Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Trái tim thiền tập »» Nghỉ ngơi tâm mỏi mệt »»

Trái tim thiền tập
»» Nghỉ ngơi tâm mỏi mệt

(Lượt xem: 5.862)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Trái tim thiền tập - Nghỉ ngơi tâm mỏi mệt

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Khi trung tâm Insight Meditation Society mới mở, một trong những người hướng dẫn là Steve Armstrong có làm một tờ quảng cáo nhỏ đùa chơi, trong ấy anh có đăng một câu châm ngôn thật tuyệt: “Thà là ngồi yên không làm gì hết còn hơn là hoang phí thời giờ của bạn.” Mặc dù câu châm ngôn của anh đã không xuất hiện trên tờ quảng cáo thật sự, nhưng nó đã diễn đạt rất chính xác về mục đích của thiền tập. Cơ bản là vậy, chúng ta thực tập chánh niệm, thiền quán là học cách không làm gì hết, để khỏi hoang phí thời giờ cũng như sự sống của mình. Chúng ta tập không hành xử theo tập quán và thói quen, không làm những hành động thất niệm có khuynh hướng tạo khổ đau cho ta và kẻ khác. Không làm gì hết, trong đạo Lão gọi là vô vi, không có nghĩa là ta đóng kín tâm mình lại và đi ngủ, nhưng nó có nghĩa là an nghĩ. Ta an nghĩ tâm mình bằng cách có mặt với bất cứ một việc gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại mà không cộng thêm một cố gắng hoặc một sự kiểm soát nào hết. Vô vi có nghĩa là an trú.

Ở trạng thái bình thường, trong tâm thức ta vẫn có một tiến trình có mặt mà thuật ngữ Phật giáo gọi là bhava, có nghĩa là “trở thành”. Trong trạng thái “trở thành” này, chúng ta thường kín đáo nghiêng về phía tương lai, muốn có được một sự an toàn, một cái gì mà ta có thể nắm bắt được, ta muốn giữ cho sự vật đừng thay đổi. Trong trạng thái ấy ta không thể nào có được sự quân bình, nó thôi thúc ta đi tìm một hơi thở kế tiếp trong khi hơi thở trước mặt vẫn còn đó.

Khi các thiền sư nói về sự buông bỏ hoặc xả ly, là các ngài nói đến việc buông thả cái gánh nặng “trở thành” này và trở về với tự tánh của ta, một trạng thái an lạc tự nhiên. Hành động hữu ích nhất trong thiền tập là sự trở lại, sự nghỉ ngơi, không nghiêng về tương lai, biết buông bỏ. Chúng ta có thể buông bỏ được hết, cho dù đó là sự mong đợi một hơi thở kế tiếp, để ta ngồi yên lại, trở về với giây phút hiện tại, trở về với chính mình. Và vô vi chỉ có nghĩa là vậy.

Thiền tập không phải là xây dựng một cái gì xa lạ bên ngoài ta. Nó cũng không phải là cố gắng đạt được một kinh nghiệm nào đó để cho ta bám giữ. Có lẽ, ta có một ước mơ thầm kín là qua thiền tập ta sẽ thu thập được một số kinh nghiệm kỳ diệu, hay là một vài điều nổi bật, để rồi ta có thể đem ra khoe khoang với kẻ khác. Có lẽ, ta tưởng rằng mình sẽ trở nên cao trọng hơn nhờ những thành quả tâm linh thu lượm được, với một ý niệm sở hữu, như là “sự giác ngộ của tôi,” “tuệ giác của tôi”. Tâm thức chúng ta đã bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa ngày nay, xem việc giác ngộ như là một sự trình diễn nghệ thuật hoặc một cấp bậc trong xã hội: “Người ta chắc chắn thế nào cũng nhận ra tôi là người đã giác ngộ.”

Buông bỏ được gánh nặng của cái tham vọng thu góp và nặng phần trình diễn này, ta sẽ giúp cho tâm mình được nghỉ ngơi thoải mái. Như một vị thầy của tôi, ngài Nyoshul Khen Rinpoche diễn tả: “Hãy đem tâm hồn mỏi mệt về nghỉ ngơi trong một sự an lạc rộng lớn tự nhiên.” Và từ đó, thay vì hoang thí thời giờ của mình, thái độ không làm gì hết, vô vi, có thể đưa ta đến một tuệ giác và sự an nghỉ bất tận.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Công đức phóng sinh


Sống đẹp giữa dòng đời


Rộng mở tâm hồn


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.122.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...