chạy đến, nơi đời hiện tại ý không phát khởi. Tâm ý thức ấy không có an trụ: chẳng phân biệt quá khứ, chẳng chấp trước vị lai, chẳng hí luận hiện tại.
Tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được tánh ba đời bình đẳng, ba luân thanh tịnh.
Đức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật sẽ quyết định khai thị làm cho họ giác ngộ ba đời ba luân bình đẳng thanh tịnh như vậy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức Phật chứng Bồ Ðề vô vi vô tánh.
Sao gọi là vô vi vô tánh?
Tánh Bồ Ðề ấy chẳng phải nhãn thức biết được, nhẫn đến chẳng phải ý thức biết được, nhẫn đến chẳng phải ý thức biết được.
Nói vô vi là không sanh không diệt cũng không có trụ. Vì lìa hẳn ba tướng ấy nên gọi là vô vi.
- Nầy Xá Lợi Phất! Người biết vô vi phải biết hữu vi. Tại sao? Vì tự tánh của các pháp tức là vô tánh. Luận về vô tánh tức là thể tánh không hai.
Vì tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được vô tánh vô vi ấy nên Ðức Như Lai đối với họ mà phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ vô tánh vô vi ấy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức Phật chứng Bồ Ðề dấu tích không sai biệt.
Sao gọi là dấu tích không sai biệt?
Chơn như và pháp tánh, cả hai đều gọi là dấu tích. Tánh không khác biệt, tánh không an trụ goị là không sai biệt.
Thiệt tế của các pháp gọi là dấu tích. Tánh không động dao gọi là không sai biệt.
Các pháp tánh không gọi là dấu tích. Tánh chẳng thể được gọi là vô sai biệt.
Các pháp vô tướng gọi là dấu tích. Tánh chẳng thể tìm gọi là vô sai biệt.
Các pháp vô nguyện gọi là dấu tích. Tánh không phát khởi gọi là vô sai biệt.
Không tánh chúng sánh gọi là dấu tích. Tức thể tánh là không gọi là vô sai biệt.
Là tướng hư không gọi là dấu tích. Tánh chẳng thể được gọi là vô sai biệt.
Tánh ấy vô sanh gọi là dấu tích. Tánh ấy vô diệt gọi là vô sai biệt.
Tánh ấy vô vi gọi là dấu tích. Tánh ấy không hành không trụ gọi là vô sai biệt.
Là tướng Bồ Ðề gọi là dấu tích. Tánh ấy tịch tĩnh gọi là vô sai biệt.
Là tướng Niết Bàn gọi là dấu tích. Tánh ấy vô sanh gọi là vô sai biệt.
- Nầy Xá Lợi Phất! Vì tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được dấu tích vô sai biệt ấy, nên Ðức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ dấu tích vô sai biệt ấy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Ðề ấy, chẳng thể dùng thân để chứng, chẳng thể dùng tâm để chứng.
Tại sao? Vì tánh của thân vô tri, không có tác dụng như cỏ cây đất đá tường vách. Tánh của tâm cũng vậy, như ảo như mơ như trăng đáy nước.
Nếu giác ngộ được thân tâm như vậy thì gọi là Bồ Ðề.
- Nầy Xá Lợi Phất! Chỉ do ngôn ngữ thế tục mà giả danh Bồ Ðề. Thiệt tánh của Bồ Ðề chẳng nói gọi được, chẳng thể dùng thân để được, chẳng thể dùng tâm để được, chẳng thể dùng pháp để được, chẳng thể dùng phi pháp để được, chẳng thể dùng phi chơn thiệt để được, chẳng thể dùng chơn đế để được, chẳng thể dùng hư vọng để được.
Tại sao? Vì tánh Bồ Ðề lìa rời ngôn ngữ, rời lìa tất cả pháp tướng. Lại vì Bồ Ðề không có hình tướng để thông ngôn ngữ. Như hư không kia không có hình không có chỗ nên chẳng nói được.
