Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nguyên lý duyên khởi »» Xem đối chiếu Anh Việt: Nguyên lý duyên khởi »»

Nguyên lý duyên khởi
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Nguyên lý duyên khởi

(Lượt xem: 10.273)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Nguyên lý duyên khởi

Dependent Arising





Nhìn chung, dường như ta có thể nói rằng, mặc dù có nhiều cách diễn giải [khác nhau] về nguyên lý duyên khởi, nhưng đây vẫn là quan điểm chung của [tất cả] các hệ thống giáo lý trong đạo Phật. Trong tiếng Sanskrit, thuật ngữ dùng để chỉ nguyên lý duyên khởi là pratītya samutpāda. Chữ pratītya có 3 nghĩa khác nhau: “gặp gỡ”, “nương dựa vào”, và “phụ thuộc vào”. Cả 3 nghĩa ấy đều có phần hàm nghĩa chung gần gần như là “sự phụ thuộc”. Chữ samutpāda có nghĩa là “sinh khởi”. Như vậy, ý nghĩa [của nguyên cụm từ này] là “sinh khởi phụ thuộc vào các điều kiện”. Khi sự sinh khởi phụ thuộc vào các yếu tố được giải thích ở cấp độ vi tế thì sự nhận hiểu về nó cũng liên quan đến việc nhận hiểu về sự tồn tại dựa vào tự tính sẵn có. Để có thể suy nghiệm về việc một sự vật nào đó là trống không bởi nó là một sự sinh khởi phụ thuộc, thì ta buộc phải hiểu được về “sự vật” đó, tức là về cái đối tượng mà ta đang suy ngẫm. Như vậy, điều cần thiết là phải xác định được đối tượng, nghĩa là phải xác định được các pháp, vốn [là nhân tố] tạo ra sự vui thích hay đau đớn, hoặc gây hại hay giúp ích v.v...
In general, it seems possible to say that although there are many interpretations of dependent arising, dependent arising is the general view of the Buddhist systems. In Sanskrit the term for dependent arising is pratitya samutpada. Pratitya has three different meanings: meaning, relying and depending, all three of which have roughly the same meaning of dependence. Samutpada means arising. So the meaning is: arising in dependence upon conditions. When arising in dependence upon factors is explained on a subtle level, understanding it involves an under-standing of inherent existence. In order to reflect on the fact that something is empty because of being a dependent arising, one has to understand that 'something,' that subject about which you are reflecting. So it is necessary to identify the subject, the phenomena that produce pleasure and pain, that harm and help and so forth.
Để hiểu được rằng một pháp là trống không bởi nó là một sự sinh khởi phụ thuộc, bởi nó được gán ghép tên gọi một cách phụ thuộc, thì trước đó ta nhất thiết phải thấu hiểu rõ ràng về sự hiện hành của nhân quả. Nếu trước tiên ta chưa hiểu được việc những nhân tố nhất định [có thể] giúp ích hoặc gây hại [cho ta] theo những cách nhất định như thế nào, thì sẽ cực kỳ khó khăn để [có thể] hiểu được bất kỳ điều gì về việc một hiện tượng không hề có sự tồn tại dựa vào tự tính bởi nó là một sự sinh khởi phụ thuộc. Vì thế mà đức Phật, Đấng Chiến Thắng Tối Thượng, đã thuyết giảng về sự hiện hành của duyên khởi trong mối quan hệ với nhân quả nghiệp lực giữa tiến trình đời sống và sự lưu chuyển luân hồi, thông qua đó để dẫn đến một tri kiến vĩ đại về tự thân tiến trình nhân quả. Từ đó mà có một cách trình bày về tiến trình duyên khởi được gọi là 12 mắt xích nhân duyên.
Prior to understanding that a phenomenon is empty because of being a dependent arising, because of being dependently designated, one has to understand the presentation of cause and effect well. If one does not first understand how certain causes help and harm in certain ways, it is extremely difficult to understand anything about a phenomenon being empty of inherent existence because it is a dependent arising. Therefore the Supramundane Victor, Buddha, set forth a presentation of dependent arising in connection with the cause and effect of actions in the process of life and cyclic existence, through which to gain a great understanding of the process of cause and affect itself. Thus, there is a mode of procedure of dependent arising which is called the twelve links of dependent arising.
Cấp độ thứ hai của [ý nghĩa] duyên khởi là sự sinh khởi của các pháp phụ thuộc vào những phần hợp thành chính nó. Điều này hàm nghĩa là, không một pháp nào mà không được hợp thành từ những phần của chính nó, nên tất cả các pháp, [mỗi pháp] đều hiện hữu trong sự phụ thuộc vào việc gán ghép tên gọi chung, hay sự định danh, cho [tất cả] những phần đã hợp thành pháp ấy.
A second level of dependent arising is the dependent arising of phenomena in dependence upon their parts. This implies that there is no phenomenon that does not have parts, so all phenomena exist in dependence upon designation to their parts.
Còn một cấp độ thứ ba của [ý nghĩa] duyên khởi, thậm chí sâu xa hơn nữa, được phát sinh từ một thực tế là, khi truy tìm nền tảng căn bản nhất của các đối tượng để định danh, thì một nền tảng căn bản để định danh như thế không thể tìm thấy, và do đó mà các pháp chỉ sinh khởi trong ý nghĩa được gán ghép định danh một cách phụ thuộc.
There is a third, even deeper level of dependent arising, which stems from the fact that when objects are sought within their basis for designation, there is nothing to be found that is the basis for designation, and thus phenomena are just dependently arisen in the sense of being dependently imputed.
Cấp độ đầu tiên của [ý nghĩa] duyên khởi là sự sinh khởi của các pháp phụ thuộc vào nhân duyên, vì thế ý nghĩa này chỉ đúng với các pháp hữu vi, nghĩa là do tạo tác mà thành. Hai cấp độ [ý nghĩa] còn lại áp dụng cho tất cả các pháp thường và vô thường, tạo tác và phi tạo tác.
The first level of dependent arising is the arising of phenomena in dependence on causes and conditions, so it applies only to caused phenomena, i.e. products. The other two levels of dependent arising apply both to permanent and impermanent, produced and unproduced phenomena.
Đức Phật đã thuyết giảng về duyên khởi từ một tầm nhìn rất bao quát, được ghi lại chi tiết trong kinh Đạo can. Ngài dạy: “Do cái này có nên cái kia có; do cái này sinh nên cái kia sinh. Như vậy có nghĩa là: do nhân duyên là vô minh nên có hành; do nhân duyên là hành nên có thức...” Và cứ như vậy mà có 12 nhân duyên.
Buddha set forth dependent arising from a very vast perspective, recorded in detail in the Rice Seedling Sutra (Shalistamba Sutra) where he says,
Khi đức Phật dạy: “Do cái này có nên cái kia có”, ngài chỉ rõ rằng tất cả các pháp trong luân hồi không sinh khởi do năng lực kiểm soát của một thượng đế vĩnh hằng là người dùng ý nghĩ để sáng tạo cái này hay cái kia; thay vì vậy, tất cả các pháp sinh khởi là do những điều kiện nhân duyên cụ thể.
'Due to the existence of this that arises; due to the production of this, that is produced. It is thus: due to the condition of ignorance, there is compositional action, due to condition of compositional action there is. . .' and so on through the twelve links.
Và khi đức Phật dạy: “Do cái này sinh nên cái kia sinh”, ngài chỉ rõ rằng các pháp vốn sinh khởi từ những nhân duyên vốn tự chúng là vô thường, vốn không phải sinh khởi từ một “nguyên lý phổ quát” hay “tự nhiên”, hay một loại nhân tố vật chất thường hằng (prakriti), theo như đề xuất trong hệ phái Số luận (Samkhya). Và theo một cách biểu đạt thứ ba nữa, ngài dạy rằng: “Do một duyên thế này hoặc thế kia mà một tiềm năng [tương ứng] được khởi sinh.” Câu này chỉ ra rằng, mỗi một pháp trong các pháp thế gian không phải được tạo tác từ bất kỳ các nhân duyên vô thường nào, mà chỉ được tạo tác từ những nhân duyên cụ thể vốn sẵn có tiềm năng có thể làm khởi sinh pháp ấy.
When Buddha says, 'Due to the existence of this, that arises', he is indicating that the phenomena of cyclic existence do not arise through the force of supervision by a permanent deity, who is thinking to create this or that, but rather that they arise due to specific conditions. Then when Buddha says, 'Due to the production of this, that is produced', he is indicating that things arise from causes that are themselves impermanent, that do not arise from the 'generality' or 'nature' or some sort of permanent material factor (prakriti), as is set forth in the Samkhya system. A third way that he said it was: 'Due to a condition that has such and such a potential that arises'. This indicates that the phenomena of cyclic existence are not produced just from any impermanent causes and conditions, but rather from specific ones that have the potential to give rise to those specific phenomena.
Như vậy, trong ý nghĩa duyên khởi của khổ đau, về cách thức mà khổ đau được tạo thành, đức Phật chỉ rõ rằng: khổ đau có nguyên nhân căn bản là vô minh, hay si mê. Đây là một nguyên nhân không thường tồn và là một nguyên nhân cụ thể. Vô minh như thế sẽ dẫn đến hành động [cụ thể] (hành), và hành động ấy để lại trong tâm thức những chủng tử mang tiềm năng sinh khởi [các pháp tương ứng] v.v... mà kết quả cuối cùng là dẫn đến già và chết (lão tử).
Thus, in terms of the dependent arising of suffering, how suffering is produced, Buddha showed that suffering has ignorance as its root cause. This is an impermanent and a specific cause. That ignorance leads to an action, which deposits potency on the mind, etc., the fruit of which is eventually old age and death. With regard to the twelve branches of dependent arising, there are basically two different explanations, one in terms of thoroughly afflicted phenomena and one in terms of pure phenomena.
Bàn về 12 chi của duyên khởi, về căn bản có 2 cách giảng giải khác nhau, một là trong ý nghĩa các pháp chìm đắm hoàn toàn trong phiền não (hữu lậu), và hai là trong ý nghĩa các pháp thanh tịnh (vô lậu).
Just as in the Four Noble Truths, the root teaching of the Buddha, there are two sets of causes and effects: the effect and cause of the afflicted side and the effect and cause of the pure side.
Cũng giống như trong thuyết giảng căn bản của đức Phật là Tứ diệu đế, có 2 nhóm nhân quả: nhóm nhân quả hữu lậu và nhóm nhân quả vô lậu. Tương tự, ở đây với 12 chi của duyên khởi, trong mỗi cách giảng giải đều có một tiến trình quả và một tiến trình nhân. Xét theo Tứ diệu đế thì Khổ đế (chân lý thứ nhất) là quả trong phạm trù các pháp hữu lậu, và nhân là chân lý thứ hai, Tập đế. Trong phạm trù các pháp vô lậu thì Diệt đế (chân lý thứ ba) là quả, và Đạo đế là nhân đưa đến quả ấy.
Similarly, here in the twelve links of dependent arising, in each of the two types of explanation there is an effect procedure and a cause procedure. In terms of the Fourth Noble Truths, true sufferings (the first truth), are the effects in the afflicted class of phenomena, and the causes are the second truth, true origins. In the pure class of phenomena, true cessations (the third truth), are the effect, and the true paths are their causes.
Khi giải thích rằng do duyên là vô minh sinh ra hành, thì đây là tiến trình sinh khởi của khổ đau; khi giải thích rằng do dứt trừ vô minh mà hành được chấm dứt, thì đây là tiến trình chấm dứt khổ đau. Mỗi một [mắt xích trong 12] nhân duyên này đều được giải thích theo cả tiến trình đi tới (sinh khởi) và tiến trình quay ngược lại (diệt đi). Khi giải thích rằng do hành sinh ra thức, do thức sinh ra danh sắc, do duyên là danh sắc sinh ra lục xứ... cứ tiếp tục như thế cho đến già và chết (lão tử), thì đó là cách giải thích các nguyên nhân vốn là nguồn gốc của khổ đau.
When it is explained that due to the condition of ignorance action is produced, this is the procedure of the production of suffering; when it is explained that due to the cessation of igno-rance, action ceases, this explains the procedure of the cessation of suffering. Now each of these is explained both in a forward process and in a reverse process. When it is explained that due to action consciousness arises; due to consciousness, name and form arises; due to the condition of name and form, the six sources arise; due to those and so on down to old age and death, that is the explanation of the causes that are the sources of suffering.
Khi giải thích theo tiến trình quay ngược lại, rằng nỗi khổ già và chết mà tất cả chúng ta đều biết, vốn được hình thành trong sự phụ thuộc vào sinh, sinh được hình thành trong sự phụ thuộc vào sự chấm dứt mức độ hiện hành của chủng tử nghiệp, được gọi là hữu v.v... thì sự nhấn mạnh ở đây được đặt vào chính tự thân nỗi khổ đau (Khổ đế), vốn là kết quả của các nhân mà ta vừa thấy được [trước đó].
When it is explained in the reverse process, that the suffering of aging and death that we all know about is produced in dependence on birth; birth is produced in dependence on the potentialized level of action called existence, etc., the emphasis then is on the true sufferings themselves, which are the effects of the causes we just saw.
Khi giải thích rằng nếu ta chấm dứt được vô minh thì hành sẽ chấm dứt, và nếu hành dứt mất thì thức cũng chấm dứt, cứ tiếp tục như thế qua hết 12 mắt xích nhân duyên, thì đây là sự giải thích thuộc về phạm trù các pháp thanh tịnh, với sự nhấn mạnh vào các nhân, tức là con đường tu tập (Đạo đế).
When it is explained that if one ceases ignorance, action ceases, and if action is ceased, consciousness ceases, and on down through the twelve, this is an explanation of the purified class of phenomena, with the emphasis being on the causes, that is, true paths.
Khi giải thích theo [tiến trình] ngược lại, với sự chấm dứt của già và chết phụ thuộc vào sự chấm dứt của sinh, và sự chấm dứt của sinh phụ thuộc vào sự chấm dứt mức độ hiện hành của chủng tử nghiệp, được gọi là hữu v.v... rồi sự chấm dứt của [hữu] này lại phụ thuộc vào sự chấm dứt của [chấp] thủ, thì sự nhấn mạnh ở đây được đặt vào các quả, mà trong ý nghĩa của Tứ diệu đế thì đó là tịch diệt (Diệt đế).
When it is explained in reverse, with the cessation of aging and death depending on the cessation of birth, and the cessation of birth depending on the cessation of the almost potentialized level, called existence; and the cessation of that depending on the cessation of grasping, the emphasis here is on the effects, which in terms of the four noble truths are cessations.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.83.81.42 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...