Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường) »» Dẫn nhập »»

Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường)
»» Dẫn nhập

(Lượt xem: 8.143)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Chánh niệm  (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường) - Dẫn nhập

Font chữ:



Chủ đề của quyển sách này là việc thực hành Thiền Minh Sát (vipassana). Xin lặp lại: thực hành. Đây là một cẩm nang về thiền, một sách hướng dẫn từng bước về thiền quán trí tuệ minh sát, hay thiền tuệ. Nó nghiêng về thực hành. Nó dùng để thực hành.

Có rất nhiều sách vở mô phạm về triết lý Phật giáo, và viết về mảng lý thuyết của thiền Phật giáo. Nếu bạn thích đọc những sách đó, chúng tôi khuyến khích bạn nên đọc. Nhiều sách trong số đó rất hay. Còn quyển sách này là về “Cách thực hành”. Nó được viết cho những ai thực sự muốn thiền tập và đặc biệt cho những người muốn bắt đầu tập thiền từ bây giờ. Ở Mỹ và rất nhiều quốc gia khác vẫn còn có rất ít người thầy chuyên tốt về thiền Phật giáo. Ý định của chúng tôi là mang lại cho độc giả những thông tin căn bản để các bạn bắt đầu một cách suôn sẻ. Chỉ có những ai làm theo những sự hướng dẫn này mới có thể nói được rằng quyển sách của chúng tôi là thành công hay không. Chỉ có những ai thực sự thiền tập một cách đều đặn và siêng năng mới có thể đánh giá nỗ lực của chúng tôi trong quyển sách này. Không có quyển sách nào có thể bao trùm hết tất cả và từng mỗi vấn đề mà một thiền sinh có thể gặp phải. Sau này bạn sẽ cần có một người thầy chuyên tốt. Trong lúc này, tuy nhiên, có những nguyên tắc căn bản làm nền tảng; sự thông hiểu hết những trang hướng dẫn này sẽ mang bạn đi được một quãng đường rất dài.

Có nhiều kiểu thiền. Mỗi truyền thống tôn giáo lớn thì có một số bài bản mà họ gọi là thiền, và từ ‘thiền’ này đã được sử dụng một cách lỏng lẽo, tùy tiện. Bạn nên biết rằng tập sách này chỉ bàn riêng về phương thức Thiền Minh Sát (Vipassana), vốn đã được thực hành từ xưa đến nay trong dòng Phật giáo Nam Truyền ở Nam Á và Đông Nam Á. Nó thường được dịch là Thiền Trí Tuệ Sáng Suốt hay Thiền Minh Sát hay Thiền Tuệ, (tiếng Anh dịch là Insight meditation), bởi vì mục đích của phương thức thiền này là mang lại cho thiền sinh trí tuệ sáng suốt để nhìn vào bản chất tự nhiên của thực tại, và sự hiểu biết chính xác cách mà mọi sự vận hành.

Phật giáo nói chung là khác với những tôn giáo thần học vốn rất quen thuộc với người phương Tây. Phật giáo là một lối vào trực tiếp những cảnh giới tâm linh siêu xuất mà không cần phải thỉnh nguyện thần linh hay những ‘đấng hiện thân’ của họ. Mùi vị của nó thực sự như kiểu y khoa thực hành, nó giống như “tâm lý học” hơn là một ‘tôn giáo’ mà nó thường hay bị gọi. Thiền Phật giáo là một sự đi khám phá liên tục về thực tại, một sự xem xét tinh vi “như kính hiển vi” từng mỗi quá trình nhận thức. Mục tiêu của nó là kéo bỏ bức màn giả dối và si mê mà thông qua đó chúng ta đã và đang nhìn thế giới một cách mê lầm; và để làm lộ ra cái thực tại rốt ráo, cái “thực” đúng như nó là. Thiền Minh Sát là một phương thức thiền cổ xưa và thanh nhã để làm chỉ mỗi việc đó.

Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) trình bày cho chúng ta một hệ thống hữu dụng giúp chúng ta khám phá những mức độ thâm sâu hơn của tâm, đến tận gốc rễ của căn thức. Nó cũng đã đưa ra một hệ thống quan trọng bao gồm những nề nếp tôn nghiêm và nghi thức, chứa đựng cả những kỹ thuật thiền này. Truyền thống tốt đẹp này là kết quả tự nhiên của hơn 2.500 năm phát triển trong những nền văn hóa giàu tính truyền thừa của Nam Á và Đông Nam Á.

Trong tập sách này, chúng tôi sẽ cố gắng lột bỏ phần trang trí bên ngoài khỏi phần cốt lõi và chỉ trình bày lẽ thật trần trụi và giản dị của nó [thiền]. Những độc giả nào có khuynh hướng thiên về nghi thức bài bản thì có lẽ nên tìm hiểu phần thực hành Phật giáo Theravada được viết trong những quyển sách khác, và sẽ tìm thấy ở đó rất nhiều những tập tục và quy cách lễ nghi, một truyền thống giàu vẻ đẹp và ý nghĩa.
Những ai nghiêng về thực hành có thể chỉ dùng những kỹ thuật này mà thôi, và áp dụng chúng vào bất kỳ tình huống triết lý hay xúc cảm nào họ muốn áp dụng. Thực hành chính là điều quan trọng.

Sự khác biệt giữa Thiền Minh Sát (vipassana) và những kiểu thiền khác là rất quan trọng và cần phải được thông hiểu rõ ràng. Đạo Phật có hai dạng thiền chính. Chúng là hai kỹ năng-về-tâm, hai cách vận hành, hay bản chất khác nhau của tâm thức. Trong tiếng Pali, ngôn ngữ gốc của kinh văn Phật giáo Nguyên thủy Theravada, hai kiểu thiền đó được gọi Thiền Minh Sát (Vipassana) và Thiền Định (Samatha).

“Vipassana” có thể được dịch là “trí tuệ sáng suốt”, sự tỉnh giác, sự biết rõ chính xác cách một sự vật đang diễn ra đúng như nó diễn ra. (Ví dụ như thấy mặt trời rõ như nó là khi bầu trời không có mây che). “Samatha” có thể được dịch là sự “tập trung” hay sự “tĩnh lặng”, mà chúng ta đã quen gọi là “định” (HV). Đó là trạng thái tâm được đưa đến ngừng nghỉ, chỉ nhắm vào một đối tượng mà thôi, và không để cho lăng xăng nữa. Khi làm được điều này, thân và tâm sẽ được an tĩnh, đó là một trạng thái tĩnh lặng mà bạn phải tự làm tự cảm nhận mới hiểu được. Hầu hết các phái thiền đều nhấn mạnh phần Thiền định (Samatha). Người thiền tập tập trung tâm của mình vào một đối tượng nào đó, chẳng hạn một câu chú, một cái hộp đựng nào đó, một bài tụng kinh, một ngọn nến, một tranh tượng thờ hay bất cứ cái gì, và loại bỏ tất cả ý nghĩ và nhận thức khác ra khỏi tâm thức. Kết quả sẽ là một trạng thái tâm hỷ lạc kéo dài cho đến khi người thiền hết phiên ngồi thiền. Trạng thái đó đẹp, đầy vui sướng, có ý nghĩa và lôi cuốn, nhưng đó chỉ là tạm thời.

Thiền Minh Sát (Vipassana) thì nhắm vào phần khác, đó là trí tuệ sáng suốt. Người hành Thiền Minh Sát thì dùng sự tập trung tâm [định] như là một công cụ nhờ vào đó thiền sinh gọt mỏng dần bức tường vô minh vốn làm che khuất ánh sáng sinh động của thực tại. Đó là một quá trình từ từ tăng dần sự chú tâm vào những sự vận hành bên trong của thực tại. Thường phải mất nhiều năm tháng, nhưng đến một ngày thiền sinh có thể qua mặt được bức tường đó và nhảy vào ánh sáng hiện tiền. Sự chuyển hóa đã được hoàn thành. Đó được gọi là sự giải thoát, và nó là vĩnh hằng, (không còn là vô thường nữa). Giải thoát là mục tiêu của mọi phương cách thực hành trong đạo Phật. Nhưng những con đường để đi đến mục tiêu cuối cùng thì rất khác nhau.

Có rất nhiều tông phái khác biệt nhau trong Phật giáo. Tuy nhiên, tất cả chúng có thể được phân loại thành hai trường phái chính là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Nguyên thủy. Đại thừa (Mahayana) phát triển nhiều ở Đông Á, góp phần tạo nên văn hóa ở các xứ như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Nepal, Tây Tạng và Việt Nam. Một hệ thiền phổ biến nhất của Đại thừa là Thiền Tông (Zen), được thực hành chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ. Hệ thống Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) thì chiếm ưu thế ở Nam Á và Đông Nam Á ở các xứ Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào và Campuchia. Quyển sách này giảng bày về hệ thực hành của Phật giáo Nguyên thủy (Theravada).

Kinh văn Phật giáo Nguyên thủy Theravada, (tức trường phái Trưởng Lão Bộ được truyền thừa từ hơn 2.500 trước), mô tả những kỹ thuật của cả Thiền Định và Thiền Minh Sát. Xin nói lại định (samatha) là sự tập trung và tĩnh lặng của tâm, và minh sát (vipassana) là trí tuệ hay sự chú tâm chánh niệm sáng suốt. Có bốn mươi chủ đề [đề mục] thiền khác nhau được ghi lại trong kinh điển Pali. Chúng được đưa ra làm các đối tượng cho việc định tâm (trong thiền định) và cũng làm các chủ đề cho việc quán sát để dẫn đến trí tuệ sáng suốt (trong Thiền Minh Sát). Nhưng quyển sách bạn đang cầm là một cẩm nang hướng dẫn căn bản, và vì vậy chúng ta chỉ thảo luận về một đối tượng căn bản và nền tảng nhất trong bốn mươi đối tượng nói trên – đó là "Hơi Thở". Đây là quyển sách giới thiệu cách đạt được sự chánh niệm bằng sự chú tâm thuần khiết và ý thức rõ ràng vào toàn bộ tiến trình hơi thở vào ra. Bằng cách sử dụng hơi thở như là mục tiêu chính của sự chú tâm, thiền sinh thâm nhập vào sự quan sát trọn vẹn thế giới theo nhận thức của mình. Thiền sinh học (cách) quán sát những thay đổi xảy ra trong toàn bộ những trải nghiệm về thân, quán sát những cảm giác và những nhận thức. Thiền sinh học (cách) xem xét những hoạt động của tâm và những biến đổi lên xuống về tính chất của chính tâm thức. Tất cả mọi sự biến đổi này luôn diễn ra không ngừng và luôn luôn có mặt trong từng khoảng khắc trải nghiệm của chúng ta.

Thiền là một hành vi sống, là sinh hoạt, một hành vi vốn thuộc về trải nghiệm. (Khác với hành vi như nghe học để hiểu để biết chứ không phải để trải nghiệm). Nó không thể nào được giảng dạy như là một môn học giáo khoa. Trái tim sống của quá trình (thực hành) phải đi từ chính kinh nghiệm cá nhân của người thầy (chứ không phải từ nội dung trong sách giáo khoa). Tuy vậy, cũng vẫn đã có rất nhiều thư mục các sách giảng luận về chủ đề thiền này. Những sách đó vốn là sản phẩm của những người thông minh nhất và hùng biện nhất đã từng bước đi trên trái đất này. Những sách này đáng được chú ý và nghiên cứu. Hầu hết những luận điểm được đưa vào trong quyển sách này được trích từ Tam Tạng Kinh Pali (Tipitaka), là kho tàng gồm ba phần giáo lý nguyên thủy của Đức Phật đã được bảo tồn. Tam Tạng Kinh Pali gồm có Luật tạng (Vinaya) là giới luật dành cho Tăng Ni và Phật tử tại gia; Kinh tạng (Sutta) là những bài thuyết giảng và hướng dẫn của Đức Phật; và Vi Diệu Pháp tạng (Abhidhamma) là phần những giáo lý cao học về tâm linh và triết học của Phật giáo.

Vào thế kỷ I sau Công nguyên, một học giả Phật giáo lỗi lạc tên Upatissa (HV: Ưu-bà-đế-tu) đã viết quyển sách "Vimuttimagga" (Con Đường Giải Thoát/ Giải Thoát Đạo Luận) trong đó ngài đã tóm lược lại những lời dạy của Đức Phật về thiền. (Đây được xem như là một luận án công phu rất giá trị). Đến thế kỷ thứ V sau Công nguyên, một học giả Phật giáo vĩ đại khác là ngài Buddhaghosa (HV: Phật Âm) cũng đã bao gồm đề tài thiền của Đức Phật trong luận án hàn lâm thứ hai là "Visuddhimagga" (Con Đường Thanh Lọc/ Thanh Tịnh Đạo Luận), nó trở thành kinh văn tiêu chuẩn về đề tài thiền cho đến tận hôm nay. Những sư thầy thời hiện đại thì giảng bày dựa vào Ba Tạng Kinh (Tipitaka) và dựa vào kinh nghiệm cá nhân của chính mình. Ý định của chúng tôi là trình bày bằng những hướng dẫn rõ ràng nhất và ngắn gọn nhất về Thiền Minh Sát (Vipassana) thông qua thứ ngôn ngữ thông thường, giản dị.

Nhưng quyển sách này chỉ lót mấy viên đã đầu tiên ngay trước cửa nhà bạn. Còn mọi việc tùy thuộc vào bạn có chịu bước những bước đi đầu tiên theo con đường để khám phá được mình là ai và tất cả mọi sự là có nghĩa gì. Đó là một hành trình đáng thực hiện. Chúng tôi cầu chúc bạn thành công.

Bhante Gunaratana

    « Xem chương trước «      « Sách này có 23 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Cảm tạ xứ Đức


Những tâm tình cô đơn


Quy nguyên trực chỉ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.92.130.77 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...