Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận [大宗地玄文本論] »» Bản Việt dịch quyển số 8 »»

Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận [大宗地玄文本論] »» Bản Việt dịch quyển số 8


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.15 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.15 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn

Kinh này có 20 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Độc địa phi loạn nhứt định nhứt định đạo lộ đại quyết trạch
(Thứ 15)

Như đã nói về nhứt thiết hư không nhứt thiết vi trần số lượng cao vương đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói về độc địa phi loạn nhứt định nhứt định, đạo lộ đại quyết trạch phần. Tướng nầy là gì? - Kệ rằng:
Trong phi loạn đạo ấy
Lại có Kim Cang vị
Mỗi mỗi vị đều riêng
Có gốc lại có một
Một trăm hai số thành
Nương vị lập chuyển tướng
Liền có năm loại nặng
Nghĩa trên một, gốc một
Đều chuyển lại chẳng tạp
Viên mãn đầy đủ vị
Luận rằng: Độc địa phi loạn nhứt định nhứt định đạo lộ phần, lại có 51 loại chơn Kim Cang vị. Mỗi mỗi vị đều có sự tồn tại của một gốc. Đây ý nói cái gì? – 102 số đã thành lập rồi. Như kệ đã nói phi loạn đạo lộ lại cũng có Kim Cang vị; mỗi mỗi vị đều có gốc gác tồn tại một; cho nên 102 số ấy thành tựu. Nương vào vị nầy để kiến lập chuyển tướng, lại có 5 loại. Những gì là năm? - Một là thượng thượng mỗi mỗi chuyển tướng môn; hai là bổn bổn mỗi mỗi chuyển tướng môn; ba là cụ hành bất ly chuyển tướng môn; bốn là khu khu bất tạp chuyển tướng môn; năm là viên mãn cụ túc chuyển tướng môn. Đây gọi là 5.
Như kệ đã nói nương vào vị để lập nên chuyển tướng, tức có 5 loại. Nghĩa là bên trên ấy một gốc, một đủ chuyển và chẳng lìa viên mãn cụ túc vị. Đệ nhứt chuyển tướng hình tướng ra sao? - Kệ rằng:
Năm mươi mốt loại vị
Một ấy nhiếp năm mươi
Một lúc một nơi chuyển
Rồi chẳng thể hợp nhứt
Luận rằng: Thế nào gọi là thượng nhứt nhứt môn? – Đó là 51 loại vị. Mỗi một vị đều nhiếp lấy 51 nơi để chuyển. Nếu như vậy thì hợp lại để cùng làm một thể. Mỗi riêng biệt một ấy, chẳng thể hợp nhứt. Như kệ đã nói 51 loại vị; một ấy nhiếp lấy 51, thời gian; một nơi ấy chuyển, sau đó chẳng thể hợp nhứt.
Đã nói qua về thượng thượng nhứt nhứt chuyển tướng môn rồi; bây giờ lần lượt nói về bổn bổn nhứt nhứt chuyển tướng môn. Tướng nầy ra sao? - Kệ rằng:
Năm mươi mốt gốc một
Một, mỗi nhiếp năm mươi
Một lúc một nơi chuyển
Rồi chẳng thể hợp nhứt
Luận rằng: Sao gọi là bổn bổn nhứt nhứt môn? – Nghĩa là 51 loại bổn; mỗi mỗi có gốc một; mỗi ấy nhiếp 51 xứ rồi chuyển. Nếu như vậy hợp rồi, liền tạo thành một thể; mỗi mỗi riêng biệt một; chuyển ấy chẳng thể hợp nhất. Như kệ 51 gốc; mỗi một đều nhiếp lấy 51, lúc, nơi chuyển đổi; rồi chẳng thể hợp nhứt.
Như vậy đã nói qua về bổn bổn nhứt nhứt chuyển tướng môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến cụ hành bất ly chuyển tướng môn. Tướng nầy ra sao? - Kệ rằng:
Gốc một và trên một
Cùng nhiếp lấy các vị
Đều chuyển chẳng lìa nhau
Rồi chẳng thể hợp nhứt
Luận rằng: Thế nào gọi là cụ hành chuyển môn? – Đó là gốc một của 51 pháp. Mỗi mỗi một pháp nhiếp lấy một của 51 pháp. Trên một của 51 pháp lại hay nhiếp lấy gốc kia. Cụ hành cụ chuyển chẳng xa lìa. Rồi mỗi một riêng biệt lúc và nơi chuyển; chẳng thể hợp nhứt. Như kệ đã nói về gốc một ấy và bên trên một hợp lại mỗi mỗi nhiếp lấy các vị đều chuyển, chẳng lìa; rồi chẳng thể hợp nhứt.
Như vậy đã nói qua về cụ hành bất ly chuyển tướng môn rồi; bây giờ lần lượt nói về khu khu bất tạp chuyển tướng môn. Tướng nầy là gì? - Kệ rằng:
Gốc trên tất cả vị
Mỗi mỗi đều riêng biệt
Luận rằng: Sao gọi là khu bất tạp môn? – Đó là tất cả loại gốc trên của các vị. Mỗi mỗi đều nhiếp lấy để an trụ tại nhà mình; lại cũng chẳng di chuyển, lại cũng chẳng ra vào; lại chẳng nhiếp lấy kia; lại chẳng bất định thường; thường hằng đầy đủ, biến khắp rộng rãi to lớn. Như kệ đã nói về căn bản bên trên của tất cả vị; mỗi mỗi đều an trụ tại nhà; chẳng nhiếp lấy pháp kia.
Cho nên đã nói về khu khu bất tạp chuyển tướng môn và bây giờ lần lượt nói đến cụ túc viên mãn chuyển tướng môn. Tướng nầy ra sao? - Kệ rằng:
Trước đã nói bốn môn
Tất cả lúc cùng nơi
Vô ngại tự tại chuyển
Tên đầy đủ viên mãn
Luận rằng: Sao gọi là Cụ túc chuyển môn? – Nghĩa là như trước đã nói về 4 môn rồi; một lúc chuyển, một nơi chuyển; khác lúc chuyển, khác nơi chuyển. Một chuyển, lìa chuyển, tổng chuyển, biệt chuyển. Vô ngại tự tại vậy. Như kệ đã nói trước về tứ môn. Tất cả lúc, nơi và vô ngại tự tại chuyển; nên gọi là đầy đủ viên mãn.
Trong kinh Ma Ha Diễn Đại Đà La Ni Kim Cang Thần Chú nói như thế nầy: Mỗi một tất cả tất cả lìa tạp, có không, mỗi xưng, mỗi lượng pháp tạng môn hải. Tổng cộng có 2 pháp. Những gì là hai? - Một là tổng; hai là riêng biệt. Nói riêng biệt nghĩa là 4 loại Cụ luân địa. Nói là tổng, là 4 loại Cụ luân tự tại chuyển; cho đến nói rộng ra.
Độc địa độc thiên nhứt chủng quảng đại vô nhị sơn vương
đại quyết trạch phần - Thứ 16

Như đã nói về độc địa phi loạn nhứt định nhứt định đạo lộ đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến độc địa độc thiên nhứt chủng quảng đại vô nhị sơn vương đại quyết trạch phần. Tướng nầy ra sao? - Kệ rằng:
Thể của Sơn Vương nầy
Lại có hai loại môn
Nghĩa tự tánh gốc gác
Như vậy nên quan sát
Luận rằng: Độc địa độc thiên nhứt chủng quảng đại vô nhị sơn vương thể nầy lại có 2 môn. Những gì là hai? - Một là gốc ấy một tự tánh; vị địa môn. Hai là gốc một ấy bổn vị địa môn. Đây gọi là hai. Như vậy lần lượt nên quan sát phán xét. Như kệ đã nói về thể của sơn vương nầy có 2 loại môn. Nghĩa là tự tánh gốc gác; như thế nên lần lượt quan sát. Tự tánh vị địa hình tướng như thế nào? - Kệ rằng:
Gốc kia một pháp ấy
Chẳng chờ kia tự nhiên
Có năm mươi mốt vị
Tên là tự tánh vị
Như vậy năm mươi mốt
Mỗi mỗi đều riêng biệt
Có năm trăm pháp môn
Chu biến rộng rãi chuyển
Luận rằng: Sao gọi là tự tánh vị địa? – Nghĩa là như trước đã nói về 51 loại gốc của một pháp. Mỗi mỗi đều chẳng chờ đợi lực kia. Tự nhiên tự tánh có 51 chơn Kim Cang vị. Cho nên nói là tự tánh vị địa.
Như kệ đã nói gốc kia một pháp chẳng chờ đợi kia, tự nhiên có 51 vị, tên là tự tánh vị. Như thế mỗi mỗi 51 vị. Mỗi mỗi có 500 pháp môn nhiều như biển cả. Lại chu biến chuyển cũng lại rộng rãi chuyển đổi.
Như kệ đã nói về 51; mỗi mỗi đều có 500 pháp môn, chu biến rộng rãi. Trong vị nầy lại như trước đã nói về 5 loại đại môn. Đầy đủ đầy đủ, viên mãn viên mãn; nên quan sát suy nghĩ.
Như vậy đã nói qua về bổn nhứt tự tánh vị địa môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến bổn nhứt bổn vị địa môn. Tướng nầy ra sao? - Kệ rằng:
Năm mươi mốt pháp gốc
Lại mỗi có pháp gốc
Mỗi không không không một
Trong đây lại có vị
Luận rằng: Gốc một ấy chỗ nương vào không không không một, lại cũng có những vị khác nữa. Mỗi một vị ấy tất cả mỗi mỗi trong 10 vạn pháp môn; đầy đủ viên mãn chẳng khuyết thất chuyển đổi. Đối với trong vị nầy lại cũng như trước đã nói về 5 loại đại môn; đầy đủ đầy đủ viên mãn viên mãn; cứ nên như thế mà quan sát phán xét.
Trong Kinh Phẩm Luận nói như thế nầy: Thiền Định Ma Ha Diễn Thể ấy có 3 đại môn. Những gì là ba? - Một là Thượng Địa an lập quảng đại hải hội môn; hai là Tông Bổn Hữu Hữu Hữu Nhứt Môn; ba là Căn Bản Không Không Không Nhứt Môn. Như vậy 3 môn tất cả đều có các vị, đầy đủ viên mãn đồng chuyển và chuyển khác đi; cho đến nói rộng ra.
Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận
Hết quyển 8

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 20 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn


Sống đẹp giữa dòng đời


Vầng sáng từ phương Đông


Em Là Vì Sao Sáng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.140.121 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập