Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vào thiền »» Thiền – Triết học »»

Vào thiền
»» Thiền – Triết học

(Lượt xem: 8.579)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Vào thiền - Thiền – Triết học

Font chữ:


Không ít người đã ngộ nhận thiền như một thứ triết lý siêu hình. Điều không thể phủ nhận là thiền thực sự có liên quan đến rất nhiều yếu tố triết học phương Đông, nhưng điều đó không có nghĩa là có thể xem thiền như một loại hình triết học.

Điều chắc chắn là thiền không phải một hệ thống được xây dựng trên cơ sở phân tích lý luận. Trong thực tế, thiền đối lập hoàn toàn với kiểu lý luận phân tích chia tách chủ thể và đối tượng. Thiền xem trọng sự sáng suốt của lý trí, bởi vì yếu tố này là một phần trong toàn bộ tâm thức. Nhưng thiền không chấp nhận xem tâm thức như một tổng thể kết hợp nhiều thành tố mà khi chia tách ra sẽ chẳng còn lại gì. Nếu nhìn từ góc độ phân tích bằng lý trí, thiền chẳng có gì để truyền dạy cả, và cũng chẳng có bất cứ một hệ thống giáo lý nào để buộc những người tin theo phải chấp nhận. Về phương diện này, nhiều người có thể nói rằng thiền là một kiểu học thuyết hỗn tạp, bởi vì mỗi bậc thầy có thể đưa ra những luận thuyết khác nhau theo nhận thức riêng của mình, dựa vào kinh nghiệm của chính bản thân mình, và không hề được truyền dạy những điều ấy từ những người đi trước. Vì thế, Thiền học thực sự không có những “thánh kinh” hay “giáo điều”, cũng không có bất cứ khuôn mẫu cố định nào để có thể tuân theo nhằm đạt đến mục đích cuối cùng.

Trong ý nghĩa này, thiền không dạy cho chúng ta bất cứ điều gì cả. Nếu có bất cứ điều gì được giảng dạy trong nhà thiền, thực ra đều là xuất phát từ bản tâm mỗi người. Người học thiền chính là tự học. Thiền chỉ là phương tiện để chỉ ra cho chúng ta một hướng đi. Ngoài ý nghĩa chỉ bày này ra, không có gì được cố ý dựng lên như là những giáo lý căn bản hay nền tảng triết lý nào cả.

Chính những gì vừa nói đã giải thích vì sao Thiền học là một tông phái hình thành từ Phật giáo, nhưng khi đề cập đến mục tiêu tối hậu của người tu thiền thì tất cả kinh điển, sớ giải của đạo Phật lại bị xem như là giấy vụn không hơn không kém. Nhưng điều này lại không nên ngộ nhận như là một biểu hiện của chủ thuyết hư vô. Bởi vì chủ thuyết hư vô chỉ có thể là sự hủy hoại chính mình và không dẫn đến bất kỳ một kết quả nào khác.

Sự phủ nhận có vẻ như cũng là một phương thức tiếp cận vấn đề, nhưng sự thật cuối cùng lại chính là sự khẳng định. Mặc dù thiền không có bất cứ một triết lý nào và phủ nhận tất cả những học thuyết được truyền dạy, cũng như xem thường những gì được gọi là kinh điển, giáo lý, nhưng chúng ta không được quên đi một thực tế là: sự phủ nhận này thật ra là một thái độ hoàn toàn tích cực và nhắm đến một sự khẳng định rốt ráo. Chúng ta sẽ làm rõ hơn điều này trong những chương tiếp theo sau đây.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 20 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hai Gốc Cây


Phúc trình A/5630


Có và Không


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.149.254 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...