Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» GIỮ LẤY NẾP ĐẠO »» Xem đối chiếu Anh Việt: Về Tinh Thần Tôn Trọng Bậc Trưởng Niên Trong GĐPT »»
Trong mỗi tổ chức có bề dày lịch sử và lý tưởng, luôn tồn tại những nguyên tắc không ghi thành văn bản, không được giảng dạy trong lớp học, nhưng lại thấm vào máu huyết của người hành đạo và phụng sự. Với Gia Đình Phật Tử, một tổ chức mang tinh thần kế thừa giữa Đạo và Đời, nguyên tắc ấy chính là sự tôn trọng dành cho bậc trưởng niên – một nét văn hóa không cần áp đặt, mà cần được thấm nhuần như một đạo lý sống.
Tôn trọng bậc trưởng niên không có nghĩa là tuân phục vô điều kiện, cũng không phải vì Anh Chị ở cấp bậc cao hơn, tuổi đời lớn hơn hay từng nắm giữ những trọng trách. Trong chiều sâu của Phật giáo, sự tôn kính không sinh ra từ uy quyền, mà từ nhân cách và tâm niệm biết ơn. Một người lớn tuổi có thể từng vấp ngã, từng lầm lỡ, nhưng vẫn xứng đáng được kính trọng – không vì sự toàn hảo, mà vì đã đi trước ta trên một con đường nhiều chông gai hơn. Và sự đi trước ấy là một phần của lịch sử mà ta đang được thừa hưởng.
Sự kính trọng ấy không dựa trên hình thức, không đợi đến những dịp lễ lạc để bày tỏ, mà là một thái độ sống được gìn giữ hằng ngày. Đó là khi ta bước vào phòng họp và biết lắng nghe tiếng nói của một người Anh, người Chị đã từng gầy dựng từ những ngày sơ khai. Đó là khi ta không vội vàng phủ định một ý kiến chỉ vì nó chưa hợp thời, mà kiên nhẫn truy nguyên trong mạch sống mà nó phát sinh. Là khi người trẻ biết chậm lại một nhịp, không để cái tôi hay tri thức hiện đại lấn át đạo lý ngàn đời: kính trên, nhường dưới – thương em, kính anh.
Người xưa dạy: "Tâm vô tạp niệm, lễ vô bất kính." Tôn kính không nằm ở lời lẽ suông, mà là ở thái độ thuần hậu, từ tốn và vị tha. Trong tổ chức, người trưởng niên không cần được tâng bốc, cũng không cần ai nịnh hót. Điều Anh Chị mình cần là một sự nhìn nhận đúng đắn từ thế hệ đi sau, một thái độ đối đãi đậm chất văn hóa, thể hiện qua cách xưng hô, cách trao đổi, cách bất đồng mà vẫn giữ được sự khiêm cung.
Cũng như Tứ Trọng Ân mà người con Phật luôn ghi lòng tạc dạ – ân Cha mẹ, ân Thầy bạn, ân Quốc gia xã hội, ân Tam Bảo – thì trong nội bộ tổ chức GĐPT, ơn của các bậc đi trước cũng thuộc về dòng chảy ấy, không tách rời. Anh Chị của chúng ta là người giữ lửa khi thế cuộc còn tối tăm, là người cõng đạo đi giữa đạn khói, là người dựng mái chùa tạm bợ trong những năm đầu tha hương, là người ngồi soạn giáo trình bằng tay khi chưa có máy vi tính, là người âm thầm ủi cờ Lam trong đêm trước trại... Những điều đó không ai đòi hỏi ta phải trả ơn, nhưng nếu không biết trân quý, thì ta đã tự đánh mất căn cội làm người áo Lam.
Tôn trọng trưởng niên không triệt tiêu sáng tạo của người trẻ, mà chính là cái nền để sáng tạo được bén rễ. Nếu thế hệ đi sau chỉ biết “xóa trắng để vẽ lại,” thì sự nghiệp sẽ mãi luẩn quẩn trong cái vòng ngắn ngủi của danh vọng. Nhưng nếu người trẻ biết đứng trên vai người đi trước – không để phủ định, mà để vươn cao – thì tổ chức mới thực sự có tương lai.
Chúng ta đang sống trong một thời đại chuyển hóa lớn, nơi mà khoảng cách giữa các thế hệ không những là vấn đề tuổi tác, mà còn là sự khác biệt về nhận thức, kỹ năng, thậm chí về cách diễn đạt giá trị sống. Vì vậy, tôn trọng bậc trưởng niên không thể dừng lại ở lễ nghi, mà cần đi xa hơn: hiểu đúng vai, hành đúng chỗ, xử sự có hậu. Đó là cách mà một tổ chức trưởng thành giữ gìn khí chất, nhân phẩm và di sản của chính mình.
Đừng đợi đến khi những Anh Chị trưởng niên không còn có mặt trong những phiên họp, không còn lên tiếng trong những buổi lễ, không còn hiện diện trong những buổi trại – ta mới giật mình nhận ra mình đã để mất một dòng trí tuệ quý giá. Mỗi người lớn tuổi trong tổ chức là một cánh rừng từng qua mưa nắng, là một quyển kinh sống chứa đựng bao bài học. Nếu không biết cúi đầu học hỏi, nếu không biết nhẫn nại lắng nghe – thì người trẻ hôm nay cũng sẽ già đi mà không để lại gì ngoài tiếng vọng của sự hụt hẫng.
Một tổ chức tôn trọng bậc trưởng niên là một tổ chức có văn hóa. Một tổ chức có văn hóa là một tổ chức có tương lai.
Phật lịch 2569 – San Diego
ngày 25 tháng 06 năm 2025
Bửu Thành Phan Thành Chinh
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.110 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập