Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Xem đối chiếu Anh Việt: 2. Đoạn trừ nỗi khổ tham ái »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 2. Đoạn trừ nỗi khổ tham ái

(Lượt xem: 9.983)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       


Điều chỉnh font chữ:

2. Đoạn trừ nỗi khổ tham ái

2. Taking the ache out of attachment



Thiết lập đời sống quân bình
Leading a balanced life
Quý vị có biết được người nào thỏa mãn với những gì họ đang có không? Hầu hết mọi người đều không thỏa mãn: Họ luôn muốn có nhiều tiền hơn, được hưởng những kỳ nghỉ dưỡng tốt hơn, mua về nhà nhiều vật dụng hơn và có nhiều quần áo đẹp hơn... Một số người thấy khổ sở khi không mua sắm được những gì họ muốn, hay thậm chí khi mua được rồi thì lại lo lắng về chuyện thanh toán hóa đơn vào cuối tháng. Họ vướng mắc vào những vật sở hữu của mình và buồn khổ khi có một thứ gì quý giá mất đi hay tài sản quý trong gia đình bị hư hỏng.
Do you know anyone who is satisfied with what he or she has? Most people aren’t: they would like to have more money, go on better vacations, buy more things for their homes and have more attractive clothing. Some people become miserable when they can’t afford the things they want, or even if they have them they worry about paying the bills at the end of the month. They’re attached to their possessions and are sad when a treasured gift is lost or a family heirloom is broken.
Suốt ngày, ta thường luôn hướng sự chú ý ra ngoại cảnh. Từ sáng đến tối, ta luôn khát khao được ngắm nhìn những hình sắc mỹ miều, được nghe những âm thanh êm dịu, thưởng thức những hương thơm ngạt ngào, những thức ăn ngon ngọt và những xúc chạm êm ái. Khi ta đạt được những khát khao đó thì ta vui sướng; khi không được như thế hoặc gặp phải những hình sắc, âm thanh, mùi vị và xúc chạm khó chịu thì ta buồn khổ. Tâm trạng và tính khí của ta cứ trồi sụt mỗi ngày, tùy thuộc vào việc ta có ưa thích hay không những đối tượng mà ta tiếp xúc.
During the day our attention is generally directed outwards. From morning till night we crave to see beautiful forms, hear pleasant sounds, enjoy fragrant scents, taste good food and touch pleasing objects. When we do, we’re happy; when we don’t, or when we contact unpleasant sights, sounds, smells, tastes and tangibles, we’re upset. Our feelings and moods go up and down each day, depending on whether we like or dislike the sense objects we contact.
Dù ta có được niềm vui từ những đối tượng của giác quan, nhưng điều đó rất hạn chế. Nếu quán chiếu sâu sắc đời sống, ta sẽ nhận ra rằng những gì mang lại hạnh phúc cho ta lúc này sẽ làm khổ ta lúc khác. Chẳng hạn, thức ăn làm ta khoái khẩu khi mới bắt đầu ăn, nhưng khi đã quá no sẽ làm ta khó chịu. Tiền bạc giúp ta có được nhiều thứ, nhưng cũng khiến ta không yên vì lo sợ mất mát, trộm cắp. Những thứ mà ta vướng mắc, tham đắm không phải bao giờ cũng mang lại hạnh phúc.
Although we derive pleasure from sense objects, it’s limited pleasure. If we examine our lives closely, we’ll find that what brings us pleasure at one time makes us unhappy at another. For example, food is enjoyable when we begin eating, but it’s not when we overeat. Money enables us to have many things, but it also causes us to worry, because we fear it will be stolen or lost. The things we’re attached to don’t consistently bring us pleasure.
Đối với chúng ta, dường như các lạc thú giác quan trong hiện tại là rất tuyệt vời, nhưng thật ra ta có thể có được hạnh phúc lớn lao hơn thế. Theo Phật giáo, mọi chúng sinh đều nên sống vui vẻ và hạnh phúc. Tuy nhiên, ta phải quán chiếu thật kỹ xem hạnh phúc đó là gì và do nguyên nhân nào đưa đến. Có nhiều cấp độ hạnh phúc. Các lạc thú giác quan là một trong số đó. Tuy nhiên, ta có thể có được hạnh phúc lớn lao hơn so với sự thỏa mãn giác quan khi được gần gũi các đối tượng mà ta ưa thích. Đạo Phật đưa chúng ta đến với hạnh phúc tối thượng, vốn đạt được từ sự chuyển hóa nội tâm.
At the moment, it may seem to us that sensual pleasures are fantastic, but in fact we’re capable of greater happiness. According to Buddhism all beings should have pleasure and be happy. However, we must examine closely what happiness is and what causes it. There are many levels of happiness, the pleasures of the senses being one of them. However, we’re capable of greater happiness than that experienced by being near beautiful objects and wonderful people. Buddhism directs us towards supreme happiness, which comes from transforming our minds.
Đức Phật quán sát thấy rằng, khi tham đắm các đối tượng của giác quan thì rốt cuộc ta sẽ phải khổ đau. Vấn đề không nằm ở các đối tượng bên ngoài, mà ở nơi cung cách ta liên hệ với chúng. Sự tham ái tác động như thế nào? Liệu tham ái có phải là một cung cách đúng đắn hay cần thiết khi ta tiếp xúc với những con người và sự vật quanh ta?
The Buddha observed that when we’re attached to sense objects, we eventually become unhappy. The problem isn’t in the objects, it’s in our way of relating to them. How does attachment work? Is it an accurate or necessary way of relating to the people and things in our environment?
Tham ái là một khuynh hướng cường điệu hóa những phẩm tính của một sự vật hay con người để rồi mê đắm, dính mắc vào đó. Hay nói cách khác, ta phóng chiếu lên con người và sự vật những phẩm tính không thật có hay phóng đại những gì thật có. Tham ái là một kiểu nhận thức không đúng thực, và vì thế nó khiến ta si mê, lầm lạc.
Attachment is an attitude that overestimates the qualities of an object or person and then clings to it. In other words, we project onto people and things qualities they don’t have, or exaggerate what they do have. Attachment is an unrealistic view and thus causes us confusion.
Hãy lấy thức ăn làm thí dụ, vì đây là thứ mà hầu hết chúng ta đều ham thích. Khi ngửi mùi hay nhìn thấy một món ăn ngon lành ta liền thèm muốn. Đối với ta, có vẻ như là hạnh phúc đang tồn tại bên trong món ăn đó vậy. Ta có cảm giác là nếu được ăn món đó hẳn ta sẽ được hạnh phúc lắm. Có vẻ như vị ngon của thức ăn đang hiện hữu mà không phụ thuộc gì nơi chúng ta, như một phần vốn có của món ăn đó.
Let’s take food as an example, since it’s something most of us are attached to. When we smell or see something tasty, we desire it. It appears to us as if happiness exists inside the food. We feel that if we ate that food, we would have happiness. It appears that the deliciousness of the food exists independently of us, as part of the food’s intrinsic nature.
Liệu sự biểu hiện như vậy có đúng thật không? Nếu sự ngon lành là thuộc tính vốn có của thức ăn thì lẽ ra mọi người đều sẽ ưa thích cùng một loại thức ăn, vì tất cả chúng ta ai cũng thích món ngon. Nếu cái ngon tự nó tồn tại bên trong thức ăn thì lẽ ra món ăn đó lúc nào cũng ngon cả. Nhưng khi để qua đêm, thức ăn trở nên ôi thiu và không ngon nữa. Trong khi trước đó ta thấy món ăn có vẻ như sẵn có sự ngon lành cũng như sẽ mãi mãi ngon như thế, và ta đã tin vào biểu hiện bên ngoài đó, thì sự biến đổi của thức ăn đã cho ta thấy là thức ăn không hề sẵn có sự ngon lành, mà cũng không duy trì mãi vị ngon của nó.
Is this appearance correct? If the food were delicious by nature then everyone should like the same food, because we all like what is delicious. If the goodness existed intrinsically in the food, then it should always be delicious. But when the food is left out overnight, it becomes stale and undesirable. While the food previously appeared to us to be intrinsically and permanently delicious and we believed that appearance, the fact that it changed shows the food is neither permanently nor inherently delicious.
Nếu như hạnh phúc là một phẩm chất vốn có trong thức ăn, thì lẽ ra càng ăn nhiều ta sẽ càng hạnh phúc nhiều hơn. Nhưng thực tế chắc chắn không phải như vậy, vì khi ăn quá no ta cảm thấy rất khó chịu. Nếu thức ăn vốn hàm chứa hạnh phúc thì việc được ăn no lẽ ra phải giúp ta thỏa mãn mãi mãi. Thế nhưng, chỉ vài giờ sau đó ta lại cảm thấy đói.
If happiness were an inherent quality of food, then the more we ate, the happier we would be. That certainly isn’t the case, for when we overeat we feel miserable! If the food contained happiness, then eating the right amount would make us feel eternally satisfied. However, after a few hours we’re hungry.
Mặc dù những phân tích như trên có vẻ như đã quá hiển nhiên, nhưng điều quan trọng là ta phải quán xét kinh nghiệm tự thân của chính mình cho thật rõ ràng. Ta có thể hiểu được một điều gì đó qua suy luận nhưng lại không áp dụng được vào đời sống hằng ngày. Chẳng hạn, qua suy luận ta biết rằng hạnh phúc không hề tồn tại bên trong thức ăn, nhưng một khi sự thèm muốn đối với món ăn mình ưa thích đã nảy sinh thì cảm nhận thực tế của ta và sự phán đoán về món ăn đó là hoàn toàn khác nhau. Bằng việc nhận ra mâu thuẫn đó, ta sẽ bắt đầu chuyển sự phán đoán của lý trí thành [sự cảm nhận] trong tâm hồn. Tốt hơn ta nên sống phù hợp với những gì ta nhận biết là chân thật, thay vì là những gì ta chỉ mặc nhiên thừa nhận mà không hề suy xét.
Although the above arguments may seem self-evident, it’s important to examine our own experience clearly. We may in tellectually understand something without being able to apply it in our daily lives. For example, intellectually we may know that happiness doesn’t exist inside food. However, whenever the desire for our favorite food arises, our actual perception and expectation of the food is quite different. By recognizing this contradiction we’ll begin to bring our understanding from our heads into our hearts. We’ll be better able to live according to what we know is true, rather than what we unthinkingly assume is true.
Khi quán xét kinh nghiệm của mình, ta sẽ thấy rõ rằng ta đã quá cường điệu các phẩm tính của thức ăn để rồi tham đắm nó. Bằng cách từ bỏ những phóng chiếu sai lầm này, ta có thể buông bỏ được sự tham đắm.
When we examine our experience, it becomes clear that we overestimated the qualities of the food and then became attached to it. By eliminating these false projections, we can release the clinging.
Điều đó không có nghĩa là ta sẽ thôi không ăn uống. Ta vẫn phải ăn để sống, nhưng ta có thể có một nhận thức đúng thật, không thiên lệch đối với thức ăn. Nếu ta xem thức ăn như vị thuốc để chữa sự đói khát và nuôi dưỡng thân thể, thì ta sẽ ăn một cách an ổn và hài lòng với những gì ta được ăn. Sự hài lòng này là một niềm vui đích thực, vì ta không thể lúc nào cũng chọn lựa được món ăn cho mình. Nếu ta là người kén chọn và luôn thèm muốn những bữa ăn thật ngon, thì ta sẽ rất ít khi được hài lòng, đơn giản chỉ vì ta không thể luôn luôn có được những gì ta muốn.
That doesn’t mean that we stop eating. We have to eat to stay alive, but we can have a realistic, balanced view towards food. If we regard it as a medicine to cure hunger and nourish our bodies, we’ll eat peacefully and will be satisfied with what we eat. This satisfaction is a real blessing, for we can’t always control what food we have. If we’re very picky and always want a fantastic meal, we’ll have little contentment simply because we can’t always get what we like.
Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy:
The Buddha said in the Dhammapada:
Gốc sinh ra tham ái,
Đó chính là tà kiến.
Tà kiến nếu không còn,
Tham ái được đoạn tận.
Attachment arises from (wrong) conceptions,
So know them as attachment’s root.
Avoid conceptualizations
And then attachment will not arise.
Một số nhận thức sai lầm căn bản sẽ nuôi dưỡng lòng tham ái trong ta. Những nhận thức sai lầm đó là:
Certain basic misconceptions feed our attachment. These are that:
1. Cho rằng mọi sự vật, con người và các mối quan hệ là không thay đổi (không phải vô thường) ;
2. Những thứ ấy có thể mang lại cho ta hạnh phúc dài lâu (không phải khổ);
3. Bản chất của những thứ ấy là trong sạch, thanh tịnh (không phải bất tịnh);
4. Những thứ ấy có một thực thể chân thật, xác định được (không phải vô ngã).
(1) things, people and relationships don’t change;
(2) they can bring us lasting happiness;
(3) they are pure; and
(4) they have a real, findable essence.
Những nhận thức sai lầm này sẽ phát huy tác dụng bất cứ khi nào chúng ta tham đắm vào một sự vật hay con người nào đó. Để khảo sát sâu hơn về chúng, hãy lấy chính thân thể chúng ta làm một ví dụ.
These misconceptions function whenever we’re attached to something or someone. To examine them in more depth, we’ll use the example of our bodies.
Vô thường: tính tất yếu của sự già yếu

Change: the inevitability of aging
Mặc dù chúng ta phán đoán biết rằng mình sẽ không thể trẻ mãi, nhưng từ sâu thẳm trong lòng ta vẫn cảm nhận một cách tự nhiên là mình sẽ trẻ mãi. Vì vậy, khi nhìn lại những bức ảnh của chính mình đã chụp cách đây nhiều năm, ta luôn ngạc nhiên vì sự già đi của mình. Tóc bạc đi hay có thể đã rụng nhiều lắm, và làn da không còn láng mịn như xưa. Bất chấp tất cả các loại kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc và những phương pháp chống rụng tóc mà ta đã dùng đến, thân thể ta vẫn cứ ngày càng yếu ớt hơn và xấu xí đi, khiến ta buồn phiền và lo lắng.
Although we intellectually know we won’t be young forever, in the back of our minds we innately feel that we will be. Thus, when we look at pictures taken of ourselves years ago we’re surprised at how much we’ve aged. Our hair is grayer, or maybe we don’t have as much hair, and our skin isn’t as smooth. In spite of all the anti-wrinkle creams, hair colorings, and antibalding methods we employ, still our bodies get weaker and less attractive, making us worried and unhappy.
Thêm vào đó, ta không còn thấy trẻ trung và tràn đầy sinh lực như trước kia. Dù giờ đây ta có thể rèn luyện và nhờ đó có được nhiều sinh lực, nhưng khi ta còn trẻ thì nguồn sinh lực đó vốn đã tự nhiên sẵn có rồi. Giờ đây ta có thể cảm nhận được sự suy yếu dần của cơ thể và ta buộc phải có sự nỗ lực để duy trì sức khỏe.
In addition, we don’t feel quite as young and energetic as we used to. Although we may exercise and consequently have a lot of energy now, when we were younger that energy was naturally there. Now, we can feel our bodies slowing down and we have to work at feeling fit.
Một số người trở nên đau khổ trước sự già yếu không sao tránh được. Nền văn hóa phương Tây, vốn nhấn mạnh vào sự trẻ trung, tráng kiện và sắc đẹp, đã tạo tiền đề cho những thất vọng và lo âu. Chúng ta lý tưởng hóa thực trạng của tất cả chúng ta trong tiến trình [thực tế là đang] mất dần đi tuổi trẻ.
Some people get very unhappy at the inevitability of aging. Western culture, with its emphasis on youth and being fit and attractive, sets the stage for discontent and worry. We idolize what we’re all in the process of losing our youth.
Nếu ta nhận thức một cách thực tế và chấp nhận sự biến đổi theo tự nhiên của thân thể, thì sự đau khổ vì tuổi già có thể vượt qua được. Thân thể ta luôn trong tiến trình già yếu đi qua từng giây phút, và không có cách nào để ngăn chặn điều đó. Ta cần suy ngẫm về điều đó để không chỉ là nhận hiểu qua sự phán đoán, mà phải chấp nhận nó trong tâm thức của mình. Nếu ta suy ngẫm về tính tất yếu của tuổi già ngay từ khi còn trẻ, thì ta sẽ không quá ngỡ ngàng khi tuổi già đến.
If we realistically recognize and accept the changing nature of our bodies, the unhappiness due to aging will subside. Our bodies are getting older as each moment passes, and there’s no way to prevent this. We need to contemplate this so we not only understand it intellectually, but accept it in our hearts. If we think about the inevitability of aging while we’re young, we won’t be so surprised when it happens.
Liệu thân thể này có mang lại hạnh phúc bền lâu?
Do our bodies bring us lasting happiness?
Nhận thức sai lầm thứ hai về thân thể ta là cho rằng nó có thể mang lại cho ta hạnh phúc lâu bền. Ta quá tham đắm vào việc có được một thân thể khỏe mạnh.
A second misconception about our bodies is that they bring us lasting happiness. We’re very attached to being healthy.
Một số người luôn chăm chút giữ cho tấm thân của họ luôn khỏe mạnh, và đâm ra lo lắng mỗi khi ho hen, sổ mũi... Sự tham muốn sức khỏe đến mức như thế gây bất tiện cho mọi người quanh ta. Nó cũng khiến ta buồn phiền hay bực tức mỗi khi có bệnh và vì vậy ta càng lâu khỏi bệnh hơn.
Some people pamper their bodies to keep them well, and worry whenever they cough or sneeze. Such attachment to our health is inconvenient for the people around us. It also causes us to be depressed or angry when we get sick, thus delaying our recovery.
Dù chẳng ai muốn mình bị bệnh, nhưng thân thể ta luôn phải đối phó với bệnh tật. Nào có ai là người chưa từng bị bệnh? Nếu về mặt tâm lý ta có thể chấp nhận sự yếu đuối của thân thể, thì một khi bị bệnh ta sẽ có khả năng vượt qua tốt hơn. Và ngay cả khi đang có bệnh, ta vẫn có khả năng giữ tâm an lạc. Một tâm trạng tốt đẹp tự nhiên sẽ giúp ta trở nên khỏe khoắn hơn.
Although no one likes getting sick, our bodies are prone to disease. Who do we know who has never been sick? If mentally we can accept the frailty of our bodies, then when illness comes we’ll be better able to handle it. Then, even when we’re sick, we’ll be able to have a happy mind. A good attitude will automatically help us to get better.
Liệu thân thể này có thanh tịnh chăng?
Are our bodies pure and clean?
Nhận thức sai lầm thứ ba là cho rằng thân thể ta về bản chất vốn thanh tịnh và đáng yêu. Vì vậy, ta mới tham đắm vào việc trau chuốt vẻ đẹp bên ngoài. Ta có cảm giác rằng ta chỉ có giá trị khi có một ngoại hình xinh đẹp, và ta dùng cái đẹp đó để cuốn hút mọi người đến với ta. Ta có cảm tưởng rằng mọi người sẽ ưa thích ta nếu ta có một thân thể hấp dẫn hay cường tráng, bằng không thì họ sẽ xem thường ta.
Another misconception about our bodies is that they’re intrinsically pure and attractive. Thus, we’re attached to being good-looking. We feel that we’re worthwhile when we look good, and we use our looks to attract people to us. We feel people will like us if we have attractive or athletic bodies and will ignore us if we don’t.
Cho dù có một phần trong ta cho rằng thân thể ta về cơ bản là trong sạch, nhưng sự tham đắm vẻ đẹp bên ngoài luôn khiến ta phải thất vọng về ngoại hình của mình. Ta có thể sử dụng nhiều loại mỹ phẩm, áp dụng chế độ ăn kiêng và rèn luyện để làm cho thân thể ta xinh đẹp, nhưng mong muốn của ta không bao giờ được thỏa mãn trọn vẹn. Ngay cả những người thanh niên hay phụ nữ đẹp nhất thế giới cũng không hài lòng với thân thể của họ. Chúng ta luôn thấy [thân thể mình] phát triển quá độ ở chỗ này, hoặc kém phát triển ở chỗ kia... Dù người khác có khen ngợi ta xinh đẹp và hấp dẫn đến đâu, ta cũng không bao giờ cảm thấy hài lòng với vẻ đẹp của thân thể mình.
Although one part of us thinks our bodies are intrinsically pure, our attachment to our looks makes us perpetually dissatisfied with them. We may employ a variety of products, diets and exercises to make our bodies beautiful, but our wishes are never completely fulfilled. Even the most beautiful women and handsome men aren’t satisfied with their bodies. We feel that we bulge where we shouldn’t bulge or don’t bulge where we should. Although others may tell us how attractive or well built we are, we never feel our bodies are good enough.
Nhưng mục đích đời sống con người là gì? Liệu có phải là để phô bày vẻ đẹp bên ngoài, hay để hoàn thiện tâm hồn và rộng mở trái tim nhằm làm tăng vẻ đẹp bên trong? Trong chúng ta hẳn ai cũng đã từng gặp qua những con người tuy vẻ ngoài không mấy hấp dẫn nhưng những phẩm chất nội tâm như sự khoan dung, rộng lượng của họ luôn cuốn hút mọi người. Những phẩm chất tạo nên vẻ đẹp nội tâm là quan trọng hơn và có tác động lâu dài hơn so với vẻ đẹp bên ngoài. Nhưng những phẩm chất ấy không phải tự nhiên có được, mà người ta cần phải nuôi dưỡng chúng. Quán chiếu về điều này giúp ta hiểu rõ mối quan hệ với thân thể của chính mình.
But what is the purpose of our human lives? Is it to look beautiful externally, or to improve our minds and open our hearts so we’re more beautiful internally? All of us have met people who aren’t physically attractive but who radiate internal qualities of patience and openness that draw people to them. Qualities that make people internally beautiful are more important and last longer than physical beauty. But these qualities don’t come by accident; they come because people cultivate them. Contemplating this helps us clarify our relationships to our bodies.
Lẽ dĩ nhiên ta nên cố gắng duy trì thân thể khỏe mạnh và ăn mặc thanh lịch, trang nhã, nhưng ta có thể làm như vậy mà không tham đắm. Sự quan tâm quá mức đến vẻ đẹp bên ngoài khiến ta buồn khổ nhiều hơn. Một vẻ ngoài quá hấp dẫn có thể gây thêm nhiều phiền toái, rắc rối, như ta có thể thấy rõ qua cuộc sống của nhiều siêu sao nổi tiếng. Nếu ta nhận ra được rằng việc có một thân thể hấp dẫn, đẹp đẽ cũng không giúp ta đoạn trừ được các nỗi khổ đau, bất ổn, không mang lại cho ta niềm hạnh phúc rốt ráo, thì ta sẽ buông bỏ được sự tham đắm vào cái đẹp bên ngoài. Khi đó, ta sẽ giảm bớt sự quan tâm đến bản thân và cảm thấy hài lòng hơn với những gì mình hiện có. Khi nhận ra được vẻ đẹp nội tâm là quan trọng hơn, ta sẽ nuôi dưỡng nó. Một khi nhân cách được hoàn thiện hơn, ta sẽ có thêm nhiều bạn bè hơn.
Of course, we should try to stay healthy and to dress neatly, but we can do this without attachment. Over-concern about good looks makes us more unhappy. Being very attractive can bring many added problems, as we can see by the lives of many celebrities. If we recognize that having attractive bodies doesn’t eliminate our problems or bring us ultimate happiness, we’ll let go of clinging to their being beautiful and well-built. We’ll then be less self-conscious and more content with what we are. Recognizing that inner beauty is more important, we’ll cultivate this and will have more friends because our characters have improved.
Thân thể này không có thực thể
Our bodies don’t have a real essence
Nhận thức sai lầm cuối cùng [được đề cập ở đây] là tin rằng thân thể là một thực thể chắc thật. Nhưng nếu quán chiếu sâu sắc thân thể mình, ta sẽ thấy chúng chỉ là sự tập hợp của các nguyên tử. Các nhà khoa học cho ta biết rằng những khoảng trống trong cơ thể chiếm thể tích nhiều hơn so với các nguyên tử. Thêm vào đó, các nguyên tử này luôn chuyển động không ngừng.
The final misconception is that we believe our bodies have a real essence. However, if we examine our bodies carefully we’ll find they’re only accumulations of atoms. Scientists tell us there is more open space in our bodies than area occupied by atoms. In addition, these atoms are in continuous motion.
Vì vậy, ta không tìm đâu ra một thực thể bất biến, chắc thật để gọi là “thân thể của tôi”. Cũng không hề có một hiện tượng thường hằng tĩnh tại nào để ta có thể xem đó như là “thân thể”. Tương tự, vì cái mà ta gọi là “thân thể tôi” chỉ đơn thuần là một tập hợp của các nguyên tử trong một dạng thức cụ thể, nên thân thể của chúng ta không phải là những thực thể tự chúng hiện hữu. Chúng cũng không hề sẵn có [những tính chất như là] xinh đẹp hay xấu xí.
Thus, when we seek a solid, unchanging entity to call “my body,” we can’t find one. There is no static permanent phenomenon we can identify as the body. Also, since what we label “my body” is merely an accumulation of atoms in a particular formation, our bodies aren’t inherent entities. Nor are they inherently attractive or ugly.
Bốn nhận thức sai lầm như trên - cho rằng thân thể ta là bất biến; là có thể mang lại hạnh phúc lâu bền; là vốn có bản chất thanh tịnh, đẹp đẽ; và là một thực thể chắc thật có thể xác định - đã phóng đại những phẩm chất của thân thể ta. Điều này khiến ta bám chặt vào ước muốn được trẻ mãi, khỏe mãi và đẹp mãi. Sự tham muốn như thế khiến ta phải luôn thất vọng và bất an.
These four misconceptions-that our bodies are unchanging, bring lasting happiness, are intrinsically pure and have a real, findable essence-exaggerate the qualities of our bodies. This causes us to cling to being perpetually young, healthy and good looking. Such clinging makes us dissatisfied and anxious.
Vậy có cách nào khác hơn để nghĩ về thân thể của ta không? Thoạt tiên có vẻ như khó mà tin được là còn có cách nào khác để nghĩ về thân thể ta, ngoài việc tham đắm vào nó. Nhưng quả thật có đấy. Các bạn hãy nghĩ như thế này: “Tôi có thể làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa qua việc hoàn thiện nhân cách, giúp đỡ mọi người quanh tôi và đóng góp cho xã hội. Thân thể tôi là một phương tiện giúp tôi thực hiện điều đó. Vì vậy, tôi phải giữ gìn sức khỏe, ăn mặc thanh lịch, không phải vì những mục đích ích kỷ riêng tư, mà vì tôi muốn dùng thân thể này để làm lợi lạc cho người khác.”
What is another way to relate to our bodies? At first it may seem inconceivable that there is any other way to relate to our bodies besides being attached to them. Yet there is. One way is to think, “I can make my life meaningful by improving my character, helping the people around me and contributing to society. My body is the vehicle enabling me to do this. Therefore I must keep my body healthy and well-groomed, not for my own selfish purposes but to use it for the benefit of others.”
Cách suy nghĩ này ban đầu có thể là hơi lạ lẫm, nhưng nếu ta vận dụng thường xuyên thì nó sẽ dần dần trở thành một cách suy nghĩ hoàn toàn tự nhiên. Ta sẽ có được một cách nhìn thoải mái hơn về thân thể của mình và nhờ đó sẽ được hạnh phúc hơn rất nhiều.
This way of thinking may initially seem foreign, but if we habituate ourselves to it, it will become our natural way of thinking. We’ll have a more relaxed way of viewing our bodies and will be much happier for it.
Phương pháp sống mãn nguyện
The way to satisfaction
Tham ái tạo điều kiện căn bản cho sự bất mãn, vì dù đã có nhiều bao nhiêu đi nữa, ta vẫn luôn tìm cầu cho được nhiều hơn, tốt hơn. Xã hội hiện nay của chúng ta khai thác lòng tham muốn và sự không thỏa mãn này, và ta luôn nghe rằng các mốt thời trang năm trước đã lỗi thời, các vật dụng năm trước đã lạc hậu. Nhưng chẳng mấy ai có đủ khả năng mua được tất cả những thứ mà họ nghĩ là mình phải có. Ngay cả khi ta đã mua về rất nhiều thứ, nhưng rồi chúng cũng sẽ trở nên cũ kỹ hay hư hỏng, hoặc ta vẫn phải mua sắm nhiều hơn, tìm kiếm những thứ tốt hơn chỉ vì thấy người khác đã có được. Điều này có thể khiến cho ta phải luôn bất ổn.
Attachment lays the foundation for dissatisfaction, for no matter how much we have, we always seek more and better. Our society exploits this greed and discontentment, and we’re told that last year’s fashions are out, last year’s appliances are outdated. But few people are able to afford everything they think they’re supposed to have. Even if we can buy many things, they later beome old or break, or we have to get more and better possessions because everyone else has them. This can make us continually insecure.
Trái lại, nếu ta tự nhủ, “những gì ta hiện có đã là tốt lắm rồi”, thì trong lòng ta sẽ được thanh thản. Điều này không có nghĩa là ta sẽ không bao giờ mua thêm những vật dụng mới, hay là xã hội không cần cải thiện về mặt công nghệ, kỹ thuật nữa. Nếu ta có nhu cầu về một cái gì đó hoặc kiểu vật dụng mới mang lại hiệu quả cao hơn, thì việc mua sắm chẳng có gì là sai trái cả, miễn là ta có đủ tiền để mua. Nhưng cho dù ta có mua sắm được hay không thì trong lòng ta vẫn thanh thản, vì [với suy nghĩ như trên thì] ta sẽ luôn hài lòng với những gì mình đang có. Đức Phật dạy:
On the other hand if we think, “What I have is good enough,” then our minds will be relaxed. This doesn’t mean that we never buy new things or that our society shouldn’t improve technologically. If we need something or when a new model is more efficient, there’s nothing wrong with buying it, provided we can afford it! But whether we succeed in getting something or not, our minds will be relaxed because we’ll be content with what we have. The Buddha said:
Nếu muốn được an lạc
Phải đoạn trừ tham ái
Tham ái đoạn tận rồi
Hỷ lạc vô biên đến
Chạy đuổi theo tham ái
Chỉ thấy lòng bất mãn
Ai ngược dòng tham ái
Trí tuệ đạt an ổn
If you desire every joy,
Completely forsake all attachment.
By forsaking completely all attachment
A most excellent ecstasy is found.
So long as (you) follow attachment
Satisfaction is never found.
Whoever reverses attachment
With wisdom attains satisfaction.
Khi nào mà ta vẫn còn tham muốn được có thêm nhiều hơn, muốn những thứ khác hơn, thì ta sẽ không bao giờ được hài lòng, dù ta đã có được bao nhiêu đi chăng nữa. Trái lại, nếu ta hài lòng với những gì mình đang có, ta vẫn có thể nỗ lực để cải thiện đời sống vật chất, nhưng trong lòng ta vẫn luôn thanh thản. Khi không còn tham đắm, vướng mắc, ta có thể phát triển kinh tế, cải thiện công nghệ, kỹ thuật để làm lợi lạc cho tất cả mọi người.
As long as we crave more and different things, we’ll never be satisfied no matter what we have. On the other hand if we’re content with what we have, we can still work to improve things, but our minds will be relaxed. Free from grasping, we can develop economically and technologically for the benefit of everyone.
Ban đầu có thể là rất khó để suy nghĩ theo cách như vậy, vì ta đã quá quen với sự tham đắm. Sự tham đắm có thể quá mạnh đến nỗi khiến ta lo sợ bị mất đi sự vật hay con người [mà ta tham đắm] và đâm ra hoảng loạn. Chính nỗi lo sợ và sự bám víu đó đã ngăn cản không cho ta có được những tâm trạng tốt đẹp cũng như vui hưởng các mối quan hệ và của cải vật chất hiện có.
At first it may be difficult to think in this way because we’re in the habit of being attached. The attachment may be so strong that we fear losing the object or person, and we panic. This fear and clinging obscure our good feelings and prevent us from enjoying our relationships and material possessions.
Chúng ta có thể trừ bỏ nỗi lo sợ đó. Trước hết, ta có thể nhận biết được rằng tâm thức ta đang phóng chiếu lên đối tượng hay con người xinh đẹp kia, và rằng sự tham đắm là một ý tưởng sai lầm. Nhận thức này giúp ta trở nên thực tiễn hơn. Rồi ta có thể nghĩ đến tác hại của sự tham đắm và buông bỏ. Thay vào đó, ta có thể buông xả tâm trong một trạng thái rộng mở của sự mãn nguyện, rõ biết rằng việc có được vật mình thích hay được sống gần người mình ưa mến thì cũng tốt, nhưng nếu không được thế thì ta vẫn có thể hạnh phúc.
We can eliminate this fear. First, we can recognize that our own minds project the beautiful object or person and that attachment is a mistaken conception. This will make us more realistic. Then we can remember the disadvantages of attachment and abandon it. Instead we can allow our minds to rest in an open state of contentment, knowing that if we have that object or are near that person, it’s nice, but if not, we can also be happy.
Đối với một số người, từ “xả ly” có hàm nghĩa tiêu cực vì nó ngụ ý là khắc khổ, lãnh đạm hay thờ ơ. Nhưng đó không phải là ý nghĩa xả ly trong đạo Phật. Đúng hơn, xả ly là một trạng thái tâm thức cân bằng, không vướng mắc, bám chấp vào sự vật và do đó được tự do để chú tâm vào những gì thật sự có giá trị.
For some people, the word “detachment” has a negative connotation because it implies being ascetic, apathetic or un-caring. However, this isn’t the Buddhist meaning of detachment. Rather, it refers to a balanced state of mind in which we don’t grasp at things and therefore are free to focus our attention on what is really worthwhile.
Xả ly không có nghĩa là ta vứt bỏ mọi tài sản vật chất rồi vào sống trong một hang động. Việc sở hữu tài sản chẳng có gì là tai hại cả. Ta cần đến một số tài sản nhất định để sống. Vấn đề chỉ nảy sinh khi ta phóng đại một cách không đúng thực tầm quan trọng của những vật sở hữu. Sự tham đắm và bám chấp mới gây ra bất ổn, chứ không phải bản thân những vật sở hữu. Khi trừ bỏ được tham ái, ta sẽ có thể vui hưởng mọi thứ mình có.
Being detached doesn’t mean we give away all of our possessions and live in a cave. There is nothing harmful about having possessions. We need a certain number of them in order to live. Problems arise only when we unrealistically exaggerate the importance of our possessions. Attachment and clinging cause the problems, not the possessions. Being free of attachment we can enjoy things.
Khi sử dụng các tiện nghi vật chất, cách suy nghĩ như thế này sẽ có ích cho ta: “ Có rất nhiều người đã vất vả để làm ra những thứ tôi đang sử dụng, tôi vô cùng biết ơn họ. Thay vì hưởng thụ với tâm tham lam ích kỷ, tôi sẽ dùng những thứ này với mong ước hoàn thiện bản thân để có thể thương yêu và giúp ích nhiều hơn cho tha nhân người khác.” Chúng ta có thể hưởng thụ thức ăn, quần áo, nhà cửa và nhiều tiện nghi khác nữa, nhưng với một động cơ khác hơn trước đây. Nhờ vậy ta được an bình và không còn những lo âu bất ổn nữa.
When we use our possessions it’s helpful to think, “Many people worked to produce the things I enjoy, and I’m grateful to them. Instead of using my possessions with selfish attachment, I’ll use them with the aspiration to improve my qualities so I can love and help others more.” We can enjoy food, clothes, a home and possessions, but with a different motivation than before. Doing so, we’ll be peaceful and free from anxiety.
Việc lìa bỏ tham ái không khiến cho ta mất đi động lực sống và thờ ơ với đời. Thoạt nhìn qua thì có vẻ là như thế, đơn giản chỉ vì ta đã quá quen với sự tham ái. Tuy nhiên, còn có rất nhiều khuynh hướng sống khác nữa có thể tạo động lực sống cho ta. Chẳng hạn như là sự quan tâm chân thành đến người khác. Tâm nguyện mang hạnh phúc, niềm vui đến cho người khác (tâm từ) và cứu vớt người khác khỏi mọi khổ đau (tâm bi) có thể là một động lực thúc đẩy hết sức mạnh mẽ trong đời sống của chúng ta. Vì vậy, xả bỏ tham ái sẽ mở ra cánh cửa đưa ta đến với sự giao tiếp chân thành cùng người khác, đến với tình thương yêu và lòng bi mẫn.
Nor does leaving aside attachment make us unmotivated and indifferent. At ftrst glance it may seem like this simply because we’re very habituated to attachment. However, there is a variety of other attitudes that can motivate us. Genuine care for others is one. The wish to bring others happiness and prevent their suffering can be a powerful motivating force in our lives. Thus, avoiding attachment opens the door to genuine communication with others, love and compassion.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Phật giáo và Con người


Pháp bảo Đàn kinh


Vua Là Phật, Phật Là Vua

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 100.26.35.111 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...