Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận [大宗地玄文本論] »» Bản Việt dịch quyển số 14 »»

Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận [大宗地玄文本論] »» Bản Việt dịch quyển số 14


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.1 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.11 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn

Kinh này có 20 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phồn Phược Địa Địa Phẩm Loại Bất Kiết Tường Đạo Lộ
Đại Quyết Trạch Phần - Thứ 27

Như vậy đã nói qua về Ma Ha Bảo Luận Vương quảng đại viên mãn vô thượng địa địa đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói về phồn phược (sự trói buộc) địa địa phẩm loại bất kiết tường đạo lộ đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Trói buộc trong đường ấy
Lại có Kim Cang vị
Nương vị lập chuyển tướng
Lại có bốn loại pháp
Là hay bị chướng quả
Như vậy bốn loại pháp
Tất cả đều hữu vi
Như pháp nên quan sát
Luận rằng: Phồn Phược địa địa phẩm loại bất tường đạo lộ phần lại có 51 Kim Cang vị. Nương vào những vị nầy để kiến lập chuyển tướng. Có 4 loại pháp. Những gì là bốn? - Một là hay chứng trí pháp; hai là chỗ chứng lý pháp; ba là chướng ngại sự pháp; bốn là chứng đắc quả pháp. Đây gọi là bốn. Như vậy tất cả 4 pháp nầy đều có lượng hữu vi; nên phán xét quan sát suy nghĩ. Như kệ đã nói về phồn phược đạo lộ lại có Kim Cang vị; nương vào vị để lập nên chuyển tướng lại có 4 loại pháp. Nghĩa là hay sở chướng quả lại có 4 loại pháp tất cả đều là lượng hữu vi, cứ như thế mà quan sát. Như vậy 4 pháp nầy mỗi mỗi có bao nhiêu số? - Sự chuyển đổi nầy hình tướng như thế nào? - Kệ rằng:
Mỗi có hai loại pháp
Đó là thể tướng đầu
Sanh diệt và tăng giảm
Chuyển tướng chỉ trên trên
Luận rằng: Trong 4 loại pháp ấy mỗi mỗi có hai loại. Hai trí ấy là gì? - Một là bổn cổ tánh đức trí; hai là thể kim khởi đức trí. Đây gọi là hai. Thế nào là hai lý? - Một là thể có thật lý và hai là tướng có thật lý. Đây gọi là hai. Những gì là hai chướng ??? - Một là bổn sanh bổn sanh chướng; hai là bổn diệt bổn diệt chướng. Đây gọi là hai. Hai quả ấy là gì? - Một là tăng trưởng công đức quả; hai là tổn giảm sai trái quả. Đây gọi là hai. Như kệ đã nói mỗi mỗi có 2 loại pháp. Nghĩa là bổn thỉ thể trướng sanh diệt và tăng giảm cho nên tu hành chuyển tướng chỉ trên trên vậy. Như kệ chuyển tướng chỉ có trên trên; chướng trị chứng quả đối lượng sai biệt. Hình tướng ấy như thế nào? - Kệ rằng:
Bổn sanh thể tăng đối
Thỉ diệt tướng giảm đối
Từ nhiều lại thông suốt
Như pháp nên quan sát
Luận rằng: Bổn cố tánh đức trí đoạn trừ bổn sanh bổn sanh chướng, chứng được thể, có thật lý; thành tựu tăng trưởng công đức quả. Như kệ đã nói về bổn sanh thể tăng đối vậy. Thỉ kim khởi đức trí đoạn trừ bổn diệt, bổn diệt chướng; chứng được tướng, có thật lý; thành tựu tổn giảm quả sai quấy. Như kệ đã nói về tướng diệt, giảm đối vậy. Như vậy 4 pháp, 51 loại chơn kim vị, tất cả đều đầy đủ; nên như thế mà suy nghĩ quan sát. Tuy một hướng chuyển, đủ loại chuyển sao? - Đủ loại đều chuyển. Như bài kệ đã nói từ nhiều, lại cũng rõ suốt. Cứ như pháp mà quan sát vậy. Sanh diệt 2 chướng, nghiệp dụng ấy sai biệt. Hình tướng ấy ra sao? - Kệ rằng:
Lúc bổn chủ sanh diệt
Lại sanh lại diệt vậy
Luận rằng: Công đức thiện căn xuất dữ; đối trị chuyển thắng xuất dữ; chuyển thắng đối diệt tác nghịch sự. Như bài kệ đã nói về bổn chủ sanh diệt thì qua khỏi sự sanh, qua khỏi sự diệt vậy. Cho nên trong kinh Đại Kim Cang Sơn Bảo Hải Hội Chúng có nói như thế nầy: Lại nữa Văn Thù Sư Lợi! Ngươi như trước đã hỏi rằng thế nào là các pháp vô thường một đạo, một loại. Đệ nhứt chuyển môn chính là 4 loại vô thường vậy. Ta đã nói rằng: Những gì là bốn? - Một là trí vô thường; hai là lý vô thường; ba là vô thường vô thường; bốn là thượng qua vô thường. Đây gọi là bốn. Văn Thù Sư Lợi! Nói là trí vô thường nghĩa là đoạn trừ phiền não. Nói là lý vô thường nghĩa là trí sở chứng; cho nên nói là vô thường. Còn vô thường nghĩa là bị đoạn trừ. Nói là quả vô thường nghĩa là chờ đợi cái lực của nhơn vậy; cho đến nói rộng ra.
Phồn Phược Địa Địa Tự Nhiên Bổn Vương Ma Ha Nguy Phẩm
Đại Quyết Trạch Phần - Thứ 28

Đã nói qua về phồn phược địa địa phẩm loại bất kiết tường đạo lộ đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói về Phồn Phược địa địa tự nhiên bổn vương Ma Ha Nguy Phẩm đại quyết trạch phần. Tướng nầy ra sao? - Kệ rằng:
Tự nhiên trong bổn vương
Pháp hữu vi, vô vi
Đầy đủ viên mãn chuyển
Trong nầy đủ trên dưới
Luận rằng: Tự nhiên bổn vương Ma Ha Nguy Phẩm phần lại có 2 chuyển. Những gì là hai? - Một là hữu vi chuyển và hai là vô vi chuyển. Đây gọi là hai. Như kệ đã nói trong tự nhiên bổn vương pháp hữu vi và vô vi đầy đủ viên mãn chuyển vậy. Lại có 2 chuyển. Những gì là hai? - Một là thượng chuyển; hai là hạ chuyển. Đây gọi là hai. Như trong bài kệ nầy đầy đủ trên dưới vậy. Hữu vi vô vi mỗi mỗi có số bao nhiêu? Thượng hạ chuyển tướng ấy sẽ như thế nào? - Kệ rằng:
Vô vi tuy chỉ một
Hữu vi có hai loại
Như vậy thật bổn thỉ
Trên dưới chủ vô vi
Xuất sanh hai hữu vi
Chuyển thắng rộng chuyển mãi
Luận rằng: Vô vi có một; hữu vi có hai. Một ấy là có thật; hai ấy là gốc bắt đầu. Như kệ đã nói vô vi tuy có một. Còn hữu vi lại có hai loại. Như vậy lần lượt thật có gốc gác vậy. Như thế 3 pháp, 51 loại Kim Cang vị lại trên, lại dưới đều tăng trưởng công đức chuyển tướng. Những gì là lúc ở trên? - Mỗi một vị đều vô vi pháp làm chủ. Tất cả mỗi mỗi đều xuất sanh tăng trưởng một vạn bản thể thanh tịnh diệu giác huệ và lúc ở dưới thì mỗi mỗi vị đều có 2 ức bổn thỉ thanh tịnh diệu giác huệ đầy đủ viên mãn xuất sanh tăng trưởng. Như vậy như vậy trên dưới cho đến vô lượng nhỏ kia. Như đã nói về bổn tồn quyến thuộc kia lại cũng như thế. Như kệ đã nói thượng hạ vô vi chủ, xuất sanh 2 hữu vi chuyển đổi hơn nhiều và chuyển đổi to lớn rộng rãi ra. Như đây lần lượt tăng số; nên rõ biết. Trong kinh Phẩm Địa Kinh Luận có nói như thế nầy: Thế gian tạng địa bổn vương hải, vô thường công đức, chúng nhiều vô số. Còn thượng trụ công đức số nầy thật ít; cho nên nói là thế gian tạng địa cho đến nói rộng ra vậy.
Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận
Hết quyển thứ 14


    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 20 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng bận tâm chuyện vặt


Hai Gốc Cây


Tổng quan về Nghiệp


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.154.220 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập