Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 26 »»

Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 26


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.42 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.5 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Bửu Tích

Kinh này có 120 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 |
Việt dịch: Thích Trí Tịnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHÁP HỘI PHÁP GIỚI THỂ TÁNH VÔ PHÂN BIỆT
THỨ TÁM
(Hán Bộ quyển 26 và quyển 27)
Như vậy, tôi nghe một lúc nọ đức Phật ở tại nước Xá Vệ trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc cùng tám ngàn đại Tỳ Kheo câu hội.
Có một muôn ngàn hai ngàn đại Bồ Tát từ vô lượng Phật độ đến.
Lại có ba muôn hai ngàn vị Thiên Tử, tất cả đều hướng về Ðại thừa.
Trong đại chúng ấy có đại Bồ Tát tên là Văn Thù Sư Lợi Ðồng Tử và vị Thiên Tử tê là Bửu Thượng .
Lúc ấy Thiên Tử Bửu Thượng nghĩ rằng hôm nay nếu đức Thế Tôn bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thuyết pkáp, làm cho cung ma đều tối tăm mất cả oai đức, khiến ma Ba Tuần lo sẩu ,khiến chúng ma khéo điều phục, những kẻ tăng thượng mạn thì phá trừ tăng thượng mạn, người tự ghi nhớ sở đắc khéo tu hành thì được quả Sa Môn, người đã được quả lại càng tăng thượng, khiến chủng tử Phật , Pháp và Tăng nối luôn chẳng dứt , khiến nhiều chúng sanh phát tâm Bồ đề làm cho Bồ đề của đức Như Lai chứa nhóm từ vô lượng a tăng kỳ kiếp được còn lâu , lúc đức Như Lai tại thế hoặc sau khi diệt độ thường được nghe pháp ấy tùy theo thừa của họ xu hướng chóng được diệt độ.
Biết tâm niệm của Bửu Thượng Thiên Tử, đức Thế Tôn bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng : "Văn Thù Sư Lợi ! Ở trong đại chúng nầy , ông nên tuyên nói một ít pháp .Nay trong đại chúng nầy muốn được nghe pháp nơi ông".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Bồ Tát bạch rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Tôi nên nói pháp gì?".
Ðức Phật phán: "Ông nên nói về pháp giới thể tánh nhơn duyên".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch rằng:" Bạch đức Thế Tôn! Tất cả pháp giới là pháp giới thể tánh. Ra ngoài pháp giới không có được nghe. Sao đức Thế Tôn bảo nhơn nơi pháp giới ma nói pháp?".
Ðức Phật phán : " Nầy Văn Thù Sư Lơị ! Chúng sanh kiêu mạn nếu nghe pháp ấy tất sanh lòng kinh quái".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch rằng : "Bạch đức Thế Tôn!Pháp giới thể tánh không có kinh quái. Sư kinh quái ấy tức là pháp giới thể tánh".
Ngài Xá Lợi Phất hỏi Ngài Văn thù Sư Lợi Bồ Tát : "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Nếu tất cả pháp đều là pháp giới thể tánh , thì chúng sanh chổ nào có ô nhiểm tịnh?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Thưa Ðại Ðức Xá Lợi Phất ! Các chúng sanh ấy thân kiến điên đảo chấp ngã và ngã sở.Hàng phàm phu ấy phát khởi ngã tưởng, chấp trước ngã tưởng và chấp trước tha tưởng mà phát khởi tâm và tâm sở.Những tâm và tâm sở ấy tạo tác các nghiệp thiện hoặc các nghiệp bất thiện. Do hành nghiệp ấy làm nhơn mà các chúng sanh ấy có được quả báo. Nếu đã có sanh thì có nhiễm ô. Chính nhiễm ô ấy la pháp giới thể tánh.
Thưa Ðại Ðức Xá Lợi Phất ! Nếu biết nhiễm ô là pháp giới thể tánh thì gọi là bạch tịnh vậy. Nhưng nơi đệ nhứt nghĩa không có nhiễm ô, không có hoặc pháp nhiễm hoặc pháp tịnh".
Lúc Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói pháp ấy , có năm trăm Tỳ Kheo dứt hết phiền não được tâm vô lậu.
Ngài Xá Lợi Phất nói với Ngài Văn thù Sư Lợi Bồ Tát : "Pháp giới được nói ấy khọng có sai lầm. Ngài nói pháp ấy rồi có hơn trăm Tỳ Kheo đều dứt phiền naõ được tâm vô lậu".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Thưa Ðại Ðức Xá Lợi Phất ! Pháp giới ấy có phải trước kia hệ phược mà nay được giải thóat chăng?"
Ngài Xá Lợi Phất nói : " Thưa Ngài Văn thù Sư Lợi ! Pháp giới ấy , chẳng phải trước hệ phược mà nay được giải thoát".
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói : " Thưa Ðại Ðức Xá Lợi Phất ! Chư Tỳ Kheo ấy ,nay ở chỗ nào tâm được giải thoát ?".
Ngài Xá lợi Phất nói : " Thưa ngài Văn Thù Sư Lợi ! Hàng thanh văn điều phục như vậy rất đơng , đều dứt phiền não được tâm giải thoát".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : " Thưa Ðại Ðức Xá Lợi Phất ! Ngài có phải là đệ tử Thanh Văn của đức Phật chăng ?".
