Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Những nét văn hóa đạo Phật »» LỜI GIỚI THIỆU »»
Sức sống của một nền đạo lý từ bi, trí tuệ như Đạo Phật thì chỉ có thể
là sức sống văn hóa. Bởi vì, chỉ trên bình diện văn hóa, hoặc ở những
hình thái sống động của đời sống hoặc thâm trầm trong tâm hồn con người,
nguồn suối từ bi, trí tuệ mới có thể thẩm thấu, chan hòa như đã thẩm
thấu chan hòa trong đời sống và tâm hồn của phần lớn các dân tộc Á Đông.
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm
nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó,
như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người. Văn hóa
giống như nước, yếu mềm là thế mà lại không có đao kiếm nào chặt đứt
được. Chính vì vậy mà, nhìn trên bề mặt những cơ cấu, tổ chức, rất nhiều
khi tưởng như Đạo Phật chẳng còn đâu sức sống trước những tác động tiêu
cực của thời thế, nhưng với chút lòng mẫn cảm với những lắng đọng sâu xa
ở đời sống thì lại thấy Đạo Phật vẫn sống nguyên vẹn đó như chưa từng
chết đi.
Sức sống văn hóa của Đạo Phật ấy - như chính bản chất từ bi, trí tuệ của
Đạo Phật - có thể không tạo nên những công trình vĩ đại cao kỳ của một
nền văn hóa xa hoa mang đầy tính cách phù phiếm, bất chấp mọi nỗi thống
khổ của nhân sinh; cũng không có sức quyến rũ mãnh liệt như nền văn hóa
vật chất ngày nay đang lấy dục vọng làm nguồn năng lực kích động; nhưng
sức sống văn hóa của Đạo Phật ấy đã có thể tạo nên được những tâm hồn
bình dị trong lành, những nếp sống an hòa tươi mát; ở đó, vũ trụ thiên
nhiên và con người hòa điệu với nhau và cùng biểu lộ cái đẹp thuần
khiết, chân thực nhất của chúng. Cũng ở đó, con người - trong hòa điệu
với vũ trụ thiên nhiên - có thể sống được cái giây phút vĩnh cửu của đời
sống mong manh này, cái giây phút vượt ra ngoài mọi biên tế chia lìa mà
đầu óc xung động bất toàn của con người luôn tạo ra.
Một bình hoa mang ý đạo, một tách trà trong chốn thinh lặng của thiền,
một hòn đá tảng đơn độc giữa chốn thành quách cỏ cây ngậm ngùi sương
gió, một lời kinh tụng thức tỉnh con người trỗi dậy đối mặt với nỗi sống
chết thiêng liêng của chính mình... Tất cả những điều đó, như có cái gì
bất động giữa không ngừng lay động, có cái gì lặng lẽ vô ngôn giữa thanh
âm vang động miên man. Tất cả là nghệ thuật của đời sống đi vào cõi Đạo,
hay ngược lại, Đạo thấm nhuần vào trong cõi sống. Trong một ý nghĩa nào
đó, ta có thể nói, giữa biển đời trầm luân sóng gió này, sống mà như thế
là sống Đạo; và mặt khác, giữa những hình thức lễ nghi tế toái của tôn
giáo, Đạo mà như thế thì thực là Đạo sống vậy.
Sống Đạo là sống văn hóa trong ý nghĩa đẹp nhất của nó. Và Đạo sống
chính là Đạo như nguồn sống văn hóa này. Tôi tin là bạn đọc có thể thấy
được cả hai trong tác phẩm “Những nét văn hóa của Đạo Phật” này.
Tác phẩm này ra đời là một đóng góp thiết thực. Càng thiết thực hơn khi
chúng ta đã có nhiều công trình đề cập đến những đóng góp của Đạo Phật
trong văn hóa dân tộc qua lịch sử nhưng thật hiếm hoi những tác phẩm nói
đến văn hóa Đạo Phật như một thực tại sống động của đời sống con người,
ở đây và bây giờ, như tác phẩm này.
Chính vì tính cách thiết thực và hiếm hoi đó mà tôi xin được giới thiệu
tác phẩm này đến bạn đọc bốn phương, với tất cả tấm lòng trân trọng tác
phẩm và biết ơn tác giả.
THÍCH NGUYÊN HẠNH
Quý vị đang truy cập từ IP 3.239.242.55 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập