Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 67 »»

Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 67


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.51 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.65 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Bửu Tích

Kinh này có 120 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 56 | 57 | 58 | 59 | 60 | 61 | 62 | 63 | 64 | 65 | 66 | 67 | 68 | 69 | 70 | 71 | 72 | 73 | 74 | 75 | 76 | 77 | 78 |
Việt dịch: Thích Trí Tịnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

16. PHẨM ÐÂU XUẤT ÐÀ THIÊN THỌ KÝ
Bấy giờ có tám ức Ðâu Suất Ðà Thiên thấy A Tu La, Ca Lâu La nhẫn đến Dạ Ma Thiên cúng dường Phật được thọ ký, họ đều vui mừng hớn hở và nghĩ rằng: Nơi những pháp nào mà Ðức Thế Tôn thọ ký cho Vô Thượng Bồ Ðề? Là sắc thọ ký, thọ tưởng hành thức được thọ ký Vô Thượng Bồ Ðề? Chư Thiên ấy lại nghĩ rằng: Chẳng phải thọ ký cho sắc, cũng phải thọ ký Vô Thượng Bồ Ðề cho thọ tưởng hành thức. Tại sao? Vì sắc đã chẳng sanh, Bồ Ðề cũng chẳng sanh, Thế nào sắc vô sanh mà ngộ được Bồ Ðề vô sanh, như vậy thọ tưởng hành và thức vô hành làm sao ngộ được Bồ Ðề vô sanh .Sắc đã chẳng diệt Bồ Ðề cũng chẳng diệt, thế nào sắc bất diệt lại ngộ được
Bồ Ðề bất diệt, như vậy thọ tưởng hành và thức bất diệt làm sao ngộ được Bồ Ðề bất diệt.
Sắc vô phân biệt, Bồ Ðề cũng vô phân biệt, thế nào sắc vô phân biệt lại ngộ được Bồ Ðề vô phân biệt, như vậy thọ tưởng hành và thức vô phân biệt làm sao ngộ được Bồ Ðề vô phân biệt.
Sắc đã vô nhị, Bồ Ðề cũng vô nhị, thế nào sắc vô nhị lại ngộ được bồ đề vô nhị, như vậy thọ tưởng hành và thức vô nhị làm sao ngộ được Bồ Ðề vô nhị.
Sắc đã vô tác, Bồ Ðề cũng vô tác, thế nào sắc vô tác lại ngộ được Bồ Ðề vô tác, như vậy thọ tưởng hành và thức vô tác làm sao ngộ được Bồ Ðề vô tác.
Sắc đã bất khả đắc, Bồ Ðề cũng bất khả đắc, thế nào sắc bất khả đắc lại ngộ được Bồ Ðề bất khả đắc, như vậy thọ tưởng hành và thức bất khả đắc làm sao ngộ được Bồ Ðề bất khả đắc.
Ở trong các pháp bất khả đắc ấy, gì là Phật, gì là Bồ Ðề, gì là Bồ Tát, gì là thọ ký. Sắc ấm không, thọ tưởng hành thức cũng đều không. Tại sao? Vì tự tánh không vậy. Thế thì Phật không, Bồ Ðề không, Bồ Tát không, thọ ký không. Tại sao? Vì tự thể không vậy. Trong tất cả pháp tánh không như vậy, nói rằng Phật ấy là danh là dụng là thế đế, chỉ là ngôn thuyết, chỉ là thi thuyết. Nói rằng sắc thọ tưởng hành thức cũng chỉ là danh là dụng là thế đế là ngôn thuyết là thi thiết. Người trí ở nơi đây chẳng nên tham trước.
Ví như có người chiêm bao hưởng thọ ngũ dục lạc, lúc thức chẳng thấy sự vui ấy, vì nhớ lại chẳng được vui ngũ dục nên sanh khổ não.
Người an trụ nơi Bồ Tát thừa mà thủ trước, vì chẳng ngộ Bồ Ðề chẳng chứng Bồ Ðề nên chẳng được pháp vị ấy. Vì chẳng được pháp vị nên lòng sanh khổ não. Tại sao? Vì các pháp như vậy đều như cảnh mộng chẳng thiệt có. Pháp ấy nghĩa sai biệt, hang phàm phu hiểu biết đều sai khác. Tất cả các pháp phải biết như vầy: Pháp nào là Phật, pháp nào là Bồ Tát, pháp nào là Bồ Ðề? Các Phật pháp ấy đều bất khả đắc. Phàm phu bất khả đắc, pháp phàm phu cũng bất khả đắc. Thanh Văn bất khả đắc, pháp Thanh Văn cũng bất khả đắc. Bích Chi Phật bất khả đắc, pháp Bích Chi Phật cũng bất khả đắc. Bồ Tát bất khả đắc, pháp Bồ Tát cũng bất khả đắc. Chư Phật bất khả đắc, pháp chư Phật cũng bất khả đắc, Bồ Ðề bất khả đắc, Niết Bàn cũng bất khả đắc. Trong các pháp như vậy, chúng tôi hiểu rõ không hoài nghi.
Ðâu Suất Ðà Thiên ở trong pháp ấy không nghi ngờ rồi đối với Phật càng kính tin, thích dâng cúng dường. Họ cúng dường hơn trời Dạ Ma, đảnh lễ chưn Phật, nhiễu Phật ba vòng rồi đứng qua một phía nói kệ tán than Ðức Phật:
"Nhừng người an trụ Phật công đức
Như Lai vì họ dạy pháp hành
Họ được ba thứ giải thoát môn
Tu hành trong cảnh giới vô đẳng
Không sắc không thọ tưởng hành thức
Không người hay thọ cũng không tâm
Ðây là cảnh giới trí vô ngại
Thiên Nhơn Sư thích lìa dục ấm
Bực trí huệ đại trượng phu ấy
Chẳng lấy tưởng phát tâm Bồ Ðề
Lìa Ấm rồi được thắng thiện căn
Nơi Phật công đức không nghi lự
Chí nguyện Vô thượng đại Bồ Ðề
Nhưng với Bồ Ðề lìa thủ trước
Vì vậy nội tâm không lo mừng
Gọi là Phật tử tu thánh đạo
Ðồng Phật thấy pháp đều bình đẳng
Thế nên vô pháp vô sở úy
Người trí ở chỗ thế gian nầy
Cầu Phật công đức khởi tu hành
Giản trạch sắc tướng vô sở trước
Vứt bỏ tấ cả tâm có tướng
Nơi ba cõi kia chăảng mong muốn
Quan sát các cõi thảy đều không
Biết được ngũ ấm đều chẳng sanh
Như Lai thọ ký đến Bồ Ðề
Bồ Ðề tâm ấy cũng vô sanh
Người nói lời nầy không ngu hoặc
Như Lai công đức và sanh tử
Các Phật pháp ấy đều vô sanh
Người biết như vậy là trí huệ
Ðây là chơn thiệt con Như Lai
Nếu biết được các ấm bất diệt
Giới nhập và cùng pháp Như Lai
Phật cùng Bồ Ðề và thọ ký
Các pháp như vạ-y đều bất diệt
Nếu vì Bồ Ðề mà tu hành
Phải biết người ấy cũng bất diệt
Vì biết thế gian là bất diệt
Nên cầu Bồ Ðề chẳng là khó
Năm ấm giới nhập và Bồ Ðề
Bồ Tát cùng Phật đều vô tác
Biết rõ như vậy là Phật tử
Hay trì chánh pháp của Như Lai
Ấm giới các nhập đều vô giác
Bồ Ðề cùng Phật và Bồ Tát
Và cùng thọ ký đều vô giác
Người biết như vậy là Phật tử
Ngũ ấm giới nhập tánh không tịch
Phật cùng Bồ Ðề và thọ ký
Thiệt con của Phật người tu hành
Tất cả cũng đều tự tánh không
Ấm giới các nhập đều hư vọng
Lưỡng Túc Thế Tôn và Bồ Ðề
Bồ Tát thọ ký cũng hư vọng
Biết rõ như vậy là Phật tử
Chẳng phải y chỉ chẳng y chỉ
Cũng phải pháp có pháp không
Chẳng phải hữu vi và vô vi
Biết rõ như vậy là Phật tử
Thế Tôn thấy thế gian như vậy
Chúng tôi biết tâm Phật như vậy
Nên liền cúng dường lên Như Lai
Cũng cúng tất cả chúng hiền thánh
Chúng tôi khen Phật mà được phước
Chỉ Phật Thế Tôn biết rõ được
Ðem công phước đức nầy thí quần sanh
Nguyện đều thành Phật đủ tướng tốt".
Ðức Thế Tôn biết trời Ðâu Suất Ðà tán thán và thâm tâm tin ưa rồi liền hiện tướng mỉm cười.
Huệ Mạng Mã Thắng Tỳ Kheo nói kệ bạch hỏi Phật:
"Vô Thượng Sĩ được đại thế lực
Do đại bi tâm hiện mỉm cười
Nguyện Phật nói rõ duyên cớ cười
Cho chúng được nghe đều mừng rỡ
Vì thấy Như Lai hiện tướng cười
Nên đại chúng nầy đều hoài nghi
Chúng tôi ân cần khắp chiêm ngưỡng
Thảy đều nhứt tâm muốn được nghe
Dường như thế gian có người bịnh
Chỉ tưởng y sư và lương dược
Ðại chúng như vậy đối với Phật
Mong muốn được nghe Phật thọ ký
Chúng ấy đều có trí huệ sâu
Chí cầu Bồ Ðề vô sở trước
Tất cả cung kính đồng chime ngưỡng
Chỉ mong Như Lai nói ký biệt
Thế Tôn nơi đây khởi đại bi
Dùng Phật trí lực dứt lưới nghi
Thế nên đại chúng đều mừng rỡ
Thảy đều nguyện cầu Phật công đức
Nay đúng là lúc Phật thọ ký
Ngưỡng mong dứt trừ các nghi hoặc
Phật đã từ lâu lìa oán dịch
Nguyện dứt ngoại đạo các tà luận".
Ðức Thế Tôn nói kệ đáp Huệ Mạng Mã thắng:
"Nay ông thỉnh hỏi nơi Như Lai
Nhơn duyên mỉm cười thật đúng lúc
Vì lợi thế gian nên thưa hỏi
Lòng vì lợi ích các chúng sanh
Biết các chúng trời lòng ưa thích
Nên Phật hiện tướng sáng mỉm cười
Chúng trời biết Phật pháp thắng diệu
Nên họ dâng cúng lên Như Lai
Họ đều như thiệt thấy thế gian
Tùy thuận thánh giáo được chứng pháp
Ðã đến ba thứ giải thoát môn
Chẳng phải thế gian mà biết được
Quá khứ đã cúng vô lượng Phật
Cũng đã hỏi Phật nghĩa sâu ấy
Nơi Phật quá khứ đã tu không
Nên ngày hôm nay hiển không nghĩa
Do thiện căn ấy nay tại đây
Họ được gặp gỡ Thích Ca Tôn
Dùng lý không khen đấng Vô Thượng
Làm lợi tất cả các thế gian
Thế gian như đây đều vô sanh
Chư Phật Bồ Ðề và thọ ký
Bao nhiêu người tu hành Bồ Ðề
Chúng ấy tất cả đều vô sanh
Chúng sanh đều đồng có pháp nầy
Biết như vậy rồi được Bồ Ðề
Quá khứ đã được tâm Bồ Ðề
Họ ở nghĩa nầy được biết rõ
Thế gian như vậy cũng chẳng diệt
Chúng trời Ðâu Suất khéo thông đạt
Trí sáng chiếu rõ đều không nghi
Nên chúng trời ấy đều làm Phật
Quyết định chắc được chỗ vô y
Nơi pháp chẳng lấy lìa phân biệt
Tất cả thế gian đều vô tác
Nghĩa nầy chúng trời hay biết rõ
Tất cả pháp thể lìa tự tánh
Chúng trời lòng sạch không nghi hoặc
Bồ Ðề và cùng tâm Bồ Ðề
Tất cả đều không tự tánh không
Chư Thiên Ðâu Suất huệ kiên cố
Thảy đều an trụ vô sở y
Nên được Bồ Ðề chẳng là khó
Chắc sẽ mau thành trí Vô Thượng
Ở kiếp tinh tú đời vị lai
Sẽ độ thoát được vô biên chúng
Tất cả trời ấy đều thành Phật
Ðồng cùng danh hiệu Trạch Pháp Vương
Như Lai đối với chúng trời nầy
Biết họ thích ưa nên thọ ký
Tất cả đại chúng nghe Phật nói
Thảy đều hớn hở vừa lòng dạ".
17. PHẨM HÓA LẠC THIÊN THỌ KÝ
Bấy giờ có Hóa Lạc Thiên Vương làm đầu cùng quyến thuộc bảy ức chúng trời Hóa Lạc thấy A Tu La nhẫn đến trời Ðâu Suất Ðà cúng dường Phật được thọ ký, họ đều mừng vui hớn hở, họ đều vừa lòng được an trụ thiệt tế, ở trong chơn như không có nghi hoặc. Họ đồng đứng dậy trịch y vai hữu, gối hữu chấm đất, đầu mặt lạy chưn Phật, chắp tay cung kính khác miệng đồng lời mà bạch Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Như chúng tôi hiểu nghĩa của Phật nói thì tất cả các pháp là chơn thiệt tế, là vô biên tế, là vô ngại tế, là vô trụ tế, là vô tận tế, là bất nhị tế, là phi tế.
Bạch Ðức Thế Tôn! Nói rằng thiệt tế là vì chẳng điên đảo vậy, vô biên tế là vì không hạn lượng vậy, vô ngại tế là vì lìa đối trị vậy, vô trụ tế là vì không tự tánh vậy, vô tận tế là vì vô sanh vậy, bất nhị tế là vì một vị vậy, phi tế là vì chẳng phải có vậy.
Bạch Ðức Thế Tôn! Thiệt tế ấy khắp tất cả chổ, không có một pháp nào mà chẳng phải là thiệt tế.
Bạch Ðức Thế Tôn! Nói là Bồ Ðề cũng là thiệt tế. Những gì là Bồ Ðề? Tất cả pháp là Bồ Ðề vì lìa tự tánh vậy. Nhẫn đến năm nghiệp vô gián cũng là Bồ Ðề. Tại sao? Vì Bồ Ðề không tự tánh, năm nghiệp vô gián cũng không tự tánh, nên nghiệp vô gián cũng là Bồ Ðề.
Bạch Ðức Thế Tôn! Nói Bồ Ðề ấy như tánh vô dư Niết Bàn, cũng như tánh nghiệp vô gián. Tại sao? Tất cả pháp tức là tánh vô dư Niết Bàn, cũng là tánh nghiệp vô gián, thế nên vô dư Niết Bàn giới tức là Bồ Ðề.
Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu có chúng sanh an trụ sanh tử có thể cầu Niết Bàn ở trong thiệt tế, không có người an trụ sanh tử cầu Niết Bàn. Tại sao? Vì thiệt tế không hai vậy.
Bạch Ðức Thế Tôn! Chúng tôi ở nơi đây hiểu rõ không hoài nghi. Nếu ai ở nơi pháp nầy không hoài nghi, phải biết người ấy đã ở nơi Phật quá khứ được thọ ký Vô Thượng Bồ Ðề".
Ðức Thế Tôn nghe Hóa Lạc Thiên Vương và bảy ức chúng trời Hóa Lạc nói thọ ký, vì muốn đại chúng vui mừng nên hiện tướng mỉm cười.
Huệ Mạng Mã Thắng Tỳ Kheo nói kệ bạch hỏi Phật:
"Ðấng thương thế gian hiện mỉm cười
Mà chẳng nói nhơn duyên cười ấy
Thiên Nhơn Ðạo Sư chẳng không nhơn
Hiện tướng mỉm cười phóng tia sáng
Ðã thấy tướng cười của Thế Tôn
Khiến các đại chúng đều hoài nghi
Ngưỡng mong nói duyên cớ mỉm cười
Dứt trừ tất cả những lưới nghi
Chúng ấy nếu được Như Lai nói
Nghe rồi đều sanh lòng hi hữu
Làm sạch chơn lộ cho chúng hội
Làm nhơn duyên xu hướng Bồ Ðề
Nếu có chúng sanh còn hoài nghi
Vì nghi nên khó được Bồ Ðề
Ngưỡng mong đại trí dứt nghi hoặc
Tinh cần mau chứng đạo vô thượng
Bạch Ðức Thế Tôn đại chúng nầy
Chí cầu Bồ Ðề lìa những ác
Ðược nghe chư Thiên thọ ký rồi
Quyết định sẽ thành đại Pháp Vương
Nguyện Ðức Thế Tôn vì xót thương
Dứt trừ tất cả lòng nghi hoặc
Thọ ký Bồ Ðề cho chư Thiên
Khiến chư đại chúng đều mừng rỡ".
Ðức Thế Tôn nói kệ đáp Huệ Mạng Mã Thắng:
"Vì thương thế gian nên hiện cười
Mã Thắng nay ông hỏi nơi Phật
Phật đều thọ ký chư Thiên ấy
Các ông đều phải lắng lòng nghe
Bảy ức chúng trời Hóa Lạc nầy
Hay tự thọ ký được thành Phật
Trong chúng đã làm sư tử rống
Hay phá ngoại đạo các tà kiến
Thí như hư không mưa đá khối
Chắc nát mặt đất không còn nghi
Phật tử như vậy lìa nghi hoặc
Tự biết chắc sẽ thành Phật đạo
Dường như trời lặng đến đêm tối
Phải biết trăng mọc chắc chẳng lâu
Phật tử như vậy đủ công hạnh
Biết chắc sẽ đủ mười trí lực
Lại như mặt nhựt lúc đứng bóng
Nhìn các sắc tượng đều sáng tỏ
Phật tử như vậy đủ công hạnh
Tự biết chắc được Nhứt thiết trí
Dụ như mặt nhựt đến lúc lặn
Mọi người đều biết mặt nhựt ẩn
Phật tử như vậy đều tự biết
Quyết định sẽ được trí tối thắng
Ví như các dòng đều chảy xuông
Người trí biết sẽ về biển cả
Phật tử như vậy đủ huệ sáng
Biết chắc sẽ được thượng Bồ Ðề
Như người ném đá lên hư không
Quyết chắc rớt xuống không nghi lự
Phật tử như vậy đều tự biết
Chẳng lâu sẽ được Thế Gian Giải
Người trí pháp nhĩ có thấy biết
Vì hiểu rõ pháp chẳng nghi ngờ
Biết mình có phần Phật công đức
Quyết định gần nơi trí tự nhiên
Giả sử na do tha ma chúng
Hiện Phật bảo ngươi chẳng thành Phật
Chẳng ngăn trở được tâm ý họ
Vì đã tự hiểu pháp chơn như
Quyết định ở nơi Phật công đức
Ðều tự nói mình được thọ ký
Nơi sự thọ ký nầy của họ
Như Lai đều tùy hỉ tất cả
Chúng trời ấy tu hạnh Bồ Tát
Tự mình biết rõ chẳng do người
Chúng ấy tự nói thành Thiện Thệ
Như Lai ở đây đều tùy hỉ
Thế nên Mã Thắng nếu có người
Muốn được Bồ Ðề Vô thượng ấy
Ở nơi pháp nầy phải siêng cầu
Quyết được tối thắng chỗ an ổn
Tự thành chánh giác ngộ lý sâu
Tùy nghĩa như thiệt đều biết rõ
Thân cận cúng dường thiện trí thức
Họ chứng Bồ Ðề chẳng là khó
Nếu ai ngàn kiếp tu khổ hạnh
Da thịt gân xương không luyến tiếc
Nếu người hiểu rõ nghĩa lý nầy
Phước đây lớn rộng hơn phước trên
Quá khứ bao nhiêu các Ðức Phật
Vị lai tất cả đấng thương đời
Và cùng hiện tại các Thế Tôn
Ðều y pháp nầy thành Phật đạo
Hóa Lạc chư Thiên cúng Phật rồi
Thảy đều tự biết đệ nhứt nghĩa
Ðã cùng quá khứ chư Như Lai
Ngộ nghĩa lý nầy sẽ thành Phật
Chư Phật chỗ có thắng tam muội
Và cùng hiện tại định đang trụ
Trời ấy được vào cảnh giới Phật
Vì họ đời trược lâu tu tập
Bảy ức Hóa Lạc chúng trời ấy
Ở nơi tam muội không còn nghi
Phật pháp thanh tịnh đã khéo học
Nay nơi Phật đạo hiện tu hành
Vì thế nơi lý sanh tin hiểu
Nên chánh cần cầu rời mé khổ
Phải thường thân cận bực đa văn
Quyết được Vô thượng đại Bồ Ðề
Nghe Phật tuyên nói diệu pháp rồi
Chư Thiên Hóa Lạc và chúng hội
Thảy đều vui mừng trừ lưới nghi
Chảy rót thẳng đến đại Niết Bàn".
18. PHẨM THA HÓA TỰ TẠI THIÊN THỌ KÝ
Bấy giờ có Tha Hóa Tự Tại Thiên Vương làm đầu cùng quyến thuộc tám mươi na do tha chúng trời Tha Hóa Tự Tại thấy A Tu La nhẫn đến chúng trời Hóa Lạc cúng dường Phật được thọ ký, họ đều vui mừng hớn hở được vừa lòng khác miệng đồng lời bạch Ðức Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Chúng trời Hóa Lạc nói thiệt tế, chúng tôi còn chẳng thấy thiệt huống là thấy tế. Tại sao? Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu thấy thiệt mới được nói là thấy tế. Tại sao? Người ấy hành nơi hai chỗ. Nếu thiện nam tử thiện nữ nhơn, người ở nơi thừa như vậy, phải vì họ nói hai thứ pháp ấy. Hai pháp ấy chẳng phải chơn cảnh giới.
Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu thiện nam tử thiện nữ nhơn ở nơi pháp bất nhị mà chẳng tin chẳng nhập, dầu người nầy có phát tâm trông được Bồ Ðề, phải biết người nầy đi sai đường. Tại sao? Vì nơi Bồ Ðề chẳng phải đường đi vậy.
Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu có chúng sanh cầu Bồ Ðề, người ấy chẳng thấy có một pháp được giác ngộ. Tại sao? Vì không có chút pháp gì có thể được giác ngộ Vô Thượng Bồ Ðề vậy.
Bạch Ðức Thế Tôn! Pháp ấy chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, chẳng phải hữu vi, chảng phải vô vi, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải được hay, chẳng phải được biết, chẳng phải được xả, chẳng phải được tu, chẳng phải được chứng. Nói là Bồ Ðề ấy, pháp đó chẳng cùng pháp đó làm đối trị. Pháp khác cũng chẳng cùng pháp đó làm đối trị. Tại sao? Pháp đó chẳng tạp phiền não chẳng rời phiền não, pháp thể bất khả đắc, vì tánh tự ly vậy.
Pháp nầy chẳng cùng pháp đó làm đối trị, pháp đó cũng chẳng cùng pháp nầy làm đối trị. Tại sao? Vì tất cả các pháp đều lìa tướng vậy. Vì thế nên pháp đó chẳng phải được biết, được hay, được xả, được tu, được chứng.
Bạch Ðức Thế Tôn! Sắc sanh ấy lìa tướng sanh, nó cũng chẳng phải được biết được hay được xả được tu được chứng. Thọ tưởng hành và thức cũng như vậy.
Bạch Ðức Thế Tôn! Sắc diệt ấy lìa tướng diệt, nó cũng chẳng phải được biết được hay được xả được tu được chứng. Thọ tưởng hành và thức cũng như vậy.
Bạch Ðức Thế Tôn! Quá khứ ấy lìa tướng quá khứ, nó cũng chẵng phải biết được hay được xả được tu được chứng. Vị lai và hiện tại cũng như vậy.
Bạch Ðức Thế Tôn! Hữu vi ấy lìa tướng hữu vi, nó cũng chẳng phải được biết được hay được xả được tu được chứng. Vô vi ấy củng như vậy.
Bạch Ðức Thế Tôn! Nhu vậy, nhẩn đến được nhiếp nơi ấm, được nhiếp nơi quá khứ vị lai hiện tại, được nhiếp nơi hữu vi vô vi, tất cả các pháp ấy đều bất khả đắc. Vì bất khả đắc nên tất cả pháp ấy chẳng phải được biết được hay được xả được tu được chứng.
Bạch Ðức Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn như vậy vì cầu Bồ Ðề phát tâm tu hành, họ đều gọi là người an trụ Bồ Tát thừa".
Tám mươi na do tha chúng trời Tha Hóa Tự Tại đều nói pháp của mình đã biết rồi, đồng nói kệ tán thán Ðức Phật:
"Thế Tôn khéo nói tận hữu biên
Vĩnh viễn chẳng thọ thân sáu đạo
Người đời vô trí sợ sanh tử
Phát tâm muốn qua bờ sanh tử
Thể các ấm ấy bất khả đắc
Bởi tánh tướng ấm vốn tự không
Tất cả pháp không đều vô tướng
Vì thế các pháp lìa đối trị
Tự thể tức không chẳng có vật
Không có được biết và xả tu
Cũng là chẳng phải pháp được chứng
Như Lai nói hữu tức phi hữu
Tướng cầu Bồ Ðề bất khả đắc
Các pháp trợ đạo cũng bất đắc
Lấy tâm cầu Phật bất khả đắc
Tướng Bồ Tát tìm cũng chẳng được
Nắm chặc các tướng hạng ngu si
Bọn họ trông được ngộ Bồ Ðề
Cảnh giới điên đảo chấp lấy tướng
Chẳng phải đi đúng Bồ Ðề đạo
Nhập Phật cảnh giới lìa các tướng
Gọi là người trí hành đúng pháp
Lìa xa các tướng và vô tướng
Cũng lìa nơi không và bất không
Người nầy ngộ được đạo vô thượng
Chẳng phải cảnh giới của ngoại đạo
Chẳng phải Thanh Văn mà biết được
Chẳng phải Duyên Giác có thể đến
Tâm được giải thoát tịnh vô cấu
Pháp ấy La Hán được tương ưng
Và cùng tất cả Bích Chi Phật
Chẳng phải cảnh của trí huệ họ
Câu ấy tâm có tướng chẳng biết
Người tu thiên không cũng chẳng hiểu
Nếu có ai hiểu không nói không
Cũng nói các pháp không tự tánh
Họ thọ Phật giáo không chê bai
Ðây gọi là khéo tu không tịch
Ngộ được đạo Bồ Ðề khó ngộ
Nơi đó Phật là chơn Ðạo sư
Khen Phật Lưỡng Túc Thế Tôn rồi
Liền được vô lượng các công đức
Hồi hướng cho tất cả quần sanh
Thành Phật giác ngộ người chưa ngộ".
Ðức Phật biết Thiên Vương và tám muơi na do tha trời Tha Hóa Tự Tại sanh lòng sâu tin ưa rồi, vì muốn đại chúng thêm lớn thiện căn nên hiện mỉm cười.
Huệ Mạng Mã Thắng nói kệ bạch hỏi Ðức Phật:
"Lưỡng Túc Thế Tôn hiện mỉm cười
Vì biết Tha Hóa tin sâu vậy
Phật chưa tuyên nói nhơn duyên cười
Ngưỡng mong Như Lai giải thích cho
Ðại Thánh hôm nay chẳng không nhơn
Mà hiện tướng mỉm cười hi hữu
Mong Phật nói rõ duyên cớ ấy
Dứt trừ nghi hoặc cho đại chúng
Vì thấy Thế Tôn hiện mỉm cười
Nên nay chúng hội đều hoài nghi
Ðấng thương mến tất cả thế gian
Ngưỡng mong giải bày nói rành rẽ
Chúng hội thảy đều trái sanh tử
Hiệp chưởng cung kính cầu Niết Bàn
Với cớ Phật cười đều hoài nghi
Ðấng Vô Ngại Thuyết xin trừ dứt
Ðại chúng đều tin pháp của Phật
Tâm được hiểu ro' lìa thủ trước
Ðều có tâm tin sâu tôn trọng
Lành thay Mâu Ni xin nói rõ
Dũng mãnh tinh tấn nơi Phật pháp
Lìa xa lưới nghi lên đường thánh
Tất cả chư Phật đi đường nầy
Vì thế xin trừ nghi cho chúng".
Ðức Thế Tôn nói kệ đáp Mã Thắng Tỳ Kheo:
"Ông vì lợi ích cho đại chúng
Nói kệ hỏi Phật thiệt phải thời
Ðầy đủ biện tài có xảo tiện
Mới hay hỏi được nghĩa mỉm cười
Do hỏi Như Lai tướng mỉm cười
Chắc sẽ lợi ích vô lượng chúng
Do tất cả các chúng hội
Ðều được an trụ thắng Bồ Ðề
Biết chúng Tha Hóa tin sâu rồi
Nên Phật mới hiện tướng cười sáng
Tất cả tùy thuận Như Lai giáo
Vì cầu Bồ Ðề tu diệu hạnh
Quan sát thế pháp lìa các tướng
Như thấy dương diệm chẳng chơn thiệt
Người ngu thấy diệm cho là nưuớc
Muốn cầu Bồ Ðề chớ đồng họ
Phàm phu thủ tướng tham cảnh vui
Vô trí thường sợ nơi vô tướng
Người ngu chấp tướng bỏ chánh lộ
Lìa tướng thì được diệu Bồ Ðề
Vọng tưởng tư lương pháp hư ngụy
Theo pháp phân biệt liền bị trói
Người trí thấy tướng thảy đều không
Ðược đà la ni thượng tịch diệt
Phàm phu chấp tướng trụ ác tâm
Họ đều vô trí đọa lục đạo
Luân hồi sanh tử bị nhiều khổ
Vì họ ngu si chấp tướng vậy
Chúng sanh trước tướng thấy các ấm
Phật và Bồ Ðề cùng Bồ Tát
Người trí lìa tướng thấy không rồi
Hay được Bồ Ðề đại Vô thượng
Những kẽ chấp tướng tăng phiền não
Hay quán vô tướng trừ kiết sử
Nói là kiết sử tức là tướng
Quán kiết vô tướng liền dứt trừ
Nếu người cầu đạo mà phân biệt
Phân biệt nơi đạo là chướng ngại
Người trí dầu là hành nơi dục
Dục ấy tức là vô tướng hành
Các pháp không thể bất khả đắc
Phân biệt các pháp nói là không
Nếu lìa phân biệt được vô tướng
Ðó là Bồ Ðề không còn khác
Nghe nơi Thiện Thệ nói lời ấy
Ðại chúng trừ nghi được vô úy
Ðảnh thọ lấy pháp Mâu Ni nói
Như người đầu đội hoa chiêm bặc
Chúng trời Tha Hóa được vô úy
Cúng dường nơi Phật rất hơn hết
Họ biết các pháp cảnh giới Phật
Sẽ làm thế gian đại Ðạo Sư".
19. PHẨM CHƯ PHẠM THIÊN THỌ KÝ
Bấy giờ có chín ngàn vạn trời Phạm Chúng thấy A Tu La nhẫn đến trời Tha Hóa Tự Tại cúng dường Phật được thọ ký, họ đều vui mừng hớn hở vừa lòng. Họ ở nơi thiền thế đế lấy hỉ duyệt làm sự ăn ở trong Phật pháp cũng được trí huệ sáng, vì họ đã trồng thiện căn gần gũi cúng dường chư Phật tin sâu thanh tịnh. Ở nơi pháp thậm thâm họ được pháp nhẫn. Chư Phạm Chúng Thiên ấy biết các pháp vô tác phi vô tác, phi sanh phi bất sanh, phi hữu phi bất hữu, phi khởi phi bất khởi, phi diệt phi bất diệt, phi y phi bất y, phi thanh phi trược, phi tắng phi ái, phi hiền phi ngu, phi tri phi bất tri, phi kiến phi bất kiến, phi thọ phi bất thọ, phi trắc ẩn phi bất trắc ẩn, phi vô phi phi vô, phi vật phi phi vật, phi khả đắc phi bất khả đắc, phi khứ phi lai, phi thú phi bất thú, phi không phi bất không, phi tướng phi bất tướng, phi nguyện phi bất nguyện.
Chư Phạm Thiên ấy đối với tất cả pháp lòng không chấp trước, cũng không chỗ trụ. Ở trong phi dụng họ chẳng ý tưởng phi dụng, ở trong phi bất dụng cũng chẳng ý tưởng phi bất dụng. Ở trong ngôn ngữ họ chẳng ý tưởng ngôn ngữ, ở trong phi ngôn ngữ cũng chẳng ý tưởng phi ngôn ngữ. Ở trong hữu tác họ không ý tưởng hữu tác, ở trong vô tác cũng không ý tưởng vô tác. Ở nơi phàm phu họ không ý tưởng phàm phu, ở trong phi phàm phu cũng không ý tưởng phi phàm phu. Ở nơi pháp phàm phu họ không ý tưỏng pháp phàm phu, ở nơi pháp phi phàm phu cũng không ý tưởng pháp phi phàm phu. Ở nơi Thanh Văn họ không ý tưởng Thanh Văn, ở nơi phi Thanh Văn cũng không ý tưởng phi Thanh Văn. Ở nơi pháp Thanh Văn họ không ý tưởng pháp Thanh Văn, ở nơi pháp phi Thanh Văn cũng không ý tưởng pháp phi Thanh Văn. Ở nơi Duyên Giác họ không ý tưởng Duyên Giác, ở nơi phi Duyên Giác cũng không ý tưởng phi Duyên Giác. Ở nơi pháp Duyên Giác họ không ý tưởng pháp Duyên Giác, ở nơi pháp phi Duyên Giác cũng không ý tưởng pháp phi Duyên Giác. Ở nơi
Bồ Tát họ không ý tưởng Bồ Tát. Ở nơi phi Bồ Tát cũng không ý tưởng phi Bồ Tát. Ở nơi pháp Bồ Tát họ không ý tưởng pháp Bồ Tát, ở nơi pháp phi Bồ Tát họ không ý tưởng pháp phi Bồ Tát. Ở nơi Phật họ không ý tưởng Phật, ở nơi phi Phật cũng không ý tưởng phi Phật. Ở nơi pháp Phật họ không ý tưởng pháp Phật, ở nơi phi pháp Phật cũng không ý tưởng phi pháp Phật. Ở nơi Niết Bàn, họ chẳng ý tưởng Niết Bàn, ở nơi phi Niết Bàn cũng không ý tưởng phi Niết Bàn. Ở nơi pháp Niết Bàn họ không ý tưởng pháp Niết Bàn, ở nơi pháp phi Niết Bàn cũng không ý tưởng pháp phi Niết Bàn. Ở nơi sanh tử họ không ý tưởng sanh tử, ở nơi phi sanh tử cũng không ý tưởng phi sanh tử. Chư Phạm Chúng Thiên ấy đối với tất cả thảy đều lìa phân biệt, tâm định thanh tịnh . Họ đã được tâm thanh tịnh nên dùng pháp tịch diệt nói kệ tán thán Ðức Phật:
"Ðại Thánh trí tịch tĩnh rất sâu
Tu hành tịch diệt đến bỉ ngạn
Diễn nói tịch diệt độ chúng sanh
Cũng tự thường hành pháp tịch diệt
Bồ dề tịch diệt khéo thanh tịnh
Pháp nầy là cảnh giới Như Lai
Mau được tịch diệt thắng cam lộ
Do đó nay được hết sanh tử
Hằng nói đạo tịch diệt vi diệu
Là chổ sở hành của người trí
Ðường bát chánh diệt phiền não trược
Cứu vớt tất cả các quần sanh
Khéo tu tịch diệt chúng Bồ Ðề
Là chổ sở hành của Phật trước
Pháp ấy hay đến thành an ổn
Chỗ chứng biết của Phật quá khứ
Là pháp tu học của Như Lai
Phật giáo hóa thế gian như vậy
Nếu người hay hành pháp hữu học
Chứng được vô học thắng Bồ Ðề
Nhứt tâm xu hướng đạo tịch diệt
Các căn tịch tĩnh lâu tu tập
Sẽ được làm Phật Thế Gian Giải
Sức na la diên độ quần sanh
Nếu biết pháp tịch diệt cam lộ
Hay hết tất cả tướng sanh tử
Ðây là chơn thiệt con Như Lai
Tịch diệt hay trừ khổ thế gian
Chúng ấy chưng bày cúng dường Phật
Thắng thượng hi hữu rất khác lạ
Nói pháp tịch hết phiền não
Nơi những vô tướng tối đệ nhứt
Thế gian tịch diệt lìa các tướng
Nghĩa là tịch diệt tức Niết Bàn
Chúng sanh luân chuyễn thọ những khổ
Vì lìa tịch diệt thủ tướng vậy
Các pháp của Phật bất tư nghị
Tức là Bồ Ðề nhứt thiết trí
Qua khỏi sình lầy đến bờ kia
Nên Phật trọn hẳn không nghi lự
Nếu người lìa ấm được giải thoát
Nơi Phật đại thừa chẳng nguyện ưa
Muốn cầu Bồ Ðề nghĩ diệt độ
Nơi năm ấm ấy sanh bố úy
Tâm tịnh ly dục cầu Niết Bàn
Chúng ấy chúng giản trạch như vậy
Nơi pháp thủ tướng cảnh phàm phu
Ðó là lời dạy của Như Lai
Nếu thủ tịch diệt tức bị trói
Do đó chẳng được Nhứt thiết trí
Nếu người ở nơi tướng năm ấm
Chẳng sanh lòng giữ cầm thủ trước
Họ hay lợi ích pháp Thích Ca
Ðây gọi hạnh hỉ lạc vô tướng
Hay được chổ vô danh an ổn
Ðến được Bồ Ðề cảnh giới Phật
Hàng ma tranh luận diệt phiền nảo
Mau được thành tựu Nhứt thiết trí
Chúng tôi tán thán Vô Thượng Sĩ
Chỗ chứng tịch diệt các công đức
Chỉ Phật đại trí hay biết rõ
Hồi thí chúng sanh nguyện thành Phật".
Lúc ấy chủ thế giới Ta Bà Ðại Phạm thiên Vương biết chư Phạm Thiên tán thán Phật rồi, đối trước Phật đứng thẳng dùng chơn thiệt công đức nói kệ khen ngợi Ðức Phật:
"Pháp Vương đã biết tất cả pháp
Chẳng thiệt hư dối như không quyền
Cũng như thu vân và chớp nháng
Thế nên Ðại Thánh lìa thủ tâm
Cũng như trong mộng người quá đói
Ăn món cam lộ trăm vị ngon
Người mộng đói ăn đều chẳng thiệt
Như Lai thấy pháp cũng như vậy
Lại như trong mộng người quá khát
Ðược uống nước mát lạnh trong sạch
Mộng khát uốn nước đều hư vọng
Phật thấy các pháp cũng như vậy
Không tác không thọ không chúng sanh
Không có tác nghiệp và được báo
Cũng không được người thọ quả báo
Thế Tôn nơi đây không nghi lự
Ví như lời hay được người mến
Nhưng ngôn ngữ ấy vô khả thủ
Cũng không người nói và người nghe
Ðại Thánh biết rõ đều chẳng thiệt
Như nghe tiếng hay đờn không hầu
Tiếng ấy cũng không tánh chơn thiệt
Thế Tôn thấy các ấm như vậy
Biết ấm không tánh bất khả đắc
Dường ngọc ma ni chất tự sạch
Cột nó trên áo theo màu đổi
Các pháp tự thể vốn thanh tịnh
Hư vọng phân biệt thêm điên đảo
Ví như áo trắng sạch không dơ
Tùy thọ màu nhuộm nhiều biến đổi
Các pháp cũng đều tánh tự sạch
Tùy chỗ phân biệt mà ô nhiễm
Dường như có người nghe tiếng ốc
Tìm tiếng ốc ấy từ đâu đến
Tiếng ấy chẳng tự chẳng phải tha
Ðại Tiên thấy pháp cũng như vậy
Như người nghĩ tưởng món ăn ngon
Món ấy các duyên hiệp lại thành
Món ăn thảy đều không tự tánh
Như Lai thấy pháp đều như vậy
Vì như đất đá xây làm thành
Suy thể của thành không tự tánh
Các duyên như vậy thảy đều không
Pháp Vương thấy pháp cũng như vậy
Ví như có người đánh trống lớn
Dầu khiến người nghe lòng mừng rỡ
Tiếng trống các duyên thảy đều không
Ðại Thánh thấy các pháp cũng như vậy
Ví như có người lúc đánh trống
Tiếng trống chẳng từ mười phương đến
Tiếng dứt cũng chẳng đến mười phương
Thế Tôn thấy pháp đều như vậy
Người ấy như vậy đánh trống rồi
Trống ấy chẳng sanh lòng yêu ghét
Cũng chẳng phân biệt tánh các duyên
Phật thấy các pháp đều như vậy
Lại như người ấy đánh trống hay
Tiếng chẳng có ý khiến người mừng
Và các duyên kia cũng đều vậỳ
Ðạo Sư thấy pháp đều như vậy
Như lúc người đánh trống hay kia
Trống ấy chẳng sanh tưởng khổ vui
Cũng chẳng quan sát tánh các duyên
Như Lai thấy pháp đều như vậy
Dường như có người đánh trống hay
Tiếng chẳng tức duyên chẳng ly duyên
Và duyên nhạc kia cũng nhu vậy
Mâu Ni thấy pháp đều như vậy".
Ðức Thế Tôn biết chư Phạm Thiên và Phạm Vương thâm tâm kính tín và dùng pháp tịch diệt tán thán Ðức Phật, lại muốn cho đại chúng sanh thiện căn nên liền hiện tướng mỉm cười.
Huệ Mạng Mã Thắng nói kệ bạch hỏi Phật:
"Ðã thấy Như Lai miệng phóng ra
Ánh sáng mỉm cười rất thanh tịnh
Thế gian Trời Người các đại chúng
Tất cả đều sanh lòng hi hữu
Vì thấy Thế Tôn hiện mỉm cười
Pháp hội đại chúng đều hoài nghi
Tất cả chiêm ngưỡng mặt Như Lai
Ân cần mong muốn được lắng nghe
Mong Phật khai thị có mỉm cười
Dứt trừ lòng nghi của đại chúng
Tối Thắng Mâu Ni chẳng không nhơn
Mà hiện tướng cười rất hi hữu
Chư Phật lúc hiện ánh sáng cười
Quyết để lợi ích các thế gian
Nay vì ai Phật hiện tướng cười
Ngưỡng mong giải bày nói rành rẽ
Ðại chúng được nghe chắc vui mừng
Vì đã được biết duyên cớ vậy
Nay đại chúng nầy đều chắp tay
Nhứt tâm chiêm ngưỡng ưa thích nghe
Thế nên xin Phật giải thích cho
Chắc sẽ trừ dứt những nghi hoặc
Ðạo Sư vì các chúng hội nầy
Xin thương tuyên nói cớ mỉm cười
Chúng hội được nghe chắc mừng rỡ
Vì đã rửa sạch lưới nghi ngờ
Lòng chúng chắc bền đều thanh tịnh
Chuyên niệm quí trọng Ðức Như Lai
Ðại chúng chiêm ngưỡng dung nhan Phật
Dường như nhìn thấy trăng mới mọc
Ðủ tám tiếng hay như Phạm Thiên
Nhứt tâm khát ngưỡng mong sớm nghe
Trời Người đại chúng nghe Phật nói
Chắc trừ được nghi trụ chánh pháp
Phạm âm diễn nói tương ưng nghĩa
Ðược nghe xuất thế pháp rất sâu
Phật trí thiện xảo hay vui đẹp
Nên khiến đại chúng thêm hớn hở
Chúng nầy lòng sạch lìa nghi ngờ
Ưa thích Như Lai Nhứt thiết trí
Người tinh tấn dũng mãnh hữu lực
Mới có chí cầu vô thượng đạo
Thế nên Ðạo Sư thương thế gian
Ngưỡng mong giải thích cho chúng mừng
Lành thay Thế Tôn lòng bình đẳng
Thương xót tất cả các chúng sanh
Khiến các đại chúng thêm thiện căn
An tâm bất động cầu Phật trí".
Ðức Thế Tôn nói kệ đáp Huệ Mạng Mã Thắng:
"Thương xót tất cả các thế gian
Nên Phật thị hiện tướng cười sáng
Ông phải lắng nghe nhơn duyên ấy
Nghĩa đó rất sâu câu vi diệu
Các chúng hội đây nếu được nghe
Phát cần tinh tấn tu pháp lành
Sẽ làm lợi ích các chúng sanh
Nơi pháp của Phật khởi thắng hạnh
Các Phạm Thiên đây đều mừng rỡ
Ở trong pháp Phật đều không nghi
Na do tha kiếp lâu tu hành
Dường như số kiếp cát sông Hằng
Nơi các cảnh giới đều chẳng trước
Lòng như không gian không chướng ngại
Dầu thích thường tu Bồ Tát hạnh
Mà chẳng mau thủ chứng Bồ Ðề
Chúng ấy lại ở đời vị lai
Vô lượng ức kiếp số hằng sa
Chúng trời thanh tịnh không nhơ uế
Ðược thế lực lớn trụ thế gian
Sau đó sẽ thành Nhứt thiết trí
Làm đại Pháp Vương có oai lực
Ðầy đủ công đức hết sanh tử
Xem các thế gian đều không tịch
Phật ấy như trước lâu tu hành
Thọ mạng hạn lượng lâu cũng vậy
Lúc chư Phật ấy trụ thế gian
Hay cứu độ các chúng sanh khổ
Quốc độ Phật ấy không đâu bằng
Thế giới nghiêm tịnh rất thạnh vượng
Trong vô lượng na do tha kiếp
Như Lai diễn nói cũng chẳng hết
Cõi nước Phật ấy sự nghiêm tịnh
Vô lượng Phật nói cũng chẳng hết
Phật ấy đồng hiệu Ðại Trí Lực
Quốc độ thảy đồng tên Tối Thắng
Vì chúng diễn nói pháp bất động
Bất khả tư nghị vô sở y
Quốc độ Phật ấy các chúng sanh
Thảy đều tu hành các thiện căn
Không một chúng sanh còn đời sau
Trong vòng sanh tử lại sanh nữa
Ðương thời chúng ấy có một khổ
Nơi thế gian ấy bèn hiển hiện
Chỉ sợ các hành đều vô thường
Khiến các chúng sanh khởi nhàm lìa
Thuở đó chúng sanh trong cõi ấy
Lìa các tướng khổ già bịnh chết
Tất cả đều nương một giáo pháp
Ðồng chán vô thường tu thắng hạnh
Chúng sanh cõi đó đương lúc ấy
Tai chẳng còn nghe âm thanh khác
Chỉ nghe bất tịnh vô thường khổ
Vô ngã tịch diệt không vô tướng
Cam lộ Niết Bàn và Bồ Ðề
An ổn thanh lương vô thượng lạc
Những tiếng thắng diệu như vậy thảy
Hằng thường luôn luôn mà được nghe
Lúc đó không còn âm vang khác
Hoặc cây hoặc vách hoặc đất trống
Hoặc là trên không và chùa miếu
Chỉ nghe những câu vi diệu ấy
Nghe rồi tất cả đều đắc đạo
Bèn ở nơi sanh tử được giải thoát
Ðều do thần lực của Như Lai
Ðủ tám công đức âm thanh diệu
Lúc đó không có tâm tạp độc
Những là tham dục và sân khuể
Cũng không ngu si phát tiếng ác
Lời thô bức não đến bên tai
Tất cả nhàm trái nơi sanh tử
Xu hướng Niết Bàn đường thẳng lớn
Cõi ấy tất cả đều đúng không
Phật và chúng sanh đều diệt độ
Ðây là thần lực của Phật ấy
Phát chí nguyện rộng chẳng nghĩ bàn
Ðã ở quá khứ do tha kiếp
Vì cầu Bồ Ðề tu đạo hạnh
Bao nhiêu chúng sanh tại nước ấy
Tất cả sẽ đều được làm Phật
Chư Phạm Thiên nầy phát nguyện rộng
Ðều do quan sát câu tịch diệt
Ðều được chứng biết nghĩa thậm thâm
Hiễu rõ đường cát tường của Phật
Chỗ họ tu học đều thông đạt
Làm Ðạo Sư tại các thế gian
Họ quan sát được chúng sanh không
Chẳng sanh lòng giải đãi nhàm mỏi
Do đó nhập được các pháp tánh
Tu tập Bồ Tát thắng diệu hạnh".

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 120 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.59.217 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập