Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Học đạo trong đời »» Người Phật tử và năm giới »»

Học đạo trong đời
»» Người Phật tử và năm giới

(Lượt xem: 3.403)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Học đạo trong đời - Người Phật tử và năm giới

Font chữ:


Diễn đọc: Văn Tuấn

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đối với hầu hết mọi người Phật tử, ngay sau khi quy y với vị thầy bổn sư đều sẽ được truyền thọ năm giới. Nghi thức truyền giới này có hai ý nghĩa. Thứ nhất, bằng vào nghi thức này, vị thầy bổn sư với tư cách đại diện cho Tam bảo (Phật, Pháp và Tăng-già) chính thức truyền dạy cho đệ tử về năm giới và cho phép người ấy được thọ trì, giữ theo năm giới ấy với tư cách một Phật tử, kể từ lúc thọ nhận cho đến suốt cuộc đời. Thứ hai, thông qua nghi thức này, người đệ tử khi chấp nhận sự truyền thọ nghĩa là đã chính thức cam kết sẽ tự nguyện sống theo năm giới, tự mình gìn giữ suốt đời không phạm vào năm giới ấy.

Với hai ý nghĩa trên, điều quan trọng trước tiên là vị thầy phải có sự giảng giải đủ cho người đệ tử hiểu rõ một cách thấu đáo về năm giới, để người ấy có thể tự mình xác định những hành vi ứng xử nào là phạm giới và những hành vi ứng xử nào là không phạm giới. Trong một tổ chức, chúng ta không thể tuân theo nội quy nếu chưa hiểu được nội quy của tổ chức ấy quy định những gì. Cũng vậy, chúng ta không thể giữ theo năm giới một cách trọn vẹn nếu không thấu hiểu được ý nghĩa của năm giới. Và sự thấu hiểu đó có được là nhờ sự giảng giải của vị thầy truyền giới, bởi hơn ai hết, vị ấy có đủ tư cách và hiểu biết để giảng giải cũng như có trách nhiệm phải giảng giải đầy đủ cho người đệ tử đã quy y và xin thọ giới với mình.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay thì dường như những điều nói trên chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ. Có những buổi lễ quy y và truyền giới hàng loạt cho rất nhiều giới tử (đệ tử xin thọ giới), và hình thức tổ chức chủ yếu nặng về nghi lễ khiến cho người thọ giới hầu như không tiếp nhận được sự hiểu biết gì nhiều. Và cũng vì số lượng đệ tử quá đông, nên sau đó vị thầy cũng thường không thể dành nhiều thời gian dẫn dắt hoặc chỉ dẫn cho đệ tử đủ để giúp người ấy hiểu rõ về ý nghĩa của năm giới mà mình đã thọ nhận cũng như cam kết sẽ giữ theo suốt đời.

Một số người trong quý vị có thể sẽ đặt câu hỏi, năm giới thì có gì phức tạp mà không hiểu thấu? Chỉ cần chú ý một chút là có thể thuộc lòng ngay, bởi có thể gói gọn tất cả vỏn vẹn trong năm chữ: sát, đạo, dâm,vọng, tửu. Chỉ cần nhớ được năm chữ này thì suy rộng ra là nhớ hết được năm giới, thật quá đơn giản!

Nhưng sự thật không phải vậy. Thuộc lòng năm giới và sống theo năm giới, nghĩa là có thể giữ gìn không phạm giới, là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Nếu quý vị không thấu hiểu về năm giới, sẽ có những lúc trong cuộc sống quý vị vô tình phạm vào giới luật nhưng lại tự mình không hề hay biết. Và trường hợp này được xem là phạm giới vì si mê, thiếu trí tuệ. Một người giữ giới mà si mê như thế thì không thể nhận được lợi ích lớn lao do việc giữ giới mang lại. Vì thế, cho dù giữ giới suốt đời mà theo cách thiếu hiểu biết này thì cũng giống như chưa từng giữ giới. Ngược lại, việc giữ giới đúng nghĩa sẽ từng ngày giúp ta kiểm soát được thân tâm, tiến dần đến sự an định, và nhờ đó giúp làm nảy sinh trí tuệ giải thoát. Đó mới chính là ý nghĩa và lợi lạc của sự giữ giới.

Hãy lấy như giới đầu tiên trong năm giới, được gói gọn trong một chữ “sát”. Giới này trước đây trong Hán ngữ được dịch là “bất sát”, nói ngắn gọn là “không giết hại”, vốn chuyển dịch từ khái niệm “ahiṃsā” trong Phạn ngữ, có nghĩa chính xác là “bất hại”, không làm hại.

Người Phật tử thông thường khi thọ nhận giới này thường nghĩ đơn giản rằng nếu không tự tay giết chết bất kỳ sinh mạng nào thì xem như đã giữ tròn được giới. Tuy nhiên, khái niệm “bất hại” rộng hơn rất nhiều, cho dù chúng ta chưa giết chết một chúng sinh, nhưng chỉ cần nói hay làm điều gì gây tổn hại đến đời sống của chúng sinh ấy cũng đã là phạm giới. Do không hiểu thấu ý nghĩa này, một số người có thể phạm giới mà không tự biết, bởi họ cho rằng chỉ cần kiềm chế không đi đến mức giết chết sinh mạng là sẽ không phạm giới. Hiểu và giữ giới theo cách đó thì không thể nuôi lớn tâm từ bi, vì người giữ giới không hề dẹp bỏ được sân hận, và cũng không giúp thân tâm an định, vì tuy không giết chết nhưng vẫn tìm mọi cách gây tổn hại cho chúng sinh thì làm sao có thể an định được?

Người Phật tử hiểu thấu được ý nghĩa của giới này thì tự nhiên mọi ý tưởng, lời nói và việc làm ngay lập tức được kiểm soát, không khởi lên bất kỳ ý tưởng nào gây tổn hại đến chúng sinh khác; không nói ra bất kỳ lời nói nào gây tổn hại đến chúng sinh khác; và cũng không thực hiện bất kỳ hành vi nào gây tổn hại đến chúng sinh khác. Làm được như thế thì thân tâm tự nhiên được đưa vào vòng kiểm soát, không còn loạn động hướng ra bên ngoài để gây tổn hại đến muôn loài. Nhờ đó mà đạt được sự an định. Lại cũng nhờ việc thường xuyên quán chiếu, giữ gìn không gây tổn hại đến chúng sinh nên tâm từ bi sẵn có được nuôi dưỡng ngày càng lớn thêm, tự nhiên khởi sinh sự cảm thông và thương xót đối với mọi nỗi khổ đau của muôn loài. Đó chính là công năng lợi lạc của giới. Nếu người giữ giới mà không hiểu và không cảm nhận được những điều này thì rõ ràng việc giữ giới chưa đúng hướng và chưa mang lại hiệu quả.

Khi hiểu được thực trạng như trên chúng ta mới hiểu được thực tế là vì sao có đến hơn 80% (hoặc có thể nhiều hơn nữa) những người Phật tử đã thọ Tam quy, Ngũ giới rồi mà vẫn không ăn chay. Đơn giản vì họ cho rằng chỉ cần không tự tay cắt cổ gà, vịt... là được rồi, còn việc đợi người khác giết, mổ, nấu nướng... xong dọn lên bàn cho mình ăn thì không hề phạm giới! Than ôi, nếu nghĩ như thế thì có khác gì vị quan tòa né tránh trách nhiệm khi tuyên án, cho rằng việc hành hình chỉ do bọn lính canh thực hiện mà thôi! Ngày nào mà người Phật tử còn hiểu và giữ giới theo cách như thế thì chúng ta không thể mong đợi lời di huấn của đức Thế Tôn là “lấy giới làm thầy” có thể được thực hiện một cách đúng nghĩa. Bởi việc giữ giới theo cách không hiểu giới thì chỉ là hình thức chứ không thể có được những công năng chuyển hóa mà giới luật thực sự mang lại.

Người Phật tử giữ giới phải trên tinh thần quán chiếu sâu vào ý nghĩa của giới, không gây tổn hại đến sự sống của mọi loài chúng sinh, thì tự nhiên sẽ dần dần thấu hiểu được giá trị quý báu không gì thay thế được của mọi sinh mạng. Tài sản, vật chất dù lớn lao đến đâu, nếu mất đi chúng ta cũng đều có thể gây dựng lại được, nhưng bất kỳ sinh mạng nào một khi đã chấm dứt rồi thì không có cách gì để khôi phục lại được cả, cho dù đó chỉ là một con sâu nhỏ hay loài giun dế cỏn con.

Vì vậy, mọi sinh mạng đều quý giá như nhau. Chúng ta không thể chỉ biết quý trọng sinh mạng con người và xem thường sinh mạng của muôn loài chúng sinh khác. Điều đó hoàn toàn đi ngược lại với giáo lý từ bi của đức Phật. Do đó, một khi đã cam kết thọ trì giới luật thì chúng ta cần thiết phải hiểu rõ một cách đúng thật ý nghĩa của giới, cho dù ngày nay ta chưa thực hiện được trọn vẹn thì cũng biết được rằng mình cần phải cố gắng quán chiếu và tu tập nhiều hơn nữa, để hướng đến một ngày mai có thể giữ được trọn vẹn theo đúng lời Phật dạy. Ngược lại, nếu chúng ta hài lòng với những gì trong hiện tại chỉ vì thiếu hiểu biết, thì sẽ chẳng bao giờ ta có thể thay đổi được chính mình để trở thành một người hoàn thiện hơn. Làm người tốt hơn còn chưa được thì nói gì đến việc nhận lời thọ ký của đức Thế Tôn để làm một “vị Phật sẽ thành” trong tương lai?

Giữ giới là bước đi đầu tiên trên con đường tu tập, là viên gạch nền tảng để xây dựng ngôi nhà giải thoát. Nếu ngay từ bước đi đầu tiên đã sai lệch, ngay từ viên gạch nền tảng đã không chắc chắn, thì chúng ta làm sao có thể hy vọng một tương lai tốt đẹp viên mãn? Mong sao mỗi người Phật tử đều có thể luôn tự xét mình, tự học hỏi quán chiếu để thấy được những ý nghĩa sâu xa trong việc thọ trì năm giới mà không xem đó là những khái niệm tầm thường, đơn giản, để rồi trải qua nhiều năm tháng giữ giới nhưng tự thân lại chẳng nhận được lợi ích gì. Quý vị có thể tìm đọc ý nghĩa chi tiết của năm giới trong sách Về Mái Chùa Xưa đã xuất bản từ năm 2003. Sách cũng có dạng âm thanh, có thể tải về miễn phí từ website www.rongmotamhon.net.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.225.149.32 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...