- Nầy Xá Lợi Phất! Cứ như thiệt mà tìm cầu thì tất cả pháp đều không thể nói. Tại sao? Vì trong các pháp đều không có ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ cũng không có các pháp.
Vì tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được chơn lý của các pháp như vậy, nên Ðức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị chơn lý của các pháp ấy cho họ giác ngộ nghĩa lý chơn thiệt như vây.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Ðề ấy không lấy không cất.
Những gì gọi là không lấy không cất?
Biết rõ nhãn căn thì gọi là không lấy, chẳng xem nơi sắc trần thì gọi là không cất.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai chứng Bồ Ðề không lấy không cất ấy nên chẳng xem các sắc trần chẳng trụ nơi thức. Nhẫn đến chẳng lấy ý căn chẳng xem pháp trần chẳng trụ nơi thức. Dầu chẳng trụ nơi thức mà Ðức Như Lai biết rõ được chỗ trụ của tất cả chúng sanh.
Biết rõ thế nào? Đó là chúng sanh trụ ở bốn pháp.
Những gì là bốn? Tất cả chúng sanh, tâm của họ trụ nơi thức, tâm của họ trụ nơi thọ, tâm của họ trụ nơi tưởng, tâm của họ trụ nơi hành.
Đức Như Lai biết thiệt rõ trụ và chẳng trụ như vậy.
Vì tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được thiệt tế vô trụ như vậy nên Ðức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ thiệt tế vô trụ ấy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Ðề là tên khác của không. Do không không nên Bồ Ðề cũng không. Do Bồ Ðề không nên các pháp cũng không. Thế nên Ðức Như Lai đúng với tánh không ấy mà giác ngộ các pháp. Đức Như Lai chẳng do không mà giác ngộ pháp không tánh. Đức Như Lai do trí nhứt lý mà giác ngộ pháp tánh không. Không với Bồ Ðề, tánh ấy không hai. Vì không hai nên chẳng thể nói đây là Bồ Ðề, đây là tánh không. Bởi pháp không hai nên không có hai tướng không hành, rốt ráo chẳng hành cũng chẳng hiện hành.
Nói là không ấy là xa rời nắm lấy. Trong thắng nghĩa đế không có pháp để được. Vì tánh không nên nói là không. Như nói thái hư là hư không, nhưng tánh thái hư chẳng nói gì được. Pháp không ấy nói tên là không, nhưng tánh không ấy chẳng nói gọi được. Ngộ nhập các pháp thiệt không có tên mà giả lập tên gọi, nhưng tên gọi ấy không phương không xứ, các pháp cũng không phương không xứ như tên gọi lấy.
Đức Như Lai biết rõ các pháp tứ bổn lai không sanh không khởi. Biết như vậy rồi chứng giải thoát, nhưng thiệt tánh ấy không phược không thoát.
Phàm phu ngu si chẳng giác ngộ được tánh Bồ Ðề ấy, nên Ðức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định khai thị cho họ giác ngộ thiệt tánh Bồ Ðề như vậy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Tánh Bồ Ðề bình đẳng với hư không. Nhưng tánh của hư không chẳng có bình đẳng không bình đẳng. Tánh Bồ Ðề cũng vậy, không có đẳng chẳng đẳng. Như các pháp tánh không, chơn thiệt, chẳng thể nói là bình đẳng hay chẳng bình đẳng.
Đức Như Lai giác ngộ tất cả pháp bình đẳng, không pháp nào chẳng bình đẳng. Giác ngộ đúng thiệt không có chút pháp nào khả dĩ là bình đẳng và chẳng bình đẳng.
Lượng trí như thiệt của Ðức Như Lai cùng tột lượng các pháp. Gì gọi là trí như thiệt? Đó là biết rõ các pháp vốn không có mà sanh, sanh rồi lìa tan, không có chủ mà sanh, không có chủ mà tan. Hoặc sanh hoặc tan đều tùy theo các duyên, trong ấy không có một pháp nào hoặc sanh hoặc tan, cũng không gì tùy theo. Vì thế nên gọi Ðức Như Lai dứt các nẻo đường mà nói pháp vi diệu.
Vì tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được pháp dứt các nẻo đường ấy, nên Ðức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ pháp dứt các nẻo đường ấy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Ðề là như. Những gì gọi là tướng như? Như tướng Bồ Ðề, các sắc cũng vậy, đồng chơn như ấy, không có thối hoàn mà chẳng đến khắp. Thọ tưởng hành và thức cũng vậy, đồng chơn như ấy không chẳng đến khắp.
- Nầy Xá Lợi Phất! Như tướng Bồ Ðề đồng chơn như ấy, tánh tứ đại cũng như vậy, đồng chơn như ấy không có thối hoàn mà chẳng đến khắp. Nhẫn đến nhãn giới sắc giới nhãn thức giới, ý giới pháp giới ý thức giới cũng như vậy.
Như tướng Bồ Ðề chỉ là giả thi thiết, tất cả các pháp uẩn xứ giới cũng giả thi thiết như vậy.
Biết rõ tướng như vậy thì gọi là như.
- Nầy Xá Lơị Phất! Đức Như Lai thiệt giác ngộ chẳng điên đảo, biết rõ rất cả như tiền tế, trung tế và hạâu tế cũng như vậy. Tại sao? Vì tiền tế vô sanh, hậu tế không đến, trung tế rời xa. Tất cả như vậy gọi là như.
Một pháp như vậy, tất cả các pháp cũng vậy. Tất cả các pháp như vậy, một pháp cũng vậy. Chẳng phải trong tánh như mà có thể được một tánh và nhiều tánh.
Tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được pháp như ấy, nên Ðức Như Lai vì họ mà phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ pháp chơn ấy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Ðề là nhập nơi hành và nhập nơi vô hành.
Những gì gọi là hành và vô hành?
- Nầy Xá Lơị Phất! Phát khởi pháp lành gọi là hành. Tất cả các pháp là bất khả đắc gọi là vô hành.
An trụ nơi tâm vô trụ gọi là hành. Môn giải thoát vô tướng tam muội gọi là vô hành.
Nói hành là cân lường toán số quán sát nơi tâm. Nói vô hành là quá cân lường toán số v.v...
Thế nào nói là quá cân lường v.v...? Vì tất cả chỗ không có tác dụng các thức.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nói hành là ỡ chỗ ấy quán sát hữu vi. Nói vô hành là ở chỗ ấy chứng nơi vô vi.
Phàm phu ngu si chẳng giác ngộ được pháp nhập hành vô hành ấy nên Ðức Như Lai vì họ mà phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ pháp nhập hành vô hành như vậy.
- Nầy Xá Lơị Phất! Nói Bồ Ðề là không lưu không thủ.
Những gì gọi là không lưu không thủ? Vì lìa bốn lưu tánh nên gọi không lưu. Lìa bốn lưu tánh nên gọi không lưu. Lìa bốn lưu tánh là lìa dục tánh, lìa hữu lưu tánh, lìa vô minh lưu tánh và lìa kiến lưu tánh.
Vì lìa bốn thủ tánh nên gọi không thủ. Lìa bốn thủ tánh là lìa dục thủ tánh, lìa hữu thủ tánh, lìa kiến thủ tánh và lìa giới thủ tánh. Bốn thủ ấy đều do vô minh mà tối tăm, bờ ao nước ái ứ bít. Do chấp ngã nên cảm thọ uẩn xứ giới.
Trong ấy, Ðức Như Lai biết thiệt rõ căn bổn của ngã thủ mà tự chứng thanh tịnh, cũng làm cho chúng sanh chứng được thanh tịnh.
- Nầy Xá Lợi Phất! Vì đã chứng thanh tịnh ấy, nên ở trong các pháp, Ðức Như Lai không có phân biệt. Tại sao? Vì phân biệt thì phát khởi suy tưởng chẳng đúng chơn lý. Mà chứng thanh tịnh ấy chỉ là tương ưng với chơn lý nên chẳng phát khởi vô minh. Vì chẳng phát khởi vô minh nên chẳng phát khởi được mười hai hữu chi. Nếu chẳng phát khởi mười hai hữu chi. Nếu chẳng phát khởi mười hai hữu chi thì là vô sanh. Nếu là vô sanh thì là quyết định. Nếu là quyết định thì là liễu nghĩa. Nếu là liễu nghĩa thì là thắng nghĩa. Nếu là thắng nghĩa thì là nghĩ không chơn. Nếu là nghĩa không chơn thì là nghĩa chẳng nói được. Nghĩa chẳng nói được là nghĩa duyên khởi. Các nghĩa duyên khởi là nghĩa pháp. Nghĩa các pháp là nghĩa Như Lai.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nếu có thể quán duyên khởi như vậy tức là quán pháp. Nếu quán pháp tức là quán Như Lai. Quán như vậy thì rời ngoài chơn như không có sở quán.
Trong ấy thế nào là có sở hữu? Đó là tướng và duyên. Hai pháp ấy, nếu có thể quán không tướng không duyên tức là chơn thiệt quán.
Đức Như Lai do giác ngộ các pháp bình đẳng như vậy nên bình đẳng.
Phàm phu ngu si chẳng giác ngộ được tánh không lưu không thủ ấy. Đức Như Lai vì họ mà phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ tánh không lưu không thủ ấy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Ðề ấy, tánh nó thanh tịnh, không có cấu nhơ, không có chấp trước. Thế nào gọi là thanh tịnh không có cấu nhơ và không có chấp trước? Vì không nên là thanh tịnh, vì vô tướng nên không cấu nhơ, vì vô nguyện nên không chấp trước.
Lại vì vô sanh nên thanh tịnh, vì vô tác nên không cấu, vì vô thủ nên không chấp.
Lại là tự tánh nên thanh tịnh, vì khắp sạch nên không cấu, vì sáng sạch nên không chấp.
Lại vì không hí luận nên thanh tịnh, vì lìa hí luận nên không cấu, vì hí luận tịch tĩnh nên không chấp.
Lại vì là chơn như nên thanh tịnh, là pháp giới nên không cấu, là thiệt tế nên không chấp.
Lại vì hư tĩnh nên thanh tịnh, vì vô ngại nên không cấu, vì không tịch nên không chấp.
Lại vì biết rõ khắp nơi nên thanh tịnh, vì chẳng hành nơi ngoài nên không cấu, vì chẳng thể được nên không chấp.
Lại vì khắp biết rõ uẩn nên thanh tịnh, vì là giới tự thể nên không cấu, vì xứ tổn giảm nên không chấp.
Lại vì quá khứ tận trí nên thanh tịnh, vì vị lai vô sanh trí nên không cấu, vì hiện tại pháp giới trụ trí nên không chấp.
Tánh thanh tịnh không không cấu không chấp như vậy đồng đến một câu, đó là câu tịch tĩnh. Những tịch tĩnh ấy là tột tịch tĩnh. Tột tịch tĩnh là khắp tịch tĩnh. Khắp tịch tĩnh gọi là Đại Mâu Ni.
- Nầy Xá Lợi Phất! Dường như Thái hư, Bồ Tát đề cũng vậy. Như tánh Bồ Ðề, các pháp cũng vậy. Như tánh các pháp, chơn thiệt cũng vậy. Như tánh chơn thiệt, quốc độ, Niết Bàn cũng vậy. Vì thế nên nói Niết Bàn các pháp bình đẳng. Cũng gọi là cứu cánh, vì không tướng biên tế. Không có đối trị, vì rời tướng đối trị.
Các pháp như vậy bổn lai thanh tịnh không cấu không chấp.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nơi tất cả các pháp vô sắc v.v... như vậy, Ðức Như Lai giác ngộ như thiệt, xem thấy các tánh của hữu tình thanh tịnh không cấu không chấp, Ðức Phật khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho các hữu tình giác ngộ pháp thanh tịnh không cấu không chấp.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức đại bi chẳng thể nghĩ bàn ấy của Như Lai chẳng do công dụng nhậm vận thường chuyển luôn lưu bố khắp đầy mười phương thế giới không có chướng ngại.
- Nầy Xá Lợi Phất! Đức đại bi ấy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn vô biên vô tế như hư không. Nếu có ai muốn tìm cầu biên tế của đức đại bi ấy thì chẳng khác gì kẻ muốn tìm cầu biên tế của hư không.
- Nầy Xá Lơị Phất! Chư Ðại Bồ Tát nghe đức đại bi của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn đồng hư không rồi liền tin nhận vâng thờ không lầm không nghi vui mừng hớn hở phát ý tưởng hy kỳ".
Ðức Thế Tôn muôn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Chư Phật chứng Bồ Ðề
Không căn không chỗ trụ
Như chỗ Phật đã chứng
Đem dạy cho chúng sanh
Chư Phật chứng Bồ Ðề
Tịch tĩnh tột tịch tĩnh
Thấy nhãn căn nội không
Thấy sắc trần ngoại không
Hữu tình chẳng giác ngộ
Tịch tĩnh tột tịch tĩnh
Phật biết rõ chơn như
Vì họ khởi đại bi
Tánh Bồ Ðề sáng sạch
Thanh tịnh đồng hư không
Vì chúng sanh chẳng rõ
Nên Phật khởi đại bi
Chư Phật chúng Bồ Ðề
Không đến đi lấy bỏ
Vì chúng sanh chẳng rõ
Nên Phật khởi đại bi
Chư Phật chứng Bồ Ðề
Không tướng không cảnh giới
Là chỗ đi của Thánh
Phàm phu chẳng biết được
Vì họ chẳng biết rõ
Hoặc biết mà chẳng thấu
Đức Phật đối với họ
Phát khởi lòng đại bi
Tự tánh của vô vi
Không sanh cũng không diệt
Cũng vẫn không có trụ
Ba luân luôn giải thoát
Phàm phu chẳng giác ngộ
Tự tánh của hữu vi
Phật thương khởi đại bi
Dạy chơn lý như vậy
Bồ Ðề chẳng phải thân
Cũng chẳng phải tâm chứng
Tự tánh thân vô vi
Tâm như ảo như mộng
Phàm phu chẳng giác ngộ
Tánh thể của thân tâm
Phật thương khởi đại bi
Dạy diệu lý như vậy
Chư Phật tự nhiên chứng
Bồ Ðề thắng quảng đại
Ngồi an dưới thọ vương
Quan sát tánh chúng sanh
Trèo lên xe sanh tử
Chạy vòng khắp các loài
Vì thấy họ như vậy
Nên Phật khởi đại bi
Bị kiêu mạn phá hoại
Kiến chấp luân quấn gói
Với khổ tưởng là vui
Vô thường tưởng là thường
Chấp là tịnh là ngã
Là chúng sanh thọ giả
Như Lai quan sát thấy
Vì họ khởi đại bi
Tánh tất cả chúng sanh
Che trùm trong màn si
Không có ánh sáng huệ
Như mây che mặt nhựt
Như Lai quan sát thấy
Vì họ khởi đại bi
Dùng trí sáng không nhơ
Soi sáng đường cho họ
Chúng sanh vào ác đạo
Thường mê mất đường chánh
Đọa địa ngục ngạ quỷ
Hoặc đọa loài súc sanh
Chư Phật đã biết rõ
Dẫn dắt đi đường chánh
Nay Phật thấy họ rồi
Khởi đại bi khai thị
Phật biết tất cả pháp
Chơn như và thiệt tánh
Thanh tịnh đồng hư không
Chứng thành chơn giải thoát
Chúng sanh chẳng biết được
Pháp tịnh diệu như vậy
Như Lai vì thương họ
Mà phát khởi đại bi.
- Nầy Xá Lơị Phất! Đây gọi làđức đại bi chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai. Chư Ðại Bồ Tát nghe đức đại bi chẳng thể nghĩ bàn ấy rồi liền tin nhận vâng thờ không lầm không nghi càng thêm vui mừng hớn hở phát ý tưởng hy kỳ.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 120 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.157.80 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập