Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Sống một đời vui »» Xem đối chiếu Anh Việt: Phần II: Con đường tu tập - 9. Tìm điểm quân bình »»

Sống một đời vui
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Phần II: Con đường tu tập - 9. Tìm điểm quân bình

(Lượt xem: 9.957)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Phần II: Con đường tu tập - 9. Tìm điểm quân bình

Part Two: The Path - 9. Finding Your Balance





Tâm thuần phục đem lại niềm vui chân thật.
A disciplined mind invites true joy.
KINH PHÁP CÚ
Eknath Easwaran dịch sang Anh ngữ
- The Dhammapada, translated by Eknath Easwaran
Hãy an trụ mà không cố chấp.
Rest without fixation.
GOTSANGPA
Quang minh bảo đăng (Radiant Jewel Lamp)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- GOTSANGPA, Radiant Jewel Lamp, translated by Elizabeth M. Callahan
Bây giờ, chúng ta sẽ tạm thời gác lại phạm trù khoa học và lý thuyết để bắt đầu thảo luận về sự thực hành tu tập mà thuật ngữ Phật giáo gọi là Chánh đạo. Tôi sẽ bắt đầu bằng một câu chuyện mà tôi đã được nghe từ lâu lắm rồi, về một người đàn ông lúc còn trẻ từng là một tay bơi lội vô địch. Khi tuổi đã về chiều, ông đi tìm một việc gì có thể kích thích và làm say mê ông giống như việc bơi lội lúc còn trẻ. Ông quyết định trở thành một thầy tu, nghĩ rằng ông có thể khuất phục những ngọn sóng của tâm thức cũng giống như ngày xưa ông đã từng khuất phục những ngọn sóng của đại dương. Ông đã tìm được một vị thầy mà ông rất tôn kính, thọ giới xuất gia và bắt đầu tu tập theo những giáo huấn của thầy. Như thường tình vẫn gặp, việc thiền quán đã không dễ dàng đối với ông, nên ông đến xin thầy chỉ dạy.
Now we will leave the realm of science and theory behind for a while and begin discussing practical application, which in Buddhist terms is referred to as the Path. I’d like to begin with a story I heard long ago about a man who’d been an expert swimmer in his youth and began looking for a challenge in his old age that would be as engaging as swimming had been in his early life. He decided to become a monk, thinking that just as he’d mastered the waves of the ocean, he would master the waves of his mind. He found a teacher he respected, took his vows, and began to practice the lessons his teacher gave him. As is often the case, meditation didn’t come easily to him, so he went to seek advice from his teacher.
Vị thầy bảo ông ngồi thiền để ngài có thể quan sát cách thực tập của ông.
His teacher asked him to sit and meditate, so that he could observe his practice.
Sau một lúc quan sát, vị thầy nhận thấy tay cựu tuyển thủ bơi lội đã cố gắng quá sức. Ngài bèn khuyên ông hãy thư giãn. Nhưng ông này cảm thấy ngay cả lời dạy đơn giản đó cũng rất khó làm theo. Khi cố gắng thư giãn, tâm ông trôi giạt bất định và thân ông nghiêng ngả. Khi cố tập trung thì thân tâm ông đều trở nên căng thẳng. Cuối cùng vị thầy hỏi:
- Ông biết bơi phải không?
After watching for a while, the teacher saw that the old swimmer was trying too hard. So he told the man to relax. But the swimmer found even that simple instruction hard to follow. When he tried to relax, his mind drifted and his body slumped. When he tried to focus, his mind and body became too tight. Finally the teacher asked him, “You do know how to swim, don’t you?”
Ông đáp:
- Tất nhiên, con bơi giỏi hơn bất cứ ai.
“Of course,” the man replied. “Better than anyone.”
Vị thầy lại hỏi:
- Muốn bơi giỏi thì cơ bắp phải hoàn toàn căng thẳng hay hoàn toàn buông lỏng?
“Does the ability to swim come from holding your muscles completely tense,” his teacher asked, “or completely loose?”
Người cựu tuyển thủ bơi lội đáp:
- Cả hai đều không được. Mình phải tìm được sự quân bình giữa căng thẳng và buông lỏng.
“Neither,” the old swimmer answered. “You have to find a balance between tension and relaxation.”
Vị thầy tiếp tục:
- Tốt lắm. Vậy ta hỏi ông, khi bơi nếu cơ bắp quá căng thẳng, sự căng thẳng đó là do chính ông hay do người khác thúc ép?
“Good,” his teacher continued. “So now let me ask you, when you’re swimming, if your muscles are too tense, are you creating the tightness in your limbs, or is someone else forcing you to tense up?”
Người đàn ông suy nghĩ một lát trước khi trả lời. Cuối cùng ông ta nói:
- Không có ai bên ngoài thúc ép con phải căng thẳng cả.
The man thought a bit before answering. Finally he said, “No one outside of me is forcing me to tighten my muscles.”
Vị thầy chờ một chút để tay cựu tuyển thủ bơi lội kịp suy gẫm về câu trả lời của chính ông ta, rồi mới giải thích:
- Nếu lúc ngồi thiền ông thấy tâm mình quá căng thẳng, đó là chính ông tự tạo ra sự căng thẳng ấy. Nhưng nếu ông buông bỏ mọi căng thẳng, tâm ông sẽ quá buông lỏng và ông rơi vào tình trạng hôn trầm. Là nhà bơi lội, ông đã biết tìm thế quân bình của cơ bắp giữa sự căng thẳng và buông lỏng.
The teacher waited a moment for the old swimmer to absorb his own answer. Then he explained, “If you find your mind becoming too tight in meditation, you yourself are creating the tension. But if you let go of all tension, your mind becomes too loose and you become drowsy. As a swimmer, you learned how to find the proper muscular balance between tension and looseness.
Trong thiền định, ông cũng phải tìm sự quân bình như thế trong tâm. Nếu không làm được, ông sẽ không bao giờ nhận biết được thế quân bình hoàn hảo sẵn có trong bản chất của ông. Một khi ông phát hiện thế quân bình hoàn hảo ở ngay trong bản chất của mình, ông sẽ có thể bơi xuyên qua mọi hoàn cảnh của cuộc đời cũng giống như ông đã từng bơi xuyên qua nước vậy.
“In meditation, you need to find the same equilibrium in your mind. If you don’t find that equilibrium, you’ll never be able to realize the perfect balance within your own nature. Once you discover the perfect balance within your own nature, you’ll be able to swim through every aspect of your life the way you swim through water.”
Nói một cách thật đơn giản thì cách tiếp cận thiền định hữu hiệu nhất là nỗ lực hết sức mà không quá chú trọng đến kết quả.
In very simple terms, the most effective approach to meditation is to try your best without focusing too much on the results.
TRÍ TUỆ VÀ PHƯƠNG TIỆN
WISDOM AND METHOD
Khi tâm không vọng động, tâm trong sáng. Khi nước không khuấy động, nước trong suốt.
When the mind is not altered, it is clear.
When water is not disturbed, it is transparent.
GYAWANG KARMAPA Đời thứ 9
Đại thủ ấn: Liễu nghĩa hải (Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning)
Elizabeth Mac Callahan dịch sang Anh ngữ
- THE NINTH GYALWANG KARMAPA,
Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning, translated by Elizabeth M. Callahan
Những chỉ dẫn cụ thể mà vị thầy dạy cho người cựu tuyển thủ bơi lội nói trên thật ra là một phần trong một bài học lớn hơn về việc tìm thế quân bình giữa trí tuệ - hay sự hiểu biết về giáo lý - và phương tiện - sự thực hành tu tập những giáo lý ấy. Trí tuệ sẽ là vô nghĩa nếu không có những phương thức thực hành vận dụng nó. Đó chính là chỗ dùng của phương tiện: dùng tâm để nhận biết tâm. Đó thực sự là một định nghĩa thiết thực rất hay về thiền. Thiền không phải là để “xuất thần”, “phiêu diêu” hay “làm cho đầu óc sáng suốt” - và đây chỉ là một số trong rất nhiều từ ngữ mà tôi được nghe người ta nói đến trong những chuyến đi quanh thế giới. Thật ra thiền là một sự tập luyện rất đơn giản để an trụ trong trạng thái tự nhiên của tâm thức hiện tại và để cho tự thân mình có mặt một cách đơn thuần và trong sáng cùng với bất kỳ tư tưởng, cảm thọ hay cảm xúc nào sinh khởi.
The specific instructions the teacher gave the old swimmer were actually part of a larger lesson in finding a balance between wisdom, or philosophical understanding, and method, the practical application of philosophy. Wisdom is pointless without a practical means of applying it. That’s where method comes in: using the mind to recognize the mind. That’s actually a good working definition of meditation. Meditation is not about “blissing out,” “spacing out,” or “getting clear” - among the many terms I’ve heard from people in my travels around the world. Meditation is actually a very simple exercise in resting in the natural state of your present mind, and allowing yourself to be simply and clearly present to whatever thoughts, sensations, or emotions occur.
Có nhiều người chống lại ý tưởng ngồi thiền vì hình ảnh đầu tiên đến với họ là phải ngồi thẳng lưng như ông phỗng, hai chân tréo lại và đầu óc hoàn toàn trống rỗng từ giờ này sang giờ khác. Tất cả những điều này đều không cần thiết.
Many people resist the idea of meditation because the image that first comes to mind involves hours and hours of sitting ramrod straight, with legs crossed, and an absolutely blank mind. None of this is necessary.
Trước hết, việc ngồi tréo chân và giữ lưng thật thẳng cần phải có sự tập luyện đôi chút cho quen - nhất là ở phương Tây, nơi mà việc ngồi còm lưng uể oải trước TV hay máy vi tính là chuyện rất thường thấy. Thứ hai, việc giữ cho tâm không nảy sinh tư tưởng, cảm xúc và cảm thọ là không thể được. Suy nghĩ là chức năng tự nhiên của tâm, cũng giống như chức năng tự nhiên của mặt trời là chiếu sáng và sưởi ấm, hay chức năng của giông bão là sấm chớp và đổ mưa.
First of all, sitting with your legs crossed and your spine straight takes some getting used to - especially in the West, where it’s common to slouch in front of a computer or a TV. Second, it’s impossible to keep your mind from generating thoughts, feelings, and sensations. Thinking is the mind’s natural function, just as it’s the natural function of the sun to produce light and warmth, or of a thunderstorm to produce lightning and rain.
Khi tôi mới bắt đầu học thiền, tôi được dạy rằng việc cố gắng kiềm chế chức năng tự nhiên của tâm thì giỏi lắm cũng chỉ là một giải pháp tạm thời, và tệ nhất là nếu tôi cố ý tìm cách thay đổi tâm thức mình, trên thực tế tôi chỉ củng cố thêm khuynh hướng chấp chặt vào những tư tưởng và cảm giác như thể chúng có thật tính tự hiện hữu.
When I first began learning about meditation, I was taught that trying to suppress the natural function of my mind was at best a temporary solution. At worst, if I deliberately tried to change my mind, I’d really just be reinforcing my own tendency to fixate on thoughts and feelings as inherently real.
Tâm thức luôn luôn sinh động, luôn luôn sinh khởi tư tưởng, cũng như biển cả không ngừng sinh khởi sóng nước. Chúng ta không thể ngăn dứt những tư tưởng của mình cũng như không thể chặn lại các ngọn sóng trong đại dương. Để tâm an trụ trong trạng thái tự nhiên của nó là hoàn toàn khác với việc ngăn dứt mọi tư tưởng. Thiền định Phật giáo theo bất kỳ cách nào cũng không liên quan đến việc cố làm cho tâm trống rỗng. Không có cách nào để đạt đến [trạng thái] thiền không tư tưởng. Cho dù bạn có ngăn chặn được tư tưởng, đó cũng không phải là thiền: bạn chỉ đang trôi giạt vào một trạng thái như thây ma chết chưa chôn đó thôi.
The mind is always active, always generating thoughts, just as the ocean constantly generates waves. We can’t stop our thoughts any more than we can stop waves in the ocean. Resting the mind in its natural state is very different from trying to stop thoughts altogether. Buddhist meditation does not in any way involve attempting to make the mind a blank. There’s no way to achieve thoughtless meditation. Even if you could manage to stop your thoughts, you wouldn’t be meditating; you’d just be drifting in a zombielike state.
Mặt khác, bạn có thể nhận ra được rằng ngay khi bạn chú ý vào một tư tưởng, cảm xúc hay cảm thọ, nó lập tức biến mất như một con cá đột ngột lặn sâu xuống nước. Điều này không sao cả. Thật ra thì như vậy là rất tốt. Chỉ cần bạn duy trì cảm giác đơn thuần chú tâm hay tỉnh giác, thì cho dầu các tư tưởng, cảm xúc v.v.. tránh né bạn, đó là bạn đang trải nghiệm sự trong sáng và tánh Không của tâm trong bản chất tự nhiên của nó. Điểm thực sự quan trọng của thiền định là an trụ trong sự tỉnh giác đơn thuần, bất kể có điều gì xảy ra hay không. Bất kỳ điều gì đến với bạn, chỉ cần mở rộng tâm và có mặt với nó, rồi buông xả. Và nếu không có gì xảy ra, hoặc các tư tưởng v.v… tan biến trước khi nhận biết chúng, hãy an trụ trong sự trong sáng tự nhiên đó.
On the other hand, you may find that as soon as you look at a thought, an emotion, or a sensation, it vanishes like a fish suddenly swimming away to deeper waters. That’s okay, too. In fact, it’s great. As long as you’re maintaining that sense of bare attention or awareness, even when thoughts, feelings, and so on elude you, you’re experiencing the natural clarity and emptiness of your mind’s true nature. The real point of meditation is to rest in bare awareness whether anything occurs or not. Whatever comes up for you, just be open and present to it, and let it go. And if nothing occurs, or if thoughts and so on vanish before you can notice them, just rest in that natural clarity.
Tiến trình thiền định có thể đơn giản hơn đến mức nào?
How much simpler could the process of meditation be?
Có một điểm khác cần suy xét là mặc dầu chúng ta bám víu vào những ý tưởng cho rằng có một số kinh nghiệm tốt hơn, thích hợp hơn và lợi ích hơn những kinh nghiệm khác, nhưng thật ra không có tư tưởng nào là tốt hay xấu cả. Chỉ có tư tưởng mà thôi. Ngay khi có một nhóm nơ-ron nhiều chuyện bắt đầu truyền đi những tín hiệu mà chúng ta diễn dịch là tư tưởng hay cảm xúc, một nhóm khác sẽ bắt đầu nhận xét: “Ồ, đó là một tư tưởng báo thù, mi thật là xấu”, hoặc là “mi quá lo âu, chắc là mi bất tài”. Thiền định thực sự là một tiến trình tỉnh giác không có sự phê phán. Khi vào thiền, chúng ta dùng thái độ khách quan của một nhà khoa học để quan sát những kinh nghiệm chủ quan của chính mình. Khởi đầu, điều này không dễ dàng. Phần đông chúng ta đã huân tập thói quen nghĩ rằng, nếu ta cho rằng một điều gì đó là tốt hay xấu thì điều ấy quả đúng là như thế. Nhưng khi ta thực hành chỉ thuần túy quan sát các tư tưởng đến và đi, những phân biệt cứng nhắc như thế sẽ bắt đầu bị phá vỡ. Trí khôn thường thức của chúng ta sẽ cho ta biết khi các sự kiện tâm thần nhiều đến dường ấy cứ hiện lên rồi biến mất trong vòng một phút, tất cả không thể đều là thật.
Another point to consider is that although we cling to ideas that some experiences are better, more appropriate, or more productive than others, there are, in fact, no good thoughts or bad thoughts. There are only thoughts. As soon as one bunch of gossipy neurons starts producing signals that we translate as thoughts or feelings, another group starts commenting, “Oh, that was a vengeful thought. What a bad person you are” or “You’re so afraid, you must really be incompetent.” Meditation is really a process of nonjudgmental awareness. When we meditate, we adopt the objective perspective of a scientist toward our own subjective experience. This might not be easy at first. Most of us are trained to believe that if we think something is good, it is good, and if we think something is bad, it is bad. But as we practice simply watching our thoughts come and go, such rigid distinctions begin to break down. Common sense will tell us so many mental events arising and vanishing in the space of a minute can’t all possibly be true.
Nếu chúng ta cứ tiếp tục để mình đơn thuần nhận biết các hoạt động của tâm, ta sẽ dần dần nhận ra bản chất trong suốt của những tư tưởng, cảm xúc và nhận thức mà ta đã từng xem là bền chắc và có thật. Điều này cũng giống như những lớp bụi bẩn trên mặt kính được dần dần chùi đi. Khi chúng ta quen thuộc hơn với việc nhìn vào bề mặt trong sáng của tâm, chúng ta sẽ có thể nhìn xuyên thấu những câu chuyện gẫu về việc ta đang nghĩ mình là ai, là cái gì, và sẽ nhận biết được bản chất sáng chói của chân tâm mình.
If we continue to simply allow ourselves to be aware of the activity of our minds, we’ll very gradually come to recognize the transparent nature of the thoughts, emotions, sensations, and perceptions we once considered solid and real. It’s as though layers of dust and dirt were slowly being wiped away from the surface of a mirror. As we grow accustomed to looking at the clear surface of our minds, we can see through all the gossip about who and what we think we are, and recognize the shining essence of our true nature.
TƯ THẾ CỦA THÂN
PHYSICAL POSTURE
Đại trí trụ trong thân.
Great wisdom abides in the body.
Hỷ kim cang mật tục (The Hevajra Tantra)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- The Hevajra Tantra, translated by Elizabeth M. Callahan
Đức Phật dạy rằng thân thể là chỗ y cứ về mặt thể chất của tâm thức. Sự liên hệ giữa thân tâm giống như một cái ly và nước trong ly. Nếu bạn đặt ly ở mé bàn hay trên một vật gì không bằng phẳng, nước sẽ chao động và có thể đổ ra ngoài. Nhưng nếu bạn đặt ly trên một mặt phẳng vững chãi, nước sẽ hoàn toàn nằm yên.
The Buddha taught that the body is the physical support for the mind. The relationship between them is like the relationship between a glass and the water it contains. If you set a glass down on the edge of a table or on top of something that isn’t flat, the water will shift around or possibly spill. But if you set the glass on a flat, stable surface, the water in it will remain perfectly still.
Tương tự, phương pháp tốt nhất để tâm đi vào an trụ là giữ thân thể trong một tư thế vững chãi. Với tuệ giác của Ngài, đức Phật đã dạy chúng ta cách giữ cho thân thể có một thế thăng bằng sao cho tâm vừa thư giãn vừa tỉnh giác. Trải qua thời gian, tư thế thăng bằng này được gọi là thế ngồi 7 điểm của Vairochana, một pháp tướng của đức Phật tượng trưng cho sự giác ngộ.
Similarly, the best way to allow the mind to come to rest is to create a stable physical posture. In his wisdom, the Buddha provided instructions for aligning the body in a balanced way that allows the mind to remain relaxed and alert at the same time. Over the years, this physical alignment has become known as the seven-point posture of Vairochana, an aspect of the Buddha that represents enlightened form.
Điểm thứ nhất của tư thế này là tạo ra một nền tảng vững chãi cho thân, nghĩa là, nếu có thể thì nên ngồi bắt tréo hai chân sao cho bàn chân này nằm trên bắp đùi chân kia (tư thế ngồi kiết già). Nếu không làm được như vậy, bạn chỉ cần đặt một bàn chân lên đùi chân kia, bàn chân thứ hai đặt dưới bắp đùi chân còn lại (tư thế ngồi bán già). Nếu thấy cả hai thế ngồi này đều không thoải mái, bạn chỉ đơn giản ngồi tréo hai chân cũng được. Thậm chí bạn cũng có thể ngồi thoải mái trên ghế và đặt hai chân bằng phẳng trên sàn nhà. Mục đích là tạo ra một nền tảng vừa thoải mái vừa vững chãi cho thân thể. Nếu quá đau chân, bạn không thể an trụ tâm vì mải nghĩ đến sự đau đớn. Vì vậy mới có nhiều tùy chọn đến thế ở điểm đầu tiên này.
The first point of the posture is to create a stable basis for the body, which means, if possible, crossing your legs so that each foot rests on the opposite thigh. If you can’t do this, you can just cross one foot on top of the opposite thigh, resting the other beneath the opposite thigh. If neither position is comfortable, you can simply cross your legs. You can even sit comfortably in a chair, with your feet resting evenly on the floor. The goal is to create a physical foundation that is simultaneously comfortable and stable. If you feel great pain in your legs, you won’t be able to rest your mind because you’ll be too preoccupied by the pain. That’s why there are so many options available concerning this first point.
Điểm thứ hai là đặt hai bàn tay trong lòng, ngay dưới rốn, lưng bàn tay này đặt trên lòng bàn tay kia. Tay nào nằm trên cũng được, và bạn có thể đổi vị trí của hai bàn tay bất cứ lúc nào trong thời gian thực tập - nếu bàn tay nằm dưới quá nóng sau một thời gian lâu chẳng hạn. Để duỗi hai bàn tay úp trên hai đầu gối cũng tốt.
The second point is to rest your hands in your lap just below your navel, with the back of one hand resting in the palm of the other. It doesn’t matter which hand is placed on top of the other, and you can switch their positions at any time during your practice - if, for instance, the covered palm gets hot after a long time. It’s also fine to simply lay your hands palm-down over your knees.
Điểm thứ ba là giữ một khoảng hở nhỏ giữa hai cánh tay và thân. Kinh điển Phật giáo gọi đó là “giữ cánh tay như cánh diều hâu”, điều này rất dễ bị hiểu sai như là phải giương bả vai ra như thể bạn là một loài chim săn mồi!
The third point is to allow a bit of a space between your upper arms and your torso. The classic Buddhist texts call this “holding your arms like a vulture,” which can easily be mistaken for stretching out your shoulder blades as if you were some sort of predatory bird.
Thật ra, đã có một ngày nọ khi tôi đang dạy ở Paris, tình cờ đi ngang qua một công viên tôi thấy một người đang ngồi xếp bằng dưới đất và hai vai không ngừng di động tới lui. Khi tôi đến gần, ông nhận ra tôi là một tăng sĩ (màu áo đỏ đã nói quá rõ điều đó) và hỏi :
- Thầy có ngồi thiền không ?
In fact, one day, while I was teaching in Paris, I happened to be walking through a park when I saw a man sitting cross-legged on the ground, repeatedly flapping his shoulders forward and back. As I passed him, he recognized that I was a monk (the red robes are pretty much a giveaway), and asked me, “Do you meditate?”
- Có.
Tôi đáp.
“Yes,” I replied.
Ông ta lại hỏi:
- Thầy có gặp khó khăn nào không?
“Do you have any problems?” he asked.
Tôi trả lời ông ta:
- Cũng chẳng có gì khó khăn.
“Not really,” I told him.
Chúng tôi dừng lại một lát, nhìn nhau mỉm cười - dù sao thì Paris hôm đó cũng là một ngày đẹp trời, nắng ấm - và rồi ông ta nói:
- Tôi thích ngồi thiền lắm, nhưng có một chỉ dẫn thực sự làm tôi muốn phát điên!
We stood for a moment smiling at each other - it was a nice, sunny day in Paris, after all - and then he said, “I like meditation very much, but there’s one instruction that really drives me crazy.”
Tất nhiên là tôi hỏi ông ta xem đó là điều gì.
Naturally, I asked him what it was.
- Đó là tư thế của cánh tay.
Ông ta đáp, có vẻ hơi lúng túng.
“It’s the position of the arms,” he replied, a little embarrassed.
Tôi hỏi lại:
- Thật vậy sao? Ông học ngồi thiền ở đâu?
“Really?” I replied. “Where did you learn about meditation?”
Ông ta đáp:
- Học từ một cuốn sách.
“From a book,” he answered.
Tôi hỏi ông xem trong sách chỉ dẫn về tư thế cánh tay như thế nào.
I asked him what the book had said about the position of the arms.
Ông ta đáp:
- Sách dạy rằng phải giữ hai cánh tay như cánh diều hâu.
Nói tới đây, ông bắt đầu di chuyển tới lui hai vai như tôi đã thấy ông làm khi mới tới gần. Sau vài giây quan sát, tôi bảo ông ngừng và nói:
“It said you should hold your arms like vulture’s wings,” he replied - at which point he started flapping his shoulders back and forth, as I’d seen him do when I first approached. After watching him flap for a couple of seconds, I asked him to stop.
- Để tôi nói cho ông biết điều này. Điểm thực sự quan trọng trong chỉ dẫn đó là phải giữ một chút khoảng cách giữa cánh tay và thân thể, vừa đủ cho lồng ngực mở rộng và thư giãn, để ông có thể thở một cách thoải mái và thông thoáng. Khi diều hâu nghỉ ngơi, chúng luôn giữ một khoảng cách giữa cánh và thân, đó thực sự chính là ý nghĩa của lời chỉ dẫn ấy. Không cần phải chuyển động hai vai. Xét cho cùng, mục đích của ông là tập thiền chứ không phải tập bay.
“Let me tell you something,” I said. “The real point of that instruction is to keep a little bit of space between your arms and your torso, just enough to make sure that your chest is open and relaxed, so that you can breathe nice and freely. Vultures at rest always have a little bit of space between their wings and their bodies. That’s really what the instruction means. There’s no need to flap your arms. After all, you’re just trying to meditate. You’re not trying to fly.”
Điều cốt yếu trong điểm [thứ ba] này là phải tìm được sự cân bằng hai vai, sao cho không có bên nào thấp hơn bên kia, và giữ cho lồng ngực rộng mở, hơi thở dễ dàng. Một số người có cánh tay to lớn và thân trên vạm vỡ, đặc biệt là nếu họ đã dành nhiều thì giờ để tập thể thao. Nếu bạn là người như thế, đừng quá cố gắng giữ khoảng cách một cách giả tạo giữa cánh tay và ngực. Hãy cứ để cánh tay trong tư thế tự nhiên, sao cho chúng đừng ép vào lồng ngực là được.
The essence of this point of physical posture is to find a balance between your shoulders so that one is not dipping below the other, while keeping your chest open to allow yourself some “breathing room.” Some people have very big arms or very big torsos - especially if they’ve spent a lot of time working out at the gym. If you happen to fall into this category, don’t strain yourself to artificially maintain a bit of space between your arms and chest. Just allow your arms to rest naturally in a way that doesn’t constrict your chest.
Điểm thứ tư của thế ngồi là giữ cột sống càng thẳng càng tốt, như trong kinh nói “giống một mũi tên”. Nhưng một lần nữa, điều quan trọng ở đây là phải tìm ra được điểm quân bình. Nếu bạn cố ngồi cho thật thẳng, cuối cùng bạn sẽ ngã ra phía sau và cả người sẽ run lên vì quá căng thẳng. Tôi đã thấy điều này xảy ra nhiều lần với những đệ tử quá mức quan tâm đến việc giữ lưng cho thật thẳng. Ngược lại, nếu bạn để cho lưng khom xuống, gần như chắc chắn là cuối cùng rồi bạn sẽ ép buồng phổi, khiến hơi thở khó khăn, cũng như chèn ép nhiều cơ quan nội tạng, do đó sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu.
The fourth point of the physical posture is to keep your spine as straight as possible - as the classic texts say, “like an arrow.” But here, again, it’s important to find a balance. If you try to sit up too straight, you’ll end up leaning backward, your whole body shaking with tension. I’ve seen this happen many times with students who are overly concerned with having an absolutely erect spine. On the other hand, if you just let yourself slouch, you’ll almost certainly end up compressing your lungs, which will make it harder to breathe, as well as squashing various internal organs, which can be a source of physical discomfort.
Điểm thứ năm là giữ sao cho sức nặng của đầu nằm cân bằng trên cổ, để không đè lên khí quản, hoặc nếu ngửa cổ ra sau quá, bạn sẽ nén ép đốt sống cổ, 7 đốt xương trên hết của cột sống vốn có một vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu thần kinh từ phần dưới của thân lên não. Khi bạn tìm được một tư thế thích hợp cho mình, có lẽ bạn sẽ nhận thấy cằm hơi nghiêng xuống cổ hơn so với lúc bình thường. Nếu bạn đã từng ngồi hàng giờ trước máy vi tính, đầu hơi ngửa ra phía sau, bạn sẽ lập tức cảm thấy thoải mái hơn biết bao chỉ đơn giản với sự điều chỉnh [vị trí của đầu] theo cách này.
The fifth point involves letting the weight of your head rest evenly on your neck, so that you’re not crushing your windpipe or straining so far backward that you compress the cervical vertebrae, the seven little bones at the top of your spinal cord, which is vital in transmitting neuronal signals from the lower parts of your body to your brain. When you find the position that’s right for you, you’ll probably notice that your chin is tilting just slightly more toward your throat than it ordinarily does. If you’ve ever sat in front of a computer for hours and hours with your head tipped slightly backward, you’ll immediately understand how much better you’ll feel by making this simple adjustment.
Điểm thứ sáu liên quan tới miệng, cần được giữ trong trạng thái tự nhiên sao cho răng và môi hé ra một chút. Nếu có thể, hãy đặt đầu lưỡi chạm nhẹ lên vòm miệng, ngay sau răng cửa. Đừng cố ép lưỡi lên vòm miệng, chỉ đặt nhẹ đầu lưỡi lên đó thôi. Nếu lưỡi bạn quá ngắn, không thể chạm đến vòm miệng một cách tự nhiên thì cũng đừng lo lắng. Điều quan trọng nhất là hãy đặt lưỡi một cách tự nhiên.
The sixth point concerns the mouth, which should be allowed to rest naturally so that your teeth and lips are very slightly parted. If possible, you can allow the tip of your tongue to gently touch the upper palate just behind the teeth. Don’t force the tongue to touch your palate; just allow it to rest there gently. If your tongue is too short to reach the palate without strain, don’t worry. The most important thing is to allow the tongue to rest naturally.
Điểm cuối cùng của thế ngồi thiền định liên quan đến đôi mắt. Hầu hết những người mới tập ngồi thiền đều cảm thấy thoải mái hơn khi nhắm mắt lại. Họ thấy như vậy giúp tâm họ an trụ dễ dàng hơn và cho họ cảm giác an lành, yên tĩnh. Lúc khởi đầu làm như thế cũng tốt. Nhưng tôi đã sớm học được rằng, khi nhắm mắt ta sẽ dễ bám víu vào một cảm giác yên tĩnh giả tạo. Vì thế, sau một vài ngày thực tập, tốt hơn hết là bạn nên mở mắt khi ngồi thiền để có thể tỉnh giác, sáng suốt và nhận biết. Nhưng điều này không có nghĩa là nhìn trừng trừng không chớp mắt về phía trước, mà chỉ để cho mắt mở một cách tự nhiên như bình thường mà thôi.
The last point of the meditation posture involves the eyes. Most people who are new to meditation feel more comfortable keeping their eyes closed. They find it easier that way to allow the mind to rest and to experience a sense of peace and tranquillity. This is fine at the beginning. One of the things I learned early on, however, is that keeping the eyes closed makes it easier to become attached to an artificial sense of tranquillity. So, eventually, after a few days of practice, it’s better to keep your eyes open when you meditate, so that you can stay alert, clear, and mindful. This doesn’t mean glaring straight ahead without blinking, but simply leaving your eyes open as they normally are throughout the day.
Thế ngồi 7 điểm Vairochana thật ra chỉ là một bảng chỉ dẫn mà thôi. Thiền là một sự thực tập cá nhân, và mỗi người đều có sự khác biệt. Điều quan trọng nhất là tìm cho mình điểm quân bình thích hợp giữa sự căng thẳng và sự thư giãn.
The seven-point posture of Vairochana is really a set of guidelines. Meditation is a personal practice, and everyone is different. The most important thing is to find for yourself the appropriate balance between tension and relaxation.
Còn một tư thế thực hành thiền đơn giản chỉ có 2 điểm, để áp dụng những lúc không thuận tiện hay không thể giữ tư thế 7 điểm hoàn chỉnh. Chỉ dẫn cho tư thế này rất giản dị: chỉ cần giữ lưng thẳng và phần còn lại của cơ thể càng buông lỏng và thư giãn càng tốt. Tư thế thiền 2 điểm rất hữu dụng trong ngày, khi đang làm những công việc hằng ngày như lái xe, đi bộ ngoài đường, đi mua thức ăn hay nấu ăn.
There’s also a short, two-point meditation posture, which can be adopted at times when it may be inconvenient or impossible to settle fully into the more formal seven-point posture. The instructions are very simple: Just keep your spine straight and the rest of your body as loose and relaxed as possible. The two-point meditation posture is very useful throughout the day, while going about your daily activities like driving, walking down the street, grocery shopping, or making dinner.
Tự thân tư thế 2 điểm này gần như tự động tạo ra một cảm giác thư giãn tỉnh thức - và điều hay nhất là khi bạn áp dụng tư thế này, không ai nhận biết là bạn đang thực hành thiền cả!
This two-point posture in itself almost automatically produces a sense of relaxed awareness - and the best part is that when you assume it, no one will even notice that you’re meditating at all!
TƯ THẾ CỦA TÂM THỨC
MENTAL POSTURE
Nếu tâm thức tự nó đang trói buộc gút mắt mà buông xả được thì chắc chắn sẽ giải thoát.
If the mind itself that is twisted into knots is loosened, it is undoubtedly freed.
SARAHA
Đạo ca tập (Doha for the People)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- SARAHA, Doha for the People, translated by Elizabeth M. Callahan
Những nguyên tắc để tìm một trạng thái vừa thư giãn vừa tỉnh giác cho thân thể cũng được áp dụng để tìm một sự cân bằng như thế trong tâm thức. Khi tâm bạn an trụ một cách tự nhiên giữa thư giãn và tỉnh giác, những phẩm tính sẵn có của tâm sẽ tự động hiển lộ. Đó là một trong những điều mà tôi đã học được trong 3 ngày ngồi một mình trong tịnh thất để kiên trì quan sát tâm. Lúc ấy tôi đã không ngừng nghĩ đến lời dạy của các bậc thầy: khi nước lắng yên, bao nhiêu bùn và cặn sẽ từ từ tách ra khỏi nước và chìm xuống đáy, cho phép ta nhìn thấy nước và bất cứ vật gì đi ngang qua nước một cách rất rõ ràng. Cũng giống như thế, nếu bạn ở trong trạng thái thư giãn tâm trí, những “cặn bã tâm thần” như tư tưởng, cảm xúc và nhận thức sẽ tự nhiên lắng xuống và sự trong sáng sẵn có trong tâm sẽ hiển lộ.
The same principles behind finding a relaxed and alert physical posture apply to finding the same sort of balance within your mind. When your mind is poised naturally between relaxation and alertness, its innate qualities spontaneously emerge. This was one of the things I learned during those three days I spent sitting alone in my retreat room, determined to observe my mind. As I sat there, I kept remembering how my teachers had told me that when water becomes still, the silt, mud, and other sediment gradually separates from the water and settles to the bottom, giving you a chance to see the water and whatever passes through it very clearly. In the same way, if you remain in a state of mental relaxation, the “mental sediment” of thoughts, emotions, sensations, and perceptions naturally subsides and the mind’s innate clarity is revealed.
Cũng giống như trường hợp tư thế của thân, điểm cốt yếu trong tư thế của tâm là tìm được sự cân bằng. Nếu tâm bạn quá căng thẳng hay mức độ chú tâm quá cao, cuối cùng bạn sẽ quá lo lắng về việc mình có thực tập giỏi hay không. Nếu tâm bạn quá buông lỏng, bạn sẽ tán loạn hay rơi vào hôn trầm. Bạn phải tìm ra khoảng giữa của sự [mong muốn] toàn hảo - gây căng thẳng - và cảm giác chán chường: “Trời ơi, lại phải ngồi thiền nữa!” Cách tiếp cận lý tưởng nhất là hãy cho phép mình tự do ghi nhớ rằng, việc thực tập thiền tốt hay không chẳng có gì quan trọng. Điều quan trọng chính là ý muốn thực hành thiền. Chỉ riêng điểm này thôi là đủ rồi.
Just as in the case of physical posture, the essential point of mental posture is to find a balance. If your mind is too tight or too focused, you’ll end up becoming anxious over whether you’re being a good meditator. If your mind is too loose, you’ll either get carried away by distractions or fall into a kind of dullness. You want to find a middle way between perfection-driven tightness and a kind of disenchanted “Oh no, I’ve got to sit down and meditate” type of dreariness. The ideal approach is to give yourself the freedom to remember that whether your practice is good or not doesn’t really matter. The important point is the intention to meditate. That alone is enough.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 21 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Học Phật Đúng Pháp


Hạnh phúc là điều có thật


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.228.43.90 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (118 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...