Ngài Xá Lợi Phất nói :" Ðúng như vậy. Tôi là đệ tử Thanh Văn của đức Phật."
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : " Thưa Ðại Ðức Xá Lợi Phất ! Có phải là Ngài dứt phiền não mà được tâm vô lậu giải thoát chăng ?".
Ngài Xá Lợi Phất nói : " Tôi được tâm vô lậu giải thoát".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : " Thưa Ðại Ðức Xá Lợi Phất ! Ngài dùng những tâm nào để được giải thoát ? Là tâm quá khứ , là tâm vị lai hay tâm hiện tại ?
Thưa Ðại Ðức ! Tâm quá khứ đã diệt , tâm vị lai chưa đến, tâm hiện tại chẳng an trụ. Ðại Ðức dùng tâm nào để được giải thoát ?".
Ngài Xá Lợi Phất nói : " thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Chẳng phải tâm quá khứ được giải thoát, chẳng phải tâm vị lai , tâm hiện tại được giải thoát".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : " Thưa Ðại Ðức ! Sao Ngài lại nói Tâm được giải thoát?".
Ngài Xá Lợi Phất nói : " Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Ở nơi thế đế mà nói là tâm được giải thoát. Trong đệ nhứt nghĩa đều không có tâm hệ phược tâm giải thoát".
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói : " Thưa Ðại Ðức Xá Lợi Phất ! Có phải Ngài muốn khiến pháp giới thể tánh có thế đế và đệ nhứt nghĩa đế chăng ?".
Ngài Xá Lợi Phất nói : " Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Pháp giới thể tánh không có thế đế và đệ nhứt nghĩa đế".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : "Thưa Ðại Ðức ! Sao Ngài nói ở nơi thế đế tâm được giải thoát ?".
Ngài Xá Lợi Phất nói : "Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Phải chăng không có tâm được giải thoát ư?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói : " Thưa Ðại Ðức Xá Lợi Phất ! Nếu tâm có nội, ngoại và trung gian thì có được giải thoát.Nhưng tâm không có nội ngoại và trung gian nên không có hệ phược và giải thoát".
Lúc đó trong đại chúng có hai trăm Tỳ Kheo nghe lời của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói liền rời chỗ ngồi rồi nói rằng nếu không có giải thoát , không có tâm giải thoát ,sao chúng tôi lại xuất gia tu hành ? Nếu không có xuất thế sao lại phải tu hành?
Nói thô ngữ ấy xong, hai trăm Tỳ Kheo bỏ chúng mà đi.
Muốn điều phục nhóm Tỳ Kheo ấy , Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hóa một Tỳ Kheo đón trước đường.Nhóm Tỳ Kheo ấy đến chổ Hoá Tỳ Kheo hỏi rằng :" Ðại Ðức từ dâu đến đây ?".
Hóa Tỳ Kheo nói: " Thưa chư Ðại Ðức ! Tôi ở nơi chỗ nói của Ngài Văn Thù Sư Lợi không hiểu không biê&t chẳng tin chẳng hướng.Vì thế nên tôi bỏ chúng mà đi đê&n đây".
Nhóm Tỳ Kheo ấy nói :" Chúng tôi cũng vậy.Vì chẳng hiểu chẳng biết chẳng tin chẳng hướng nên chúng tôi bỏ chúng mà đi đến đây".
Hóa Tỳ Kheo hỏi : " Chư Ðại Ðức ở trong chổ nói của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có chỗ nào chẳng thích mà bỏ đi?".
Nhóm Tỳ Khei ấy nói :" Thưa Ðại Ðức ! Vì Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói không có hướng quả,không có chứng quả lại không có giải thoát. Chúng tôi tự nghĩ nếu không có hướng quả không có chứng quả không có giải thóat thì có nghĩa gì để chúng tôi tu hành phạm hạnh , nếu không có xuất thế cớ chi lại tu hành ? Vì nghĩ như vậy mà chúng tôi bỏ đi".
Hóa Tỳ Kheo hỏi : " Có phải vì không hiểu, vì phỉ báng , vì mắng nhiếc mà chư Ðại Ðức bỏ đi chăng?".
Nhóm Tỳ Kheo ấy nói : " Thưa Ðại Ðức! Chúng tôi không có phỉ báng mắng nhiê&c.Chỉ vì chẳng thấy giải thoát mà chúng tôi bỏ đi".
Hóa Tỳ Kheo liền khen rằng :" Lành thay, lành thay ! Thưa chư Ðại Ðức! Nay chúng ta nên cùng nhau sưy luận. Nếu chẳng phải mắng nhiếc thì chẳng phải tránh tụng.Chẳng phai tránh tụng là pháp đệ nhứt Sa môn vậy.
Tâm của chư Ðại Ðức la tướng dạng gì?Là màu xanh vàng đỏ trắng hay màu tím màu pha lê ? Là thiệt là chẳng thiệt ? Là thường là vô thường ? Là sắc là phi sắc?".
Nhóm Tỳ Kheo ấy nói : " Thưa Ðại Ðức ! Tâm chẳng phải sắc, chẳng thấy được, không có hình bóng cũng không có xúc đối , không nơi chỗ, không chỉ bày".
