Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 25 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 25


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.43 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.56 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | Quyển cuối
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 30: Bồ-tát Thường Đề (Phần 3)
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề dẫn con gái trưởng giả và các thị nữ, cha mẹ, bà con đi quanh, và cầm đủ loại trân báu, cúng phNm, vào thành Chúng Hương, một lòng khát ngưỡng, muốngặpBồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng.
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề v.v… vào trong thành rồi, đến chỗ Bồ-tát. Cách đó không xa, Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề thấy Thiên chủ Đế Thích cùng vô số trăm ngàn Thiên tử rải hoa trờimạn-đà-la, ma-ha mạn-đà-la, và đủ loại hoa trời, hoa trời kim ngân thù diệu khác ở giữahư không và rảihương bột chiên đàn, lạicử nhạc trời vi diệu; hoa được tung lên, dừng giữahư không.
Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề thấy như thế rồi liềnhỏi Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi-ca, vì duyên gì mà ông, ở giữahư không, cùng vô số trăm ngàn Thiên tử tung rải các hoa trời, vàbộthương chiên đàn, cử nhạc trời?
Thiên chủ Đế Thích bạch Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề: Thiện nam tử, ông không biết sao? Có Pháp tên Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật, là mẹ chư Phật, cũng là mẹ các Bồ-tát. Ngườihọc pháp này tức có thể thành tựu Nhất thiết trí, viên mãn tấtcả các pháp công đứccủa Phật. Ông nay nên biết, ở chỗ Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng diễn thuyết pháp, riêng có đài bảy báu, cao rộng, đẹp đẽ, đủ loại trang nghiêm, chân châu, lưới báu, xen kẽ giăng bủa. Ở trong đàinàycó giường bảy báu, trên giường đó đặthộp bảy báu, dùng vàng lá hoàng kim chép Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này, đặt vào trong hộp, đủ loại trân báu chất quanh. Bốn góc đài đặtbốn lò hương bạch ngân, đốthương hắc trầm thủy, cúng dường Chính pháp Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật. Vì duyên này nên chư Thiên chúng tôi, ở giữa hư không, rải hoa cúng dường.
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề hỏi Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi¬ca, như ông nói, là mẹ chư Phậtvà mẹ Bồ-tát, Chính pháp Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật vi diệu, sâu xa,tối thượng, hiếm có. Ông hãy dùng phương tiện để chỉ cho ta.
Thiên chủ Đế Thích nói: Thiện nam tử, Chính pháp Ma-ha Bát-nhã Ba-la¬mật đó ở trong hộpbảy báu. Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng đó dùng ấn bảy báu in lên đó, tôi không có cách gì để chỉ cho ông.
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề cùng con gái trưởng giả v.v… chậmbước lên phía trước, đến chỗ Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, tức lấy vàng, bạc, trân báu, y phục, đồ nằm, cờ, phướn, lọng báu, hương, hoa, đèn, đồ hương v.v… đã đem theo, chia làm hai phần, trướclấymột phần để cúng dường Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật, rồilấymột phần cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng. Cúng dường như thế rồi, lạilấy đủ loại hoa, hương diệusắc, hướng đến chỗ Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng mà rải lên. Nhờ oai lựccủaBồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng nên hoa đượcrải lên Bồ-tát dừng giữahư không, biến thành đủ loạilầu gác đẹp quý. Các lầu gác này tự nhiên đều có chân châu, chuỗi ngọc, giăng bủa xen kẽ.
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề và con gái trưởng giả thấytướng như thế rồi, nghĩ rằng: Tướng này lành thay, thật là hiếm có. Bồ-tát Ma¬ha-tát Pháp Thượng đang trú địaBồ-tát mà oai đức thần thông còn có thể như thế, huống là đã thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Các công đứccủa Ngài không thể xưng kể.Bấy giờ, con gái trưởng giả nghĩ như thế rồi, đốivớiBồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, càng thêm cung kính, tôn trọng, yêu mến; cùng năm trăm thị nữ cũng đều cung kính, tôn trọng, yêu mến.
Bấy giờ, con gái trưởng giả và năm trăm thị nữ đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cùng nói rằng: Ta nguyện đem nhân duyên thiện căn này, ở đờivị lai, sẽ được thành Phật;lúc làmBồ-tát, cũng như Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, yêu thích, tôn trọng Bát-nhã Ba-la-mật không khác, và rộng vìngười mà tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật, thành tựu phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mật, đều như Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng ngày nay không khác. Nghĩ như thế rồi, con gái trưởng giả và năm trăm thị nữ kia tức thời đầumặtlạydưới chân Bồ-tát, lạyrồi chấp tay lui đứng một bên.
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề, sau khi cúng dường các thứ như trên, tức thời đầumặtlạydưới chân Bồ-tát. Lạy xong rồi thì đi quanh xưng tán, hoan hỷ chiêm ngưỡng, chấp tay dừng lại, hỏiBồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng: Đạisĩ nên biết, vì nhân duyên lành nên con đến đây, con vốn vì cầu Bát-nhã Ba-la-mật, ở trong rừng vắng tịch mịch mà nghĩ phương cách. Lúc đó trên không có tiếng bảo con rằng: “Ông có thểđivề phía Đông mà cầu Bát-nhã Ba-la-mật.” Con theo lờidạy liền tìm phía Đông mà đi. Đivề phía Đông không lâu, con lại nghĩ:“Đivề hướng này tại sao không hỏi tiếng giữa không trung kia là đivề phía Đông xa hay gần, đếnnơi chốn nào, từ ai mà được nghe Bát-nhã Ba-la-mật.” Lúc đó, con buồn bã, khóc lóc, liền đứng ởđó qua bảy ngày đêm. Lúc đang buồn bã khóc lóc như thế đột nhiên thấy có hình tượng Như Lai, đứng trước mặt con nói rằng: “Thiện nam tử,từđây đivề phía Đông năm trăm do¬tuần có thành Chúng Hương, ởđó có Bồ-tát Ma-ha-tát tên là Pháp Thượng. Ông có thể đến đó, sẽ được nghe Bát-nhã Ba-la-mật.” Lúc con nghe nói như thế rồi thì lòng rất vui mừng, chỉ một lòng nghĩ đến Đạisĩở chỗđó, suy nghĩ Bát-nhã Ba-la-mật. Lúc đó, con trú ở tưởng tấtcả các pháp không có nơi ychỉ,tức thì được vào vô lượng vô số cửa tam-ma¬địa. Ở trong tam-ma-địa, thấy chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác ở vô lượng a-tăng kỳ thế giớimười phương, đều vì các Bồ-tát Ma-ha-tát tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật. Các Như Lai này đều khen con rằng: “Hay thay! Hay thay! Thiện nam tử, ông vì nhân duyên cầu Bát-nhã Ba-la-mật mà được vào các cửa tam-ma-địa.” Lúc đó, chư Như Lai chỉ bày đủ thứ lợihỷ như thế, an ủy con rồi, đột nhiên biếnmất.
Bấy giờ, con ra khỏi tam-ma-địarồi, không được thấylại chư Phật Như Lai, lòng con khổ não, nghĩ rằng: “Như Lai từ chỗ nào đến, đivề chỗ nào.” Con lại suy nghĩ: “Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng kia, ở chỗ Phật trước đây, trồng sâu thiệncăn, thông đạt Bát-nhã Ba-la-mật, đủ các phương tiện. Ta nên đến đó, nghe nhận Bát-nhã Ba-la-mật và hỏi nghĩa này.” Vì duyên này nên hôm nay con đến đây, được chiêm lễ Bồ-tát Đại sĩ. Tâm con hoan hỷ,rất là vui sướng, giống như Tỷ-khưu được pháp lạc củatầng Thiền thứ ba. Đạisĩ, như khi ở trong tam-ma-địa con thấy được Như Lai, nhưng không biết các Như Lai đótừ nơi nào đến, đivề nơi nào. Xin nguyện Đạisĩ chỉ dạy cho con, khiến con thường được thấy Phật Thế Tôn.

Kinh Phật Thuyết PhậtMẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát-nhã Ba-la-mật-đa
Phẩm 31: Bồ-tát Pháp Thượng
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng nói vớiBồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề: “Thiện nam tử, Như Lai không từđâu đếncũng không đivềđâu. Vì sao? Chân như không động. Chân như tức là Như Lai. Pháp bất sinh không đến, không đi. Pháp bất sinh tức là Như Lai. Thựctế không đến, không đi. Thựctế tức là Như Lai. Tính Không không đến, không đi. Tính Không tức là Như Lai. Pháp vô nhiễm không đến, không đi. Pháp vô nhiễmtức là Như Lai. Tịch diệt không đến, không đi. Tịch diệttức là Như Lai. Hư không không đến, không đi. Hư không tức là Như Lai. Thiện nam tử, lìa các pháp như thế không có một pháp nào có thể gọi là Như Lai. Điều này là thế nào? Nghĩa là Chân như Như Lai, Chân như tất cả các pháp cùng là một Chân như. Như này không phân biệt, không hai cũng không ba. Thiện nam tử, ví như cuối xuân đầuhạ, ở vào giữa trưa, quáng nắng phát động. Nếu lúc đó có người tìm nước ở trong đó thì ý ông thế nào? Nước đótừ chỗ nào đến? Có phải đếntừ biển Đông? Có phải đếntừ biển Nam, Tây, Bắc? Khi đicũng như thế?”
Bồ-tát Thường Đề nói: “Trong quáng nắng kia không thể có nước, huống hồ có đến và có đi sao? Chỉ là cái thấy sai lầm, ngu si, không có trí.”
Bồ-tát Pháp Thượng nói: “Thiện nam tử,tấtcả Như Lai cũng như thế. Nếu người chấp trước ở sắctướng và dùng âm thanh quán các Như Lai, khởi lên phân biệt hoặc đến, hoặc đi; nên biết cái thấycủa người này sai lầm, ngu si không có trí. Vì sao? Như Lai chính là Pháp thân không phải sắc thân có thể thấy. Thiện nam tử, tính các pháp không đến, không đi. Tấtcả Như Lai cũng như thế không đến, không đi. Lại như huyễnsư hóa ra quân voi, quân ngựa, quân xe, và quân đibộ.Bốn đạo quân như thế được biến ra nên không đến, không đi; tấtcả Như Lai cũng như thế, không đến, không đi. Lại như có người ở trong mộng, hoặc thấymột Phật, hai Phật, ba, bốn, năm Phật cho đến trăm ngàn chư Phật. Thiện nam tử, chư Phật kia từ chỗ nào đến và đivề chỗ nào?”
Bồ-tát Thường Đề nói: “Đạisĩ,mộng đã không thật, pháp không quyết định. Ở trong pháp này làm gì có đến, đi?”
Bồ-tát Pháp Thượng nói: “Tấtcả Như Lai cũng như thế. Như Phật đã nói: ‘Các pháp như mộng. Có người không thể như thật liễu tri các pháp như mộng tức dùng sắctướng, âm thanh, ngôn ngữ, danh tự, chấp trước và phân biệt chư Phật Như Lai hoặc đến, hoặc đi.’ Thiện nam tử,nếu người ở trong pháp này không biết như thật, phân biệt sai lầm nên biết những người này gọi là dị sinh ngu muội, thân chịu sinh tử, luân chuyển các nẻo, xa lìa Bát-nhã Ba-la-mật, xa lìa tấtcả Phật pháp. Thiện nam tử,nếu người hiểu rõ như thậttấtcả các pháp như mộng, giống như Phật đã nói; ở trong pháp như thế tức không có pháp nào có đến, hoặc đi; vì thế không có phân biệt. Biết rõ như thậttấtcả Như Lai không đến, không đi, không sinh, không diệt; người biết như thế chính là thấy pháp, là biết pháp. Người này tứcgần Vô thượng Chính đẳng Chính giác, là hành Bát-nhã Ba-la-mật, không nhận không của tín thí ở nước đó, có thể làm ruộng phúc lớn cho người đời. Thiện nam tử,lại như biểnlớn có đủ loại báu. Báu này không từ phương Đông mà đến, cũng không từ phương Nam, Tây, Bắc, bốnhướng, các phương trên, dưới mà đến. Chỉ vì phúc nghiệp tấtcả chúng sinh tạo tác cùng chiêu cảm báo ứng. Vì thế biểnlớn có các trân báu, tấtcả trân báu này đềutừ nhân duyên mà sinh, cũng không phải không có nhân duyên mà sinh. Nhân duyên hòa hợptức có; nhân duyên tan, diệttức không. Có cũng không từ mười phương đến, không cũng không đivề mười phương. Thân của các Như Lai cũng như thế, không đếntừ mười phương, không đivề mười phương. Chỉ vì nhân duyên hòa hợp mà sinh chứ không trụ. Pháp nhân duyên cũng không phải không có nhân duyên mà sinh. Nhân duyên hòa hợptức sinh, nhân duyên tan rã tức diệt. Sinh cũng không đếntừ mười phương, diệtcũng không đivề mười phương. Thiện nam tử,lại nhưđàn Không hầu có dây đàn, có thùng gỗ, có cầngỗ;nếu người dùng tay đánh lên thì phát ra tiếng. Tiếng này không từ nơi nào đến, không từ dây dàn phát ra, không từ thân đàn phát ra, không từ cần đàn phát ra, không từ tay phát ra; chỉ vì nhân duyên hòa hợp nên có tiếng. Nhân duyên tan rã tức không có tiếng; tiếng này diệtrồi cũng không đi đâu. Thiện nam tử, chư Phật Như Lai cũng như thế.Từ tất cả thiệncăntương ưng, đủ các nhân duyên, mà như lý sinh ra; không phải một nhân, một duyên, một thiệncăn mà sinh; cũng không phải không có nhân duyên mà sinh. Duyên hợp nên sinh, sinh mà không có đến; duyên tan nên diệt, diệt mà không có đi. Thiện nam tử, ông nên như thật liễu tri chư Phật Như Lai không đến, không đi như thế.Nếu biết chư Phật không đến, không đi, tức trú tấtcả các pháp không sinh, không diệt. Biết như thế là hành phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mật, nhất định được thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác.”
Bấy giờ, lúc Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng nói pháp chư Phật Như Lai không đến không đi này, ba ngàn Đại thiên thế giới chấn động sáu loại, hiệnmười tám tướng; đó là động, biến động, đẳng biến động, hống, biến hống, đẳng biếnhống, chấn, biến chấn, đẳng biến chấn, dũng, biếndũng, đẳng biếndũng, bộc, biếnbộc, đẳng biếnbộc, kích, biến kích, đẳng biến kích. Hiệnmười tám tướng như thế rồi, tấtcả cung Ma Nn khuất, không hiện; không phải lúc mà đủ loại hoa hiếm cùng nở;tấtcả cây có hoa, cây có trái trên mặt đất đều nghiêng hướng về Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng. Thiên chủ Đế Thích, bốn Đại Thiên Vương, và các chúng Thiên tử Dục giới, ở giữahư không mưa hoa trời vi diệu, hướng về Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, rải hoa cúng dường. Lạilấy các hoa trờirải lên Bồ-tát Ma¬ha-tát Thường Đề, nói rằng: “Hay thay! Hay thay! Bồ-tát Thường Đề, chúng con nhờ Nhân giả nên hôm nay, ở chỗ Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, được nghe Chính pháp tối thượng xâu xa. Hôm nay chúng con được thiệnlợilớn, điều này hiếm có nhất thế gian.”
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề bạch Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng: “Vì nhân duyên gì đại địa chấn động và hiện các tướng?”
Bồ-tát Pháp Thượng nói: “Thiện nam tử, ta trước đây vì ông thuyết pháp không đến, không đicủa chư Phật Như Lai mà có tướng này. Bấy giờ, có tám ngàn người được Vô sinh pháp nhẫn, támmươi ngàn na-dữu-đa người phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sáu vạnbốn ngàn người xa lìa trầncấu được Pháp nhãn thanh tịnh.”
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nghe pháp này rồi, tâmrất sung sướng, hân hoan, vui mừng, nói rằng: “Hôm nay con đượclợitối thượng, vì nhân duyên cầu Bát-nhã Ba-la-mật nên được nghe pháp không đến, không đicủa chư Phật Như Lai ở nơi thiện tri thức. Nay con đã được viên mãn thiệncăn như thế, nhất định không thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác.” Nói như thế rồi, lại vui mừng, thân vọt lên hư không, cao bằng bảy cây Đa-la, ở giữahư không suy nghĩ rằng: “Ta nay lại làm thế nào để đượchương hoa tốt đẹp cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng.”
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích biết được tâm niệmBồ-tát Thường Đề rồi, liền dùng hoa trờimạn-đà-la dâng lên Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề. Thiên chủ nói rằng: “Thiện nam tử, ông có thể lấy hoa đẹp này cúng dường Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng. Tôi nay giúp ông, lợi ích vô lượng, vô số chúng sinh.”
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nhận hoa Thiên chủ Đế Thích dâng lên rồi liền dùng hoa này hướng về Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, rải lên cúng dường. Cúng dường hoa rồi, chấp tay cung kính, nói rằng: “Bồ-tát Đạisĩ,kể từ hôm nay con sẽ lấy thân mình phụng sự Bồ-tát, cung cấp, hầucận, cúng dường.” Nói như thế rồi, từ giữa không trung xuống đứng trướcBồ-tát.
Bấy giờ, con gái trưởng giả và năm trăm thị nữ cùng bạch Bồ-tát Ma-ha¬tát Thường Đề: “Chúng con đều dùng thân mình dâng lên Bồ-tát, cung cấp, hầuhạ, cúng dường; cũng xin dâng lên cả năm trămcỗ xe. Con nguyện đời đời sinh ra, thường được cùng Bồ-tát trồng các thiệncăn, thường đượcgặp nhau, thường cùng gầngũi, cung kính, cúng dường chư Phật, Bồ-tát. Thân con đã hiến, nguyện xin nhậnlấy.”
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề bảo người con gái trưởng giả v.v… rằng: “Các con nếulấy tâm thành phụng sự ta, đều tùy thuậnvớisở hành của ta thì ta nhậnlấy.”
Người con gái trưởng giả v.v… nói rằng: “Chúng con thành tâm dâng lên Bồ-tát; hễ có làm gì thì chúng con đều tùy thuận.”
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nhậnrồi, liềnbạch Bồ-tát Ma-ha¬tát Pháp Thượng: “Nay con gái trưởng giả cùng năm trăm thị nữ này, cho đếnnăm trămcỗ xe có báu trang nghiêm, đều dâng lên Bồ-tát Đạisĩ, nguyện xin thâu nhận.”
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích khen ngợiBồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề: “Hay thay! Hay thay! Thiện nam tử,hỷ xả như thế thật là hiếm có. Nếu Bồ-tát Ma-ha-tát có thể xả như thế thì sớm được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thông đạt phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mật. Thiện nam tử, chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác trong quá khứ, lúc còn hành đạoBồ-tát, đều hành hạnh xả như ông hôm nay, siêng cầu nhân duyên Bát-nhã Ba-la-mật, cũng như ông hôm nay không khác.”
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng vìmuốn thành tựu thiệncăn cho Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề, liền nhận người con gái trưởng giả v.v… nhậnrồi liền trao lại cho Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề.
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, đã qua buổi chiều, rời khỏi tòa pháp, đi vào cung xá. Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nghĩ rằng: “Ta nay vì cầu pháp, phải nên tinh tiến đốivới hai việc, hoặc đi, hoặc đứng, hãy đợiBồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng ra khỏi cung xá, ngồi lên tòa pháp, ta sẽ nghe nhận Chính pháp sâu xa.”
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng thường nhập tam-ma-địa Bát-nhã Ba-la-mật vàvô lượng vô số tam-ma-địaBồ-tát, trải qua bảynăm trong các tam-ma-địa này. Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề,cũng trong bảynăm, hoặc đi, hoặc đứng, không hề nằm, ngồi, không nghĩănuống, không sinh mỏimệt, chỉ nghĩ Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, vào lúc nào mới ra khỏi tam-ma-địa, ngồi lên lại tòa pháp, cho mình được nghe Bát-nhã Ba-la¬mật.
Bấy giờ,Bồ-tát Thường Đề rải đủ loại hoa lên tòa pháp. Người con gái trưởng giả và năm trăm thị nữ kia cũng họcBồ-tát Thường Đề, ở trong bảynăm, hoặc đi, hoặc đứng, không hề nằm, ngồi, không nghĩănuống, không sinh mỏimệt, cũng lại nhất tâm đợiBồ-tát đó ra khỏi tam-ma-địa.
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề vì tâm ưa thích pháp, siêng năng tinh tiến, bỗng nghe giữahư không có tiếng bảorằng: “Bồ-tát Pháp Thượng bảy ngày sau sẽ ra khỏi tam-ma-địa.” Bồ-tát Thường Đề nghe tiếng này giữahư không rồi, tâmrất hân hoan, vui mừng, sung sướng, cùng con gái trưởng giả và năm trăm thị nữ, dùng đủ loại báu nghiêm sức, thanh tịnh chỗ tòa pháp.
Bấy giờ, con gái trưởng giả v.v… đềucởi diệuy đang mặc, chất lên làm tòa, để cho Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng ngồi êm trên tòa đó.
Bấy giờ,Bồ-tát Thường Đề liền ở nơi đó, đi quanh tìm nước để rướimặt đất. Lúc này các Ma che khuấtnước, không để cho thấy. Ma nghĩ: “Bồ¬tát Thường Đề tìm nước không có, tâm sẽ sinh khổ; vì tâm sinh khổ nên lùi mất đạo ý, thiệncăn không tăng.” Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề biết ma lựccủa Ma che khuấtrồi, liền nghĩ: “Nay ta nên tự phá thân lấy máu để rưới đất ở nơi tòa pháp. Vì sao? Bụi đất nhơ bNn, chỗ củaBồ¬tát không được thanh tịnh. Tanayvì cầu Pháp vô thượng, nếu phá thân mình thì sao lại tiếc. Lạinữa ta từ đời đời đến nay, vì nhân duyên củadục mà chịu thân sinh tử, luân chuyển các nẻo, đãmất công mà cuối cùng không có lợi ích, vì chưatừng vì pháp thanh tịnh này mà bỏ thân mạng mình; vì thế hôm nay phải nên tinh tiến.” Nghĩ như thế rồi liềncầm đao bén cắt thân lấy máu để rưới lên đất ởđó. Người con gái trưởng giả và năm trăm thị nữ kia cũng họcBồ-tát Thường Đề,cắt thân lấy máu để rưới lên đất ởđó.
Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề và con gái trưởng giả v.v… kia, dũng mãnh, kiên cố, làm việc này rồi, thiệncăntăng trưởng, các ác Ma kia không làm gì đượchọ.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích dùng thiên nhãn của mình quán thấy việc này rồi, liền nghĩ rằng: “Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề thật là hiếm có, phát đạidũng mãnh, mặc giáp kiên cố, không tiếc thân mạng, vì cầu pháp, vì muốn thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, rộng độ tất cả chúng sinh khỏi khổ luân hồi, mà phát đại tinh tiến thật là hiếm có.” Thiên chủ Đế Thích nghĩ như thế rồi, liền làm cho chỗ đất có máu rưới đó biến thành nướchương chiên đàn đỏ, trên trăm do-tuần đều là hương chiên đàn.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích liền khen Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề: “Hay thay! Hay thay! Thiện nam tử, ông nay vì cầu Pháp vô thượng mà phát đại tinh tiến; chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác trong quá khứ, lúc còn hành đạoBồ-tát, cũng như ông bây giờ không khác.”
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề lại nghĩ: “Lúc Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng thuyết pháp, ta không có hương hoa thì lấy gì cúng dường?” Thiên chủ Đế Thích biết ý nghĩđórồi, liền dùng ngàn hộc hoa trờimạn-đà-la dâng lên Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề.Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nhận hoa đórồi, chia đều làm hai, trướcrải lên bên tòa.
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, đã qua bảynăm, rời tam-ma-địa, trở lại tòa pháp, ngồi yên trên đó, cùng vô số trăm ngàn đại chúng cung kính vây quanh.
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề thấyBồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng đã ở trên tòa, tâm rất vui mừng, ví như Tỷ-khưu được pháp lạc củatầng Thiền thứ ba, liềncầm phần hoa trờimạn-đà-la được Đế Thích dâng lên trước đó, hướng về Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, rải lên cúng dường rồi, chấp tay, lắng tâm nghe nhận Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa được tuyên thuyết.
Bấy giờ,Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng, nhân Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề, mà bảo các chúng rằng: “Các ông nên biết, tấtcả các pháp bình đẳng, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng bình đẳng; tấtcả các pháp là ly, Bát-nhă Ba-la¬mậtcũng ly; tấtcả các pháp không động, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không động; tấtcả các pháp vô niệm, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng vô niệm; tấtcả các pháp vô úy, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng vô úy; tấtcả các pháp không có vị, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không có vị;tấtcả các pháp vô biên, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng vô biên; tấtcả các pháp vô sinh, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng vô sinh; tấtcả các pháp vô diệt, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng vô diệt; hư không vô biên, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng vô biên; biểnlớn vô biên, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng vô biên; núi Tu-di trang nghiêm, Bát-nhã Ba-la-mật cũng trang nghiêm; hư không vô phân biệt, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng vô phân biệt; sắc vô biên, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng vô biên; thụ,tưởng, hành, thức vô biên, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng vô biên; địa giới vô biên, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng vô biên; thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới vô biên, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng vô biên; pháp Kim cương dụ bình đẳng, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng bình đẳng; tấtcả các pháp vô phân biệt, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng vô phân biệt; tấtcả các pháp không có sở đắc, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không có sở đắc; tấtcả các pháp bình đẳng, vô tính, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng bình đẳng, vô tính; tấtcả các pháp không hoại, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không hoại; tấtcả các pháp không thể nghĩ bàn, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không thể nghĩ bàn.”
Bấy giờ Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề nghe pháp này rồi liền ở trong hội được vào tam-ma-địa Nhất thiết pháp bình đẳng, tam-ma-địa Nhất thiết pháp ly, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô động, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô niệm, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô úy, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô vị, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô biên, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô sinh, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô diệt, tam-ma-địaHư không vô biên, tam-ma-địa Đạihải vô biên, tam-ma-địa Tu-di sơn trang nghiêm, tam¬ma-địaHư không vô phân biệt, tam-ma-địaSắc vô biên, tam-ma-địa Thụ, tưởng, hành, thức vô biên, tam-ma-địa Địa giới vô biên, tam-ma-địa Thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô biên, tam-ma-địa Pháp Kim cương dụ bình đẳng, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô phân biệt, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô sở đắc, tam-ma-địa Nhất thiết pháp pháp bình đẳng vô tính, tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô hoại, tam-ma-địa Nhất thiết pháp bất khả tư nghị.
Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề được vào sáu vạncửa tam-ma-địa như thế, ở trong các tam-ma-địa này được thấymười phương như Hằng hàsa số ba ngàn Đại thiên thế giới, Hằng hà sasố chư Phật Thế Tôn, đều dùng danh tự như thế, chương cú như thế, tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật cho đại chúng Bồ-tát, Thanh Văn, người, trời, giống như Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng. Nay trong hội này có các đại chúng cung kính vây quanh, dùng danh tự như thế, chương cú như thế, tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật, không khác nhau.
Bấy giờ, Phậtbảo Tu-bồ-đề: Như ta đã nói, Bồ-tát Ma-ha-tát Thường Đề kia dùng đủ loại phương tiện, tinh tiến, kiên cố như thế, siêng cầu Bát¬nhã Ba-la-mật. Bồ-tát này ở chỗ Bồ-tát Ma-ha-tát Pháp Thượng kia, được nghe Bát-nhã Ba-la-mật, được vào các cửa tam-ma-địa, ra khỏi tam-ma¬địarồi, liền được đavăn đầy đủ, như nước biểnlớn sâu rộng vô biên, ở trong đời nay thường được thấy Phật, đời đời sinh vào quốc độ chư Phật, cho đến trong một sát-na cũng không tạm lìa chư Phật Thế Tôn.
Tu-bồ-đề, nên biết ngườicầu Bát-nhã Ba-la-mật có các lợi ích, công đức như thế. Vì thế,Bồ-tát Ma-ha-tát trong pháp ta hiện nay, những ngườicầu Bát-nhã Ba-la-mậtcũng nên cầu như thế.

Kinh Phật Thuyết PhậtMẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát-nhã Ba-la-mật-đa
Phẩm 32: Chúc Lụy
Bấy giờ, Phậtbảo Tôn giả A-nan: Nay ông nên biết, Bát-nhã Ba-la-mật là mẹ chư Phật, sinh ra Nhất thiết trí trí của chư Phật. A-nan, nếu người muốn hành Bát-nhã Ba-la-mật thì nên đốivới Chính pháp sâu xa này thụ trì, đọc, tụng, ghi nhớ, suy nghĩ, vì người tuyên thuyết; cho đến biên chép một câu, một bài kệ, đặt chỗ thanh tịnh, dùng hộp báu để đựng, tôn trọng, cung kính, tứclấy đủ loại vàng bạc, trân báu, hoa thơm, đèn, đồ hương, cờ, phướn, lọng báu v.v… cúng dường rộng khắp, cho đếnmộthương, một hoa, mộtlễ,mộtlời tán thán, tùy theo đó mà cung kính cúng dường, nên biết người này chắc chắn nhận được giáo pháp của ta, được ta khen ngợi. A-nan, Phật có phải là đạisư của ông không?
A-nan bạch Phật: Thế Tôn, Phật là đạisư của con; con là đệ tử Phật.
Phật nói: A-nan, ông nay là đệ tử của ta, ông ở đời này cung cấp, hầucận, cung kính, tôn trọng đốivới ta; sau khi ta Niết-bàn, ông nên tôn trọng, cung kính, cúng dường Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, tức là cung kính, tôn trọng ta, là người báo ân Phậtlớn nhất. A-nan, ta nay lấy Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này trao cho ông, ông nên nhận giữ,cNn thận đừng để mất, tuyên thông, lưubố, đừng để đoạn tuyệt. A-nan, ông nên tinh tiến trợ tuyên pháp này, đừng làmkẻ cuối cùng đứt đoạnhạt giống Phật; dặn dò như thế,lần thứ hai, thứ ba.
A-nan bạch Phật: Như Thế Tôn dạy, con sẽ phụng trì. Như Thế Tôn dạy, con sẽ phụng trì. Bạch balần như thế xong.
Phật nói: A-nan, nên biết lúc nào mà Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này có ở đời, thì lúc đó chư Phật Thế Tôn có ở đời để thuyết pháp. Lạinữa, A-nan. Nếu có Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân, đốivới Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, ưa thích, cung kính, thụ trì, đọc, tụng, ghi nhớ, suy nghĩ, vì người tuyên thuyết; cho đến biên chép, tôn trọng, cúng dường, nên biết Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân này, đời đời sinh ra thường được thấy Phật, nghe nhận Chính pháp.
Phật thuyết kinh này rồi, các Bồ-tát Ma-ha-tát Từ Thị v.v… Tôn giả Tu¬bồ-đề, Tôn giả Xá-lợiTử, Tôn giả A-nan v.v… các chúng Đại Thanh Văn, và Thiên chủ Đế Thích v.v… cho đếntấtcả thế gian, trời, người, A-tu-la v.v… nghe lời Phật thuyết đềurất vui mừng, tin, nhận, phụng hành.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.234.46 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập