Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 74 »»

Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 74


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.46 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.58 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Bửu Tích

Kinh này có 120 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 63 | 64 | 65 | 66 | 67 | 68 | 69 | 70 | 71 | 72 | 73 | 74 | 75 | 76 | 77 | 78 | 79 | 80 | 81 | 82 | 83 | 84 | 85 |
Việt dịch: Thích Trí Tịnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

- Nầy Ðại Vương! Như người trong mộng thấy nữ nhơn đoan chánh đệ nhứt trong nước, ở bên nữ nhơn ấy được nghe âm nhạc vi diệu khả ái. Người ấy gần nữ nhơn nghe âm nhạc thọ vui ngũ dục. Sau khi thức dậy, người ấy ghi nhớ âm nhạc vi diệu khả ái trong mộng. Ý Ðại vương thế nào, âm nhạc được nghe trong mộng có thiệt không?
- Bạch Thế Tôn không thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Trong mộng người ấy cho là thiệt thì có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn không phải trí. Tại sao? Trong mộng nữ nhơn và âm nhạc cứu cánh đều không huống là vui ngũ dục. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy nữ nhơn và nghe âm nhạc thích ý sanh lòng nhiễm trước rồi tạo nghiệp nhiễm trước nơi thân ba miệng và ý ba thứ nghiệp. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương. Nghiệp như vậy đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt, thấy nghiệp đã làm từ trước hiện ra trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi sanh lòng kinh sợ, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác sinh ra, giống như thức dậy nhớ sự trong mộng.
- Nầy Ðại Vương! Như vậy tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai nhơn duyên nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, hoặc sanh địa ngục v.v… đến trong Nhơn Thiên. Thức ấy diệt rồi sanh phần thức sanh, sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại Vương! Không có một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báu đều chẳng mất hư. Không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
- Nầy Ðại Vương! Hậu thức ấy lúc diệt gọi là tử số, nếu sơ thức sanh gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc không từ đâu đến, lúc diệt cũng chẳng đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu. Sơ thức ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy. Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không. Tác nghiệp và quả báo như vậy đều không hư. Không người tác nghiệp cũng không người thọ báo. Chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã vô tướng nên không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả đều có đủ ba môn giải thoát môn cùng đi chung với không, Niết Bàn là con đường trước, xa lìa các tướng, xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
- Nầy Ðại Vương! tai nghe ác thanh, sanh khởi ác tâm.
- Nầy Ðại Vương! Như người trong mộng thấy nữ nhơn đoan chánh đệ nhứt trong nước, ở bên nữ nhơn ấy được nghe âm nhạc vi diệu khả ái. Người ấy gần nữ nhơn nghe âm nhạc thọ vui ngũ dục. Sau khi thức dậy, người ấy ghi nhớ âm nhạc vi diệu khả ái trong mộng. Ý Ðại vương thế nào, âm nhạc được nghe trong mộng có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn! Không thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Người ấy cho sự trong mọ-ng là thiệt thì có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí, tại sao? Vì thân ái biệt ly được thấy trong mộng ấy cứu cánh không có huống là buồn khóc. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy nghe ác thanh liền chấp trước nên sanh lòng chẳng ưa rồi giận hờn mà tạo nghiệp sân nơi thân ba miệng bốn và ba thứ nghiệp. Nghiệp ấy tạo rồi liền dứt diệt. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương. Nghiệp như vậy đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy nghiệp đã làm từ trước hiện ra trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi sanh lòng kinh sợ, tự phần nghiệp hết nghiệp khác hiện ra, giống như thức dậy nhớ sự trong mộng. Cũng vậy tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do nhơn duyên ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi hoặc sanh địa ngục v.v… đến sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tương tục tâm chủng loại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại Vương không một pháp nào từ đời nầy đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
- Nầy Ðại Vương! Hậu thức ấy, lúc diệt gọi là tử số, nếu sơ thức sanh gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử
không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
- Nầy Ðại Vương! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã vô tướng nên không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không, Niết Bàn là con đường trước, xa lìa các tướng, xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng tất cả thí dụ phải biết như vậy.
- Nầy Ðại Vương tai nghe xả thanh, khởi xả tướng.
Như người trong mộng nghe câu chẳng rõ nghĩa. Thức dậy người ấy ghi nhớ tiếng được nghe trong mộng. Ý Ðại Vương thế nào, tiếng nghe trong mộng có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn! không thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Người ấy nằm mộng cho là thiệt thì có phải là trí không?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí. Tại sao? Vì trong mộng cứu cánh không có âm thanh để được, huống là có câu liễu nghĩa câu bất liễu nghĩa. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy, hang phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ nghe xả thanh bèn chấp trước nên mê hoặc mà tạo nghiệp. Nghiệp được tạo rồi liền dứt diệt. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương.
Nghiệp như vậy đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy sự đã làm từ trước hiện ra trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi tâm sanh chấp trước, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, giống như thức dậy nhớ tiếng câu chẳng rõ nghĩa được nghe trong mộng.
- Nầy Ðại Vương! Như vậy, tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai duyên ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, hoặc sanh địa ngục v.v…đến, hoặc sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước đã diệt, thức thọ sanh phần sanh, sanh phần tâm tương tục chủng hoại chẳng duyệt.
- Nầy Ðại Vương! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư. Không có người tạo nghiệp cũng không có người thọ báo.
- Nầy Ðại Vương! Hậu thức ấy lúc diệt gọi là tử số. Nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên thức không. Nghiệp, thể tánh nghiệp thức không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không.Hoại, thể tánh hoại không.
- Nầy đại Vương! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch.
Tất cả pháp không là không giải pháp môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn.Nếu vô tướng thì không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba giải thoát môn cùng đi chung với không, Niết Bàn là con đường trước, xa rời tướng, xa rời nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng tất cả thí dụ phải biết như vậy.
- Nầy Ðại Vương! thí như người chiêm bao lấy hương gỗ chiên đàn hoặc hương lá đa ma la và các thứ hương khác để xoa thân mình. Thức dậy người ấy các thứ hương được xoa trong mộng vừa rồi. Ý Ðại Vương thế nào?, sự thấy trong mộng ấy có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn! không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Người ấy cho là thiệt thì có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí. Tại sao? Vì trong mộng cứu cánh không có hương huống là xoa thân. Người ấy luống tự nhọc nhằn, đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy, hàng phu ngu si không học chánh pháp, họ ngửi hương thơm bèn mến thích rồi tạo mười nghiệp nhiễm trước nơi thân ngữ ý. Nghiệp được tạo rồi liền dứt mất, khi mất, nghiệp ấychẳng nương ở mười phương. Nghiệp ấy đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt, thấy nghiệp đã làm từ trước hiện trong tâm tưởng. Như trong chiêm bao thức dậy nhớ hương thơm được ngửi trong mộng. Nầy Ðại Vương! Tối hậu thức lám chủ, do nghiệp ấy làm nhơn duyên, vì hai duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu sanh khởi, hoặc sanh địa ngục v.v…đến hoặc sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại Vương! Không có một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo. Nầy Ðại Vương! Lúc hậu thức diệt gọi là tử số.Nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó chẳng đến đâu.
Duyên ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó chẳng đến đâu.
Nghiệp ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó chẳng đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệtnó chẳng đến đâu.
Sơ thức ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nóchẳng đến đâu.
Thọ sanh ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó chẳng đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không.Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
- Nầy Ðại Vương! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư. Không người tác nghiệp, không người thọ báo, chỉ vì theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch.
Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã không tướng nên không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy tất cả phápđều đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không. Niết Bàn là con đường trước, xa rời tướng xa rời nguyện, cứu cánh
Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
- Nầy Ðại Vương! Như người chiêm bao thấy cổ mình đeo những tử thi rắn, chó, thây người v.v…Thức dậy, người nhớ cảnh mộng rồi sợ sệt. Ý Ðại Vương thế nào, cảnh mộng ấy có thiệt chăng ?
- Bạch Thế Tôn! Không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Người ấy chấp lấy tử thi được thấy trong mộng có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí. Tại sao? Vì trong mộng tử thi thì không có, huống là cột nơi cổ. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy, hàng phám phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy thúi xấu thì chấp trước ghét bỏ mà tạo mười nghiệp sân ghét nơi thân khẩu ý? Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương, đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy việc làm từ trước hiện trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi sanh lòng ghét bỏ, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra? Như thức dậy nhớ sự việc trong mộng.
- Nầy Ðại Vương! Tối hậu thức làm chủ, do nghiệp ấy làm nhơn duyên, vì hai nhơn duyên ấymà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, hoặc sanh địa ngục v.v…đến hoặc sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại Vương! không có một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp được làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư, không có người tác nghiệp cũng không có người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt gọi là tử số, nếu sơ thức sanh gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lu&c diê(t cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Sơ thức, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không.Nghiệp, thể tánh nghiệp không.Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh của hoại không.
- Nầy Ðại Vương! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không có người tác nghiệp cũng không có người thọ báo, chỉ vì theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn? không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã vô tướng cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không, trên đường đến Niết Bàn, xa lìa tướng, xa lìa nguyện, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng, tất cả thí dụ phải biết như vậy.
- Nầy Ðại Vương! Như người chiêm bao thấy tỷ căn hoại. Thức dậy, người ấy ghi nhớ mũi mình hư. Ý Ðại Vương như thế nào, sự thấy trong mộng có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Người ấy chấp cảnh mộng là thiệt thì có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí. Tại sao? Vì trong mộng cứu cánh không có tỷ căn huống là hư hoại. Người ấy tự luống nhọc nhằn, đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy tỷ căn hoại thì chấp trước lo sợ mà tạo mười nghiệp chấp trước lo sợ nơi thân khẩu ý.
Nghiệp ấy được tạo xong liền dứt diệt . Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương, đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt thấy việc đã làm hiện trong tâm tưởng. Thấy rồi người ấy sanh lòng sợ sệt, tự phần nghiệp hết nghiệp khác hiện ra. Như thức dậy nhớ việc trong mộng.
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, do nghiệp ấy làm nhơn duyên, vì hai nhơn duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, hoặc sanh địa ngục v.v… đến hoặc sanh trong Nhơn Thiên. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng hoại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại Vương! Không một pháp nầy từ đời nầy đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã tạo và thọ quả báo đều không mất hư, không người tác nghiệp cu'ng không người thọ báo.
Lúc hậu thức ấy diệt gọi là tử số, nếu sơ thức sanh gọi là sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu tới, lúc diệt cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Sơ thức sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cung không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không.Nghiệp, thể tánh nghiệp không.Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
- Nầy Ðại Vương! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. tất cả pháp không là không giải thoát môn.. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn.
Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không, trên đường trước là Niết Bàn, xa lìa tướng, xa lìa nguyện, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới cùng khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng, tất cả thí dụ phải biết như vậy.
- Nầy Ðại Vương! Như người mộng thấy mình đói khát được cơm canh ngon tha hồ ăn uống. Thức dậy thấy người ghi nhớ cơm canh ngon được ăn trong mộng. Ý Ðại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn! không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Người ấy cho sự mộng là thiệt thì có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí. Tại sao? Vì trong mộng cứu cánh không có cơm canh huống lại có ăn. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy các thức ăn thì chấp trước tham ưa say nhiễm rồi tạo nghiệp tham nhiễm mười thứ nơi thân khẩu ý. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương, nhẫn lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy việc làm từ reươ&c hiện ra trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi sanh lòng tham chấp, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, như người mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
- Nầy Ðại Vương! Tối hậu thức làm chủ, do nghiệp ấy làm nhơn duyên, vì hai nhơn duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, thức sanh trong sáu đạo. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại vương! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp dã làm từ trước và thọ quả báo đều chẳng mất hư. Không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Lúc hậu thức ấy diệt gọi là vào tử số, nếu sơ thức sanh thì gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu dến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên thức không. Nghiệp, thể tánh nghiệp thức không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không.Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không,. Hoại, thể tánh hoại không.
- Nầy Ðại Vương! Tác nghiệp và quả báo như vậy đều không mất hư, không người tạo nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi với không trên đường trước là Niết Bàn, xa lìa tướng xa lìa nguyện, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
Nấy Ðại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giớiu như mộng, tất cả thí dụ phải biết như vậy.
- Nầy Ðại Vương! Như người mộng thấy miénh quá đói gặp được dưa đắng, trái câu xa, trái nhâm bà v.v…liền lấy ăn. Thức dậy người ấy ghi nhớ trong mộng ăn những trái đắng. Ý Ðại Vương thế nào, trong mộng người ấy có thiệt ăn trái đắng chăng?
- Bạch Thế Tôn! không có thiệt.
- Nầy Ðai Cương! Người ấy cho sự mộng là thiệt thì có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn! chẳng phải trí. Tại sao? Vì trong mộng còn không có trái đắng huống là có ăn. Người ấy luống sự nhọc nhằn, đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, mộng thấy bị đói khổ, họ liền chấp trước mà tạo mười nghiệp chấp trước nơi thân khẩu và ý. Nghiệp được tạo rồi liền dứt mất. Nghiệp ấy diệt rồi chẳng nương ở mười phương, cho đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt, thấy việc làm từ trước hiện trong tâm tưởng.
Người ấy thấy rồi, trong tâm sanh vọng tưởng, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác sanh ra, như người mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
Như vậy tối hậu thức làm chủ, do nghiệp ấy làm nhơn duyên, vì hai duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi thác sanh vào sáu loài. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại! vương! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm từ trước và thọ quả báo, đều chẳng mất hư, không có người tạo nghiệp cũng không có người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt gọi là vào tử số. Nếu sơ thức sanh gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh nó không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không.Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không.Hoại, thể tánh hoại không.
- Nầy Ðại Vương! Tác nghiệp và thọ báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tạo nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn.
Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát, cùng đi với không trên đường trước, Niết Bàn, xa lìa tướng, xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
- Nầy Ðại Vương! Như gnười mộng thấy lưỡi mình hư hoại. Thức dậy người ấy ghi nhớ sự trong mộng. Ý Ðại vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng?
- Bạch Ðại Vương! Không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Người ấy cho sự mọ-ng ấy là thiệt thì có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải là trí . Tại sao? Vì trong mộng lưỡi còn chẳng có huống là hư hoại. Người ấy luống tự nhọc nhằn, đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, thấy thiệt căn hư hoại thì chấp trước sanh long chẳng ưa mà khởi mười nghiệp chấp trước nơi thân khẩu ý. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt, chẳng nương ở mười phương, cho đến lúc lâm chung, tối hậu thức diệt thấy việc làm trước hiện trong tâm tưởng.
Người ấy thấy rồi lòng lo sợ, tự phần nghiệp hết nghiệp khác hiện ra, như người mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, do nghiệp zấy làm nhơn duyên, vì hai nhơn duyên ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi sanh vào trong sáu thú. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại vương! Không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm từ trước và thọ báođều không mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt gọi là vào tử số. Nếu sơ thức sanh thì gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến; lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy, lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không.Tử, thể tánh tử không.Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không.Thế gian, thể tánh rhế gian không.Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
Tác nghiệp và quả báo như vậy đều không mất hư, không người tác nghiệp, không người thọ báo, chỉ thei thế tụcmà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết tất cả pháp đều kho-ng tịch, tất cả pháp không là không giải thoát môn, không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn.
Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát môn cùng đi chung với không trên đường trước Niết Bàn, xa rời tướng xa rời nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng tất cả thí dụ đều phải biết như vậy.
- Nầy Ðại Vương! Như người mộng thấy ôm ấp nữ nhơn đẹp nhất nước. Thức dạ-y, người ấy ghi nhớ sự chạm xúc êm dịu trong mộng. Ý Ðại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn! Không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Người ấy cho sự mộng ấy là thiệt có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí. Tại sao? Vì trong mộng cứu cánh không có gái đẹp, huống là chạm xúc êm diệu.Người ấy luống tự nhọc nhằn, đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu nghu si không học chánh pháp, họ thấy sắc khả ý thì chấp trước mà khởi ái dục sanh lòng nhiễm trước rồi tạo mười nghiệp nhiễm trước nơi tân khẩu và ý.-
Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt chẳng nương ở mười phương cho đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt thấy việc làm từ trước hiện trong tâm tưởng, người ấy thấy rồi sanh lòng ưa vui, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, như người mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, vì hai nghiệp ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi sanh vào trong sáu loài.
Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại Vương! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm và thọ quả báo đều chẳng mất hư. Không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt gọi là vào tử số. Nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.
- Nầy Ðại Vương! Hậu thức ấy lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đếu đâu. Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy, không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
- Nầy Ðại Vương! Tác nghiệp và thọ báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp, không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhưt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch.
Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn.
Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi với không trên đường trước Niết Bàn, xa lìa tướng xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 120 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.202.133 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập