Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng mở tâm hồn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 2: Thiền tập - Bước khởi đầu »»

Rộng mở tâm hồn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 2: Thiền tập - Bước khởi đầu

(Lượt xem: 8.147)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 2: Thiền tập - Bước khởi đầu

Chapter Two: Meditation - A beginning





Trong chương này, chúng ta tìm hiểu những kỹ năng để chuyển đổi tâm thức từ những cung cách suy nghĩ theo thói quen sang những cung cách suy nghĩ đạo đức hơn. Có hai phương pháp thiền tập được sử dụng trong sự tu tập của chúng ta. Phương pháp thứ nhất là thiền quán, phương tiện để giúp ta tự mình trở nên quen thuộc dần với những tư tưởng và khuynh hướng tinh thần mới. Phương pháp thứ hai là thiền chỉ, tập trung tâm ý vào một đối tượng đã chọn.
In this chapter we explore the techniques for changing our minds from our habitual ways to more virtuous ones. There are two methods of meditating that are to be used in our practice. One, analytical meditation, is the means by which we familiarize ourselves with new ideas and mental attitudes. The other, settled meditation focuses the mind on a chosen object.
Mặc dù tất cả chúng ta đều tự nhiên khao khát hạnh phúc và mong muốn vượt qua đau khổ, nhưng ta vẫn phải tiếp tục trải qua khổ đau. Tại sao vậy? Đạo Phật dạy rằng, chúng ta thật sự góp phần vào những nguyên nhân và điều kiện gây ra những khổ đau cho chính mình, và thường không sẵn lòng thực hiện những hành vi có thể dẫn đến hạnh phúc lâu dài hơn. Sao lại có thể như thế? Vì trong cuộc sống thường ngày, ta buông thả mình theo sự sai xử của những suy tưởng và cảm xúc mạnh mẽ [vốn không tốt đẹp], và rồi điều này lại khơi dậy những trạng thái tâm thức xấu ác. Chính do cái chu kỳ luẩn quẩn này mà ta không chỉ duy trì mãi mãi những khổ đau của bản thân, mà còn cả những khổ đau của người khác nữa. Ta phải quyết tâm định hướng đời mình và đảo ngược các khuynh hướng này, thay thế chúng bằng các thói quen mới. Như một cành mới ghép lên thân cây già cỗi, cuối dùng sẽ hấp thu sự sống từ thân cây ấy và tạo thành một sự sống mới, ta phải nuôi dưỡng các khuynh hướng mới bằng cách phát triển một cách có ý thức những thực hành đạo đức. Đây là ý nghĩa chân chính và cũng là đối tượng của việc thực hành thiền.
Although we all naturally aspire to be happy and wish to overcome our misery, we continue to experience pain and suffering. Why is this? Buddhism teaches that we actually conspire in the causes and conditions that create our unhappiness, and are often reluctant to engage in activities that could lead to more long-lasting happiness. How can this be? In our normal way of life, we let ourselves be controlled by powerful thoughts and emotions, which in turn give rise to negative states of mind. It is by this vicious circle that we perpetuate not only our unhappiness but also that of others. We must deliberately take a stand to reverse these tendencies and replace them with new habits. Like a freshly grafted branch on an old tree that will eventually absorb the life of that tree and create a new one, we must nurture new inclinations by deliberately cultivating virtuous practices. This is the true meaning and object of the practice of meditation.
Suy ngẫm về bản chất khổ đau của đời sống và xem xét các phương pháp để chấm dứt khổ đau là một hình thức của thiền. Quyển sách này là một hình thức của thiền. Tiến trình làm chuyển hóa khuynh hướng thiên về bản năng trong cuộc sống, tức là trạng thái tâm thức chỉ hướng đến thỏa mãn những khao khát và tránh né những gì khó chịu, chính là ý nghĩa được dùng của danh từ thiền. Chúng ta có khuynh hướng bị khống chế bởi tâm thức mình và đi theo con đường vị kỷ của nó. Thiền là tiến trình giúp ta đạt được sự kiểm soát tâm thức và hướng tâm theo một chiều hướng đức hạnh hơn. Thiền có thể được xem như một kỹ năng giúp ta làm suy yếu sức mạnh của các thói quen suy nghĩ cũ và phát triển những thói quen mới. Nhờ đó chúng ta tự bảo vệ mình không rơi vào những suy tưởng, lời nói hay việc làm dẫn đến đau khổ. Pháp thiền như thế được sử dụng rất nhiều trong sự tu tập tâm linh của chúng ta.
Contemplating the painful nature of life, considering the methods by which our misery can be brought to an end, is a form of meditation. This book is a form of meditation. The process by which we transform our more instinctual attitude to life, that state of mind which seeks only to satisfy desire and avoid discomforts, is what we mean when we use the word meditation. We tend to be controlled by our mind, following it along its self-centered path. Meditation is the process whereby we gain control over the mind and guide it in a more virtuous direction. Meditation may be thought of as a technique by which we diminish the force of old thought habits and develop new ones. We thereby protect ourselves from engaging in actions of mind, word, or deed that lead to our suffering. Such meditation is to be used extensively in our spiritual practice.
Kỹ năng này tự nó không thuộc về Phật giáo. Như các nhạc sĩ rèn luyện đôi tay, các vận động viên rèn luyện phản xạ và kỹ thuật, các nhà ngôn ngữ rèn luyện đôi tai, các học giả rèn luyện sự nhận thức, chúng ta điều khiển trí óc và tâm hồn mình cũng giống như thế.
This technique is not in and of itself Buddhist. Just as musicians train their hands, athletes their reflexes and techniques, linguists their ear, scholars their perceptions, so we direct our minds and hearts.
Thế nên, việc tự mình làm quen dần với các khía cạnh khác nhau của sự tu tập tâm linh là một hình thức của thiền. Nếu chỉ đọc để biết qua về chúng một lần thôi thì sẽ chẳng được lợi ích gì nhiều. Nếu bạn quan tâm thì việc suy ngẫm về các chủ đề đã đề cập sẽ rất hữu ích, như chúng ta đã suy ngẫm trong chương trước về hành vi bất thiện là nói lời vô nghĩa, và sau đó nghiên cứu sâu hơn về các chủ đề ấy để mở rộng sự hiểu biết của bạn. Càng khám phá nhiều hơn về một vấn đề và biến nó thành đối tượng thẩm sát tinh thần, thì bạn càng hiểu được vấn đề ấy một cách sâu sắc hơn. Điều này giúp bạn có thể thẩm định được chân giá trị của vấn đề đó. Nếu thông qua phân tích bạn chứng minh được điều gì đó là không đúng thật, hãy gạt nó sang một bên. Tuy nhiên, nếu bạn tự mình xác lập được một điều gì đó là đúng thật, thì niềm tin của bạn vào sự đúng thật ấy sẽ có sự kiên định mạnh mẽ. Toàn bộ tiến trình nghiên cứu và khảo sát này nên được xem như một hình thức của thiền.
Familiarizing ourselves with the different aspects of our spiritual practice is therefore a form of meditation. Simply reading about them once is not of much benefit. If you are interested, it is helpful to contemplate the subjects mentioned, as we did in the previous chapter with the nonvirtuous action of senseless talk, and then research them more extensively to broaden your understanding. The more you explore a topic and subject it to mental scrutiny, the more profoundly you understand it. This enables you to judge its validity. If through your analysis you prove something to be invalid, then put it aside. However, if you independently establish something to be true, then your faith in that truth has powerful solidity. This whole process of research and scrutiny should be thought of as one form of meditation.
Chính đức Phật từng dạy rằng: “Này các tỳ-kheo và những người có trí, đừng chấp nhận những lời ta nói chỉ vì lòng tôn kính. Hãy phân tích phản biện và chỉ chấp nhận những lời ấy dựa trên sự hiểu biết của chính mình.” Tuyên bố nổi bật này có nhiều hàm ý. Điều rõ ràng là đức Phật dạy ta khi ta đọc một bản văn không nên chỉ dựa hoàn toàn vào danh tiếng của tác giả, mà tốt hơn là phải dựa vào nội dung bản văn. Và khi nắm bắt nội dung, ta nên dựa vào chủ đề và ý nghĩa của nó hơn là phong cách văn chương. Khi xem xét về chủ đề, ta nên dựa vào sự hiểu biết thực nghiệm của mình hơn là dựa vào sự nhận hiểu theo lý trí.
The Buddha himself said, “O monks and wise ones, do not accept my words simply out of reverence. You should subject them to critical analysis and accept them on the basis of your own understanding.” This remarkable statement has many implications. It is clear that the Buddha is telling us that when we read a text, we should rely not merely on the fame of the author but rather on the content. And when grappling with the content, we should rely on the subject matter and the meaning rather than on the literary style. When relating to the subject matter, we should rely on our empirical understanding rather than on our intellectual grasp.
Nói một cách khác, cuối cùng ta phải phát triển được nhiều hơn là chỉ thuần túy những kiến thức học thuật về Giáo pháp. Ta phải gieo cấy được các chân lý trong Phật pháp vào sâu thẳm trong sự hiện hữu của chính ta, sao cho các chân lý đó được phản ánh ngay trong đời sống. Lòng bi mẫn sẽ chẳng có giá trị gì nếu chỉ duy trì trong ý tưởng. Nó phải được biến thành thái độ hướng đến người khác, phản ánh trong mọi suy nghĩ và hành động của ta. Và chỉ đơn thuần khái niệm về khiêm tốn sẽ không làm giảm bớt tính kiêu căng, khái niệm đó nhất thiết phải được biến thành cách sống thật sự của ta.
In other words, we must ultimately develop more than mere academic knowledge of the Dharma. We must integrate the truths of the Buddha’s teaching into the depths of our very being, so that they become reflected in our lives. Compassion is of little value if it remains an idea. It must become our attitude toward others, reflected in all our thoughts and actions. And the mere concept of humility does not diminish our arrogance; it must become our actual state of being.
Trở nên quen thuộc với đối tượng đã chọn
FAMILIARITY WITH A CHOSEN OBJECT
Trong tiếng Tây Tạng, danh từ thiền được dịch là gom, có nghĩa là “làm cho quen thuộc”. Khi ta vận dụng thiền trong sự tu tập, đó chính là ta tự làm cho mình quen thuộc với một đối tượng đã chọn trước. Đối tượng này không nhất thiết phải là một vật thể như là hình tượng Phật hay chúa Giê-su trên thánh giá. “Đối tượng được chọn” có thể là một phẩm chất tinh thần, chẳng hạn như đức nhẫn nhục, mà ta đang nỗ lực nuôi dưỡng trong lòng mình bằng phương tiện thiền quán. Đối tượng ấy cũng có thể là sự luân lưu nhịp nhàng của hơi thở, mà ta tập trung vào để làm tĩnh lặng tâm thức đang xao động. Và đó cũng có thể chỉ đơn thuần là sự sáng suốt và nhận biết - hay tâm thức mà ta đang cố nhận hiểu về bản chất. Tất cả những kỹ năng này sẽ được miêu tả sâu sắc ở những trang sau. Thông qua phương tiện là những kỹ năng đó, kiến thức của ta về đối tượng được chọn sẽ phát triển.
The Tibetan word for meditation is gom, which means “to familiarize.” When we use meditation on our spiritual path, it is to familiarize ourselves with a chosen object. This object need not be a physical thing such as an image of the Buddha or Jesus on the cross. The “chosen object” can be a mental quality such as patience, which we work at cultivating within ourselves by means of meditative contemplation. It can also be the rhythmic movement of our breath, which we focus on to still our restless minds. And it can be the mere quality of clarity and knowing - our consciousness - the nature of which we seek to understand. All these techniques are described in depth in the pages that follow. By these means our knowledge of our chosen object grows.
Lấy ví dụ như khi tìm hiểu kỹ về các loại xe hơi để chọn mua, ta đọc qua những thông tin về các ưu điểm và nhược điểm của các hiệu xe khác nhau và phát triển một sự nhận biết về những tính chất của một hiệu xe cụ thể được chọn. Qua việc suy ngẫm về những tính chất này, ta càng đánh giá cao hơn về chiếc xe đó, và niềm khao khát được sở hữu nó cũng tăng theo. Ta có thể nuôi dưỡng các đức tính như nhẫn nhục và khoan dung theo cách thức rất giống như thế. Ta làm điều này bằng cách quán chiếu về những phẩm chất cấu thành đức nhẫn nhục, về sự thanh thản trong tâm hồn nhờ thực hành nhẫn nhục, về môi trường hòa hợp được tạo ra, và sự tôn trọng mà người khác dành cho ta nhờ có đức nhẫn nhục. Ta cũng nỗ lực để nhận ra những mặt xấu khi không có đức nhẫn nhục, như sự sân hận và không hài lòng mà ta phải gánh chịu, sự e sợ và lòng căm thù nghịch mà nó tạo ra ở những người quanh ta. Bằng sự chuyên cần duy trì những suy tưởng quán chiếu như thế, đức nhẫn nhục trong ta sẽ tự nhiên phát triển dần, mạnh mẽ hơn qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Sự điều phục tâm ý là một tiến trình lâu dài. Nhưng một khi tâm nhẫn nhục được thuần thục thì niềm vui mà nó mang lại sẽ lâu bền hơn so với [khi ta có được] bất kỳ chiếc xe hơi nào.
For example, as we research what kind of car to buy, reading the pros and cons of different makes, we develop a sense of the qualities of a particular choice. By contemplating these qualities, our appreciation of this car intensifies, as does our desire to possess it. We can cultivate virtues such as patience and tolerance in much the same way. We do so by contemplating the qualities that constitute patience, the peace of mind it generates in us, the harmonious environment created as a result of it, the respect it engenders in others. We also work to recognize the drawbacks of impatience, the anger and lack of contentment we suffer within, the fear and hostility it brings about in those around us. By diligently following such lines of thought, our patience naturally evolves, growing stronger and stronger, day by day, month by month, and year by year. The process of taming the mind is a lengthy one. Yet once we have mastered patience, the pleasure derived from it outlasts that provided by any car.
Trong đời sống hằng ngày, thật ra ta rất thường đi vào trạng thái suy ngẫm quán chiếu giống như vậy. Chúng ta đặc biệt tài ba trong việc phát triển sự quen thuộc với những khuynh hướng bất thiện! Khi bực tức với một ai đó, ta có thể suy ngẫm về những khiếm khuyết của người ấy và nảy sinh một sự quy lỗi ngày càng mạnh mẽ hơn đối với cái bản chất chưa hẳn thật có của họ. Tâm ý ta duy trì sự chú tâm vào “đối tượng” của sự suy ngẫm như thế, và vì thế sự khinh miệt của ta đối với người ấy càng tăng thêm. Ta cũng suy ngẫm và phát triển sự quen thuộc với các chủ đề được chọn khi ta chú tâm vào một sự vật hay người ta yêu thích. Hầu như ta không cần đến sự thúc đẩy nào để duy trì sự chú tâm đó. Khi ta nuôi dưỡng thiện tâm, sự chú tâm trở nên khó khăn hơn nhiều. Đây là một biểu hiện chắc chắn cho thấy sự lấn áp mạnh mẽ biết bao của những cảm xúc luyến ái và tham muốn!
We actually engage in such meditation quite often in our daily lives. We are particularly good at cultivating familiarity with unvirtuous tendencies! When displeased with someone, we are able to contemplate that person’s faults and derive a stronger and stronger conviction of his or her questionable nature. Our mind remains focused on the “object” of our meditation, and our contempt for the person thereby intensifies. We also contemplate and develop familiarity with chosen objects when we focus on something or someone we are particularly fond of. Very little prodding is needed to maintain our concentration. It is more difficult to remain focused when cultivating virtue. This is a sure indication of how overwhelming the emotions of attachment and desire are!
Có nhiều hình thức của thiền. Một số hình thức không đòi hỏi bối cảnh theo nghi thức hoặc một tư thế đặc biệt của cơ thể. Bạn có thể thiền trong khi đang lái xe hoặc đi bộ, trong khi ngồi trên xe buýt hoặc xe lửa, và thậm chí trong khi đang tắm. Nếu bạn muốn dành ra một thời gian cụ thể cho việc thực hành tâm linh chuyên chú hơn, thì một thời thiền chính thức vào mỗi buổi sáng sớm là rất có lợi, vì đó là lúc tinh thần tỉnh táo và sáng suốt nhất. Việc ngồi thiền trong một môi trường yên tĩnh và giữ lưng thật thẳng sẽ rất có lợi, vì điều này giúp bạn duy trì sự tập trung tâm ý. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng, bất cứ nơi đâu và bất kỳ khi nào có thể được, bạn nhất thiết phải nuôi dưỡng những thói quen tinh thần đạo đức. Bạn không thể chỉ giới hạn việc thực hành thiền trong những buổi ngồi thiền chính thức.
There are many kinds of meditation. There are some that do not require a formal setting or a particular physical posture. You can meditate while driving or walking, while on a bus or train, and even while taking a shower. If you wish to devote a particular time to more concentrated spiritual practice, it is beneficial to apply early mornings to a formal meditation session, as that is when the mind is most alert and clear. It is helpful to sit in a calm environment with your back straight, as this helps you remain focused. However, it is important to remember that you must cultivate virtuous mental habits whenever and wherever possible. You cannot limit meditation to formal sessions.
Pháp thiền quán chiếu (thiền quán)
ANALYTICAL MEDITATION
Như tôi đã nói, có hai phương pháp thiền được sử dụng trong việc suy ngẫm và tiếp nhận các chủ đề tôi trình bày trong sách này. Trước hết là pháp thiền quán chiếu (thiền quán). Với pháp thiền này, sự quen thuộc với một đối tượng đã chọn được phát triển qua tiến trình lý luận phân tích - đối tượng đó có thể là chiếc xe hơi bạn đang thèm khát, hoặc là lòng từ bi, đức nhẫn nhục mà bạn nỗ lực để sinh khởi. Ở đây, bạn không chỉ thuần túy tập trung vào một đề tài [quán chiếu]. Đúng hơn, bạn đang phát triển một cảm giác gần gũi hoặc cảm thông với đối tượng đã chọn bằng cách chuyên cần vận dụng khả năng phân tích phê phán của bạn. Đây là phương pháp thiền mà tôi sẽ nhấn mạnh khi chúng ta tìm hiểu về các chủ đề khác nhau cần được nuôi dưỡng, phát triển trong thực hành tâm linh của chúng ta. Một số chủ đề này đặc biệt chỉ có trong sự tu tập của đạo Phật, một số khác thì không. Tuy nhiên, một khi bạn đã phát triển sự quen thuộc với đề tài thông qua phương tiện quán xét như thế, thì việc duy trì sự chú tâm vào đề tài đó bằng pháp thiền định tâm (thiền chỉ) là rất quan trọng để giúp thấu hiểu sâu sắc hơn.
As I have said, there are two types of meditation to be used in contemplating and internalizing the subjects I discuss in this book. First, there is analytical meditation. In this form of meditation, familiarity with a chosen object - be it the car you desire or the compassion or patience you seek to generate - is cultivated through the rational process of analysis. Here, you are not merely focusing on a topic. Rather, you are cultivating a sense of closeness or empathy with your chosen object by studiously applying your critical faculties. This is the form of meditation I shall emphasize as we explore the different subjects that need to be cultivated in our spiritual practice. Some of these subjects are specific to a Buddhist practice, some not. However, once you have developed familiarity with a topic by means of such analysis, it is important to then remain focused on it by means of settled meditation in order to help it sink in more profoundly.
Pháp thiền định tâm (thiền chỉ)
SETTLED MEDITATION
Phương pháp thứ hai là thiền định tâm (thiền chỉ). Sự định tâm này xuất hiện khi ta hướng tâm vào một chủ đề đã chọn mà không có bất kỳ sự phân tích hoặc suy tưởng nào. Khi thiền quán về lòng bi mẫn chẳng hạn, ta phát triển sự cảm thông đối với người khác và nỗ lực để nhận biết nỗi khổ đau mà họ đang chịu đựng. Ta làm được điều này thông qua sự quán chiếu phân tích. Tuy nhiên, một khi ta đã có được cảm xúc bi mẫn trong tâm hồn, một khi ta thấy được rằng thiền quán đã thay đổi một cách tích cực thái độ của ta đối với người khác, ta sẽ tiếp tục duy trì ổn định trong cảm xúc bi mẫn đó, không khởi sinh suy tưởng nào nữa. Điều này giúp cho lòng bi mẫn của ta trở nên sâu sắc hơn. Khi ta cảm nhận được cảm xúc bi mẫn của mình đang yếu ớt dần đi, ta có thể quay lại với pháp thiền quán để làm sống lại sự cảm thông và quan tâm của ta [đối với người khác] trước khi tiếp tục với pháp thiền chỉ.
The second type is settled meditation. This occurs when we settle our minds on a chosen object without engaging in analysis or thought. When meditating on compassion, for example, we develop empathy for others and work at recognizing the suffering they are experiencing. This we do by means of analytical meditation. However, once we have a feeling of compassion in our hearts, once we find that the meditation has positively changed our attitude toward others, we remain fixed on that feeling, without engaging in thought. This helps deepen our compassion. When we sense that our feeling of compassion is weakening, we can again engage in analytical meditation to revitalize our sympathy and concern before returning to settled meditation.
Khi đã thuần thục hơn, ta có thể khéo léo hoán chuyển qua lại giữa hai pháp thiền để tăng thêm phẩm chất được mong muốn. Trong chương 11, “Sự an định”, ta sẽ khảo sát về kỹ năng phát triển pháp thiền định tâm đến mức độ có thể duy trì sự tập trung tâm ý duy nhất vào đối tượng thiền định trong thời gian bao lâu tùy ý. Như tôi đã nói, “đối tượng” này của thiền không nhất thiết phải là điều gì đó cụ thể ta có thể “nhìn thấy”. Theo một ý nghĩa thì ta hòa nhập tâm thức mình với đối tượng [thiền quán] là để phát triển sự quen thuộc với đối tượng đó. Pháp thiền định tâm, cũng giống như các hình thức khác của thiền, tự nó không mang tính chất đạo đức. Nói đúng hơn, chính đối tượng mà ta tập trung tâm ý vào và động cơ đã thôi thúc ta tu tập mới quyết định phẩm chất tinh thần của pháp thiền mà ta tu tập. Nếu tâm ý ta tập trung vào lòng bi mẫn thì pháp thiền của ta mang tính đạo đức. Nếu ta hướng tâm ý vào lòng sân hận thì ngược lại.
As we become more adept, we can skillfully switch between the two forms of meditation in order to intensify the desired quality. In Chapter 11, “Calm Abiding,” we shall examine the technique for developing our settled meditation to the point where we can remain focused single-pointedly on our object of meditation for as long as we wish. As I’ve said, this “object of meditation” is not necessarily something we can “see.” In a sense, one fuses his or her mind with the object in order to cultivate familiarity with it. Settled meditation, like other forms of meditation, is not virtuous by nature. Rather, it is the object we are concentrated on and the motivation with which we engage in the practice that determine the spiritual quality of our meditation. If our mind is focused on compassion, the meditation is virtuous. If it is placed on anger, it is not.
Chúng ta nhất thiết phải hành thiền một cách có hệ thống, phát triển dần dần sự quen thuộc với đối tượng đã chọn. Học hỏi và lắng nghe những bậc thầy có phẩm chất là một phần quan trọng trong tiến trình này. Sau đó, ta quán xét về những gì đã đọc hoặc đã nghe được, thẩm sát chúng để loại bỏ bất kỳ sự nhầm lẫn, sai lầm hoặc ngờ vực nào. Tiến trình này tự nó sẽ giúp ta tác động đến tâm thức. Và rồi khi ta đạt đến sự nhất tâm nơi đối tượng thiền quán, tâm thức ta sẽ trở nên hòa nhập với đối tượng ấy theo cách thức mà ta mong muốn.
We must meditate in a systematic manner, cultivating familiarity with a chosen object gradually. Studying and listening to qualified teachers is an important part of this process. We then contemplate what we have read or heard, scrutinizing it so as to remove any confusion, misconceptions, or doubts we might have. This process itself helps affect the mind. Then, when we focus on our object single-pointedly, our minds become fused with it in the desired manner.
Điều quan trọng là, trước khi nỗ lực thiền quán về những khía cạnh tinh tế hơn của giáo lý đạo Phật, ta phải có được khả năng duy trì tập trung tâm ý vào các đề mục đơn giản hơn. Điều này giúp ta phát triển khả năng phân tích và duy trì sự nhất tâm vào những đề mục tinh tế hơn, chẳng hạn như sự đối trị tất cả khổ đau hay tánh Không, vì không hề có tự tính tự tồn của thực tại...
It is important that before we try to meditate on the more subtle aspects of Buddhist philosophy, we are able to keep our minds concentrated on simpler topics. This helps us develop the ability to analyze and remain single-pointedly focused on subtle topics such as the antidote to all our suffering, the emptiness of inherent existence.
Hành trình tâm linh là một chặng đường dài. Ta nhất thiết phải thận trọng khi lựa chọn con đường tu tập, để chắc chắn rằng trong đó bao gồm tất cả những phương pháp sẽ đưa ta đến mục tiêu của mình. Thỉnh thoảng, hành trình ấy có những lúc vượt qua dốc đứng. Ta phải biết làm thế nào kìm hãm chính mình thật chậm rãi như một con ốc sên, để quán chiếu suy ngẫm thật sâu sắc, nhưng đồng thời cũng phải chắc chắn là ta không quên đi một bất ổn của người hàng xóm, hoặc vấn nạn của loài cá đang bơi trong những đại dương bị ô nhiễm cách ta nhiều ngàn dặm.
Our spiritual journey is a long one. We must choose our path with care, ensuring that it encompasses all those methods that lead us to our goal. At times the journey is steep. We must know how to pace ourselves down to the snail’s pace of profound contemplation while also ensuring that we do not forget our neighbor’s problem or that of the fish swimming in polluted oceans many thousands of miles away.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.41.214 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...