Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Dưới bóng đa chùa Viên Giác »» Làm nhang - Học tập »»

Dưới bóng đa chùa Viên Giác
»» Làm nhang - Học tập

(Lượt xem: 3.798)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Dưới bóng đa chùa Viên Giác - Làm nhang - Học tập

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Chúng tôi phải làm nhang để bác Thông mang ra chợ bán, lấy tiền nuôi Tăng chúng. Cách làm nhang không đơn giản chút nào. Đầu tiên, người ta phải nhúng tăm nhang vào mực màu đỏ, sau đó đem phơi cho khô. Tiếp theo là nhồi bột và xe nhang. Khó nhất là cách nhồi bột. Bột xe nhang gồm có bột cưa, bột dẻo, bột trầm, đôi khi có bột bời lời nữa. Tất cả nhồi chung với nước, sau đó cho bột dẻo vào. Tùy theo hôm đó muốn làm bao nhiêu ngàn cây, cho bột vào nhồi cho đủ số lượng dự tính ấy. Nếu nước nhiều quá, bột sẽ loãng, nước ít quá bột sẽ cứng, khó xe thành cây nhang. Điểm chính của việc xe nhang thành hay không thành chỉ là ở giai đoạn này. Như xe nhanh, hay cây nhang tròn trịa v.v... do khéo tay chứ không phải làm cho cây nhang thơm hơn. Thường thường, người nhồi bột phải chuyên môn. Nếu không, mọi công đoạn sau sẽ hỏng. Thuở ấy, tôi nhớ không lầm thì chỉ có chú Vinh và Cô Năm là chuyên lo vấn đề nhồi bột. Còn chúng điệu chúng tôi chỉ lo xe nhang mà thôi. Chú Vinh bây giờ sau hơn 40 năm, trở thành Thượng Tọa Thích Hạnh Hoa trụ trì Tổ Đình Phước Lâm, kế thế Cố Hòa Thượng Thích Như Vạn, Thầy của Thầy Hạnh Tuấn. Hòa Thượng viên tịch vào năm 1977.

Bàn xe nhang nhỏ như bàn ngồi học. Mỗi người ngồi một bàn. Trên đó có một ít bột khô để khi cây nhang được lăn tròn rồi, thấm bột khô chà qua một lần nữa, để khi đem đi phơi không bị dính. Tay mặt cầm một bàn chà nhỏ như cái bay, tay trái thì cầm cây tăm nhang đã nhuộm chân màu đỏ rồi. Một tay đưa cây tăm vào cục bột đã được nhồi, trong khi đó tay mặt phải lanh lẹ lấy cái bàn chà ấy xén một ít bột rồi đưa vào cây tăm, đoạn xe tròn vài ba lần và một dây bột dài sẽ bám theo cây nhang. Như vậy một cây nhang đã xong. Sau đó đem phơi nắng chừng 24 tiếng đồng hồ, có thể vô bao, có nhãn hiệu sẵn, hoặc để nhang trần như thế cho bác Thông mang vào chợ Hội An bán.

Ngày ấy chúng tôi hay làm vào thứ Bảy và Chủ Nhật. Ai không làm nhang thì đi đẩy gạch hay phụ hồ, hoặc lo công việc lặt vặt phụ cho các thợ làm chùa. Người nào xe nhang giỏi mỗi ngày có thể xe đến 10 ngàn cây. Nhất là chú Vinh, người nhỏ thó nhưng lúc nào cũng nhanh nhẹn, xứng với vóc dáng của chú. Nói cười, đùa giỡn, nghịch ngợm không ai bằng. Trên đầu còn để một chỏm tóc dài, miệng hơi móm. Mỗi lần nói ra câu nào là bọn chúng tôi cười rộ lên câu ấy. Có lẽ Thầy Trụ Trì cưng chú nhất chùa. Tuy chú nghịch ngợm nhưng rất dễ thương và rất ít bị phạt. Người bị phạt nhiều nhất là một chú tên Bạn. Không biết bây giờ chú ấy ra sao rồi, nhưng lúc ấy chú này lì số một, chịu đòn dai và hầu như không khóc khi bị đánh hay bị phạt.

Hầu như chúng tôi không có niềm vui của tuổi thơ. Với lứa tuổi 15, 17 ấy, nếu ở ngoài đời hẳn phải đi bắn chim, bắt cá, đánh đu, đánh đáo sau khi đi học về. Còn chúng tôi chỉ biết buổi sáng từ chùa đạp xe đến trường, trưa đạp xe về lại chùa, sau đó dùng trưa và nghỉ trưa một lát rồi buổi chiều thì học bài hoặc học Kinh. Tiếp theo đi công phu chiều. Buổi tối, sau bữa cơm đạm bạc chúng tôi thỉnh Đại Hồng Chung, nói ngắn là hô chung rồi đi Tịnh Độ. Sau này tôi được phân chia công việc làm thị giả cho Thầy, khỏi phải làm những chuyện khác. Tuy nhiên, có nhiều lúc muốn học bài mà không học được, vì lúc ấy phải hầu Thầy. Do vậy mà lòng cảm thấy buồn, nhưng không dám thưa. Ở đây phải mở ngoặc ra để nói về việc giáo dục ở trong chùa thuở bấy giờ một chút. Người đệ tử xem vị Thầy hơn cả một vị Thần và bất cứ chuyện gì cũng chỉ có “Dạ, Mô Phật, con xin vâng” chứ hầu như không có một việc gì được nói là “Con không thích” hoặc “con không có thời giờ” v.v... Cách giáo dục ấy không phải giáo dục mà là một sự áp đặt. Ai chịu nổi thì theo, ai không chịu nổi thì thôi. Đơn giản như thế.

Chế độ ăn uống rất cực. Thuở ấy, mỗi sáng ăn cơm chiên đi học, trưa dùng cơm và chiều dùng cháo hoặc cơm nguội. Đồ ăn chỉ có rau cải ngoài vườn hái vào và nếu chùa có đi chợ thì chỉ mua một ít đậu hủ và một số đồ cần thiết cho chùa mà thôi. Chúng tôi mỗi tháng ăn đậu hủ được một lần và mỗi tuần ăn xì dầu được hai lần, mỗi ngày chỉ dùng nước tương là chính, chấm với rau luộc. Hết rau lang luộc đến rau lang chiên, hết chiên tới xào, quanh đi quẩn lại cũng chừng ấy, đổi qua trộn lại cũng bấy nhiêu. Ngày lại tháng qua cũng tương với đậu và đậu với tương. Những thứ này đã nuôi tuổi thơ của chúng tôi lớn lên trong chùa từ thuở ấy.

Người ta làm tương bằng cách dùng cơm rang lên, đa phần cơm cháy hay cơm không dùng được nữa, để lâu ngày cho lên mốc rồi hòa chung với đậu nành sau khi đã luộc và cũng để cho lên mốc. Trộn hai thứ ấy lại cho vào lu. Sau đó nấu nước muối đổ vào. Thông thường những ghè tương như thế để càng lâu càng ngon. Những người trong nhà bếp có nhiệm vụ săn sóc coi ngó chum tương, đôi khi giữa lúc trời nắng như thiêu như đốt, chú Thị Việt tức Hòa Thượng Hạnh Thiền bây giờ, cầm một cây đũa bếp thật lớn, đi đến từng lu tương một mở nắp ra rồi dùng đũa bếp khuấy nhiều lần, đảo lộn lớp dưới lên lớp trên cho đều. Nếu hủ nào chú thấy dùng được, cho những người nhà bếp biết và đại chúng dùng chum tương đó. Nước tương đầu chỉ để dành cho Thầy Trụ Trì, kể cả tương hột đi kèm. Còn chúng điệu trong chùa chúng tôi chỉ dùng nước tương thứ hai, nhưng thật sự ra đó là loại nước có màu và mặn chát. Sau khi múc nước hai rồi, người có trách nhiệm nấu nước muối khác đổ vào và đậy lại. Một thời gian sau khi xác tương đậu nành vữa ra lần nữa, đại chúng được dùng lần thứ hai, thứ ba v.v...

Ăn uống như thế mà chú nào cũng lớn như thổi, chẳng thấy chú nào đau ốm hay vàng vọt gì cả. Có lẽ chư Phật và chư Tổ nuôi lớn chúng tôi trong khung cảnh Thiền môn như thế, chứ chẳng có phép lạ nào có thể làm cho thân thể của tuổi trẻ và ngay cả những người lớn tuổi trong chùa như bác Thông cũng phải ăn uống giống như chúng tôi thôi, được gọi là “tai qua nạn khỏi” như thế. Suốt hai năm ở Phước Lâm từ 1964 đến 1966 tôi chưa thấy chú nào bệnh hoạn bao giờ. Mặc dầu học hành, làm việc và công phu kinh kệ liên tục. Phải nói là “pháp Phật nhiệm mầu”.

Có một chuyện lạ, tôi chẳng bao giờ quên ở chùa Phước Lâm. Một hôm Thầy Trụ Trì đi vắng, dặn bọn chúng điệu chúng tôi phải đi công phu chiều, cúng cháo cho cô hồn cũng như tụng Mông Sơn Thí Thực. Cả bọn chúng tôi mừng vui, vì được có cơ hội chơi giỡn với nhau nhiều hơn. Nên cả mấy chú đều ngoéo tay với nhau là không đi công phu chiều. Nếu ai mà cho người khác biết chuyện này là không tốt. Ngay cả với Thầy Trụ Trì cũng phải giấu kín đi. Sau ba ngày, Thầy đi công chuyện về, chúng tôi vẫn tiếp tục những công việc như thường lệ. Nhưng sáng hôm sau, sau bữa ăn sáng Thầy hỏi tại bàn ăn rằng: “Tại sao ở nhà các chú không đi công phu chiều.” Chúng tôi nhìn nhau và nghi ngờ có chú nào đó thưa lại với Thầy và chẳng ai dám hở môi cả. Sau đó Thầy mới giải thích rằng: “Tối hôm qua Thầy nằm mơ thấy nhiều người mặc áo trắng vào chùa và than rằng đói quá, vì ba ngày liền các chú không đi công phu, không cúng cháo cho họ.” Chúng tôi nghe xong ai ai cũng nổi da gà. Vì lẽ chốn Tổ vốn linh thiêng hẳn không được đùa cợt và kể từ đó về sau không bao giờ chúng tôi dám bỏ buổi công phu chiều nào cả.



HỌC TẬP

Niên khóa 1964-1965, tôi và một số quý chú vẫn học ở trường Trung Học Diên Hồng. Bước sang niên khóa 1965-1966, chúng tôi học đệ lục cũng là sau một năm thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Tỉnh Quảng Nam. Giáo Hội quyết định thành lập Trường Trung Học Bồ Đề, dạy từ lớp đệ thất cho đến hết đệ nhị. Việc xây cất trường do Thầy Như Vạn trông coi. Thầy Như Huệ, Thầy Chơn Phát cùng Thầy tôi (Thích Long Trí) chạy bên ngoài để lo ngoại giao, tiếp sức. Chúng tôi, những học sinh đệ thất và đệ lục, năm ấy học tạm ở cái nhà bằng tranh vừa được dựng lên phía trước chùa Tỉnh Hội. Chúng tôi về lại đây giống như về lại nhà mình, nên tha hồ nghêu ngao trả bài và hãnh diện với bạn bè rằng Phật Giáo cũng có trường Trung Học rồi đó. Tôi nhớ lúc đó hình như Thầy Phạm Phú Hưu được mời làm Hiệu Trưởng, Thầy Võ Văn Mạo làm Giám Học và mấy niên khóa đầu Hòa Thượng Thích Chơn Phát làm Giám Học và sau đó là Hòa Thượng Thích Như Huệ. Còn hai Thầy lớn nữa, đó là Hòa Thượng Thích Trí Giác và Hòa Thượng Thích Trí Minh, nhưng quý Ngài ít xuất hiện. Vì lẽ tuổi quý Ngài lúc ấy cũng đã cao rồi.

Quý chú bây giờ có cơ hội tập họp lại với nhau để học trường Bồ Đề. Học cùng lớp với tôi có chú Như Phẩm và bây giờ là Hòa Thượng đang ở chùa Long Tuyền. Chú này bao giờ cũng học giỏi nhất lớp, đứng nhì là tôi.

Trong lớp có một nữ sinh là Nguyễn Thị Xuân Hương, nghe đâu sau này tốt nghiệp trường Dược trở thành Dược sĩ. Tôi và chú Chín tức Thầy Như Phẩm hứa cùng nhau rằng suốt các năm học và suốt trong các tháng đừng cho cô gái đứng lên trên mình. Thế là chúng tôi thay phiên nhau đứng nhất và đứng nhì, còn cô Xuân Hương lúc nào cũng về ba. Suốt từ đệ lục cho đến hết năm đệ tứ cũng vậy.

Sau này có năm người học giỏi nhất lớp, từ hạng nhất đến hạng năm được qua học đệ tam nơi trường Công Lập Trần Quý Cáp mà khỏi phải thi tuyển vào. Đứng nhất lúc ấy là chú Như Phẩm, đứng nhì là tôi, đứng ba là Dương Hứa Nguyên, đứng tư là Nguyễn Thị Xuân Hương và đứng năm là Phùng Rân.

Khi qua Trần Quý Cáp học đệ tam, chúng tôi lại chia ra ba nhóm, một nhóm gồm tôi, Dương Hứa Nguyên và Phùng Rân học chung lớp đệ tam ban A vào buổi chiều. Chú Như Phẩm học ban C và cô Xuân Hương học ban A buổi sáng. Thế là mỗi người mỗi nơi, nhưng chúng tôi vẫn là những học trò giỏi lúc nào cũng đứng đầu lớp, nên được quý Thầy Cô khen rất nhiều.

Cuối năm đệ tứ, niên khóa 1967-1968, tôi lãnh ba phần thưởng. Phần thưởng thứ nhất là phần thưởng học lực toàn trường, phần thưởng thứ hai là phần thưởng hạnh kiểm toàn trường và phần thưởng thứ ba là phần thưởng nhất lớp. Lẽ ra chú Như Phẩm phải hơn tôi, nhưng quý Thầy Cô cộng lại tất cả các môn và sau đó chia đều với nhau cũng như sự siêng năng không bỏ lớp và hạnh kiểm cũng như học lực mà tôi có kết quả như vậy. Cho đến bây giờ (2005) sau hơn 40 năm, những học bạ và những bảng danh dự thuở ấy, tôi vẫn còn giữ lại đây để làm kỷ niệm. Khi chết đi chẳng ai mang theo được gì, ngoài cái nghiệp của mình, nhưng ít ra tôi để lại cho đệ tử cũng như những đồ tôn của mình biết lúc đó Thầy, Sư Ông đã học như thế và tu như thế. Còn các con bây giờ thì sao – quá đầy đủ phương tiện mà chẳng lo tu học gì cả. Có nhiều người nghĩ rằng tôi “rung cây nhát khỉ”, nhưng không, đó là một bài học không lời, phải trải qua nhiều sự gian khổ như thế mới có được ngày hôm nay.

Trường Trung Học Bồ Đề Hội An của Giáo Hội Tỉnh Quảng Nam lập ra lúc bấy giờ được xây dựng trên vạt đất gần tháp Chàm cũ đã đổ vỡ, đối diện với chùa Tỉnh Hội lúc ấy. Nay gọi là chùa Pháp Bảo. Trường chiều dài độ 30m và chiều ngang độ 6 đến 8m. Có ba tầng và mỗi tầng độ 6 đến 8 lớp. Tuổi trẻ thấy cái gì cũng đồ sộ to lớn và chỉ biết đến lớp của mình cũng như văn phòng mà thôi, nên tôi vẫn thường được gọi là một “chú Tiểu rụt rè”. May nhờ học giỏi nên lũ bạn không quấy phá nhiều, nếu không hẳn tôi phải khổ với những Hùng, Nam Quế, Cường v.v...

Ngồi chung bàn với tôi là chú Năm tức Thị Điểm, sau 1975 ra đời và con cái thành danh, hình như cũng sắp có cháu nội cháu ngoại. Điểm và tôi thân nhau từ dạo ấy, mặc dầu Điểm ở chùa Tỉnh Hội, còn tôi ở chùa Phước Lâm và hết niên học giữa năm 1966, tôi về ở chùa Viên Giác với Thầy tôi. Chú Giải Trọng bây giờ là Hòa Thượng Thích Giải Trọng đang ở chùa Long Tuyền, Hội An, là một chú rất bình thường, học không giỏi nhưng rất chăm chỉ, cùng ở chung với chú Như Phẩm và chú Tuất, chú Hoàng tại chùa Long Tuyền, nơi mà mỗi năm vào mùa An Cư Kiết Hạ ba tháng từ sau lễ Phật Đản đến lễ Vu Lan, tôi có cơ hội học đạo với Hòa Thượng Chơn Phát và Thượng Tọa Thích Chánh Thiện lúc bấy giờ. Lớp tôi học có tất cả 10 chú và 30 học sinh nam nữ bình thường khác. Hình như trong lớp không có một cô Ni nào học cả. Phong trào cho Ni đi ra ngoài học lúc bấy giờ quý Sư Bà Như Hường và Sư Bà Diệu Hạnh vẫn chưa cho phép. Mãi về sau này mới có một số quý cô vào trường Bồ Đề học ở những niên khóa sau này.

Quý Thầy Cô dạy chúng tôi nhiều môn khác nhau và cho đến bây giờ tôi chỉ còn liên lạc được với một cô giáo dạy Vạn Vật cũ hiện ở Đức, đó là cô Huỳnh Thị Thúy Lan, vợ cũ của Đạo Hữu Nguyễn Hòa có bút hiệu là Phù Vân, hiện (2005) là Chủ bút Báo Viên Giác tại Đức.

Câu chuyện thật tình cờ mà cũng rất là vui. Một hôm tôi lên Hamburg để làm lễ và thuyết giảng cho đồng bào Phật Tử tại vùng Hamburg. Năm ấy có thể là năm 1983 hay 1984 gì đó. Lúc ấy chưa có chùa Sư Nữ Bảo Quang của Sư Bà Diệu Tâm. Sau khi làm lễ xong, Đạo Hữu Nguyễn Hòa đưa tôi ra bến xe lửa để về lại Hannover, tôi có hỏi Đạo Hữu ấy ngày xưa làm việc ở đâu, làm gì? Đạo Hữu bảo rằng làm Trưởng Ty Nông Lâm Súc ở Hội An và hỏi cô ở nhà thì được biết rằng dạy ở trường Trung Học Bồ Đề môn Vạn Vật tên là cô Lan. Tôi nhớ không rõ lắm là cô dạy Vạn Vật năm tôi học đệ tứ tại Bồ Đề niên khóa 1967-1968. Về lại chùa mở học bạ ra xem, đúng là tên cô vẫn còn trong học bạ và lời phê của cô của cuối năm ấy là: “Học hạnh kiêm toàn.” Tôi photocopy học bạ ấy gởi cho cô. Một mặt cô mừng, mặt khác thì cô bảo: “Ngày xưa Thầy là học trò của con, nhưng bây giờ con là Phật Tử của Thầy đó.” Quả thật cuộc đời có những cái bất ngờ như thế, ít ai ngờ được và tôi vẫn giữ niệm tri ân cô từ ấy đến nay.

Thuở ấy, Thầy Như Huệ làm Giám Đốc bị các giáo viên phàn nàn là tại sao tôi lãnh đến ba phần thưởng một lần, nhất là phần thưởng hạnh kiểm toàn trường. Vì quý Thầy Cô khác lý luận rằng là một người tu phải hạnh kiểm tốt rồi, hãy để phần thưởng ấy cho những học sinh khác. Thầy Như Huệ lý luận rằng nếu hạnh kiểm tốt mà học lực không giỏi cũng không được. Ngược lại học giỏi, không có hạnh kiểm cũng không cấp phần thưởng. Cuối cùng, chỉ có tôi được vinh dự ấy.

Sau đó, tôi vào Nam và đi du học ở Nhật, rồi qua Đức, bẵng đi một thời gian khá lâu không có liên lạc. Năm 1982 tôi nhận được thư của Thầy Như Huệ đang ở Nhật và được tàu Na Uy vớt tạm đưa về đó chờ ngày đi định cư. Thầy có bảo tôi bảo lãnh Thầy qua Đức, nhưng tôi thưa rằng ở Đức lạnh lắm, Na Uy còn lạnh hơn nữa, con thỉnh Thầy sang Úc ấm áp hơn. Sau khi Thầy đồng ý, tôi liên lạc với Hội Phật Giáo Nam Úc tại Adelaide do Đạo Hữu Nguyễn Văn Tươi làm Hội Trưởng. Thế là sau ba tháng Thầy được đến định cư tại Úc và đã ở Úc gần 30 năm rồi. Thầy xây dựng chùa Pháp Hoa, Hội Phật Giáo Nam Úc và hiện là Hòa Thượng Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. Năm nay (2005) Hòa Thượng đã 74 tuổi. Mỗi lần gặp Ngài, tôi đều đảnh lễ và xem như một vị Thầy mà mình đã mang nhiều ân nghĩa từ nơi quê hương yêu dấu của 40 năm về trước.

Sống tại Phước Lâm rất êm đềm trong hai năm, tôi chẳng những được hầu cận trách nhiệm Thị Giả cho Thầy Như Vạn mà còn được chúng thương mến. Vì lẽ tôi không thuộc vào danh sách những chú Tiểu cứng đầu, ngược lại rất dễ dạy và biết vâng lời người trên, lúc nào cũng chấp hành đúng mực.

Tôi không xem quý Thầy là Thánh, nhưng là người hướng dẫn tôi đi vào nẻo đạo. Đường đạo hay đường đời cũng có những việc trái ý nghịch lòng, do vậy tôi xin Thầy Như Vạn và đại chúng cho phép tôi về lại chùa Viên Giác để đi học cho gần và lý do đơn giản là tôi muốn hầu Thầy tôi, chứ thật tình lúc ấy chỉ có ba vị là bác Thị Tâm, chú Tùng và chú Đồng. Thầy Như Vạn thấy hợp lý, cho phép tôi về lại Viên Giác.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 17 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.87.17.177 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...