Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Học Phật Đúng Pháp »» Phần III. Bổn phận của thầy và đệ tử »»

Học Phật Đúng Pháp
»» Phần III. Bổn phận của thầy và đệ tử

(Lượt xem: 2.704)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Học Phật Đúng Pháp - Phần III. Bổn phận của thầy và đệ tử

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Phần này chia ra hai đoạn. Thứ nhất là bổn phận của thầy và đệ tử, thứ hai là sự hành trì của thầy và đệ tử.

1. Bổn phận của thầy và đệ tử

Đoạn này gồm ba ý chính. Thứ nhất là bổn phận của đệ tử, thứ hai là bổn phận của thầy, thứ ba là quả báo tội lỗi của đệ tử phản nghịch thầy.

1.1. Bổn phận của đệ tử

Phần này có ba ý. Thứ nhất, hỏi đáp về việc khởi tâm xấu ác với thầy hoặc người hiền thiện, kinh văn chia thành hai phần: hỏi và đáp. Thứ hai, nói thí dụ về việc khởi tâm xấu ác với thầy hoặc người hiền thiện. Thứ ba, nói việc trì giới cảm động lòng trời, cẩn thận chớ nên ganh ghét.

1.1.1. Khởi tâm xấu ác đối với thầy hoặc người hiền đức

a. Ngài A-nan thưa hỏi

Kinh văn

阿難復白佛言:世間人及弟子,惡意向師,及道德之人,其罪云何?

A-nan phục bạch Phật ngôn: Thế gian nhân cập đệ tử, ác ý hướng sư, cập đạo đức chi nhân, kỳ tội vân hà?

Dịch nghĩa

Ngài A-nan lại thưa hỏi: “Bạch Thế Tôn! Người đời hoặc các đệ tử nếu có ý xấu ác với thầy, hoặc với người có đạo đức, tội ấy như thế nào?”

Đoạn kinh văn này là lời ngài A-nan thưa hỏi. Ý nghĩa thưa hỏi rất rõ ràng là muốn thỉnh thị Phật chỉ dạy về bổn phận của người đệ tử đối với thầy.

Sách Luận ngữ nói: “Người quân tử chú trọng vào căn bản, căn bản được thiết lập thì đạo khởi sinh.” Đó là nói con người có thể rõ biết bổn phận của mình, tận tâm làm hết trách vụ của mình ắt được gần với đạo. Điều này quả thật là vấn đề trọng yếu nhất trong giáo dục. Làm người, làm học trò, nhất định phải rõ biết bổn phận, chức trách của mình. Muốn rõ biết bổn phận, chức trách của mình thì trước hết phải nhận thức được mối quan hệ của giáo dục, của đạo thầy trò với cá nhân, với gia đình, với quốc gia, với xã hội. Nền giáo dục của đạo Phật cũng như của Nho gia đều lấy đức nhân từ, lấy hiếu đạo làm nền tảng căn bản ban đầu. Tinh tấn vươn lên đến cảnh giới hoàn thiện của chân thật, hiền thiện, tốt đẹp, trí tuệ thì gọi là thánh nhân, hoặc tôn xưng là Phật-đà. Cho nên, bậc cổ đức dạy rằng: “Đạo của học vấn chỉ là nhân từ mà thôi. Đạo của nhân từ chỉ là hiếu đễ mà thôi.”

Giáo dục của Phật giáo, của Nho gia đều chính là giáo dục nhân từ, hiếu đạo, mà sự giáo dục cụ thể là tu dưỡng luân thường, bát đức. Người Trung quốc từ xưa đến nay học là học hiếu, học nhân; thực hành cũng là thực hành đạo hiếu, đức nhân; giáo dục cũng là giáo dục đức nhân, đạo hiếu, đem tâm “nhân, hiếu” đó phát triển lên đến tận cảnh giới tối cao, mở rộng ra đến người trong khắp thiên hạ đều là anh em, đều là bằng hữu.

Riêng Phật giáo còn tiến xa hơn bước nữa, đạt đến mức hòa nhập “nhất như” giữa thời gian và không gian, giữa tự ngã và muôn vật, nên “tình dữ vô tình đồng viên chủng trí”, đến cảnh giới tột cùng trời đất muôn vật hợp thành một thể. Đó là đạt đến tận cùng của nhân, của hiếu, đạt đến tận cùng công năng của giáo dục, thành tựu trọn vẹn nhân cách vĩ đại không thể nghĩ bàn, tôn xưng là Phật.

Nền giáo dục của Nho gia đều là khởi đầu từ chỗ “cách vật, trí tri”, đạt đến chỗ “thành ý, chánh tâm”. Trong Phật pháp, việc dứt trừ phiền não cũng chính là công phu “cách vật”, tu học pháp môn cũng chính là học vấn “trí tri”. Trong Phật pháp Đại thừa, các pháp môn bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, thảy đều là pháp tu học cụ thể công phu “cách vật”. Bát-nhã là trí tuệ cùng cực của “trí tri”, là sự thành tựu viên mãn căn bản trí và hậu đắc trí.

Trực tâm và bình đẳng tâm là cực điểm của thành ý; thâm tâm, thanh tịnh tâm là cực điểm của chánh tâm, cực điểm của tu thân. Đại từ đại bi là cực điểm của tề gia, cực điểm của trị quốc, cực điểm của công bằng trong thiên hạ. Cho nên Nho đạo, Phật đạo, thiên đạo, nhân đạo đều cùng một thể, đều cùng một đạo, không phải hai đạo. Người nào tu tập chứng đắc trọn vẹn đạo này thì gọi là thánh nhân, gọi là Phật.

Nền giáo dục của Phật pháp Đại thừa lấy bốn vị Đại Bồ Tát làm trung tâm.

Thứ nhất là Bồ Tát Địa Tạng Vương, biểu trưng cho hiếu đạo, vì mặt đất có khả năng sinh sản và dưỡng nuôi muôn vật, hàm chứa muôn vật. Hiếu hạnh là nguồn gốc của muôn điều thiện, ẩn chứa năng lực đức hạnh vô tận, cho nên ví tâm hiếu như mặt đất. Đây là giáo trình phải tu học đầu tiên của Phật giáo. Bậc thầy dạy đạo cũng chính là Bồ Tát Địa Tạng.

Nền giáo dục của Nho gia xem trọng “trung hiếu”, từ thuở ấu thơ đã có sự giáo dục căn bản về các phẩm tính chân thật, minh đức, phúc tuệ, so với nền giáo dục [biểu trưng của] Bồ Tát Địa Tạng là hoàn toàn tương đồng.

Thứ hai là Bồ Tát Quán Thế Âm biểu trưng cho lòng đại từ đại bi.

Thứ ba là Bồ Tát Văn Thù biểu trưng cho lý trí sáng suốt.

Nội dung giáo dục [được biểu trưng bởi] hai vị Bồ Tát này cũng tương thông với bốn đức “nhân, ái, tín, nghĩa” [của Nho gia].

Đức nhân là xem ta với người khác đồng một thể.

Đức ái là cung kính với hết thảy.

“Trung hiếu” là thể của giáo dục, “nhân ái tín nghĩa” là dụng của giáo dục. Đối xử với người, tiếp xúc muôn vật phải giữ lòng nhân ái. Lời nói ra có tín thì không dối lừa. Việc làm phải có nghĩa, có “nghĩa” là đem hết sức mình thi hành nghĩa vụ mà không cầu sự báo đáp, đền trả.

Bốn đức [nhân, ái, tín, nghĩa] vận dụng trong thời trai trẻ, là nền giáo dục tốt đẹp phục vụ xã hội, quốc gia, là sự vận dụng đồng thời từ bi và trí tuệ của Phật giáo, rộng làm lợi ích chúng sinh, chính là chỗ Nho gia gọi là “tại thân dân”, là nền giáo dục dạy người tu phúc, tạo phúc.

Thứ tư là Bồ Tát Phổ Hiền tiêu biểu cho sự nỗ lực tu hành, thực hành đạo chân thật bình đẳng trong khắp hư không pháp giới, cũng giống như hai đức “hòa, bình” [của Nho gia]. Hòa là hằng thuận, tùy hỷ, cũng là đối với hết thảy các pháp đều có thể tùy thuận hòa hợp, là ý nghĩa tùy duyên. Bình là tâm và cảnh đều bình đẳng, là ý nghĩa bất biến. Đây chính là tông chỉ Bồ Tát Phổ Hiền dạy cho mọi người: “Hằng thuận chúng sinh, tùy hỷ công đức.”

Nếu có thể tu dưỡng tính tình đạt đến hòa bình, hòa khắp mười phương, bình đẳng ba đời, cái học của thánh hiền đạt đến cực điểm là ở chỗ này. Từ đó mà khởi tâm động niệm, nói năng hành động không gì là không hợp với tánh thể. Đây cũng là đạt đến cảnh giới chí thiện, là chỗ hưởng thụ cao nhất, tốt đẹp nhất của đời người. Sự hưởng thụ này thực ra chính là nâng cao hai đức “hòa, bình” lên đến cực điểm mà chứng đắc, quả là nền giáo dục tốt đẹp, nền giáo dục để hưởng phúc.

Do đó có thể biết rằng, Nho giáo hay Phật giáo đều lấy “nhân, hiếu” làm căn bản. Nền giáo dục phúc trí của Trung Hoa chủ trương tuổi thiếu niên xây dựng nền móng, tuổi tráng niên nỗ lực tạo phúc, đến tuổi già thì hưởng phúc. Dùng cách giáo dục này để đạt đến mục tiêu chí thiện của xã hội luân thường, thế giới đại đồng.

Phần giảng giải trên đây cũng chỉ giới hạn trong chỗ thô thiển của nền giáo dục Nho giáo và Phật giáo, hy vọng nhân cơ hội này có thể giúp mọi người hiểu rõ thêm một chút về hai nền giáo dục này, thực sự hiểu ra được rằng đạo lớn của Nho, của Phật đều thực sự hữu ích cho đời sống của chúng ta. Được như vậy rồi mới có thể nói đến chuyện “tôn sư trọng đạo”, mới hiểu được ý thú của đoạn kinh văn hỏi đáp này là nằm ở chỗ nào.

Bây giờ đi vào giải thích kinh văn. “Thế gian nhân” tức người đời, chỉ cho hết thảy những người bình thường. “Đệ tử” chỉ những người học sinh theo học với thầy.

“Ác ý” hay ý niệm xấu ác có nhiều nghĩa:

1. Chỉ sự khinh mạn.

2. Chỉ sự sân hận, giận tức.

3. Chỉ sự ghen ghét, ganh tỵ.

4. Chỉ sự phản bội, thay lòng đổi dạ.

5. Chỉ ý muốn hãm hại v.v...

Như trên đều là những ý niệm xấu ác nặng nề, đều là những ác hạnh.

“Đạo đức”, theo sách Lễ Ký giải thích: “Đạo là thông hiểu danh xưng muôn vật, đức là thấu triệt lý lẽ. Bậc [đạo đức] lớn lao ắt trùm khắp bao la muôn sự, còn ở mức nhỏ hẹp thì có nhiều tài nghệ khéo léo.”

Lại nữa, “đạo” là hết thảy thánh, phàm đều cùng hướng đến để đạt được. Vận dụng sự vật thường ngày đương nhiên không ra ngoài đạo. “Đức” là khi thực hành đạo có sự chứng đắc trong tâm, gọi là đức. Giới, định, tuệ của Phật giáo, ngũ thường, bát đức của Nho gia, thảy đều gọi chung là đức.

Đạo đức là căn bản quan trọng mà Nho giáo, Phật giáo đều dạy người dùng để lập thân. Đại sư Minh Giáo nói: “Không gì tôn quý hơn đạo, không gì tốt đẹp hơn đức. Đạo đức còn giữ được thì dù kẻ thất phu cũng chưa phải cùng khốn. (Ý nói biết sống nghèo vui đạo, hướng về chỗ tốt đẹp.) Đánh mất đạo đức rồi thì dù làm vua trong thiên hạ cũng không thông suốt. (Ý nói tuy là bậc thiên tử mà bạo ác còn hơn kẻ thất phu.)”

Hợp các ý trên mà nói thì những ai tu dưỡng giới định tuệ, hoặc nỗ lực thực hành hiếu, đễ, trung, tín, hết thảy các thiện hạnh, đều được gọi là người đạo đức.

Thầy dạy cùng với những người đạo đức là vật báu của xóm làng, vật báu của quốc gia, bởi vì họ là những người có đạo đức, học vấn, có thể cảm hóa người dân theo nền nếp tốt đẹp, tạo phúc cho địa phương, công đức hết sức lớn lao.

Câu hỏi của ngài A-nan nói rõ ý ra là: “Ví như có người, hoặc là có học sinh, khởi ý xấu ác đối với thầy dạy, hoặc đối với người có đạo đức, vậy thì tội lỗi ấy như thế nào?”

b. Đức Phật trả lời

Kinh văn

佛語阿難:夫為人者,當愛樂人善,不可嫉之。人有惡意,向道德之人善師者,是惡意向佛無異也。

Phật ngứ A-nan: Phù vi nhân giả, đương ái nhạo nhân thiện, bất khả tật chi. Nhân hữu ác ý, hướng đạo đức chi nhân thiện sư giả, thị ác ý hướng Phật vô dị dã.

Dịch nghĩa

Phật dạy A-nan: “Làm người phải biết yêu thích điều thiện của người khác, không được ganh ghét. Người có ý xấu ác đối với người có đạo đức hay bậc thầy hiền thiện thì cũng không khác gì có ý xấu ác đối với Phật.

Trong phần trả lời của đức Thế Tôn, kinh văn có thể chia làm ba ý. Thứ nhất, trả lời câu hỏi về việc người có ý xấu đối với thầy hoặc người hiền thiện. Thứ hai, đưa ra thí dụ về việc có ý xấu ác đối với thầy hoặc người hiền thiện. Thứ ba, nói rõ việc người hành thiện giữ giới cảm động lòng trời, không thể sinh tâm ghen ghét.

Về tiêu chuẩn của “thiện”, phần trước đây đã giảng giải rất nhiều. Những tiêu chuẩn, nguyên tắc quan trọng thiết yếu nhất chính là năm giới và mười điều lành trong Phật pháp, cũng như ngũ luân, ngũ thường và bát đức của Nho gia. Sách Lễ Ký nói rằng: “Tu sửa hành vi, lời nói đúng đắn, đó gọi là làm việc thiện.” Đại sư Trung Phong dạy rằng: “Việc làm lợi ích cho người khác là thiện, việc giành lấy lợi riêng cho mình là ác. Việc làm lợi ích cho người thì dù đánh đập mắng chửi người cũng vẫn là việc thiện. Việc giành lấy lợi riêng cho mình thì dù cung kính lễ độ với người cũng vẫn là việc ác.”

Cho nên, người làm việc thiện lợi ích cho người khác ắt là công bằng vô tư, không có ý riêng. Công bằng vô tư là việc thiện chân thật. Giành lấy lợi riêng cho mình ắt không có sự vô tư, chỉ nghĩ cho riêng mình. Nghĩ cho riêng mình [thì dù làm việc thiện cũng chỉ] là việc thiện giả dối.

Người xưa dạy rằng: “Người làm việc thiện, không xét riêng trong hiện tại mà xét ở sự lưu truyền rộng khắp, không xét chỗ nhất thời mà xét ở tác động lâu dài, không xét riêng cho một người mà xét ở [tác động với] cả thiên hạ. Việc trong hiện tại tuy là thiện, nhưng khi truyền rộng có thể làm hại nhiều người, như vậy tuy giống như thiện nhưng thật không phải việc thiện. Việc trong hiện tại tuy bất thiện, nhưng khi truyền rộng có thể lợi ích cứu vớt nhiều người, như vậy tuy không phải thiện nhưng quả thật chính là việc thiện.”

Tiên sinh Viên Liễu Phàm dạy rằng: “Người hiền lương trong thôn xóm thường rất ít, mà những kẻ xấu ác lại rất nhiều. Cho nên, người hiền lương ở đời thường rất khó tự mình đứng vững. Hơn nữa, những kẻ tài ba xuất chúng thường cương trực thẳng thắn, không quá chú trọng đến dáng vẻ bên ngoài, do đó thường dễ bị người đời chỉ trích. Vì thế, việc thiện ở đời thường dễ thất bại, mà người làm việc thiện lại thường bị người đời chê bai phỉ báng. Chỉ những bậc nhân hậu hơn người mới ra sức giúp đỡ, trợ lực [cho người làm việc thiện], cho nên công đức ấy thật hết sức lớn lao.”

Do đó có thể thấy rằng, người hiền thiện thì tâm thiện, việc làm thiện, lời nói việc làm của họ cũng đủ để giáo hóa cả một vùng, vì mọi người mà chăm sóc dạy bảo, làm thay đổi tốt đẹp phong tục tập quán, an định xã hội, đem lại hạnh phúc lợi lạc cho đất nước. Họ cũng giống như ngọn đèn sáng soi trên con đường tăm tối, như kim la bàn chỉ phương hướng trong cuộc hải trình, không thể để mất đi. Cho nên, làm người phải thường giữ tâm hiền thiện làm việc tốt cho người, thành tựu điều tốt đẹp cho người, nhất định không được ghen ghét ganh tỵ với người hiền thiện, gây chướng ngại người khác làm việc tốt.

[Kinh văn nói:] “Người có ý xấu ác đối với người có đạo đức hay bậc thầy hiền thiện thì cũng không khác gì có ý xấu ác đối với Phật.”

Một câu kinh này, nếu là người không học Phật thì không thể nào hiểu ra được quả báo nghiêm trọng nói đến trong đó. Công đức của Phật thật không gì có thể so sánh được, không thể nói hết, không thể nghĩ bàn, bởi vì phạm vi ảnh hưởng giáo hóa của đức Phật là đồng pháp tánh, bao trùm khắp pháp giới. Cho nên, trong phần trước ngài A-nan có tôn xưng Phật là bậc Thiên Trung Thiên. Phật là bậc đạo sư của 9 pháp giới. Chúng sinh nếu có ý xấu ác đối với Phật, quả báo ắt phải đọa vào địa ngục Vô gián, rất khó ra khỏi. Thấy rõ được ý nghĩa này thì mới hiểu ra được tính nghiêm trọng trong câu kinh Phật vừa rồi.

Thế nhưng, những “người có đạo đức hay bậc thầy hiền thiện” xét cho cùng đều không phải là Phật, vì sao có ý xấu ác đối với họ lại phải chịu quả báo khổ não cũng tương tự như vậy? Nên biết rằng, khởi ý xấu ác đối với những bậc thầy hiền đức, thiện lương, đó chính là tội hủy diệt giáo pháp, gây hại cho chúng sinh. Thân mạng của chúng ta có được là từ cha mẹ, còn tuệ mạng có được là nhờ thầy. Cho nên, ân đức của thầy cũng bằng như cha mẹ. Sách Lễ Ký nói rằng: “Đạo thờ thầy không có gì được giấu giếm, không làm trái lời thầy, thường hầu hạ bên cạnh thầy, phụng sự đến khi thầy qua đời, để tang trong lòng ba năm.” Cũng chính là ý nghĩa này.

Lại nói về những bậc thầy hiền đức, thiện lương, tâm hạnh của họ đều tương ưng với tâm hạnh của Phật, chư thiên, thiện thần không một vị nào là không tôn sùng, ủng hộ, theo học với họ. Công lao của họ lớn như tạo hóa, làm lợi ích rộng khắp chúng sinh, cho nên quả báo [khởi tâm xấu ác đối với họ] cũng giống như [khởi tâm xấu ác] đối với Phật, không có gì khác.

1.1.2. Phật nói thí dụ về việc khởi tâm xấu ác đối với thầy hoặc người hiền đức

Kinh văn

寧持萬石弩自射身,不可惡意向之,佛言:阿難,自射身為痛不?」阿難言:甚痛,甚痛!世 尊。」佛言:人持惡意,向道德人,其善師者,痛劇 弩射身也。」

“Ninh trì vạn thạch nỗ tự xạ thân, bất khả ác ý hướng chi.” Phật ngôn: “A-nan, tự xạ thân vi thống phủ?” A-nan ngôn: “Thậm thống, thậm thống! Thế Tôn.” Phật ngôn: “Nhân trì ác ý hướng đạo đức nhân, kỳ thiện sư giả, thống kịch nỗ xạ thân dã.”

Dịch nghĩa

“Thà dùng cây nỏ cực mạnh tự bắn vào thân mình còn hơn là khởi tâm xấu ác đối với bậc thầy hoặc người đạo đức.” Phật hỏi: “A-nan, tự bắn vào thân mình có đau hay không?” A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn! Rất đau, rất đau.” Phật dạy: “Người có ý xấu ác đối với người đạo đức hoặc bậc thầy hiền lương, phải chịu đau đớn còn hơn là dùng nỏ tự bắn vào thân mình.”

Đây là ý thứ hai của đoạn kinh văn này, nêu ra một tỷ dụ về việc khởi tâm xấu ác đối với thầy. Kinh văn hết sức rõ ràng dễ hiểu. Đức Phật dạy rằng: “Thà chịu dùng cây nỏ cực mạnh tự bắn vào thân mình, chứ không thể khởi ý xấu ác đối với bậc thầy hoặc người có đạo đức.”

[Kinh văn dùng chữ “vạn thạch nỗ” (cây nỏ muôn thạch).] Theo đơn vị thời xưa thì 120 cân là một thạch, nói muôn thạch là để hình dung sức mạnh của cây nỏ, bắn ra được rất xa. Nỏ là một loại cung có thêm thiết bị, có thể bắn ra [liên tục] được rất nhiều mũi tên. Đây là một loại võ khí có nhiều lợi thế vào thời xưa. Hàm ý trong lời khuyên răn này của đức Phật hết sức sâu xa, chúng ta có thể tưởng tượng ra được. Ba câu tiếp theo đều là tỷ dụ. Đức Phật hỏi ngài A-nan: Dùng cây nỏ có sức mạnh như vậy tự bắn vào thân mình có đau hay không? Ngài A-nan đáp rằng: Bạch Thế Tôn, như vậy rất đau, rất đau. Đức Phật liền đưa ra tỷ dụ: Nếu có người khởi tâm xấu ác đối với bậc thầy hoặc người đạo đức, tương lai phải chịu quả báo đau đớn thống khổ còn vượt xa hơn nhiều so với sự đau đớn của việc dùng nỏ bắn vào thân mình. Đó là vì, dùng nỏ bắn vào thân mình chỉ đau trong nhất thời, chỉ đau trong một đời này, còn nỗi đau đớn khổ não đọa vào địa ngục thì trải qua muôn ngàn năm, mong được ra khỏi cũng không thể được, [nỗi đau của việc] dùng nỏ bắn tên vào thân mình làm sao có thể so sánh được?

Vì vậy, xin khuyên hết thảy mọi người, không được khởi ý xấu ác đối với bậc thầy hoặc người đạo đức, hiền thiện.

1.1.3. Giữ giới cảm động đến trời, cẩn thận đừng ganh ghét

Kinh văn

為人弟子,不可輕慢其師,惡意向道德人,當視之 如佛,不可輕嫉,見善代 其歡喜。人有戒德者,感動 諸天,天龍鬼神,莫不敬尊,寧投身火中,利 劍 割 肉,慎莫嫉妒人之 善,其罪不小,慎之 慎之 。

Vi nhân đệ tử, bất khả khinh mạn kỳ sư, ác ý hướng đạo đức nhân, đương thị chi như Phật, bất khả khinh tật, kiến thiện đại kỳ hoan hỉ. Nhân hữu giới đức giả, cảm động chư thiên, thiên long quỷ thần, mạc bất kính tôn, ninh đầu thân hỏa trung, lợi kiếm cát nhục, thận mạc tật đố nhân chi thiện, kỳ tội bất tiểu, thận chi thận chi.

Dịch nghĩa

Làm người đệ tử không thể xem thường khinh rẻ thầy, khởi tâm xấu ác đối với người đạo đức, phải xem các vị ấy như Phật, không được xem thường, ganh ghét, thấy điều thiện hoan hỷ thay cho người. Người có giới hạnh đức độ cảm động đến chư thiên, trời rồng quỷ thần đều tôn kính. Thà nhảy vào trong lửa dữ hay để cho đao kiếm cắt xẻo thịt [còn hơn là] ganh ghét với điều thiện của người khác, tội ấy không nhỏ, phải hết sức thận trọng.

Đoạn kinh văn này là ý thứ ba, nói rõ rằng tâm thiện, việc làm thiện cảm động đến thiên thần, thận trọng không được ganh ghét. Trong kinh Phật dạy rằng, làm người đệ tử tuyệt đối không thể xem nhẹ khinh thường bậc thầy của mình, cũng không được khởi ý xấu ác đối với người đạo đức, nên xem thầy và những bậc đạo đức cũng giống như Phật, Bồ Tát, không thể khinh thường, không thể ganh ghét.

Câu “thấy điều thiện hoan hỷ thay cho người” là nói tu tập tùy hỷ công đức. Hơn nữa còn phải hết lòng hết sức giúp đỡ hỗ trợ cho việc thành tựu thiện hạnh. Thân cung kính, miệng tán dương, ý vui mừng, tài vật cúng dường, đó là hỗ trợ thành tựu thiện hạnh, công đức cũng bằng như người làm thiện hạnh ấy. Ví như công năng lợi ích của cái đồng hồ là ở nơi cây kim chỉ giờ, nhưng tất cả những linh kiện làm thành cái đồng hồ đều góp phần tạo ra công năng lợi ích đó. Làm điều thiện cho người, thành tựu điều tốt đẹp cho người, công đức cũng như vậy không khác, vì sao chúng ta lại không chịu làm?

Đức Phật lại dạy rằng: “Người nào có thể nghiêm trì giới luật thì đức hạnh cảm động đến chư thiên, được các vị thần minh tôn trọng.” Giống như trường hợp ngài Luật sư Đạo Tuyên vào đời Đường, [đức hạnh] cảm động đến thái tử của Thiên Vương Bác-xoa theo làm thị vệ.

Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu có thể nghiêm trì đầy đủ giới luật thanh tịnh ắt sẽ được các đấng Như Lai đều ngợi khen xưng tán.” Cho nên, hết thảy quỷ thần đều tự nhiên cung kính theo bảo vệ, giúp đỡ người trì giới như vậy.

Phật lại dạy rằng: “Thà tự mình nhảy vào lửa dữ mà chết, hoặc để cho đao kiếm cắt xẻo mà chết, cũng không cho là khổ, mà phải hết sức cẩn thận không dám khởi tâm ganh ghét người hiền việc lành, vì tội lỗi đó thật không nhỏ.” Trong sách Thích môn tự kính lục có phần thứ tư là Đố hiền tật hóa, kể lại chi tiết những trường hợp báo ứng, quý vị có thể tham khảo.

1.2. Bổn phận của thầy dạy

Phần này có ba ý. Thứ nhất là hỏi đáp về việc thầy la mắng đệ tử. Thứ hai, dạy học trò phải theo quy phạm chân chánh, không gây sự oán hận tranh kiện. Thứ ba là răn dạy cả thầy và học trò chớ nên phỉ báng.

1.2.1. Hỏi đáp về việc thầy la mắng đệ tử

Kinh văn

阿難復白佛言:為人師者,為可得呵遏弟子,不從道理,以 有小過,遂之 成大,可無罪不?佛言:不可不可,師弟子義,義感自然,當相訊厚,視彼如己。

A-nan phục bạch Phật ngôn: Vi nhân sư giả, vi khả đắc ha át đệ tử, bất tùng đạo lý, dĩ hữu tiểu quá toại chi thành đại, khả vô tội phủ? Phật ngôn: Bất khả bất khả, sư đệ tử nghĩa, nghĩa cảm tự nhiên, đương tương tấn hậu, thị bỉ như kỷ.

Dịch nghĩa

Ngài A-nan lại bạch Phật: “Làm thầy có thể la mắng đệ tử không dựa theo đạo lý, từ lỗi nhỏ nhặt mà cho là lớn, như thế mà lại không có tội được chăng?” Phật dạy: “Không thể được, không thể được. Nghĩa thầy trò là tự nhiên đồng cảm, phải thường thăm hỏi quan tâm sâu sắc đến nhau, xem nhau như một.”

Đây là ý thứ nhất [của đoạn kinh này]. Vấn đề này được nêu ra thưa hỏi rất hay, đặc biệt là trong thời mạt pháp, trong xã hội hiện đại này, làm một vị thầy giỏi, tốt đẹp, thiện lương, sáng suốt, trong thực tế cũng không phải dễ dàng.

Nền giáo dục trong thời hiện đại so với thời xưa đã phổ cập hơn rất nhiều, trường lớp nhiều hơn, học sinh nhiều hơn, thầy dạy cũng nhiều hơn. Nhớ lại những trường học trong thời kháng chiến, toàn bộ cả học sinh và thầy dạy trong một trường học rất ít, không quá ngàn người. Một lớp học nhiều lắm cũng không quá ba, bốn mươi người, lớp nào ít thì chỉ khoảng mười mấy học sinh mà thôi, thầy dạy rất dễ dàng quan sát, chú ý đến học sinh, thầy trò thân thiết như cha con, suốt đời luôn nhớ đến nhau không lúc nào quên. Đến như việc thầy xử phạt học sinh không đúng tình đúng lý thì quả thật rất hiếm thấy.

Trong trường học hiện nay thì những sự việc như thế, hoặc từng nghe nói đến, cũng không thể xem là chuyện mới đây, bởi vì xa xưa đến ba ngàn năm trước mà trong việc dạy học đã thực sự phát sinh những chuyện như thế rồi, cho nên Tôn giả A-nan mới nêu ra để thưa hỏi Phật.

Ngài A-nan nói: Một người làm thầy dạy người khác, có thể nào tùy ý la mắng, quở trách, áp chế học trò mà không cần phải y theo đạo lý thích hợp hay chăng? Hoặc khi học trò phạm lỗi nhỏ nhặt lại cố ý nhấn mạnh thái quá thành lỗi lớn, người thầy như vậy có tội hay chăng?

Phật dạy: Không thể như vậy, không thể như vậy. Làm thầy không thể tùy tiện la mắng, quở trách, xử phạt học trò, cũng không thể đem lỗi nhỏ của học trò mà phóng đại thành lỗi lớn.

“Nghĩa thầy trò là tự nhiên đồng cảm” là ý nói tình nghĩa, ân đức giữa thầy trò với nhau phải hợp tính đức, thuận theo tự nhiên. Trong lúc gần gũi nhau, tình nghĩa, ơn đức giao cảm nhau như tình cốt nhục, cho nên phải thường thăm hỏi, quan tâm sâu sắc đến nhau. Học trò đối với thầy phải xem như cha mẹ, thầy đối với học trò phải thương yêu như con cái.

Đức Phật thường dạy chúng ta phải từ bi, thương yêu bảo vệ hết thảy chúng sinh. Làm bậc cha mẹ, thầy dạy, phải thường đem những kinh nghiệm thiếu sót trong đời mình, những điểm sai lầm, những lần thất bại, dạy dỗ truyền trao lại, nói rõ cho con cái, cho học trò được biết. Đó gọi là “xem theo vết xe đi trước, xe sau biết lỗi mà tránh”. Như vậy hy vọng thế hệ đi sau sẽ không bao giờ mắc phải những lỗi lầm như người đi trước, thì sự thành tựu của thế hệ đi sau mới có thể vượt hơn thế hệ đi trước, so với thế hệ trước càng được hạnh phúc hơn, mỹ mãn hơn, càng vĩ đại hơn. Như vậy mới thực sự là thương yêu bảo vệ con cái, học trò. Ngược lại, người làm con hay học trò cũng nhất định phải nhận biết rõ được ơn đức của bậc cha mẹ, thầy dạy.

1.2.2. Dạy học trò phải theo quy phạm chân chánh, không gây sự oán hận tranh kiện

Kinh văn

黜之 以 理,教之 以 道,己所不行,勿 施於人,弘崇禮律,不使怨訟。

Truất chi dĩ lí, giáo chi dĩ đạo, kỷ sở bất hành, vật thi ư nhân, hoằng sùng lễ luật, bất sử oán tụng.

Dịch nghĩa

Trách phạt phải theo lý, dạy bảo phải theo đạo, việc không tốt cho mình thì đừng làm cho người khác, tôn trọng rộng truyền lễ luật, không gây ra sự oán hận, tranh tụng.

Đây là ý thứ hai của đoạn kinh văn này, nói rõ việc thầy dạy dỗ học trò phải theo quy củ chính đáng, không để học trò phải ôm lòng oán hận.

“Trách phạt phải theo lý.” Khi học trò phạm phải lỗi lầm cần phải trách phạt, vị thầy có thể trách phạt nhưng tuyệt đối không được vì tức giận mà tùy tiện xử phạt một cách vô lý. Việc trách phạt phải dựa trên căn bản lòng thương yêu, chỉ vì mục đích muốn cho học trò biết lỗi để có thể sửa chữa, như vậy thì không gì tốt hơn.

“Dạy bảo phải theo đạo.” Con người sở dĩ khác với cầm thú chính là vì con người có thể hiểu biết sáng tỏ đạo lý. Lý hay chân lý, thiên lý, tính lý, hoặc lý tự nhiên, đều là đạo lớn mà xưa nay các bậc hiền thánh tuân theo. Nho gia gọi là ngũ luân, ngũ thường, bát đức, cố gắng giữ đạo thường, hết sức lo phận sự, ngăn điều tà vạy, giữ tâm chân thành; trong Phật pháp thì là năm giới, mười điều lành, hai môn học (định, tuệ), ba loại tuệ (văn, tư, tu), sáu ba-la-mật, nhất tâm, tâm ý sáng rõ thấy được tự tánh, vào pháp môn không phân biệt, đó là dạy dỗ theo đạo lớn.

Người có thể làm theo đạo lớn thì khi có phát minh khoa học kỹ thuật, tất nhiên đều có thể tạo phúc cho người đời, không chấp nhận chế tạo những thứ vũ khí giết người, hủy diệt thế giới, tạo vô biên tội nghiệp. Do vậy, con người nếu được giáo dục thì nhất định phải tiếp nhận một nền giáo dục dựa theo đạo làm người, dựa theo lẽ trời, một nền giáo dục song song tu dưỡng phúc đức và trí tuệ để có thể làm người tốt, làm việc tốt, lợi mình lợi người, lợi ích cho quốc gia, dân tộc.

“Việc không tốt với mình thì đừng làm cho người khác, tôn trọng rộng truyền lễ luật.” Nhà Nho gọi là lễ, nhà Phật gọi là luật, đó là sự thực hành triết học, là thực tiễn của đạo lớn, là sự hưởng thụ hạnh phúc chân thiện mỹ hóa, những điều mà chư Phật Bồ Tát, tất cả các bậc thánh triết đều hết sức tôn trọng rộng truyền khắp chốn. Trong quá khứ, Trung quốc từng được xưng tụng là nước có lễ nghĩa, cũng được khen là đất nước tôn trọng lễ luật, là khuôn mẫu mô phạm cho những nước khác. Xã hội nào tôn trọng rộng truyền lễ luật thì nhất định đó là một xã hội thực sự an hòa lợi lạc.

“Lễ luật” là sự giáo dục đức hạnh, là sự giáo dục căn bản. Nhớ lại trong quá khứ, nền giáo dục cho trẻ còn thơ dại chỉ dạy những việc rảy nước quét sân, chào khách, tụng đọc thuộc lòng. Nhà Phật [dạy người mới học] tất phải qua 5 năm học giới, tụng kinh luận, phụng sự các bậc trưởng thượng. Như vậy đều là tu học căn bản lễ luật. Nền tảng căn bản ấy được sâu vững rồi thì lợi lạc hưởng suốt đời không hết, chẳng phải là phát đạt lắm sao? Khi nhân duyên đầy đủ, tiến tới có thể làm lợi ích hạnh phúc cho quốc gia, xã hội; có thể vì các bậc Nho tông, Phật tổ mà giáo hóa chúng sinh, tâm được an ổn, lý lẽ nhận hiểu rõ ràng, làm sao có chuyện bất bình hờn oán? Khổng tử nói: “Người khác không biết [đến mình] mà không hờn oán, chẳng phải là bậc quân tử đó sao?” Học vấn đạt đến mức này thì gọi là đã được đạo.

Huống chi, lễ luật là nền tảng căn bản ban đầu của đạo lớn, lễ phải hòa hợp, luật phải nghiêm minh, trong việc giáo dục cũng phải khoan hòa nghiêm cẩn thì mới đạt được đến mức “Học được rồi thường mang ra ứng dụng, chẳng phải vui lắm sao?”

1.2.3. Răn dạy cả thầy và trò đều chớ nên phỉ báng

Kinh văn

弟子亦爾,二義真誠,師當如師,弟子當如弟子,勿相誹謗,含毒致怨,以小成大,還自燒身。

Đệ tử diệc nhĩ, nhị nghĩa chân thành, sư đương như sư, đệ tử đương như đệ tử, vật tương phỉ báng, hàm độc trí oán, dĩ tiểu thành đại, hoàn tự thiêu thân.

Dịch nghĩa

Người học trò cũng phải như vậy. Tình nghĩa đôi bên đều chân thành, thầy cho ra thầy, trò cho ra trò, đừng chê bai phỉ báng lẫn nhau, ngậm độc gây oán, biến nhỏ thành lớn, rốt lại là tự thiêu thân mình.

Đây là ý thứ ba trong đoạn kinh văn này, đức Phật răn nhắc khuyên dạy cả đôi bên thầy và trò đều không nên chê bai phỉ báng lẫn nhau.

“Người học trò cũng phải như vậy.” Câu này nói kẻ làm học trò cũng phải tuân theo lễ luật, tôn sư trọng đạo, thầy và trò đều giữ nghĩa chân thành, thầy ra thầy, trò ra trò, mỗi người đều phải giữ theo bổn phận của mình, muôn ngàn lần cũng không được chê bai phỉ báng lẫn nhau.

“Ngậm độc gây oán” là nói người làm học trò ôm lòng xấu ác đối đãi với bậc thầy thiện lương hoặc người có đạo đức.

“Biến nhỏ thành lớn” là nói người làm thầy tuyệt đối không thể vì học trò phạm lỗi nhỏ nhặt mà tô vẽ khuyếch đại cho thành tội lớn lao.

Nếu như thầy trò đều có ý xấu ác với nhau, kết quả chịu tai hại chính là bản thân mình. Đức Phật dạy “rốt lại là tự thiêu thân mình”.

Người xưa nói: “Xem bạn hữu của một người thì biết được về người ấy, xem người thầy thì biết được về học trò, xem học trò thì biết được về người thầy.” Điều này nhất định là có ý nghĩa. Lại có câu: “Thường nói chuyện thị phi thì tự mình thành người thị phi.” Tiên sinh Dương Minh nói: “Bạn bè giao du với nhau, thường thấy chỗ không đúng của chính mình thì tự nhiên âm thầm chuyển hóa được chỗ không đúng của người.” Trong phương pháp học tập, trước tiên phải tìm cho ra chỗ không đúng của mình, như vậy mới có thể tiến bộ được nhiều.

1.3. Quả báo tội lỗi của đệ tử phản bội thầy

Kinh văn

為人弟子當孝順於善師,慎莫舉惡意向師。惡意向師是惡意向佛、向法、向比丘僧、向父母無異,天所不覆,地所不載。

Vi nhân đệ tử đương hiếu thuận ư thiện sư, thận mạc cử ác ý hướng sư. Ác ý hướng sư thị ác ý hướng Phật, hướng pháp, hướng tỳ-kheo tăng, hướng phụ mẫu vô dị, thiên sở bất phú, địa sở bất tải.

Dịch nghĩa

Làm người học trò phải hiếu thuận với thầy, cẩn thận không được khởi tâm xấu ác đối với thầy. Khởi tâm xấu ác đối với thầy cũng giống như khởi tâm xấu ác đối với Phật, đối với pháp, đối với tỳ-kheo tăng, đối với cha mẹ không khác. Đây là tội lỗi mà trời đất chẳng dung tha.

Đoạn kinh văn này là tổng kết lời đáp của Phật về bổn phận dạy dỗ của thầy, nói rõ quả báo tội lỗi của những kẻ phản thầy trái đạo.

Bậc cổ đức dạy rằng: “Quy y Phật không đọa địa ngục, quy y Pháp không đọa ngạ quỷ, quy y Tăng không đọa súc sinh.” Vì sao vậy? Vì Phật là bậc Vô thượng Y Vương, Pháp là thuốc hay trừ bệnh, Tăng là những bậc tri thức đạo đức, hết thảy đều là những mảnh ruộng phước chân thật thanh tịnh, trái nghịch là tà vạy, thuận theo là chân chính. Nếu muốn đắc đạo, phải y theo lời Phật. Trái lời Phật mà đắc đạo là điều vô lý.

Phật dạy: “Hết thảy chúng sinh, nếu không quy y Tam bảo thì muôn kiếp phải đọa trong ba đường ác.”

Lục Tổ Đại Sư Huệ Năng nói: “Phật là giác ngộ, Pháp là chân chính, Tăng là thanh tịnh. Quy y với giác ngộ là bậc phước tuệ đầy đủ, Quy y với chân chánh là bậc lìa xa các dục. Quy y với thanh tịnh là bậc cao quý trong chúng hội.”

Lại nói: “Từ nay về sau, tôn bậc giác ngộ làm thầy, tà mê chẳng sanh, ít ham muốn, biết đủ, có thể lìa bỏ của cải, sắc dục, gọi là Lưỡng túc Tôn. Tự tâm quy y chân chánh, mỗi niệm chẳng có tà kiến. Chẳng có tà kiến, nên chẳng chấp việc có ta, có người, không cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là Ly Dục Tôn. Tự tâm quy y thanh tịnh, hết thảy cảnh giới trần lao ái dục đều không vướng nhiễm, gọi là bậc cao quý trong đại chúng. Nếu tu theo hạnh này tức là tự quy y, lấy tự tính Tam bảo thường tự chứng minh.”

Lại nói: “Kẻ phàm phu chẳng hiểu, ngày đêm thọ Tam quy Ngũ giới. Nếu nói quy y Phật, hỏi Phật ở đâu? Nếu chẳng thấy Phật thì nương vào đâu mà quy? Nói vậy thành ra hư vọng. Các vị thiện tri thức! Mỗi người nên tự suy xét, đừng dụng tâm sai lầm. Trong kinh nói rõ là ‘tự quy y Phật’, chẳng nói ‘quy y với Phật nào khác’. Phật nơi tự tâm mình chẳng quy y thì không còn có chỗ nào khác để nương dựa. Nay đã tự tỉnh ngộ, mọi người nên quy y với Tam bảo nơi tự tâm mình. Trong thì điều phục tâm tánh, ngoài thì kính trọng người khác, đó chính là tự quy y.”

Định nghĩa về Tam bảo, cũng như ý nghĩa thế nào gọi là quy y, trong Đàn kinh Lục Tổ Đại Sư đã vì chúng ta nói ra thật rõ ràng minh bạch và tường tận như vậy, để giúp chúng ta tin sâu lời Phật đúng thật không dối lừa.

Thân mạng của chúng ta có được từ cha mẹ, tuệ mạng của chúng ta có được từ thầy. Cho nên, học trò phải đem tâm hiếu thuận với cha mẹ mà hiếu thuận với thầy, phải hết sức chú tâm thận trọng, không được khởi tâm xấu ác đối với thầy. Nếu thật khởi tâm xấu ác đối với thầy thì cũng giống như khởi tâm xấu ác đối với Phật, Pháp, Tăng, đối với cha mẹ, hoàn toàn không khác, ắt bị quỷ thần ghét bỏ, trời đất chẳng dung tha.

Trong phần Đức Phật trả lời câu hỏi về bổn phận của thầy và học trò, kinh văn đến đây là hết phần thứ nhất.

2. Sự hành trì của thầy và trò

Đoạn này có hai ý chính. Thứ nhất là nói về sự xấu ác phát triển mạnh trong thời mạt thế. Thứ hai là nói về những gì nên làm.

2.1. Sự xấu ác phát triển mạnh trong thời mạt thế

Phần này có ba ý. Thứ nhất là nói bốn việc xấu ác của người đời. Thứ hai là nói những tỳ-kheo gây tổn hại đến người khác. Thứ ba là nói những tỳ-kheo gây tổn hại cho chính mình.

2.1.1. Bốn việc xấu ác của người đời

Kinh văn

觀末世人,諸惡人輩,不忠、不孝,無有仁義,不順人道。

Quán mạt thế nhân, chư ác nhân bối, bất trung, bất hiếu, vô hữu nhân nghĩa, bất thuận nhân đạo.

Dịch nghĩa

Quán sát người trong đời mạt thế, những kẻ xấu ác là bất trung, bất hiếu, không có nhân nghĩa, trái đạo làm người.

Phần kinh văn này dài, nay chúng ta chia ra thành ba đoạn nhỏ để xem xét. Câu kinh này là phần thứ nhất.

Về bổn phận của thầy và trò, tuy đã nói qua, nhưng ngày nay gặp đời mạt thế (sau khi đức Phật nhập diệt hơn 2.000 năm thì gọi là thời mạt pháp), phong tục người đời ngày một kém hơn, lễ nhạc băng hoại, đạo thầy trò dần dần suy thoái, cho nên [đức Phật] mới thương cảm mà nói ra câu này. Chúng ta hiện nay cách Phật đã lâu xa đến 3.007 năm rồi, trước mắt nhìn thấy thực trạng phong tục bại hoại suy đồi, Phật giáo suy vi, thấy đủ mọi loại quả báo hành nghiệp của chúng sinh, hết thảy đều đúng như trong kinh đã nói, không sai lệch chút nào. Có thể thấy rằng, từ cách đây hơn 3.000 năm, đức Phật đã quan sát thấy một cách chính xác, rõ ràng minh bạch như xem những đường chỉ trong lòng bàn tay.

Trước hết nói về những người xấu ác trong đời mạt thế. Tiếp theo bên dưới kể ra bốn loại người xấu ác trong đời.

Bất trung

Đất nước lấy người dân làm gốc, người lãnh đạo là bậc đứng đầu, cho nên phải tận trung là điều trước nhất. Tận trung với nước nhà, với người lãnh đạo đất nước, với công việc, trách nhiệm của mình.

Nếu không tận trung, đó là điều xấu ác thứ nhất.

Bất hiếu

Trong nhà có cha mẹ là trên hết, cho nên phải hết lòng hiếu thảo là điều trước tiên. Trong Giới kinh, Phật dạy rằng: “Nếu có người trong một trăm năm, đặt cha trên vai bên phải, đặt mẹ trên vai bên trái, cứ như thế mà chăm lo cả đến những khi cha mẹ đại tiểu tiện, lại cung phụng đầy đủ tất cả những món ngon vật lạ, y phục quý hiếm trên đời, như vậy cũng chưa báo đáp được một phần rất nhỏ trong công ơn cha mẹ. Từ nay về sau ta khuyên dạy các tỳ-kheo suốt đời phải hết lòng chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ. Nếu không phụng dưỡng cha mẹ là phạm vào tội nặng.”

Cho nên, người làm con đối với cha mẹ mà bất hiếu là điều xấu ác thứ hai.

Bất nhân bất nghĩa

Đây là nói về việc ứng xử trong xã hội, phải xem đại chúng hết thảy mọi người là trên hết. Cho nên, điều trước tiên là phải giữ lòng nhân, phải làm việc nghĩa. Giữ lòng nhân là khởi tâm từ bi với tất cả, làm việc nghĩa là luôn xử sự hợp tình hợp lý. Trong xã hội, nếu trong khi đối đãi với người, thực hiện công việc mà không có lòng nhân, không làm việc nghĩa thì đó là điều xấu ác thứ ba.

Trái đạo làm người

Về đạo làm người, nhà Nho nói đến mười điều nghĩa trong năm mối quan hệ như sau: (1) cha mẹ phải nhân từ, (2) con cái phải hiếu thảo, (3) anh chị phải hiền lương, (4) người làm em phải kính thuận, (5) chồng phải giữ tình nghĩa thủy chung, (6) vợ phải thuận hòa, (7) người trên phải chăm lo kẻ dưới, (8) kẻ dưới phải vâng lời người trên, (9) người lãnh đạo phải nhân đức, (10) kẻ thuộc cấp phải trung thành.

Trong nhà Phật vâng theo năm giới, thực hành mười điều lành, đều là đạo làm người. Sách Tả truyện nói: “Người bỏ mất đạo thường thì yêu ma phát triển.” Kinh Lăng Nghiêm cũng dạy: “Phạm vào các giới căn bản thì yêu ma quỷ quái phát triển mạnh trong đời.”

Cho nên, đánh mất đạo thường [của nhà Nho], phạm vào các giới căn bản [của nhà Phật], đều là trái nghịch đạo làm người, chính là điều xấu ác thứ tư.

Trong đời mạt pháp, bốn hạng người xấu ác như trên rất nhiều. Hơn thế nữa, còn có nhiều người xuất gia ở trong cửa Phật mà cũng sống không đúng theo Chánh pháp, [như sẽ trình bày trong phần tiếp theo đây].

2.1.2. Tỳ-kheo gây tổn hại đến người khác

Kinh văn

魔世比丘,四數之中,但念他惡,不自止惡。嫉賢妬善,更相沮壞。不念行善,強梁嫉賢。既不能為,復毀敗人。斷絕道意,令不得行。

Ma thế tỳ-kheo, tứ số chi trung, đãn niệm tha ác, bất tự chỉ ác. Tật hiền đố thiện, cánh tương trở hoại. Bất niệm hành thiện, cường lương tật hiền. Ký bất năng vi, phục hủy bại nhân. Đoạn tuyệt đạo ý, linh bất đắc hành.

Dịch nghĩa

Tỳ-kheo đời ma thịnh, sống trong bốn chúng, chỉ nghĩ đến việc ác của người khác, không tự ngăn việc ác của chính mình. Ganh tỵ người hiền, ghét ghen việc thiện, tìm cách ngăn trở phá hoại nhau. Không nghĩ làm điều thiện, hung hăng ganh ghét người hiền. Tự mình đã không làm được, lại ngăn trở phá hoại người khác. Ngăn dứt ý đạo, khiến cho không thể tu hành.

Trong đoạn này, đây là ý thứ hai, đức Phật nói về việc các tỳ-kheo trong đời mạt thế không sống đúng như Chánh pháp.

Nói “đời ma thịnh” hoàn toàn không mang ý niệm về thời gian, chỉ nói chung lúc trong đời có nhiều người xấu ác, gọi là đời ma thịnh, rõ ràng như trong kinh Lăng Nghiêm, quyển thứ sáu có nói.

“Tỳ-kheo trong đời ma thịnh” là chỉ vào thời đạo đức suy đồi, lòng người băng hoại, bọn yêu ma cũng đã lấn lướt chen vào đến tận trong cửa Phật thanh tịnh, giả hiện hình tướng như người xuất gia nắm giữ Phật pháp, nhưng thật ra là phá hoại đạo Phật. Đó gọi là “sư tử trùng thực sư tử nhục” (con sâu sinh ra trong thân sư tử rồi ăn thịt của chính con sư tử ấy).

“Bốn chúng” ở đây là chỉ bốn chúng xuất gia: tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, sa-di và sa-di ni.

“Chỉ nghĩ đến việc ác của người khác, không tự ngăn việc ác của chính mình.” Nghĩa là chỉ nhìn thấy người khác làm việc xấu ác, còn hết thảy những điều xấu ác, lầm lỗi của bản thân mình đều không biết tự ngăn dừng, không biết phản tỉnh, ví như có gặp bạn lành khuyên răn cũng không biết quay đầu, tự cho mình là người trong bốn chúng [xuất gia].

Kinh văn nói: “Ganh tỵ người hiền, ghét ghen việc thiện, tìm cách ngăn trở phá hoại nhau.” Câu này nói về việc ganh ghét, ngăn trở việc thiện. Người hiền là chỉ người đạo đức, hiền thiện, chân chánh tu hành, tự mình làm lành cảm hóa người khác, bọn tà ma nhìn thấy nhất định sinh tâm ganh ghét. Việc thiện là nói hết thảy những việc lành, việc tốt. Người khác làm việc lành, việc tốt là lợi ích cho đại chúng, bọn tà ma thấy vậy nhất định sẽ tìm cách ngăn cản, phá hoại.

Những kẻ xấu này chỉ nghĩ riêng cho mình, chỉ biết vơ vét vun vén lợi ích riêng tư, hoàn toàn không có những ý niệm hiền thiện làm lợi ích cho người khác. Cho nên Phật nói là: “Không nghĩ làm điều thiện, hung hăng ganh ghét người hiền.”

“Làm điều thiện” là chỉ chung cho mười điều lành, sáu ba-la-mật, muôn hạnh lành. “Hung hăng” là chỉ đến hành vi ngang ngược hung bạo, bất kể đạo lý, tự tung tự tác dựa vào sức mạnh. Lão tử nói: “Kẻ hung hăng bạo ngược sẽ phải chết đột ngột không biết lúc nào.”

Hai chữ “tật hiền” (ghét người hiền) được liên tục lặp lại trong kinh văn để nhắc nhở cảnh tỉnh, đủ thấy đây là điều hết sức xấu ác.

“Tự mình đã không làm được, lại ngăn trở phá hoại người khác.” Câu kinh này muốn nói đến bổn phận của người xuất gia là rộng truyền Chánh pháp, làm lợi ích chúng sinh, nay tự bản thân mình đã không làm được việc hoằng pháp lợi sinh nhưng không biết xấu hổ, ngược lại còn phá hoại công việc hoằng pháp của người khác, như vậy chẳng phải tiêu diệt Chánh pháp thì là gì?

“Ngăn dứt ý đạo, khiến cho không thể tu hành.” Câu kinh này nói việc những tỳ-kheo trong thời mạt thế, đóng kín cửa vào đạo khiến cho chúng sinh mãi mãi chìm trong biển khổ. Loại tỳ-kheo này là đều là ma quân giả vào cửa Phật, muốn phá hoại Phật pháp, không cách gì ngăn chặn, phòng ngừa được chúng. Những kẻ thế tục làm hại giáo pháp cũng rất nhiều, cho nên người Phật tử không thể không hộ trì bảo vệ Chánh pháp. Bảo vệ Chánh pháp ắt phải có trí tuệ, phương tiện khéo léo. Câu này là nói việc phá hoại, ngăn trở người tu hành chân chính.

Phần trên là nói qua việc tỳ-kheo [xấu ác] gây tổn hại đến người khác.

2.1.3. Tỳ-kheo gây tổn hại cho chính mình

Kinh văn

貪欲務俗,多求利業。積財自喪,厚財賤道。死墮惡趣,大泥犁中,餓鬼、畜生。

Tham dục vụ tục, đa cầu lợi nghiệp. Tích tài tự táng, hậu tài tiện đạo. Tử đọa ác thú, đại nê-lê trung, ngạ quỷ, súc sinh.

Dịch nghĩa

Nhiều tham dục chạy theo thế tục, tham cầu lợi dưỡng. Tích chứa tiền của tự chôn mình, xem trọng tiền tài, coi khinh đạo pháp. Chết đọa vào đường ác, vào đại địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

Câu này nói đến những tỳ-kheo trong đời xấu ác, tham cầu lợi dưỡng.

Xuất gia [là thoát ra khỏi nhà], trong Phật pháp nói có ba loại nhà [để thoát ra]. Thứ nhất là quyến thuộc thân tộc, cũng tức là ruộng đất nhà cửa (xuất thế tục gia). Thứ hai là năm món dục lạc, cũng tức là sáu trần cảnh (xuất ngũ uẩn gia). Thứ ba là sáu nẻo luân hồi, cũng tức là ba cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới (xuất tam giới gia).

“Xuất” là xuất ly, tức là ra khỏi, lìa thoát. Đại sư Liên Trì chia ra bốn hạng người [tại gia, xuất gia].

Thứ nhất là hạng người hoàn toàn tại gia, tức là những người sống đời thế tục, thân tâm đều ở nhà, không hề có ý thoát ly hoàn cảnh.

Thứ hai là hạng người tại gia sống đời xuất gia. Những người này tuy thân vẫn sống đời thế tục nhưng tâm thường trong đạo. Các vị Đại Bồ Tát đa số hiện thân trưởng giả, cư sĩ, khéo léo hóa độ chúng sinh, đều thuộc về hạng này.

Thứ ba là hạng người xuất gia sống đời tại gia. Những người này tuy thân mang hình tướng người xuất gia nhưng tâm đắm chìm trong danh lợi, không khác người thế tục, như trong câu kinh này nói đến, là người tham đắm năm món dục, chuyên cầu chuyện thế tục, tham cầu những chuyện tự tư tự lợi. Đối với những việc tự thân mình không được lợi lộc thì dù hữu ích cho chúng sinh họ cũng không chịu làm. Cho nên nói rằng, hạng người này tuy hình tướng là vị tỳ-kheo thọ giới nghiêm túc nhưng thật ra họ chỉ là người thế tục, không phải đệ tử Phật.

Thứ tư là hạng người xuất gia sống đời xuất gia. Những người này không vướng nhiễm tham dục trần cảnh, luôn để tâm vào Ba môn học [giới, định, tuệ], Ba loại trí tuệ [văn, tư, tu], chí cầu đạt đến nhất tâm, kiến tánh, tinh tấn không thối chuyển, là đệ tử chân chánh của Phật.

Chúng ta xem tiếp kinh văn: “Tích chứa tiền của tự chôn mình, xem trọng tiền tài, coi khinh đạo pháp.”

Từ hai câu kinh này mới thấy được đức Phật đối với những tỳ-kheo thời mạt thế thật hết sức thương xót mà quở trách cũng thật nặng nề. Tích chứa tiền của tức là tự chôn mình, tự giết mình. Tục ngữ có câu: “Một nhà no ấm ngàn nhà oán hờn.” Chuyện ở đời còn không thể được, huống chi là người đệ tử Phật xuất gia. Như vậy chẳng những là không rõ đạo lý mà đối với ý nghĩa nhân quả báo ứng cũng không nhận hiểu rõ ràng. Một chút đạo tâm như giọt sương mong manh đã sớm bị mấy tờ giấy bạc che lấp mất, thật đáng thương thay, đau đớn thay!

Xem trọng tiền tài ắt phải coi khinh đạo nghiệp. Năm trước, tôi giảng kinh tại Hương Cảng, có vị tỳ-kheo trẻ tìm đến xin học giảng kinh, hỏi tôi rằng người tu hành [giảng kinh] cần phải có những điều kiện gì? Tôi nói với vị ấy rằng: “Thứ nhất, phải có quyết tâm không cầu danh lợi. Thứ hai, không sợ chết vì đói rét. Thứ ba, tám ngọn gió đời không lay động. (Tám ngọn gió đời là: lợi lộc, suy thoái, hủy báng, khen ngợi, xưng tán, chê trách,khổ sở, vui sướng.) Không oán trời trách người.”

Nếu có thể hội đủ ba điều kiện đó, ắt có thể học đạo, giảng kinh. Nếu không thể sống nghèo vui đạo, làm sao có thể thành tựu được? Thế nhưng, thực sự có thể buông xả tiền của, danh lợi, giàu sang danh vọng, tu học Phật pháp, liệu có được mấy người? Nếu không thật lòng thương yêu người đời, từ bi với hết thảy muôn loài thì không thể làm được.

Cho nên, thực sự là người đệ tử Phật thì phải biết tôn sư trọng đạo, xem nhẹ tiền tài, giàu sang phú quý chỉ như đám mây trôi nổi mà thôi. Nếu không như vậy, ắt sẽ như lời Phật dạy: “Chết đọa vào đường ác, vào đại địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.” Câu này kết luận về quả báo đọa trong ba đường ác. Những kẻ xấu ác trong đời, những tỳ-kheo đời ma ác, nên biết rằng tạo nghiệp ác rất dễ dàng nhưng quả báo xấu ác trong ba đường ác nhất định không tránh được, chỉ cần là người có chút sáng suốt thấy biết, chắc chắn sẽ không chịu làm những chuyện ngu muội như vậy.

Hai chữ “đường ác” là chỉ chung cả ba đường ác: [địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh]. “Nê-lê” là phiên âm Phạn ngữ, nghĩa là địa ngục Vô gián, là chốn địa ngục khổ sở nhất, phải chịu khổ nhiều kiếp dài lâu, muốn thoát ra cũng không có lúc thoát được. Muốn biết rõ sự thật, mời xem đầy đủ trong kinh Địa Tạng.

Kinh văn đến đây là giảng xong trọn vẹn về “sự xấu ác phát triển mạnh trong thời mạt thế”.

2.2. Những gì nên làm

Đoạn này có hai ý chính. Thứ nhất, nói về việc báo ơn Phật. Thứ hai, nói việc thay đổi những tập khí xấu ác.

2.2.1. Báo ơn Phật

Kinh văn

未當有此,於世 何 求?念報佛恩,當持經戒,相率以 道。道不可不學,經不可不讀,善不可不行。行善布德,濟神離苦,超出生死。

Vị đương hữu thử, ư thế hà cầu? Niệm báo Phật ân, đương trì kinh giới, tương suất dĩ đạo. Đạo bất khả bất học, kinh bất khả bất độc, thiện bất khả bất hành. Hành thiện bố đức, tế thần ly khổ, siêu xuất sinh tử.

Dịch nghĩa

Đã không nên phạm vào những điều như trên, vậy phải hướng đến những điều gì trong đời này? Phải luôn nghĩ nhớ báo đáp ơn Phật. Nên trì tụng kinh văn, nghiêm trì giới luật, cùng thúc đẩy nhau noi theo đó mà tu hành. Đạo pháp nhất định phải học, kinh điển nhất định phải đọc, việc thiện nhất định phải làm. Rộng làm điều thiện, ban bố đức lành, tánh thức xa lìa khổ não, vượt thoát ngoài vòng sinh tử.

“Đã không nên phạm vào những điều như trên, vậy phải hướng đến những điều gì trong đời này? Phải luôn nghĩ nhớ báo đáp ơn Phật.” Câu kinh này là nói việc người đã phát tâm xuất gia, không được làm những việc thế tục như vừa nói trên, đã không được làm những việc xấu ác, lại phải buông bỏ hết thảy năm món dục, với mọi điều danh lợi, vậy thì rốt lại người đệ tử xuất gia phải hướng đến những điều gì, nên làm những gì trong cuộc đời này?

Đức Phật dạy chúng ta rằng: Phải luôn nhớ nghĩ đến việc báo đáp ơn Phật. Công phu tụng niệm hằng ngày trong cửa Phật có bài kệ hồi hướng vẫn luôn được tụng đọc sớm chiều không quên: “Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ.” (Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường.) [Trong nội dung này có hai điều.] Thứ nhất, nghĩ nhớ đến chúng sinh đang khổ não, Phật lấy tất cả chúng sinh làm tâm niệm. Thứ hai, việc báo ân chỉ duy nhất có một cách là phải tự cứu độ mình và hóa độ người khác, thuận theo tâm Phật. Trong ân đức của Phật đã bao hàm cả ơn cha mẹ, ơn sư trưởng, ơn đất nước cùng với ơn trợ giúp của hết thảy chúng sinh. [Đối với người xuất gia,] trừ ra những ơn này còn có ơn các vị thí chủ hộ pháp. Muốn cầu chứng đắc quả Phật, ắt phải khởi đầu từ tâm niệm báo ân. Trong tâm đã có sự nghĩ tưởng, ắt sẽ biểu hiện ra hành vi, tự mình thực hành, cảm hóa người khác, cùng tu tập đạo, nghiên cứu kinh điển, thực hành thiện hạnh, những việc như thế đều là báo ân, cứu khổ.

Kinh văn nói: “Nên trì tụng kinh văn, nghiêm trì giới luật, cùng thúc đẩy nhau noi theo đó mà tu hành.” Kinh luận chính là tiêu chí, chuẩn mực để ấn chứng chỗ thấy biết đúng đắn. Giới luật là chỗ căn cứ phải dựa vào để tu sửa hành vi. Người tu hành nhất định phải thấu hiểu nghĩa kinh, nghiêm trì giới luật, dứt việc ác, làm việc thiện. Phiền não dứt hết thì tự nhiên chứng đạo.

Muốn thoát lìa [sinh tử] tất nhiên phải cầu được đạo. Đạo tuy ghi chép [trong kinh điển] bằng văn tự, nhưng việc cầu đạo phải do nơi sự tu hành. Hạnh nguyện trong tâm nếu được giống như chư Phật, Bồ Tát, trước hết tự mình sẽ được lợi lạc, sau đó có thể làm lợi lạc cho người khác. Đại chúng cùng thúc đẩy nhau, chỉ bảo cho nhau cùng tu tập.

“Đạo pháp nhất định phải học, kinh điển nhất định phải đọc, việc thiện nhất định phải làm.” Đạo pháp là phương pháp tu hành, là căn cứ lý luận phải dựa vào để tu tập phá trừ si mê, mở ra giác ngộ, lìa khổ được vui. Cho nên nhất định phải học. Toàn bộ kho tàng quý giá không gì sánh bằng này được ghi chép trọn vẹn, đầy đủ trong kinh điển. Cho nên, kinh điển nhất định phải đọc qua. Nhờ đọc kinh điển mới có thể khai mở hiển bày trí tuệ chân thật vốn có trong bản tính của chúng ta, giúp chúng ta có thể nhận biết rõ ràng tướng trạng chân thật của nhân sinh vũ trụ. Chúng ta cần phải có trí tuệ nhận biết rõ được về nhân sinh vũ trụ một cách đầy đủ, chính xác, trọn vẹn thì mới có thể khởi sinh thiện hạnh.

Việc thiện nhất định phải tu tập. Tu thiện là bồi đắp, tích lũy phước đức. Tu tập song song cả phước đức và trí tuệ, trong pháp thế gian gọi đó là thực hành chân thật, hiền thiện, tốt đẹp, trí tuệ, là mục tiêu hạnh phúc nhất trong đời người. Trong kinh điển tôn xưng Phật là đấng “lưỡng túc tôn”, hàm ý là ngài có đủ phước đức và trí tuệ, cả hai đều đạt đến mức trọn vẹn đầy đủ, là bậc tôn quý được hết thảy đại chúng trong hai cõi trời, người đều tôn sùng kính ngưỡng.

Trong câu kinh này có ba phần, giảng nói về phương thức tự tu học. Phần thứ nhất “đạo pháp nhất định phải học” ví như việc đi trên con đường. Phần thứ hai “kinh điển nhất định phải đọc” ví như nhận biết nẻo đường phải đi. Phần thứ ba “việc thiện nhất định phải làm” ví như việc chọn lựa phương tiện xe cộ thích hợp để đi trên đường, phải chọn được loại phương tiện tốt nhất thì mới có thể nhanh chóng đạt đến mục tiêu, đạt được cảnh giới hạnh phúc mỹ mãn.

Ba phần trong câu kinh này cực kỳ quan trọng thiết yếu. Nếu như đi ngược lại thì tự nhiên rơi vào chỗ tu hành mù quáng, [như người suốt ngày] nói chuyện ăn [mà chẳng thể no], đếm châu báu [cho người khác mà tự mình vẫn nghèo khó]. Quả báo như vậy dù không nói ra cũng có thể biết được.

Câu tiếp theo “rộng làm điều thiện, ban bố đức lành” là nói những người cứu độ, làm lợi lạc người khác, hóa độ chúng sinh nhất định phải là người có thiện hạnh cao trổi, có đại phước đức. Do đó chư Phật, Bồ Tát rộng tu sáu pháp ba-la-mật và bốn nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự), bốn tâm vô lượng (từ, bi, hỷ, xả), ban bố giúp đỡ chúng sinh, khiến chúng sinh cảm tạ ân đức nên dễ dàng nghe theo lời dạy bảo.

“Ban bố đức lành” là nói vị Bồ Tát cũng đồng thời dùng oai đức lớn lao cảm hóa chúng sinh. Chúng sinh kính ngưỡng đức độ, biết rằng Phật pháp nhất định phải trong chỗ cung kính mà tìm cầu, dễ thành pháp khí. Do ở chỗ này, chúng ta thấy được phương tiện đại bi của chư Phật, Bồ Tát, tự mình thị hiện nỗ lực thực hành để qua đó cảm hóa chúng sinh.

“Tánh thức xa lìa khổ não, vượt thoát ngoài vòng sinh tử.” Câu kinh này là tổng kết lại công đức của việc nghĩ nhớ và báo đáp ơn Phật. Kinh văn dùng chữ “thần” là chỉ thần thức, tánh thức, người đời thường gọi là “linh hồn”. Từ vô thủy đến nay, xoay vòng tạo nghiệp rồi nhận chịu quả báo trong luân hồi sinh tử, khổ não không thể nói hết, chỉ nhờ nơi Phật pháp mới có thể giúp cho tánh thức của chúng ta được giải thoát, siêu thoát vượt ngoài ba cõi, thực sự đạt đến cảnh giới không còn sinh diệt.

Đến đây chúng ta đã giảng xong ý thứ nhất nói về việc báo ơn Phật, trong phần kinh văn giảng về “những gì nên làm”.

2.2.2. Thay đổi tập khí xấu ác

Kinh văn

見賢勿慢,見善勿謗,不以小過證入大罪,違法失理,其罪莫大,罪福有證,可不慎也。

Kiến hiền vật mạn, kiến thiện vật báng. Bất dĩ tiểu quá chứng nhập đại tội, vi pháp thất lý, kỳ tội mạc đại. Tội phúc hữu chứng, khả bất thận dã.

Dịch nghĩa

Thấy người hiền thiện chớ xem thường, thấy việc tốt lành đừng báng bổ. Không đem lỗi nhỏ cho là tội lớn, trái đạo pháp, đánh mất lý lẽ, tội ấy không gì lớn hơn. Tội lỗi hay phúc đức đều có báo ứng rõ ràng, sao có thể không thận trọng?

Đoạn kinh văn này, đức Phật dạy chúng ta sửa đổi, dứt bỏ những tập khí xấu ác cũ, thay đổi từ trong tâm mình. Trong phần trước đã nói, người học Phật tu đạo không thể không thận trọng với sự tập nhiễm [thói xấu]. Kinh văn phần này nêu đủ bốn vấn đề.

Thứ nhất, không được khinh thường những người hiền thiện, “thấy người hiền thiện chớ xem thường”. Trước đây, nếu có khi nào ta nhìn thấy người hiền đức rồi tự nghĩ mình không được như người ấy, trong lòng không khỏi khởi sinh sự ganh ghét, đố kỵ, khinh chê, xem người ấy như kẻ oán thù, như vậy chính là làm tăng thêm tâm lý bệnh hoạn, tinh thần không được lành mạnh, không được bình thường. Đức Phật dạy chúng ta nếu có thì phải sửa đổi lỗi lầm ấy từ trong tâm, từ nay về sau khi gặp người hiền thiện, gặp bậc thầy tốt, nhất định phải cung kính, cúng dường, phụng sự, cùng góp sức hỗ trợ vị ấy hoằng pháp lợi sinh. Đời nhà Đường có Pháp sư Ấn Tông là một tấm gương tốt về việc này để chúng ta noi theo.

[Pháp Bảo] Đàn Kinh chép lại rằng: “Đại sư Huệ Năng từ sau khi đắc pháp với Tổ Hoàng Mai, lánh nạn đến vùng Tào Khê, nhưng không bao lâu lại bị kẻ xấu tìm theo đến. Đại sư lại phải lánh đến huyện Tứ Hội, cùng sống chung trong một nhóm thợ săn, trải qua đến 15 năm. Một hôm nọ, ngài tự xét thấy cơ duyên hoằng pháp lợi sinh đã chín mùi, cần phải đi ra hoằng pháp báo ơn, không thể cứ ẩn náu suốt đời. Nghĩ vậy, Đại sư liền rời bỏ nhóm thợ săn ra đi, đến chùa Pháp Tính ở Quảng Châu, vừa gặp lúc Pháp sư Ấn Tông tại chùa này đang thuyết giảng kinh Niết-bàn. Bấy giờ, có cơn gió thổi qua lay động tấm phướn, một vị tăng ở đó liền nói: “Gió động.” Một vị tăng khác cãi lại, nói rằng: “Phướn động.” Hai người tranh cãi qua lại với nhau không dứt. Đại sư Huệ Năng chứng kiến sự việc, liền nói với họ: “Không phải gió động, cũng chẳng phải phướn động, là tâm các ông động.” Khi ấy, đại chúng quanh nghe qua câu nói của Đại sư Huệ Năng thì hết sức kinh ngạc. Pháp sư Ấn Tông liền lập tức thỉnh ngài lên tòa ngồi, thưa thỉnh ý nghĩa uyên áo trong Phật pháp.

Pháp sư Ấn Tông thấy Đại sư Huệ Năng nói ra lời nào cũng đơn giản mà đúng lý, không bị trói buộc nơi văn tự, liền nói: “Hành giả nhất định không phải kẻ tầm thường.” Lúc bấy giờ ngài Huệ Năng vẫn còn mang hình tướng cư sĩ tại gia, nên Pháp sư mới gọi ngài là “hành giả”. Khi ấy, Pháp sư Ấn Tông dùng lễ đệ tử đối với thầy mà thưa thỉnh những lời chỉ dạy của Tổ Hoàng Mai.

Lục Tổ [Đại sư Huệ Năng] nói: “Chỉ dạy tức là không, thầy chỉ nói việc thấy tánh, không bàn đến thiền định, giải thoát.” Pháp sư Ấn Tông thưa hỏi: “Vì sao không bàn đến thiền định, giải thoát?” Lục Tổ nói: “Bởi vì thiền định, giải thoát là hai pháp phân biệt, không phải Phật pháp. Phật pháp là pháp chẳng phân hai, không phân biệt.”

Tại chỗ này, chúng ta phải đặc biệt lưu ý đến chỗ tu tập, truyền thụ, dạy bảo của Lục Tổ đều là pháp thượng thượng nhất thừa, chỉ thẳng tâm người, sáng rõ tâm ý, thấy được tự tánh, cho nên gọi là “chỉ nói việc thấy tánh”, rằng “Phật pháp là pháp chẳng phân hai, không phân biệt”. Người mới học Phật nhất định không được hiểu sai ý nghĩa này vì tai hại rất lớn. Cho nên trước hết phải giảng nói thật rõ ràng ý nghĩa này.

Lục Tổ lại nói: “Phàm phu thấy có hai, người trí thấu hiểu tánh ấy không phải hai, tánh không hai ấy chính là tánh Phật.”

Pháp sư Ấn Tông nghe xong chắp tay hoan hỷ, liền vì ngài Huệ Năng làm lễ xuống tóc xuất gia, rồi nguyện thờ ngài Huệ Năng làm thầy. Lục Tổ nhờ có sự hộ trì giúp đỡ của Pháp sư Ấn Tông mới có được cơ duyên khai sáng pháp môn Đông Sơn, rộng độ chúng sinh.

Pháp sư Ấn Tông gặp Lục Tổ, lúc ấy đang là thân phận của một bậc Đại Pháp sư tiền bối, thế mà lại chấp nhận thờ một người chỉ vừa mới xuống tóc xuất gia như Đại sư Huệ Năng làm thầy, quả thật nếu không phải người đã hoàn toàn dứt trừ ngã mạn thì không thể nào làm được. Biết tôn kính người hiền đức, tôn trọng đạo pháp, quên thân mình vì người khác, quả thật không phải kẻ tầm thường có thể theo kịp được. Như vậy thì công đức thành tựu của Lục Tổ cũng chính là công đức thành tựu của Pháp sư Ấn Tông.

Pháp sư Ấn Tông đối với ngài Lục Tổ, rất giống như trường hợp Bảo Thúc Nha đối với Quản Trọng. Do đó có thể thấy rằng, dù là pháp thế gian hay xuất thế gian, muốn lập thành công lớn, dựng sự nghiệp lớn, làm lợi lạc cứu vớt thiên hạ đời sau, hết thảy đều cần phải có nhân duyên trợ giúp lớn lao, đó gọi là cơ duyên thành thục.

Câu kinh tiếp theo nêu vấn đề thứ hai: “Thấy việc tốt lành đừng báng bổ.” Đây là dạy chúng ta không được gây trở ngại cho người khác khi họ làm điều tốt lành, hiền thiện. Nói chung khi thấy có người làm việc hiền thiện, việc tốt lành, bất kể người đó là ai, cho dù là người xấu ác, cho dù là kẻ oán thù đối nghịch với ta, chỉ cần người ấy có thể làm điều hiền thiện, cho dù là điều thiện nhỏ nhặt, cũng nên ngợi khen xưng tán, cũng đáng để xưng tụng tuyên dương, vì đó chính là cơ hội tốt nhất để làm cho người khác từ bỏ việc ác, hướng về điều thiện, sửa đổi lỗi lầm.

Có lỗi mà biết sửa lỗi, quay đầu là bờ, thật không gì tốt hơn. Tiên sinh Viên Liễu Phàm đời Minh [kể ra 10 điều tốt đẹp là]: “(1) Làm điều thiện cho người khác, (2) giữ lòng yêu kính, (3) thành tựu điều tốt đẹp cho người, (4) khuyên người khác làm thiện, (5) cứu người khi nguy cấp, (6) khởi xướng, xây dựng những việc lợi ích lớn lao cho cộng đồng, (7) bỏ tiền của làm việc tạo phước, (8) hộ trì Chánh pháp, (9) kính trọng các bậc trưởng thượng, những người hiền thiện, (10) thương yêu quý tiếc mạng sống muôn loài.” [Và nói rằng:] “Người nào có thể tự mình thực hành mười điều trên rồi khuyên dạy người khác làm theo, ắt là có được đầy đủ muôn đức hạnh.”

Cho nên, làm điều thiện cho người, thành tựu điều tốt đẹp cho người, khuyên người làm điều thiện, đó là những việc thiện hàng đầu trong thế gian. Theo đó mà nhìn ngược lại thì việc gây trở ngại cho việc làm thiện của người khác, đặc biệt là ngăn trở người xấu ác quay lại hướng thiện, đương nhiên cũng chính là việc ác hàng đầu trong thế gian. Chuyện xấu ác thì muôn ngàn lần không thể bắt tay làm, đó mới thực sự là hạnh Bồ Tát có đầy đủ đại trí tuệ, đại từ đại bi.

Kinh văn nói: “Không đem lỗi nhỏ cho là tội lớn.” Câu này là nêu vấn đề thứ ba, lỗi nhỏ không kết thành tội lớn. Người làm bậc thầy, đối với học trò phải như mẹ hiền đối với con đẻ, theo đúng lý đúng pháp mà dạy dỗ, vì quốc gia dân tộc, vì chúng sinh khắp thế giới mà hết lòng chú tâm bồi đắp nuôi dưỡng những mầm non của thế hệ tiếp theo, đâu có lẽ nào lại không hết lòng hết sức? Vậy cho nên ơn thầy mới lớn hơn ơn cha mẹ. Nếu vì học trò phạm lỗi nhỏ nhặt mà tùy tiện kết thành tội lớn, theo đó trừng phạt, khiến người học trò phải ôm hận trong lòng, như thế là tàn phá hủy hoại thế hệ tiếp theo chứ không phải là bồi đắp nuôi dưỡng. Báo ứng của việc này như thế nào trước đây đã nói rõ, không cần phải nhắc lại rườm rà.

Vấn đề thứ tư là: “Trái đạo pháp, đánh mất lý lẽ, tội ấy không gì lớn hơn. Tội lỗi hay phúc đức đều có báo ứng rõ ràng, sao có thể không thận trọng?”

Mấy câu kinh này là đức Phật dạy chúng ta phải hết sức thận trọng đối với nhân quả. Đặc biệt là đối với kẻ làm thầy người khác, làm bậc hòa thượng. Người Ấn Độ thời xưa gọi “hòa thượng” là để chỉ bậc thầy đích thân dạy dỗ chúng ta. Nếu không phải người đích thân dạy dỗ ta thì không gọi là hòa thượng. Cho nên, hòa thượng là danh xưng để gọi vị thầy dùng hành vi của tự thân mình để dạy dỗ chúng ta. Do đó có thể thấy rằng, bậc hòa thượng là người dùng hành vi của tự thân mình để dạy dỗ chúng sinh, là bậc thầy thân giáo. Nếu vị thầy như thế lại tự thân mình không theo đúng pháp đúng lý, chính là trái nghịch với chân lý mà chư Phật đã chứng nhập - tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh, tâm từ bi, là lẽ thấy tánh “nhất tâm bất nhị” - cũng là không thể khế hợp căn cơ.

Nói cách khác, như vậy là chỗ học hỏi thành ra vô dụng, vì chỗ học hỏi không phù hợp với sự tu tập trước mắt, tức là hiện tại không được phần lợi ích. Sự giáo dục mà không được phần lợi ích thì hết thảy đều là trái đạo pháp, mất lý lẽ. Chúng ta đều biết, chùa chiền tự viện chính là những cơ sở giáo dục của Phật giáo. Vị trụ trì tự viện cũng chính là bậc thầy thân giáo của chúng sinh trong một vùng. Vị ấy gánh vác sứ mệnh thiêng liêng truyền bá đạo pháp, mở rộng đạo pháp, dạy bảo đại chúng trong một vùng tu học theo đạo pháp, chính là chỗ y cứ nương theo cho pháp thân tuệ mạng của tất cả chúng sinh trong vùng. Cho nên đại chúng trong vùng mới tôn xưng là hòa thượng, là bậc thầy thân giáo. Nếu vị thầy ấy dạy dỗ không đúng pháp, không đúng lý, đó quả thật là tội lỗi rất lớn.

Người xưa nói rằng: “Làm điều bất thiện rõ ràng thì bị người trừng phạt. Làm điều bất thiện ám muội không ai biết thì quỷ thần trừng phạt.” Lại nói rằng: “Thầy thuốc kém cỏi hại mạng người, sau khi chết đọa mười tám tầng địa ngục; bậc thầy kém cỏi dạy điều sai lầm cho con em người khác, sau khi chết đọa mười chín tầng địa ngục.” Huống chi là bậc nắm giữ Thánh giáo, làm thầy hai cõi trời người, y theo giáo pháp, y theo lý lẽ dạy bảo trong một vùng, công đức thực sự không thể nghĩ bàn. Sự thật ghi chép trong kinh luận, sách sử có thể chứng thực những điều tội phúc [báo ứng], nên phải hết sức thận trọng.

Đến đây là giảng xong phần thứ ba nói về bổn phận của thầy và đệ tử.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 8 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Sen búp dâng đời


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.190.156.155 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (54 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...