Hóa Tỳ Kheo nói : " Thưa chư Ðại Ðức! Tâm đã chẳng phải sắc, không thấy được, không có hình bóng cũng không xúc đối,không nơi chỗ,không chỉ bày.Nhưng tâm ấy ở trong ở ngoài hay ở chặng giữa của trong ngoài ư?".
Nhóm Tỳ Kheo ấy nói : Không phải vậy".
Hóa Tỳ Kheo nói : " Thưa chư Ðại Ðức ! Tâm các Ngài đã không hình sắc, không có xúc đối , không nơi chỗ không chỉ bày, chẳng phai nội ngoại trung gian , mà nó có chánh thành tựu chăng ?"
Nhóm Tỳ Kheo ấy nói : " Không phải vậy".
Hóa Tỳ Kheo nói : " Thưa chư Ðại Ðức !Nếu tâm chẳng thiệt không thành tựu , thì thế nào giải thoát ?".
Nhóm Tỳ Kheo ấy nói : " Chẳng phải vậy".
Hóa Tỳ Kheo nói : " Thưa chư Ðại Ðức ! Vì nghĩa ấy nên ngà Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói pháp giới thể tánh không có nhiễm tịnh . Thưa chư Ðại Ðức ! Vì các Ngài là phàm phu điên đảo chấp ngã và ngã sở mà phát khởi tâm đi trong các cảnh giới mà sanh khởi tâm phân duyên . Ðây là tất cả những pháp phân duyên sanh diệt chẳng trụ biếng đổi mà diệt đế có thể dứt diệt.
Nếu tâm duyên nơi xuất gia thọ giới cụ túc tu đạo đắc quả , thi thể tánh của tâm ấy rỗng không chẳng có thiệt, chỉ từ vọng tưởng phát khởi . Nếu là vọng tưởng chẳng thiệt thì là chẳng sanh chẳng trụ chẳng diệt. Nê&u đã là chẳng phải sanh trụ diệt thì không có hệ phược cũng không có giải thoát, không hướng quả không chứng quả.
Vì nghĩa ấy nên Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói pháp giới thể tánh không nhiễm không tịnh, cũng không hướng không chứng, không có giải thoát".
Nghe Hóa Tỳ Kheo giải bày, nhóm Tỳ Kheo ấy được vô lậu giải thoát.
Ðược giải thoa&t rồi , nhóm Tỳ Kheo ấy liền trở về chỗ Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, đều tự cởi y uất đa la tăng dâng cúng cho Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát mà thưa rằng : " Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Ngài khéo thủ hộ chúng tôi . Chúng tôi vì chẳng tín hướng pháp điều phục thậm tâm ấy mà rời lìa bỏ đi".
Ngài Tu Bồ Ðề hỏi : " Chư Ðại Ðức! Các Ngài được những gì , giác ngộ những gì , mà đều tự cởi y uất đa la tăng để cúng dường Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát ?".
Nhóm Ty Kheo ấy nói : " Thưa Ðại Ðức Tu Bồ Ðề! Nay chúng tôi không được không giác, nên chúng tôi cúng dường Văn Thù SưLợi Bồ Tát.
Thưa Ðại Ðức Tu Bồ Ðề ! Trước đây vì có ý tưởng hữu sở đắc nên chúng tôi bỏ chúng mà đi.Nay chúng tôi đã bỏ được ý tưởng hữu sở đắc nên chúng tôi trở lại".
Ngài Tu Bồ Ðề nói : " Cớ sao các Ngài nói như vậy?".
NHóm Tỳ Kheo ấy nói : " Thưa Ðại Ðức Tu Bồ Ðề ! Chấp^trước nơi danh là động lay ái trước.Nếu người có động lay có ái trước thì không hướng không đắc.
Thưa Ðại Ðức Tu Bồ Ðề ! Nếu không hướng đắc thì ở chỗ ấy có thể dứt được tất cả động lay ái trước".
Ngài Tu Bồ Ðề nói : " Ai điều phục các Ngài ?".
Nhóm Tỳ Kheo ấy nói : " Thưa Ðại Ðức Tu Bồ Ðề ! Người không có sở đắc không có sở giác là người điều phục chúng tôi.
Người ấy sanh cũng chẳng diệt độ , chẳng phải thiền định cũng chẳng loạn tâm".
Ngài Tu Bồ Ðề nói : " Ai điều phục các Ngài?".
Nhóm Tỳ Kheo ấy nói :" Ngài nên hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát".
Bấy giờ Ngài A Nan hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng :" Chư Tỳ Kheo ấy được ai điều phục?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Thưa Ðại Ðức A Nan! Người không co& ấm giới nhập, cũng chẳng phải phàm phu, chẳng phải Thanh Văn, chẳng phải Duyên Giác, chẳng phải Bồ Tát , chẳng phải Như Lai, chẳng phải tương ưng với thân, chẳng phải tương ưng với ngữ, chẳng phaỉ tương ưng với ý".
Ngài A Nan nói :" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Ngài nói ai vậy?".
Ngài Văn Thu Sư Lợi Bồ Tát nói : " Thưa Ðại Ðức A Nan ! Nếu đức NhưLai biến hóa ra ho nhơn , thì hóa nhơn ấy có tương ưng chăng ?".
Ngài A Nan nói : " Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Hóa nhơn không co& pháp gì để co& thể cùng tương ưng hay chẳng tương ưng".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : " Thưa Ðại Ðức A Nan ! Tất cả pháp thể tánh là hóa. Chính hóa ấy điều phục nhóm Tỳ Kheo ấy.
Thưa Ðại Ðức A Nan ! Như hóa điều phục, tất cả Thanh Văn cũng như vậy. Ðiều phục như vậy chánh là điếu phục.Nếu người chẳng hiểu điều phục như vậy,nên biết đó là người tăng thượng mạn vậy".
Ngài A Nan nói : " Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Tỳ Kheo tăng thượng mạn ấy có thể biết được chăng?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : " Thưa Ðại Ðức A Nan ! Giới tụ thanh tịnh tức là động lay, nên biết đó là tăng thượng mạn.
Ðịnh tụ,huệ tụ,giải thoát tụ và giải thoát tri kiến tụ thanh tịnh tức là động lay ,nên biết đó là tăng thượng mạn.
Tôi được tôi chứng, suy nghĩ như vậy là động lay vọng tưởng,nên biết đó là tăng thượng mạn.
Kinh sợ thân kiến,cũng không như hư không, nhập nhứt đạo cũng không ,lời nói trên đây là chánh thuyết, nên biết đó là tăng thượng mạn.
Nếu Tỳ Kheo nói : " thân kiến là không nhẫn đến nhập nhứt đạo không, không như vậy là bình đẳng không, nên biết đó là tăng thượng mạn.
Tại sao vậy?
Thưa Ðại Ðức A Nan! Thân kiến khác với không, vì khác nên thân kiến tức là không.Không với khác cùng nói, chẳng nói khác tức là không.
Thưa Ðại Ðức A Nan ! Nếu có kinh sợ vô minh hữu ái và mừng được minh giải thoát,nên biết đó là tăng thượng mạn.
Tại sao vậy? Vì nếu có hai tướng thì chẳng phải giải thoát.
Thưa Ðại Ðức A Nan ! Nếu có Tỳ Kheo kinh sợ tham sân si mà mừng ba giải thoát, sợ bốn đảo mà mừng bốn tướng, sợ ngũ cái ma mừng ngũ căng, sợ lục nhập mà mừng lục thông , sợ bảy thức trụ mà mừng bảy pháp trợ đạo, sợ bát tà mà mừng bát thánh đạo, sợ chín chỗ ở của chúnh sanh mà mừng chín thứ đệ định, sợ mười bất thiện mà mừng mười vô lậu thiện, sợ hữu vi giới mà mừng pháp vô vi, nên biết đó là người tăng thượng mạn.
Tại sao vậy? Vì tất cả đều là động lay, đều là hí luận.
Thưa Ðại Ðức A Nan ! Nếu có động lay nếu có hí luận thì tâm liền tự cao tự tại nhiếp lấy dựa theo vọng tưởng bằng lòng với chỗ thành tựu. Những thứ như vậy gọi là tự tại. Vì tự tại nên sanh ra kiêu mạn.
Tỳ Kheo như vậy thì gọi là có tăng thượng mạn.Tại sao vậy? Thưa Ðại Ðức A Nan! Sao lại hữu vi giới không ? Ðó là đem không vào không.Nên biết Tỳ Kheo ấy có tăng thượng mạn".
Ngài A Nan hỏi :" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Thế nào là Tỳ Kheo không tăng thượng mạn?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : " Thưa Ðại Ðức A Nan ! Nếu có Tỳ Kheo tịch tịnh nơi trong thì ngoài cũng tịch tịnh. Tất cả cảnh giới : bình đẳng hay chẳng bình đẳng, có hay không , hữu vi hay vô vi đều không có vọng ley cũng không cò vọng tưởng không chẳng vọng tưởng, không hai không một, không trang nghiêm không chẳng trang nghiêm,chẳng có hí luận, chẳng chấp trước chổ thấy biết ban đầu, đối với tất cả pháp đều bình đẳng, cũng không có bình đẳng không chẳng bình đẳng, không có một pháp có thể làm được bình đẳng chẳng bình đẳng.Chẳng động chẳng lay như vậy, không có vọng tưởng không chẳng vọng tưởng,lại chẳng chấp trước, cũng chẳng thấy vọng tưởng, huông là hướng đến giải thoát được quả trí chứng, không bao giờ có động lay vậy.
Thưa Ðại Ðức A Nan! Tỳ Kheo như vậy không có tăng thượng mạn cũng không hí luận, xa tướng tự tha, bỏ những ái trước, vì tất cả ái trước chẳng phaỉ ái trước vậy.Rời lìa những phân duyên giác quán tư duy tư duy giải thoát, giải thoát hứơng,không có người nhận lấy, thảy đều là nhơn tịch tịnh duyên tịch tịnh. Ngã thân và ngã sở thân ấy qua đế bờ kia , chẳng thấy có gì là giải hướng đạo và chứng.
Nếu có Tỳ Kheo tu hành như vậy thì không tăng thượng mạn,vì bình đẳng rỗng không. Biết rõ tất cả các pháp bình đẳng không có thượng hạ,hoặc thiện bất thiện,nên làm chẳng nên làm,hữu lậu vô lậu,thế gian xuất thế,hữu vi vô vi, những pháp thượng hạ động lay như vậy không gì chẳng phaỉ là vọng tưởng cũng chẳng thấy biết. Các pháp như vậy đều thấy bình đẳng, dụ như hư không.
Thưa Ðại Ðức A Nan! Nếu có Tỳ Kheo hiểu như vậy thì gọi là thiện giải thoát.Tỳ Kheo ấy không tăng thượng mạn.
Vì nghĩa ấy nên Ðức Như Lai nói : nếu có Tỳ Kheo hiểu các pháp dình đẳng dụ như hư không.
Như động chạm hư không thì không có chỗ chạm động,pháp của Sa Môn cũng như vậy".
Lúc Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói lời trên đây, trong đại chúng có hai trăm Tỳ Kheo đều dưt hết phiền não được pháp vô lậu giải thoát.
Bửu Thượng Thiên Tửhỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát :"Thế nào là Bồ Tát không tăng thượng mạn? Xin Ngài cứ như thiệt mà nói cho".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Nầy Thiên Tử ! Nếu có Bồ Tát ,nhứt thiết trí tâm, vô đẳng đẳng tâm, tam giới tối thắng tâm, vượt quá các hàng Thanh Văn và Dyên Giác dùng các cảnh giới ngoài để an trụ tâm, nhưng cũng tu hành tất cả thiện căn, vì tăng thượng vì giáo hóa chúng sanh vì nhiếp lấy chánh pháp đẻ nói cho chúng sanh khác và người khác về nhứt thiết trí tâm ,tâm ấy như thiệt hiểu bổn thể bìng đẳng, theo đúng như chổ nghe thể tánh của tâm mình mà hiểu biết thể tánh của tất cả chúng sanh.Vì hiểu biết thể tánh của tất cả các pháp nên hiểu biết thể tánh của tất cả thiện căn. Vì hiểu biết thể tánh của tất cả thiện căn nên hiểu biết và diễn thuyết thể tánh của Bồ Tát.
Ðó là Bồ Tát như thiệt nói thọ ký vậy.
Lại nầy Thiên Tử! Nếu Bồ Tát bố thí , tùy chổ thí cho, tùy chỗ nguyện thí và những bố thí khác tất cả đều vô ngại.Bố thí không chỗ y cứ, chẳng chấp trước chẳng quan niệm chẳng hay biết. Vì chẳng hay biết nên tức là không.Nếu có thể được như vậy thì hiểu biết thể tánh bố thí .Vì hiểu biết thể tánh bố thí nên hiểu biết thể tánh như thiệt. Vì hiểu biết thể tánh như thiệt nên hiểu biết thể tánh các pháp.Vì hiểu biết thể tánh các pháp nên hiểu biết thể tánh tất cả các chúng sanh. Vì hiểu biết thể tánh tất cả các chúng sanh nên nói thể tánh Bồ Tát.
Nầy Bửu Thượng Thiên Tử! Ðây gọi là vì Bồ Tát bố thí thanh tịnh nên nói thọ ký vậy.
Lại nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát hiểu biết thân thì hiểu biết giới,hiểu biết khẩu thì hiểu biết giới , hiểu biết ý thì hiểu biết giới.Hiểu biết thân và khẩu thì hiểu biết quan niệm tịch tịnh. Vì hiểu biết quan niệm tịch tịnh nên hiểu biết chúng sanh tịch tịnh. Vì hiểu biết chúng sanh tịch tịnh nên hiểu biết tất cả pháp tịch tịnh. Vì hiểu biết tất cả pháp tịch tịnh nên hiểu biết như thiệt tế tịch tịnh.Vì hiểu biết như thiệt tế tịnc tịnh nên được pháp tịch tịnh,nhơn tịch tịnh,duyên tịch tịnh.Tùy có chỗ nghe tất cả các pháp đều có thể tuyên thuyết tịch tịnh.
Nầy Thiên Tử! Ðây gọi là vì Bồ Tát giới thanh tịnh nên như thiệt nói thọ ký vậy.
Lại nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát biết ở pháp tánh rốt ráo là không,biết ở pháp tánh rốt ráo tự tại, đối với các chúng sanh có thể nhẫn nhịn những sự ác độc mà tâm chẳng sanh khởi quan niệm nhẫn nhịn, chẳng nghĩ sự ngoài,chẳng trái chúng sanh, hay diệt tất cả điều ác. Như tánh của các chúng sanh, thể tánh của nhẫn cũng vậy. Như thể tánh của nhẫn, tánh Bồ đề cũng vậy. Như tánh Bồ đề, thể tánh tất cả pháp cũng vậy.Như biết thể tánh tất cả pháp như thiệt, pháp chơn như cũng vậy.NHư chỗ nghe đồng tận pháp tánh,pháp tánh giới rốt ráo không.Pháp tánh rốt ráo không,nói đó là hành thuận nhẫn.
Ðây gọi là Bồ Tát chơn thiệt tịnh nhẫn nói thọ ký vậy.
Lại nầy Thiên Tử! Bồ Tát biết thận trọng tất cả pháp hành rời lià những tư duy không có những trang nghiêm mà thành tựu hạnh xả tiến. Như có chõ làm cũng không chỗ làm , chỗ biết vững chắc có thể rời lìa tất cả.Trong thì tánh tịch tịnh, ngoài thì hóa độ chúng sanh.Vì biết tinh tiến tịch tịnh nên Bồ đề tịch tịnh.Vì biết Bồ đề tịch tịnh nên biết tất cả các pháp tịch tịnh.Vì biết các pháp tịch tịnh nên biết như thiệt tế tịch tịnh.Như pháp đã được nghe vì tánh tinh tiến tịch tịnh nên tất cả đều có thể tuyên thuyết.
Ðây gọi là Bồ Tát thanh tịnh tinh tiến như thiệt nói thọ ký vậy.
Lai nầy Thiên Tử! Nếu Bồ Tát nhập thiền chư pháp bình đẳng không tăng giảm,do sức thiền mà tâm an trụ.Vì dừng an trụ nên thức không chỗ trụ nên bảy giác tâm bình đẳng.Vì bảy giác tâm bình đẳng nên được thiền định bình đẳng.Vì được thiền định bình đẳng nên biết Bồ Ðề bình đẳng.Vì biết Bồ Ðề bình đẳng nên biết tất cả chúng sanh bình đẳng.Vì biết tất cả chúng sanh bình đẳng nên biết các pháp bình đẳng.Nếu biết các pháp bình đẳng như vậy thì tùy chỗ pháp được nghe có thể tuyên thuyết các pháp thể tánh bình đẳng.
Ðây gọi là Bồ Tát thanh tịnh thiền định như thiệt nói thọ ký vậy.
Lại nầy Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát hụê nhãn thanh tịnh thấy biết như thiệt,với tất cả pháp, tùy thấy pháp nào đều không chỗ thấy,không có động lay, được trí vô động,không hành không nhơn không duyên. Hành cũng chẳng hành các pháp oai nghi, cũng chẳng phải chẳng hành.Chẳng hành nhơn duyên biết các pháp bình đẳng chẳng cứu chẳng hành.Tại sao vậy?Nếu chẳng hành là vô phân biệt dứt diệt các vọng tưởng hy vọng tham trước, đó là Bồ Tát rời lìa các sở hữu. Bồ Tát cũng hành tất cả chỗ hành của chúng sanh, vì muốn giáo hóa họ,vì muốn chứa họp tất cả pháp trợ Bồ Ðề, vì nhiếp thủ chánh pháp, vì chẳng dứt mất giống Tam Bảo. Chỗ sở hành của Như Lai ,nơi thể tánh thanh tịnh tất cả pháp không có phân biệt.Vì dùng thể tánh thanh tịnh Bát nhã ấy nên biết Bồ đế thể tánh thanh tịnh.Vì biết Bồ đề thể tánh thanh tịnh nên biết chúng sanh thể tánh thanh tịnh. Vì biết chúng sanh thể tánh thanh tịnh nên biết tất cả pháp thể tánh thanh tịnh. Vì biết tất cả pháp thể tánh thanh tịnh nên ở nơi các pháp thể tánh được như thiệt trí.Vì được như thiệt trí nên tùy sự được nghe là pháp giới tánh tuyên nói vô phân biệt.
Ðây gọi là Bồ Tát huệ nhãn thanh tịnh như thiệt nói thọ ký.
Lại này Bửu Thượng Thiên Tử! Bồ Tát quán thân, hành thân niệm xứ.Biết quá khứ thân không có biên tế.Biết vị lai thân không có hướng đến.Biết thân hiện tại như cỏ cây ngói đá tường vách.Nếu có thể quán thân như vậy,thân hành là thân thể tánh sở hành,tịch tịnh tư duy đòng hành,cũng không phát khởi chẳng tư duy chẳng tự tại. Ðây gọi là rời lìa ngã thức không chỗ trụ tu thân niệm xứ hành, cũng không có pháp tu hành được,cũng chẳng phải chẳng tu hành.Biết tất cả pháp không có thể tánh, chẳng phải chẳng có tánh.Quán thân như vậy mà tu thân hành.
Quán tâm như huyễn hóa,biết tâm như hưởng ứng,như thiệt biết tâm,thọ vui chẳng luyến,thọ khổ chẳng khổ,thọ chẳng vui khổ chẳng mất chánh niệm,chẳng chấp vô minh,rời lìa thọ,nơi thọ chẳng bị nó kéo dắt. Ðây gọi là như thiệt thấy biết thọ niệm xứ.
Nếu có thể quán thọ như vậy,hành giả ở nơi thọ,tâm không sở hành, tâm chẳng an trụ. Tất cả tâm ấy cũng chẳng buông bỏ, tâm Bồ đề cũng chẳng quên mất cũng chẳng xa rời. Ðây gọi là quán tâm ,hành tâm niệm xứ.
Khéo biết nơi pháp,thấy pháp, hành pháp,không niệm không tư duy,nhập vào pháp tánh không có thân thọ và tâm,chẳng phải quán pháp tướng phát khởi kiến hành nhập vào pháp tánh. Ðây gọi là quán pháp hành pháp niệm xứ.Là tất cả pháp thể tánh hòa hiệp tụ họp không có vật như hư không.Như sự được nghe,không tưởng niệm không tư duy tự nhiên thuyết pháp niệm xứ.
Ðây gọi la biết rõ tịnh pháp niệm xứ nói thọ ký vậy.
Lại nầy Bửu Thượng Thiên Tử! Bồ Tát ấy,tâm nhứt thiết trí được tự tại, như chỗ giáo hối,chánh an trụ chẳng bố thí chẳng loạn động chẳng thất niệm,nơi tất cả thiện căn ban đầu phát khởi,tâm vô cấu hiện hành, tùy chỗ sở hành đều xả được tất cả, quở tâm phạm giới, chẳng y chỉ nơi giới,nhẫn không tranh cãi,thân khẩu ý đối với chúng sanh chẳng có tâm sân hận,chẳng phát khởi tinh tiến về Thanh Văn và Duyên Giác thừa, chẳng tưởng niệm tư duy tất cả pháp lành, chẳng y chỉ các thiền định thứ đệ định, tâm không sở hành, chẳng thấy hành các kiến chấp, chẳng hành các pháp.Nhập vào tất cả pháp như chư Thánh.Nơi các cảnh giới đều không sở hành.Dầu gần chẳng phải thánh mà thân khẩu ý nghiệp chưa bao giờ bị quở trách.Chẳng vì tin mà cầu pháp lành. Ðộc hành không có bạn.Muốn tự mình vượt quá thế gian hành hạnh tinh tiến.Dứt hẳn tham dục sân hận ngu si, tâm không phiền não.Vì chẳng phá giới nên cũng chẳng thân kẻ hành ác hạnh.Không có dua vậy, vì nội hạnh thanh tịnh vậy.Không có nói lời tán loạn,vi khẩu nghiệp thanh tịnh vậy.Không có mong cầu,vì biết đủ nơi cùa đã có.Chẳng phải là kẻ sai khiến, vì chẳng phải sống tà mạng vậy.Là người không chứa nhóm,vi tùy chỗ có được đều tự biết đủ vậy.Là người không hi vọng,vì rời lìa ham muốn ba cõi vậy.Là người tri túc,vì rời lìa sự tìm cầu sái quấy vậy.Là người tịch tịnh,vì hiểu tất cả pháp đều tịch tịnh vậy.Là người hiện sân si,vì bỏ hạnh thế gian vậy. Là người không hí luận, vì dứt các hí luận vậy.Là người chẳng sanh trở lại, vì dứt ái dục sân và si vậy. Là người tham thèm chánh pháp, vì điều phục kiêu mạn vậy.Là người dễ hiểu, vì khéo đều tâm vậy.Là người khéo thủ hộ,vì thủ hộ giới tụ vậy.Là người khéo giải thoát, vì huệ tụ thanh tịnh vậy. Là người chẳng xả bỏ,vì hành thánh chủng vậy.La người không thối chuyển,vì phát tâm Bồ đề trọn vẹn rốt ráo vậy. Là người không có sở dụng, vì tất cả thế hạnh vậy.Là người không tránh tụng, vì bình đẳng tất cả chúng sanh vậy. Là người khéo tự thủ hộ,vì thủ hộ kẻ khác vậy.Là người điều phục tự tâm,vì chẳng tìm lỗi người khác vậy.Là người lià các hi vọng,vì hộ giới thanh tịnh vậy. Là người thuyết pháp rộng, vì không lẫn tiếc vậy.Là người ưa thủ hộ,vì thủ hộ tâm tất cà chúng sanh vậy.Là người sơ phát tâm, vì họp tất cả thiện pháp vậy.Là người không có dị hạnh, vì được nhứt vị đối với tất cả pháp vậy.Là người chẳng động lay ,vì dứt các động lay vậy.Là người chẳng xem dòng họ, ví giáo hóa chúng sanh vậy.Là người bình đẳng chúng sanh,vì nhiếp thủ tất cả chúng sanh vậy.Là người ban đầu quán không, vì tất cả pháp vậy.Là người điều phục các kiến chấp, vì khéo giáo hóa vậy. Là người không có tưởng và hành, vì điều phục các chúng sanh tưởng và hành vậy.Là người biết vô nguyện, vì sở nguyện đầy đủ khéo điều phục vậy. Là người biết tất cả,vì quán vô tát vậy. Là người hành thiện, vì chẳng biết đủ vậy. Là người không có vật mà quán vật, vì thị hiện chẳng phải vật mà là vật vậy. Là người chẳng tư duy quan sát, vì ngã tịch tịnh vậy. Là người không tự ngã , vì quán hóa chúng sanh để được vô ngã vậy. Là người không gì chẳng phải là đạo hạnh ,vì hóa độ các chúng sanh rời lìa kiết sử vậy.Là người tâm phương tiện được rốt ráo,vì tu hành Bát nhã vậy.Là người định tánh không dời, vì trọn chẳng chứng tất cả Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa.Là người rời lìa đạo và phi đạo,vì đệ nhứt nghĩa vậy.Là người rời lìa hạnh và phi hạnh,vì tất cả phàm phu chứng chánh hạnh vậy.Là người không trang nghiêm không chẳng trang nghiêm,vì không chẳng hy vông các pháp vậy.Là người chẳ tự khen,vì chẳng hì luận kẻ khác vậy.Là người vô đẳng đẳng trí,vì đủ Phật pháp vậy.Là người vô sanh pháp nhẫn,vì tất cả pháp vô sanh vô diệt nhẫn vậy.
Ðây gọi là Bồ Tát được nơi tự tại.
Nầy Bửu Thượng Thiên Tử! Bực Bồ Tát, tùy sanh ở chỗ nào chẳng phải là chẳng biết mà sanh, ma do nơi biết để sanh.Mà Bồ Tát ấy nhiếp thủ sanh tử tự tại, cũng được đầy đủ thành tựư Phập pháp.Mà Bồ Tát ấy chẳng phải lưu chuyển sanh tử.Do sức bổn nguyện sanh ở chỗ nào đều được tự tại trí. Ðây gọi là Bồ tát được tự tại trí.
Bồ Tát chẳng phải do được ngằn mé mà gọi là tự tại trí.Nếu chẳng dứt tuyệt tất cả thiện căn, đây gọi là Bồ Tát được tự tại trí.
Bồ Tát chẳng phải vì được các thiện căn mà gọi là tự tại trí.Không nhàm đủ đối với các thiện căn, đây gọi là tự tại trí.
Bồ Tát chẳng phải vì chẳng sanh trong ba cõi mà được gọi là tự tại.Vì giáo hóa chúng sanh nên sanh trong tam giới, đây gọi là tự tại.
Bồ Tát chẳng phải vì rời lìa tự kiết sử mà được gọi là tự tại.Vì các chúng sanh dứt kiết sử nên siêng tu tinh tiến, đây gọi la Bồ Tát được tự tại trí.
Bồ Tát chẳng vì thân mình mà được gọi là tự tại.Vì tịch tịnh các khổ não của tất cả chúng sanh mà gọi là tự tại.
Bồ Tát chẳng phải vì xả bỏ mà tự tại. Vì nhiếp thủ giáo hóa chúng sanh mà gọi là tự tại.
Bồ Tát chẳng phải tự dứt tham sân si mà được gọi là tự tại. Vì dứt tham sân si các kiết sử của tất cả chúng sanh mà được gọi là tự tại.
Bồ Tát chẳng phải tự chứng diệt đế mà được gọi là tự tại. Vì các chúng sanh mà chứng diệt đế nên được gọi là tự tại.
Bồ Tát chẳng phải tự dứt phiền não mà được gọi là tự tại.Bồ Tát vì tăng trưởng các thiện căn nên chẳng dứt phiền não mà được gọi là tự tại.
Bồ Tát chẳng phải vì chứng ba môn giải thoát nên gọi la được tự tại. Vì Bồ Tát hiểu rõ ba môn giải thoát nên gọi là tự tại.
Bồ Tát chẳng phải tự tại tịch diệt năm ấm mà gọi là được tự tại. Vì xả bỏ gánh nặng cho tất cả chúng sanh nên gọi là tự tại.
Bồ Tát chẳng phải do diệt sáu căn mà gọi là được tự tại.Vì biết căn tánh thượng hạ của các chúng sanh nên gọi là tự tại.
Bồ Tát chẳng phải do sanh phần tận diệt gọi là được tự tại.Bồ Tát vì do chẳng đợan tuyệt sanh phần nên gọi là tự tại.
Bồ Tát chẳng phải được quả Thanh Văn, Duyên Giác giải thoát mà được gọi là tự tại.
Bồ Tát đạo tràng được quả giải thoát thọ dụng tất cả các chúng sanh nên gọi là tự tại".
Lùc Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát diễn thuyết phẩm Tự Tại như vậy,trong đại chúngấy có ba muôn hai ngàn Thiên Tử đều phát đạo tâm chánh chơn vô thượng.
Ðức Thế Tôn khen rằng: "Lành thay, lành thay! Khéo nói tất cả Bồ Tát thọ ký.Nầy Văn Thù Sư Lợi ! Nếu có Bồ Tát nghe nói Bồ Tát thọ ký như vậy một bề tin hiểu chẳng kinh sợ,thì chư Phật Như Lai vì họ mà thọ ký đạo chơn thiệt vô thượng".
Bửu Thượng Thiên Tử nói với Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: "Nay Ngài diễn thuyết về thọ ký như vậy".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói:" Nầy Thiên Tử! Tôi nói thọ ký, tôi có pháp ấy.Có người nào hiểu rõ thì tôi nói thọ ký".
Nầy Thiên Tử! Nay tôi chẳng được nhẫn đến một pháp,cũng không hiểu rõ thì làm sao nói thọ ký".
Bửu Thượng Thiên Tử nói:" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Hằng sa chư Phật Thế Tôn há lại không giải hướng mà đắc quả ư?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: " Nầy Thiên Tử! Chư Phật Thế Tôn chẳng vì giải hướng đắc quả mà thuyết pháp".
Thiên Tử nói :" Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Thế Tôn thuyết pháp thế nào ?".
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói :" Nầy Thiên Tử! Chư Phật Thế Tôn cũng chẳng phân biệt thể tánh mà thuyết pháp.Không sanh không diệt không nhơn không duyên không khứ không lai,không có chúng sanh chẳng phải không chúng sanh, không ô nhiễm không bạch tịnh, không sanh tử không Niết Bàn,chư Phật Thế Tôn thuyết pháp như vậy".
Thiên Tử hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát : " Chư Phật Thế Tôn chẳng vì Niết Bàn mà thuyết pháp,cớ sao gọi là Phật xuất thế ư?".

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 120 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.27.218 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập